Bước tới nội dung

Sân bay quốc tế Narita

35°45′55″B 140°23′8″Đ / 35,76528°B 140,38556°Đ / 35.76528; 140.38556
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sân bay quốc tế Tokyo-Narita)
Sân bay quốc tế Narita
成田国際空港
Narita Kokusai Kūkō
Mã IATA
NRT
Mã ICAO
RJAA
Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng
Cơ quan quản lýNarita Airport Authority (NAA)
Thành phốVùng thủ đô Tokyo
Vị tríNarita, Chiba, Nhật Bản
Phục vụ bay cho
Độ cao41 m / 135 ft
Tọa độ35°45′55″B 140°23′8″Đ / 35,76528°B 140,38556°Đ / 35.76528; 140.38556
Trang mạngwww.narita-airport.jp/en
Bản đồ
NRT trên bản đồ Chiba
NRT
NRT
Vị trí trong tỉnh Chiba
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
16R/34L 4.000 13.123 Nhựa đường
16L/34R 2.500 8.202 Nhựa đường
Thống kê (2016)
Hành khách39.053.652
Hàng hóa (tấn)2.085.276
Lượt hạ cánh116.750
Nguồn [3]

Sân bay quốc tế Narita (成田国際空港 (Thành Điền quốc tế không cảng) Narita Kokusai Kūkō?) (IATA: NRT, ICAO: RJAA) là một sân bay quốc tế tọa lạc tại Narita, Chiba, Nhật Bản, phía Đông của Vùng Đại Tokyo. Narita phục vụ phần lớn các chuyến bay vận chuyển hành khách đến và đi Nhật Bản và cũng là điểm kết nối hàng không chính giữa châu Áchâu Mỹ. Đây là sân bay tấp nập thứ 2 Nhật Bản, là sân bay vận chuyển hàng hóa lớn thứ 2 Nhật Bản, sân bay vận chuyển hàng hóa tấp nập thứ 3 thế giới. Đây là trung tâm hoạt động quốc tế của các hãng hàng không Japan AirlinesAll Nippon Airways, và là một trung tâm khu vực châu Á của các hãng Northwest AirlinesUnited Airlines. Năm 2007, sân bay này phục vụ 35.530.035 khách, đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng các sân bay bận rộn nhất thế giới.

Sân bay này được gọi là Sân bay quốc tế Tokyo mới (新東京国際空港 Shin-Tōkyō Kokusai Kūkō?) cho đến năm 2004. Trong khi Tokyo là nguồn cung chính về khách và hàng hóa của sân bay này, sân bay này lại nằm xa trung tâm Tokyo (mất 1h bằng tàu Express) và nằm trong một tỉnh khác. Sân bay quốc tế Tokyo (Sân bay Haneda) nằm ở trong nội thành Tokyo là sân bay bận rộn nhấtNhật Bản và là sân bay tấp nập thứ tư thế giới dù nó phục vụ rất ít chuyến bay quốc tế.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc xây dựng và mở rộng sân bay này đã dấy lên tranh chấp bạo loạn giữa chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Do những tranh chấp này, các sân bay mới khác như ở OsakaNagoya là các sân bay (Kansai và sân bay Chūbu đã được xây ở các đảo lấn biển thay vì xây trong khu dân cư đông đúc.

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1962, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu một phương án mới thay thế sân bay Haneda đang quá tải và đề xuất một "Sân bay quốc tế mới Tokyo" để thay thế Haneda tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Tokyo sau chiến tranh đã phát triển nhanh chóng đã khiến cho vùng Quan Đông thiếu đất bằng phẳng để xây sân bay, do đó nơi được lựa chọn là ở tỉnh Chiba. Đầu tiên, các nhà khảo sát đề xuất đặt sân bay ở làng Tomisato; tuy nhiên, địa điểm đã được dời 5 km phía Đông-Bắc của các làng SanrizukaShibayama, nơi Hoàng Gia có một nông trại. Kế hoạch triển khai đã được công bố năm 1966.

Vào thời gian này, phong trào chủ nghĩa xã hội vẫn có sức mạnh đáng kể ở Nhật Bản, thể hiện qua các cuộc bạo loạn của sinh viên ở Tokyo năm 1960. Ngoài ra, những người dân số ở khu vực được lựa chọn xây sân bay này đã sinh sống ở đây đã lâu và không muốn rời bỏ quê cha đất tổ của mình nên nhiều người Nhật "cánh tả mới" phản đối việc xây dựng sân bay Narita với lý do là mục đích chính của việc xây sân bay này là cung cấp thêm phương tiện cho máy bay quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp có chiến tranh với Liên Xô. Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, một nhóm các cư dân địa phương phối hợp với các nhà hoạt động sinh viên và các đảng chính trị cánh tả đã lập nên một nhóm mang tên "Liên hiệp Sanrizuka-Shibayama chống lại sân bay (三里塚・芝山連合空港反対同盟 Sanrizuka-Shibayama Rengo Kūkō Hantai Dōmei?), sử dụng sự phối hợp giữa kêu gọi dân chúng, kiện ra tòa và chiến thuật chiến tranh du kích để ngăn cản chính phủ phát triển dự án.

