Các định lý đẳng cấu
Trong toán học, cụ thể hơn là trong đại số trừu tượng, các định lý đẳng cấu (hay còn được biết với tên các định lý đẳng cấu của Noether) là các định lý mô tả các mối quan hệ giữa thương, đồng cấu và vật con. Các định lý này có các phiên bản dành cho nhóm, vành, không gian vectơ, môđun, đại số Lie, và nhiều cấu trúc đại số khác. Trong đại số phổ dụng, các định lý đẳng cấu được tổng quát hóa dưới các đại số và các phép tương đẳng.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Các định lý đẳng cấu được lần đầu viết thành công thức bởi Emmy Noether trong bài Abstrakter Aufbau der Idealtheorie in algebraischen Zahl- und Funktionenkörpern, bài viết được xuất bản năm 1927 trong tạo chí Mathematische Annalen. Các phiên bản ít tổng quát hơn có thể được tìm thấy trong công trình của Richard Dedekind và các bài viết trước của Noether.
Ba năm sau, B.L. van der Waerden xuất bản cuốn sách trứ danh Moderne Algebra, cuốn sách này là sách đại số trừu tượng đầu tiên sử dụng hương tiếp cận nhóm-vành-trường cho chủ đề này. Van der Waerden ghi công các bài giảng của Noether trên lý thuyết nhóm và Emil Artin trên đại số, và chuyên đề được thực hiện bởi Artin, Wilhelm Blaschke, Otto Schreier, và chính van der Waerden tự ghi chính mình cho các ideal làm nguồn tham khảo chính.
Nhóm
[sửa | sửa mã nguồn]Lưu ý về số thứ tự và tên
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây bốn định lý được đánh dấu lần lượt là A, B, C và D. Chúng thường được đánh thứ tự "Định lý đẳng cấu thứ nhất", "Định lý đẳng cấu thứ hai...", v.v; Tuy nhiên, không có thống nhất giữa tên gọi của các định lý đẳng cấu và mỗi tác giả có thể có cách đặt tên khác nhau. Để minh chứng, dưới đây là ví dụ của các tên gọi cho các đẳng cấu nhóm. Để ý rằng các định lý này cũng có phần tương tự khi xét vành và môđun.
Tên gọi | Tác giả | Định lý A | Định lý B | Định lý C |
---|---|---|---|---|
Không có "Định lý đẳng
cấu thứ ba" |
Jacobson[1] | Định lý nền tảng của các đồng cấu | (Định lý đẳng cấu thứ hai) | "hay được gọi là định lý đẳng cấu đầu tiên" |
van der Waerden,[2] Durbin[4] | Định lý nền tảng của các đồng cấu | Định lý đẳng cấu đầu tiên | Định lý đẳng cấu thứ hai | |
Knapp[5] | (Không tên) | Định lý đẳng cấu thứ hai | Định lý đẳng cấu đầu tiên | |
Grillet[6] | Định lý đồng cấu | Định lý đẳng cấu thứ hai | Định lý đẳng cấu đầu tiên | |
Xếp theo chữ số | (Cách gọi của Grillet) | Định lý đẳng cấu đầu tiên | Định lý đẳng cấu thứ ba | Định lý đẳng cấu thứ hai |
Rotman[7] | Định lý đẳng cấu đầu tiên | Định lý đẳng cấu thứ hai | Định lý đẳng cấu thứ ba | |
Fraleigh[8] | (Không tên) | Định lý đẳng cấu thứ hai | Định lý đẳng cấu thứ ba | |
Dummit & Foote[9] | Định lý đẳng cấu đầu tiên | Định lý đẳng cấu thứ hai
(hay Định lý hình thoi của đẳng cấu) |
Định lý đẳng cấu thứ ba | |
Không có thứ tự | Milne[10] | Định lý đồng cấu | Định lý đẳng cấu | Định lý tương ứng |
Scott[11] | Định lý đồng cấu | Định lý đẳng cấu | Định lý năm nhất (hay định lý freshman) |
Thường thì trong sách ít cho thêm định lý D, hay còn được gọi là định lý dàn, làm một trong các định lý đẳng cấu, nhưng khi cho thêm vào thì nó là cái cuối cùng.
