Bước tới nội dung

Kinh tế Philippines

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kinh tế Philippines
Tiền tệPeso Philippines (tiếng Tagalog: piso; sign: ₱; code: PHP)
Năm tài chínhDương lịch
Tổ chức kinh tếAPEC, ASEAN, WTO, EAS, AFTA, ADB, và nhiều tổ chức khác
Số liệu thống kê
GDP$311.687 tỷ USD (danh nghĩa, 2016)[1]
Xếp hạng GDP36 (2016)
Tăng trưởng GDPTăng 6.9% (Q1 2016)[2]
GDP đầu người$3,568.715 (2015, danh nghĩa, 126th)
$8,224 (2017, PPP)
GDP theo lĩnh vực9.49% nông nghiệp
33.48% công nghiệp
57.03% dịch vụ
(2015)[3]
Lạm phát (CPI)Giảm theo hướng tích cực 1.6% (2016)
Tỷ lệ nghèo26.3%[4]
Hệ số Gini43.0 (2009)[5]
Lực lượng lao động64.80 tỷ USD (2015)[6]
Cơ cấu lao động theo nghềdịch vụ: 53%, nông nghiệp: 32%, dịch vụ: 15% (2012 est.)[7]
Thất nghiệpGiảm theo hướng tích cực 5.8% (2016)[8]
Các ngành chínhĐiện tử, quần áo, dệt may, dược phẩm, hóa chất, lông, chế biến thực phẩm, lọc dầu, đánh cá
Xếp hạng thuận lợi kinh doanhTăng95th[9]
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu$58.827 tỉ (2015)[10]
Mặt hàng XKThiết bị điện tử, máy móc và thiết bị vận tải, quần áo, dụng cụ quang học, hoa quả, đồng, hóa chất
Đối tác XK Nhật Bản 21.3%
 Hoa Kỳ 14.7%
 Trung Quốc 12.4%
 Hồng Kông 8%
 Singapore 7.3%
 Hàn Quốc 6%
 Đức 4.1%
 Đài Loan 3.5%
 Thái Lan 3.4%
 Hà Lan 3.1% (2013 est.)[11]
Nhập khẩu$71.067 tỷ USD (2015)[12]
Mặt hàng NKVật liệu thô, máy móc trang thiết bị, dầu, xe và các bộ phận, chất dẻo, hóa chất, ngũ cốc
Đối tác NK Trung Quốc 12.9%
 Hoa Kỳ 11.2%
 Nhật Bản 8.4%
 Đài Loan 7.8%
 Hàn Quốc 7.7%
 Singapore 6.8%
 Thái Lan 5.4%
 Ả Rập Saudi 4.5%
 Indonesia 4.5%
 Đức 3.8% (2013 est.)[13]
Tổng nợ nước ngoàiGiảm theo hướng tích cực $58.5 tỷ USD (2013)[14]
Tài chính công
Nợ công36.8 % của GDP (Q3 2015)[15]
Thu$58.97 tỷ USD (2016)
Chi$65.73 tỷ USD (2016)[16]
Viện trợ$1.67 tỉ[17]
Dự trữ ngoại hốiTăng $85.761 tỉ (tháng 1 năm 2013)[18]
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, quy mô nền kinh tế của quốc gia này xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau IndonesiaThái Lan, đứng hạng 32 toàn cầu theo GDP danh nghĩa[19]. Philippines được coi là một trong những con Hổ mới châu Á cùng với Indonesia, Malaysia, Việt NamThái Lan. HSBC dự đoán kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050[20]. Tuy nhiên, triển vọng có thể trở thành hiện thực được hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng[21]. Đây cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á cũng như toàn cầu, với tỷ lệ tăng GDP trung bình là 7,5% mỗi năm. Kinh tế Philippines thường được so sánh với nền kinh tế Ấn Độ do có nhiều những điểm tương đồng trong sự tăng trưởng nhanh và đột biến[22].