Mở rộng

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà ga 2

Theo quy hoạch ban đầu, Sân bay quốc tế Tokyo có 3 đường băng: hai đường băng Tây Bắc/Đông Nam song song dài 4000 m và một đường băng giao cắt Đông Bắc/Tây Nam dài 3200 m. Khi sân bay khánh thành năm 1978, chỉ một trong hai đường băng song song đã được hoàn thành, hai đường kia bị trì hoãn để tránh làm trầm trọng thêm tình hình vốn đang căng thẳng ở khu vực xung quanh. Quy hoạch ban đầu cũng có tuyến đường ray cao tốc Narita Shinkansen nối sân bay với trung tâm Tokyo nhưng dự án này bị hủy bỏ do không đền bù đủ đất. Ngày 26 tháng 11 năm 1986, cơ quan quản lý sân bay này bắt đầu thực hiện giai đoạn 2, một đường băng nằm về phía Bắc của đường băng chính ban đầu. Để tránh các vấn đề gặp phải như giai đoạn 1, Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản đã hứa năm 1991 rằng việc mở rộng này sẽ không liên quan tới việc tước đoạt đất đai. Những người dân ở khu vực xung quanh đã được đền bù do ô nhiễm tiếng ồn và âm thanh từ công trường dù một số nông dân từ chối đi bị cưỡng chế. Đường băng này được mở cửa ngày 18 tháng 4 năm 2002, kịp cho World Cup tổ chức tại Nhật Bản năm đó. Tuy nhiên, đường băng này chỉ dài 2180 m, chỉ hơn ½ độ dài theo quy hoạch ban đầu, quá ngắn cho tàu bay Boeing 747 cất hạ cánh. Giai đoạn 2 cũng bao gồm việc xây một nhà ga hành khách do Công ty Takenaka xây dựng xong ngày 6 tháng 12 năm 1992.

Suốt cuối thập niên 1980, nhà ga xe lửa chính củaq Sân bay Narita nằm khá xa nhà ga. Bộ trưởng Giao thông Nhật Shintaro Ishihara, người hiện nay là thống đốc Tokyo, đã yêu cầu công ty vận hành tuyến tàu hỏa sân bay là JR và Keisei Railway nối tuyến này trực tiếp vào các nhà ga sân bay và mở nhà ga ngầm để phục vụ tàu Shinkansen đến tận nhà ga. Dịch vụ tàu điện shinkansen trực tiếp đã đến nhà ga ngày 19 tháng 3 năm 1991 và Nhà ga tàu hỏa Narita cũ được đổi tên thành Ga Higashi-Narita.

Cuối thập niên 1980, Liên hiệp (của những người phản đối) xây hai tháp bằng thép cao 30,8 m và 62,3 m phong tỏa đầu phía Bắc của đường băng chính. Tháng 1 năm 1990, Tòa án quận Chiba đã ra lệnh tháo dỡ hai tháp thép này mà không bồi thường cho Liên hiệp; Tòa án Tối cao Nhật Bản đã tán thành phán quyết này là hợp hiến năm 1993.

Các vấn đề hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 4 năm 2004, Sân bay quốc tế mới Tokyo đã được tư nhân hóa và chính thức đổi tên thành Sân bay quốc tế Narita, phản ánh mệnh danh nổi tiếng của nó kể từ khi mở cửa. Sau khi tư nhân hóa, sân bay này đã đạt được mức vận tải kỷ lục và nhiều dự án xây dựng được tiếp tục.

Ngoài những tranh chấp chính trị tiếp diễn giảm dần tích ác liệt theo thời gian, các tranh cãi về vị trí và phí hạ cánh đã ảnh hưởng xấu đến sân bay này. Do nhiều hãng hàng không muốn sử dụng nó còn Cục hàng không Nhật Bản lại hạn chế số chuyến bay của mỗi hãng hàng không hoạt động tại đây khiến cho sân bay này đắt đỏ đối với hãng hàng không và hành khách. Một trong những chỉ trích không ngớt về sân bay này là khoảng cách xa trung tâm Tokyo, đi bằng tàu cao tốc nhanh nhất cũng phải mất 1 tiếng và mất thời gian lâu hơn nếu đi bằng đường bộ do nạn kẹt xe. Khoảng cách này càng trở thành vấn đề hơn đối với vùng Tây Tokyo và Tỉnh Kanagawa, cả hai gần Sân bay Haneda hơn. Tuyến Đường sắt Nhanh Narita, dự kiến hoàn thành và mở của năm 2010 sẽ làm giảm thời gian đi bớt 20 phút. Nhiều cổng tại nhà ga Narita đang được lắp đặt cầu dẫn khách đôi để phục vụ tàu bay khổng lồ Airbus A380. Singapore Airlines dự định bay bằng tàu bay A380 đầu tiên đến Narita vào mùa Hè năm 2007.[4]