Phát biểu các định lý
[sửa | sửa mã nguồn]Định lý A (nhóm)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt G và H là nhóm, và đặt f : G → H là đồng cấu nhóm. Khi đó:
- Hạt nhân của f là nhóm con chuẩn tắc của G,
- Ảnh của f là nhóm con của H, và
- Ảnh của f đẳng cấu với nhóm thương G / ker(f).
Đặc biệt là, nếu f là toàn ánh thì H đẳng cấu với G / ker(f).
Định lý B (nhóm)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt là nhóm . Gọi là nhóm con của , và là nhóm con chuẩn tắc của . Khi đó các mệnh đề sau được thỏa mãn:
- Tích là nhóm con của ,
- Phần giao là nhóm con chuẩn tắc của , và
- Hai nhóm thương và đẳng cấu với nhau.
Song,thực ra không cần thiết phải là nhóm con chuẩn tắc, chỉ cần là nhóm con của nhóm chuẩn hóa của trong là được. Trong trường hợp này, giao không phải nhóm con chuẩn tắc của , nhưng nó vẫn là nhóm con chuẩn tắc của .
Định lý này đôi khi được gọi là định lý đẳng cấu,[10] định lý hình thoi[12] hoặc định lý hình bình hành.[13]
Một ứng dụng của định lý đẳng cấu thứ hai là dùng để xác định các nhóm tuyến tính xạ ảnh, ví dụ nhóm trên đường xạ ảnh phức bắt đầu bằng cách đặt , nhóm của các ma trận phức khả nghịch kích thước 2 × 2, , là nhóm con của các ma trận có định thức bằng 1, và là nhóm con chuẩn tắc của các ma trận scalar , ta có , trong đó là ma trận đơn vị, và . Khi đó, từ định lý đẳng cấu thứ hai ta được:
Định lý C (nhóm)
[sửa | sửa mã nguồn]Gọi là nhóm và là nhóm con chuẩn tắc của . Khi đó
- Nếu là nhóm con của sao cho , thì có nhóm con đẳng cấu với .
- Mọi nhóm con của có dạng cho một số nhóm của sao cho .
- Nếu là nhóm con chuẩn tắc của sao cho , thì có nhóm con chuẩn tắc đẳng cấu với .
- Mọi nhóm con chuẩn tắc của có dạng cho một số nhóm con chuẩn tắc của sao cho .
- Nếu là nhóm con chuẩn tắc của sao cho , thf nhóm thương đẳng cấu với .
Định lý D (nhóm)
[sửa | sửa mã nguồn]Định lý tương ứng (hay còn được gọi là định lý dàn) đôi khi được gọi là định lý đẳng cấu thứ ba hoặc thứ tư.
Bổ đề Zassenhaus (hay còn gọi là bổ đề con bướm) đôi khi được gọi là định lý đẳng cấu thứ tự.[14]
Vành
[sửa | sửa mã nguồn]Phát biểu cho các vành cũng tương tự với nhóm, trong đó thay nhóm con chuẩn tắc bằng ideal.
Định lý A (vành)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt R và S là vành và φ : R → S là đồng cấu vành. Khi đó:
- Hạt nhân của φ là ideal của R,
- Ảnh của φ là vành con của S, và
- Ảnh của φ đẳng cấu với vành thương R / ker(φ).
Đặc biệt là, nếu φ là toàn ánh thì S đẳng cấu với R / ker(φ).[15]
Định lý B (vành)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt R là vành. Gọi S là vành con của R, và gọi I là ideal của R. Khi đó:
- Tổng S + I = {s + i | s ∈ S, i ∈ I } là vành con của R,
- Phần giao S ∩ I là ideal của S, và
- Hai vành thương (S + I) / I và S / (S ∩ I) đẳng cấu với nhau.
Định lý C (vành)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt R là vành, và I là ideal của R. Khi đó
- Nếu là vành con của sao cho , thì là vành con của .
- Mọi vành con của có dạng cho một số vành con của sao cho .
- Nếu là ideal của sao cho , thì à ideal của .