Các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của Philippines gồm nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là chế biến thực phẩm, dệt sợi và quần áo, các bộ phận điện tử và ô tô. Ngành công nghiệp hầu như tập trung vào các thành phố xung quanh Manila, trong khi Cebu cũng đang trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong thời gian gần đây. Ngành khai thác mỏ cũng có tiềm năng lớn ở Philippines, sở hữu một lượng dự trữ lớn chromite, niken, đồng. Gần đây các khí gas tự nhiên đã được tìm ra và thêm vào nguồn dự trữ năng lượng.

Tại Philippine, người Philippines gốc Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Họ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Đã có những người Philippines gốc Hoa làm Tổng thống như nữ Tổng thống Corazon Aquino.[23] Thống kê năm 2000 cho thấy người Philippines gốc Hoa sở hữu hơn 50% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines[24].

Xu hướng kinh tế vĩ mô

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là biểu đồ xu hướng tăng tổng sản phẩm quốc nội của Philippines theo giá cả thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính là triệu Peso Philippines[25].

Năm GDP
Triệu PhP
Tỷ giá hối đoái (USD/PhP)
1980 243.749 7.51
1985 571.883 18.60
1990 1.074.510 24.32
1995 1.905.951 25.23
2000 3.354.727 44.19
2005 5.379.251 55.08
2006 6.048.297 49.23
2007 6.687.249 40.39

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Summary Tables 2014 National Accouunts” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ http://www.rappler.com/business/economy-watch/94550-philippine-economy-growth-q1-2015. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ “Philippines GDP - composition by sector”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ Torres, Ted (ngày 5 tháng 7 năm 2014). “Poverty incidence eases to 24.9%”. The Philippine Star. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “GINI index (World Bank estimate)”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ http://business.inquirer.net/193337/unemployment-eased-to-6-4-in-april. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2015. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  7. ^ “The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  8. ^ http://www.philstar.com/business/2015/06/09/1463980/unemployment-rate-falls-6.4. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  9. ^ Torres, Ted (ngày 30 tháng 10 năm 2014). “Doing business: Phl moves up in ranking”. The Philippine Star. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ “Philippine exports up 9 percent in 2014”.
  11. ^ “Export Partners of Philippines”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  12. ^ “Imports eased to $61.7B in 2013 on electronics slump”. inquirer.net. 2013. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ “Import Partners of Philippines”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  14. ^ “PH external debt dipped last year”. inquirer.net. ngày 28 tháng 7 năm 1986. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ “PHL debt-to-GDP ratio declines in third quarter 2013”. www.gmanetwork.com. ngày 5 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2014.
  16. ^ “Aquino signs P2-T 2013 budget”. Rappler.com. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ “NEDA: Foreign aid releases slightly increased in 2011 | Inquirer Business”. Business.inquirer.net. ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2012.
  18. ^ “Forex reserves hit record high at $86-B in January”. www.abs-cbnnews.com. ngày 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.
  19. ^ IMF. “World Economic Outlook Database - Report for Selected Countries and Subjects: October 2020”. www.imf.org.
  20. ^ Kevin Voigt (2012-01-12). World's top economies in 2050 will be... CNN. Lưu trữ 2014-05-28 tại Wayback Machine
  21. ^ “PHL economy projected as 16th biggest by 2050 – HSBC”. BusinessWorld. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  22. ^ JAMES HOOKWAY, Wall Street Journal, 31 tháng 8 năm 2007; Page A1
  23. ^ http://baotangnhanhoc.org/vi/tin-tuc-su-kien/su-kien-noi-bat/1084-ngi-hoa--ong-nam-a-th-lc-ang-gm.html
  24. ^ https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/tinh-canh-nguoi-hoa-o-dong-nam-a-1985129.html
  25. ^ Report for Selected Countries and Subjects (Philippines), International Monetary Fund, truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)