Kinh tế Nga
Kinh tế Nga | |
---|---|
Tiền tệ | Rúp Nga (RUB) |
Năm tài chính | Tây lịch |
Tổ chức kinh tế | WTO, CIS, APEC, EURASEC, G-20 và nhiều tổ chức khác |
Số liệu thống kê | |
GDP | $ 1638 tỉ (2016) (danh nghĩa)[1] $3.450 tỉ (2015) (PPP)[2] |
Xếp hạng GDP | 12th (danh nghĩa) (2016) / 6th (PPP) (2015) |
Tăng trưởng GDP | - 4.1% (so với năm trước)[3][4][5][6] |
GDP đầu người | $8,058 (2016) (danh nghĩa)[7] $26,967 (2017) (PPP)[8] |
GDP theo lĩnh vực | Nông nghiệp: 4%, Công nghiệp: 36.3%, Dịch vụ: 59.7% (2014 est.)[9] |
Lạm phát (CPI) | 12.9% (tháng 10 năm 2015)[10] |
Tỷ lệ nghèo | 13.4% (Q3 2015)[11][12] |
Lực lượng lao động | 76.9 triệu (tháng 6 năm 2016)[13] |
Cơ cấu lao động theo nghề | Nông nghiệp: 9.7%, Công nghiệp: 27.8%, Dịch vụ: 62.5% (2012 est.)[9] |
Thất nghiệp | 5,4% (tháng 6 năm 2016)[13] |
Các ngành chính | Danh sách
|
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh | 51st (2016)[14] |
Thương mại quốc tế | |
Xuất khẩu | $82.1 tỉ (Q1 2016)[15] |
Mặt hàng XK | dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, kim loại, gỗ và sản phẩm gỗ, hóa chất, và một loạt các nhà sản xuất dân sự và quân sự |
Đối tác XK | Hà Lan 11.79% Trung Quốc 8.3% Đức 7.4% Ý 6.5% Thổ Nhĩ Kỳ 5.6% Belarus 4.4% Nhật Bản 4.2% (2015 est.)[16] |
Nhập khẩu | $53 tỉ (Q1 2016)[15] |
Mặt hàng NK | hàng tiêu dùng, máy móc, phương tiện, sản phẩm dược phẩm, nhựa, sản phẩm kim loại bán thành phẩm, thịt, trái cây và các loại hạt, dụng cụ quang học và y tế, sắt, thép |
Đối tác NK | Trung Quốc 19.2% Đức 11.2% Hoa Kỳ 6.4% Belarus 4.8% Ý 4.6% (2015 est.)[17] |
FDI | $360.9 tỉ (2015 est.) |
Tài khoản vãng lai | $29.1 tỉ (Q1 2016)[15] |
Tổng nợ nước ngoài | $583.1 tỉ (tháng 12 năm 2015)[18] |
Tài chính công | |
Nợ công | 14% của GDP (2016)[19] |
Thu | $416.5 tỉ (2014 est.) |
Chi | $408.3 tỉ (2014 est.) |
Dự trữ ngoại hối | $386.2 tỉ (tháng 4 năm 2016)[20] |
Kinh tế Nga là một nền kinh tế thị trường đang phát triển[21], lớn thứ 11 theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm 2020. Cũng trong năm 2020, GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc[22]. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức[23]. Cũng theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của người Nga tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người[24], còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người[25], lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên thế giới.
Nga là một nước rất giàu có về các loại tài nguyên thiên nhiên và năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than và quặng thép. Đây cũng là một nước có nhiều ngành nông nghiệp phong phú. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, kinh tế Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Nền kinh tế của nước này thay đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Các cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu là về công nghiệp, năng lượng và quốc phòng.
Trong những năm từ 2008-2009, nền kinh tế bắt đầu suy thoái sau 10 năm tăng trưởng, kéo dài cho đến giai đoạn cuối 2009-2010. Mặc dù bị suy thoái nhưng kinh tế Nga không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-08 so với các nước láng giềng, một phần là do các chính sách điều tiết kinh tế và chi tiêu thích hợp.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây, nền kinh tế của Nga chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nông nô - lực lượng lao động chính của Nga, phải làm việc cật lực trong suốt chiều dài lịch sử nước Nga và không được phép rời bỏ đất đai mà họ canh tác. Đến năm 1916, giai đoạn trị vì của Sa hoàng Nicholas II, tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn do những cuộc xung đột chính trị - giá thức ăn tăng gấp 4 lần, rất nhiều người đã chết đói vì không có bánh mì để ăn.