- Mọi ideal của có dạng cho một số ideal của sao cho .
- Nếu là ideal của sao cho , thì vành thương đẳng cấu với .
Định lý D (vành)
[sửa | sửa mã nguồn]Gọi là ideal của .Phép tương ứng là ánh xạ bảo toàn phép chứa giữa tập các vành con chứa của sang tập các vành con của . Hơn nữa, (vành con chứa ) là ideal của khi và chỉ khi là ideal của .[16]
Môđun
[sửa | sửa mã nguồn]Phát biểu của các định lý dành cho các môđun đơn giản hơn vì ta luôn thu được môđun thương từ bất kỳ môđun con. Các định lý đẳng cấu cho không gian vectơ (môđun trên một trường) và nhóm giao hoán (môđun trên ) là các trường hợp đặc biệt. Đối với các không gian vectơ hữu hạn số chiều, tất cả các định lý này đều có thể suy ra được từ định lý về hạng.
Dưới đây, từ "môđun" luôn có nghĩa "R-môđun" cho một số vành cố định R.
Định lý A (môđun)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt M và N là môđun và φ : M → N là đồng cấu môđun. Khi đó:
- Hạt nhân của φ là môđun con của M,
- Ảnh của φ là môđun con của N, và
- Ảnh của φ đẳng cấu với môđun thương M / ker(φ).
Đặc biệt là, nếu φ là toàn ánh thì N đẳng cấu với M / ker(φ).
Định lý B (môđun)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt M là môđun, và đặt S và T là môđun con của M. Khi đó:
- Tổng S + T = {s + t | s ∈ S, t ∈ T} là môđun con của M,
- Phần giao S ∩ T là môđun con của M, và
- Môđun thương (S + T) / T và S / (S ∩ T) đẳng cấu với nhau.
Định lý C (môđun)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt M là môđun, T là môđun con của M.
- Nếu là môđun con của sao cho , then là môđun con của .
- Mọi môđun con of có dạng cho một số môđun con của sao cho .
- Nếu là môđun con of sao cho , thì môđun thương đẳng cấu với .
Định lý D (môđun)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặt là môđun, và là môđun con của . Khi đó có song ánh giữa các môđun con của có chứa và các môđun con của . Phép tương ứng được cho bởi với mọi . Phép tương ứng này giao hoán với quá trình lấy tổng và phần giao (tức là nó là đồng cấu dàn giữa dàn của các môđun con của và dàn của các môđun con có chứa ).[17]
Đại số phổ dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Để tổng quát hóa sang đại số phổ dụng, các nhóm con chuẩn tắc cần phải được thay bằng các quan hệ tương đẳng.
Quan hệ tương đẳng (hay tương đẳng) trên đại số là quan hệ tương đương tạo đại số con của , đại số con này được coi là đại số đi cùng phép toán từng phần. Ta có thể biến tập của các lớp tương đương thành một đại số có cùng kiểu qua các phép toán qua phần tử đại diện. Các phép toán này sẽ được định nghĩa tốt bởi bởi là đại số con của . Cấu trúc thu về được được gọi là đại số thương.
Định lý A (đại số phổ dụng)
[sửa | sửa mã nguồn]Gọi là đồng cấu đại số. Khi đó ảnh của là đại số con của , quan hệ cho bởi (tức hạt nhân của ) tương đẳng trên , và hai đại số và đẳng cấu với nhau (Lưu ý rằng trong trường hợp nhóm, , nên ta có thể tìm ra khái niệm của hạt nhân trong lý thuyết nhóm trong trường hợp này.)
Định lý B (đại số phổ dụng)
[sửa | sửa mã nguồn]Cho đại số , và đại số con của , cùng với tương đẳng trên , gọi là vết của trong và là họ các lớp tương đương giao với . Khi đó
- là tương đẳng trên ,
- là đại số con của , và
- Đại số đẳng cấu với đại số .
