Bước tới nội dung

NGC 300

Tọa độ: Sky map 00h 54m 53.5s, −37° 41′ 04″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 300
Hình ảnh NGC 300 từ Đài thiên văn La Silla của ESO
Ghi công: GALEX/NASA
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoNgọc Phu
Xích kinh00h 54m 53.5s[1]
Xích vĩ−37° 41′ 04″[1]
Dịch chuyển đỏ144 ± 1 km/s[1]
Khoảng cách6.07 ± 0.23 Mly (1.86 ± 0.07 Mpc)[2][a]
Cấp sao biểu kiến (V)9.0[1]
Đặc tính
KiểuSA(s)d[1]
Kích thước biểu kiến (V)21′.9 × 15′.5[1] (đường kính 94,000 năm ánh sáng)
Tên gọi khác
PGC 3238[1] Caldwell 70

NGC 300 là một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Ngọc Phu. Nó là một trong những thiên hà gần với nhóm Địa phương nhất và nó còn có thể nằm giữa nhóm này với một nhóm khác là nhóm Sculptor. NGC 300 là một thiên hà sáng nhất trong năm thiên hà xoắn ốc chính của nhóm Sculptor.[2] Từ điểm nhìn của Trái Đất, nó nghiêng một góc 42° và có những đặc điểm tương đồng với thiên hà Tam Giác[3]. Đường kính của thiên hà này là 94000 năm ánh sáng, hơi nhỏ hơn Ngân Hà của chúng ta.[4]

Vào ngày 23 tháng 5 năm 2010, Monard đã phát hiện ra một siêu tân tinh với cấp sao là 16 tên là SN 2010[5]. Nó nằm ở 15",9 của hướng tây và 16",8 của hướng bắc tính từ tâm thiên hà ở tọa độ 00 55 04.86 -37 41 43.7.[6]

NGC 300 và thiên hà vô định hình NGC 55 được xác định là thiên hà thành viên trong nhóm Sculptor, một nhóm thiên hà gần với chòm sao cùng tên. Tuy nhiên, các phương pháp xác định khoảng cách hiện tại đã chỉ ra rằng nó nằm ở phía trước[7]. Theo như các dữ liệu quan sát được thì có lẽ như NGC 300 và NGC 55 tạo thành một cặp thiên hà tương tác hấp dẫn.[8]

Có một nguồn phát ra tia X từ lõi của NGC 300 được định danh là NGC 300 X-1[9]. Các nhà thiên văn học đã nghiên cứu rằng nó là một kiểu mới của lỗ đen đôi Wolf-Rayer. Nó cũng tương tự như IC 10 X-1[9]. Chúng cũng có chung những đặc điểm là có chu kì quỹ đạo là gần 30 giờ và tia X phát ra với cường độ là gần 1×1038 ergs.[9][9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 300. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ a b Rizzi, L.; Bresolin, F.; Kudritzki, R.-P.; Gieren, W.; và đồng nghiệp (2006). “The Araucaria Project: The Distance to NGC 300 from the Red Giant Branch Tip Using HST ACS Imaging”. The Astrophysical Journal. 638 (2): 766–771. arXiv:astro-ph/0510298. Bibcode:2006ApJ...638..766R. doi:10.1086/498705.
  3. ^ Vlajić, M.; Bland-hawthorn, J.; Freeman, K.C. (2009). “The Abundance Gradient in the Extremely Faint Outer Disk of NGC 300”. The Astrophysical Journal. 697 (1): 361–372. arXiv:0903.1855. Bibcode:2009ApJ...697..361V. doi:10.1088/0004-637X/697/1/361.
  4. ^ http://annesastronomynews.com/photo-gallery-ii/galaxies-clusters/ngc-300/
  5. ^ “ATEL 2640: Optical Photometry of the New Optical Transient SN 2010da in NGC 300”. Astronomers Telegram. ngày 26 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “List of Supernovae”. Central Bureau for Astronomical Telegrams. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ Karachentsev, I.D.; Grebel, E.K.; Sharina, M.E.; Dolphin, A.E.; và đồng nghiệp (2003). “Distances to nearby galaxies in Sculptor”. Astronomy and Astrophysics. 404: 93–111. arXiv:astro-ph/0302045. Bibcode:2003A&A...404...93K. doi:10.1051/0004-6361:20030170.
  8. ^ van de Steene, G.C.; Jacoby, G.H.; Praet, C.; Ciardullo, R.; Dejonghe, H. (2006). “Distance determination to NGC 55 from the planetary nebula luminosity function”. Astronomy and Astrophysics. 455 (3): 891–896. Bibcode:2006A&A...455..891V. doi:10.1051/0004-6361:20053475.
  9. ^ a b c d Barnard, R.; Clark, J.S.; Kolb, U.C. (2008). “NGC 300 X-1 and IC 10 X-1: a new breed of black hole binary?”. Astronomy and Astrophysics. 488 (2): 697–703. arXiv:0807.0606. Bibcode:2008A&A...488..697B. doi:10.1051/0004-6361:20077975.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]