Đến tháng 2 năm 1917, dòng người xếp hàng chờ bánh mì ở trước Cung điện Mùa Đông đã gây náo loạn. Rất nhiều người đã đứng lên biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu vị Sa hoàng này phải thoái vị. Đến tháng 3 năm 1917, Nicholas II đã đồng ý rời khỏi ghế Sa hoàng theo đúng thỏa thuận.
Những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân ngày càng lan rộng trên khắp đất nước Nga và có tổ chức hơn dưới sự lãnh đạo của những người Bolshevik (đứng đầu là V.I.Lenin). Đến ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch cũ của Nga là tháng 10), cuộc Cách mạng tháng Mười đã thành công, lật đổ Nga hoàng và lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.
Kinh tế vĩ mô
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng sản phẩm quốc nội
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là biểu đồ xu hướng tăng GDP của Nga theo giá cả thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính là triệu Rúp của Nga.
Năm | Tổng sản phẩm quốc nội | Tỷ giá trao đổi USD |
---|---|---|
1995 | 1.428.500 | 4.55 Rubles |
2000 | 7.305.600 | 28.13 Rubles |
2005 | 21.665.000 | 28.27 Rubles |
Để so sánh sức mua tương đương, 1 USD = 30 Rúp.
Chính sách tài chính và tiền tệ
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Report for Selected Countries and Subjects”. Imf.org. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Report for Selected Countries and Subjects (PPP valuation of country GDP)”. IMF. tháng 4 năm 2015.
- ^ “Fears of financial crisis rise as Russia's economy shrinks - FT.com”. Financial Times. Truy cập 15 tháng 8 năm 2016.
- ^ Getty Images (10 tháng 7 năm 2015). “Russian economy shrinks 4.6% in second quarter”. CNBC. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Russian economy shrinks 4.6 percent year on year in second quarter”. Reuters UK. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Russian recession deepens as economy shrinks most in 6 years”. Yahoo News. 11 tháng 8 năm 2015. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Russia”. International Monetary Fund. Truy cập tháng 4 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp) - ^ “Report for Selected Countries and Subjects (PPP) per capita GDP”. IMF. ngày 7 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
- ^ a b “Central Intelligence Agency”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015.
- ^ ОСНОВНЫЕ ЭКОНОМИЧЕСКИЕ И СОЦИАЛЬНЫЕ ПОКАЗАТЕЛИ [Main economic and social indicators] (DOC) (bằng tiếng Nga). Federal State Statistical Service. tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
- ^ Число бедных людей в России выросло до 23 миллионов [The number of poor in Russia has grown to 23 million] (bằng tiếng Nga). Lenta.ru. ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
- ^ Elizaveta Fokht (ngày 11 tháng 6 năm 2015). Число живущих за чертой бедности россиян подскочило почти до 16% [The number of Russians living below the poverty line has jumped to almost 16%] (bằng tiếng Nga). Top.rbc.ru. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
- ^ a b http://www.gks.ru/bgd/free/B15_00/IssWWW.exe/Stg/dk08/7-0.doc
- ^ “Doing Business in Russia 2015”. World Bank. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
- ^ a b c http://www.gks.ru/bgd/free/b04_03/IssWWW.exe/Stg/d06/191.htm
- ^ “Export Partners of Russia”. CIA World Factbook. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Import Partners of Russia”. CIA World Factbook. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.
- ^ Внешний долг Российской Федерации по состоянию на 1 апреля 2015 года (оценка) [The external debt of the Russian Federation on ngày 1 tháng 4 năm 2015 (estimate)] (XLSX) (bằng tiếng Nga). Central Bank of the Russian Federation. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Russia's Currency Crashes To Record Low” (ngày 15 tháng 12 năm 2014). Business Insider. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014.
- ^ “International Reserves of the Russian Federation”. Central Bank of the Russian Federation. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
- ^ Investopedia (21 tháng 11 năm 2019). “Top 25 Developed and Developing Countries”. www.investopedia.com.
- ^ “World Economic Outlook Database”. www.imf.org.
- ^ “World Economic Outlook Database”. www.imf.org.
- ^ “World Economic Outlook Database”. www.imf.org.
- ^ “World Economic Outlook Database”. www.imf.org.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Rus dış ticaret - tin tức thương mại nước ngoài, thống kê thương mại nước ngoài, chỉ số thương mại nước ngoài, tỷ giá hối đoái Rúp Nga.