Định lý C (đại số phổ dụng)
[sửa | sửa mã nguồn]Cho là đại số và là hai quan hệ tương đẳng trên sao cho . Khi đó tương đẳng trên , và đẳng cấu với
Định lý D (đại số phổ dụng)
[sửa | sửa mã nguồn]Cho là đại số và đặt là tập các tương đẳng trên . Tập là dàn đầy đủ sắp thứ tự theo phép chứa.[18] Nếu là tương đẳng và ta ký hiệu là tập tất cả các tương đẳng chứa (tức là là bộ lọc chính của , hơn nữa nó còn là dàn con), khi đo ánh xạ là đẳng cấu dàn.[19][20]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Jacobson (2009), sec 1.10
- ^ van der Waerden, Algebra (1994).
- ^ Durbin (2009), sec. 54
- ^ [the names are] essentially the same as [van der Waerden 1994][3]
- ^ Knapp (2016), sec IV 2
- ^ Grillet (2007), sec. I 5
- ^ Rotman (2003), sec. 2.6
- ^ Fraleigh (2003), Chap. 34
- ^ Dummit, David Steven (2004). Abstract algebra. Richard M. Foote . Hoboken, NJ. tr. 97–98. ISBN 0-471-43334-9. OCLC 52559229.
- ^ a b Milne (2013), Chap. 1, sec. Theorems concerning homomorphisms
- ^ Scott (1964), secs 2.2 and 2.3
- ^ I. Martin Isaacs (1994). Algebra: A Graduate Course. American Mathematical Soc. tr. 33. ISBN 978-0-8218-4799-2.
- ^ Paul Moritz Cohn (2000). Classic Algebra. Wiley. tr. 245. ISBN 978-0-471-87731-8.
- ^ Wilson, Robert A. (2009). The Finite Simple Groups. Graduate Texts in Mathematics 251. Springer-Verlag London. p. 7. doi:10.1007/978-1-84800-988-2. ISBN 978-1-4471-2527-3.
- ^ Moy, Samuel (2022). “An Introduction to the Theory of Field Extensions” (PDF). UChicago Department of Math. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
- ^ Dummit, David S.; Foote, Richard M. (2004). Abstract algebra. Hoboken, NJ: Wiley. tr. 246. ISBN 978-0-471-43334-7.
- ^ Dummit and Foote (2004), p. 349
- ^ Stanley and Sankappanavar (2012), p. 37
- ^ Stanley and Sankappanavar (2012), p. 49
- ^ William Sun, (https://math.stackexchange.com/users/413924/william-sun). “Is there a general form of the correspondence theorem?”. Mathematics StackExchange. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Emmy Noether, Abstrakter Aufbau der Idealtheorie in algebraischen Zahl- und Funktionenkörpern, Mathematische Annalen 96 (1927) pp. 26–61
- Colin McLarty, "Emmy Noether's 'Set Theoretic' Topology: From Dedekind to the rise of functors". The Architecture of Modern Mathematics: Essays in history and philosophy (edited by Jeremy Gray and José Ferreirós), Oxford University Press (2006) pp. 211–35.
- Jacobson, Nathan (2009), Basic algebra, 1 (ấn bản thứ 2), Dover, ISBN 9780486471891
- Paul M. Cohn, Universal algebra, Chapter II.3 p. 57
- Milne, James S. (2013), Group Theory, 3.13
- van der Waerden, B. I. (1994), Algebra, 1 (ấn bản thứ 9), Springer-Verlag
- Dummit, David S.; Foote, Richard M. (2004). Abstract algebra. Hoboken, NJ: Wiley. ISBN 978-0-471-43334-7.
- Burris, Stanley; Sankappanavar, H. P. (2012). A Course in Universal Algebra (PDF). ISBN 978-0-9880552-0-9.
- W. R. Scott (1964), Group Theory, Prentice Hall
- John R. Durbin (2009). Modern Algebra: An Introduction (ấn bản thứ 6). Wiley. ISBN 978-0-470-38443-5.
- Anthony W. Knapp (2016), Basic Algebra
- Pierre Antoine Grillet (2007), Abstract Algebra (ấn bản thứ 2), Springer
- Joseph J. Rotman (2003), Advanced Modern Algebra (ấn bản thứ 2), Prentice Hall, ISBN 0130878685