Dù Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông đã cho Sân bay Narita độc quyền phục vụ khách quốc tế đến vùng Tokyo, sự độc quyền này đang dần giảm đi. Sân bay Haneda có một số chuyến bay quốc tế hạn chế đi Đài Loan và sau đó được thay bằng các chuyến đi Sân bay GimpoSeoul. Sau khi xây xong đường băng D ở Haneda năm 2009, chính phủ Nhật Bản có ý định chuyển các chuyến bay quốc tế khác đến Haneda để giảm tải cho Narita. Nhiều kế hoạch xây sân bay thứ 3 cho Tokyo đã được đề xuất, sân bay mới này có thể nằm ở Bãi biển Kujukuri ở Đông Chiba hoặc trên một hòn đảo nhân tạo ở Vịnh Tokyo.

Các nhà ga và các hãng hàng không

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Narita có hai nhà ga riêng biệt với một nhà ga xe lửa ngầm. Giữa các nhà ga hàng không là xe bus và xe lửa, không có lối đi dành cho người đi bộ nối hai nhà ga.

Hãng hàng khôngCác điểm đếnNhà ga/
Hành lang
Aerofleet Moscow-Sheremetyevo 1 Bắc
Aeroflot
vận hành bởi Aurora
Vladivostok[5]
Thuê chuyến: Yuzhno-Sakhalinsk
1 Bắc
Aeroméxico1 Thành phố México 1 Bắc
AirAsia X Kuala Lumpur[6] 2
Air Busan Busan 1 Nam
Air Canada Calgary, Vancouver
Theo mùa: Toronto-Pearson
1 Nam
Air China Bắc Kinh-Thủ đô, Đại Liên, Thượng Hải-Phố Đông 1 Nam
Air France Paris-Charles de Gaulle 1 Bắc
Air India Delhi 2
Air Macau Macau 2
Air New Zealand Auckland
Theo mùa: Christchurch
1 Nam
Air Niugini Port Moresby 2
Air Tahiti Nui Papeete 2
Aircalin Nouméa 1 Bắc
Alitalia Milan-Malpensa, Rome-Fiumicino, Venice-Marco Polo (ngưng từ 29/3/2015)[7] 1 Bắc
All Nippon Airways Bangkok-Suvarnabhumi, Bắc Kinh-Thủ đô, Thành Đô, Chicago-O'Hare, Delhi, Düsseldorf, Fukuoka, Quảng Châu, Hàng Châu, Houston-Intercontinental (bắt đầu từ ngày 12 tháng 6 năm 2015),[8] Jakarta-Soekarno-Hatta, Kuala Lumpur (tiếp tục từ 1/9/2015),[9] Los Angeles, Manila, Mumbai, Naha, New York-JFK, Niigata, Osaka-Itami, Paris-Charles de Gaulle, Thanh Đảo, San Francisco, San Jose (CA), Sapporo-Chitose, Seattle/Tacoma, Thượng Hải-Phố Đông, Thẩm Dương, Singapore, Washington-Dulles, Hạ Môn, Yangon 1 Nam
All Nippon Airways
vận hành bởi ANA Wings
Nagoya-Centrair, Sendai 1 Nam
All Nippon Airways
vận hành bởi Air Japan
Đại Liên, Tp Hồ Chí Minh, Hong Kong, Honolulu, Đài Bắc-Đào Viên 1 Nam
ANA Connection
vận hành bởi Ibex Airlines
Hiroshima, Komatsu 1 Nam
Asia Atlantic Airlines Bangkok-Suvarnabhumi 2
American Airlines Chicago-O'Hare, Dallas/Fort Worth, Los Angeles 2
Asiana Airlines Seoul-Incheon 1 Nam
Austrian Airlines Vienna (resumes 1 Tháng 4 năm 2015) 1 Nam
Austrian Airlines
vận hành bởi Tyrolean Airways
Vienna (ngưng từ ngày 31 Tháng 3 năm 2015) 1 Nam
British Airways London-Heathrow 2
Cathay Pacific Hong Kong, Đài Bắc-Đào Viên 2
Cebu Pacific Cebu (bắt đầu từ ngày 26 Tháng 3 năm 2015),[10] Manila 2
China Airlines Honolulu, Cao Hùng, Đài Bắc-Đào Viên 2
China Eastern Airlines Bắc Kinh-Thủ đô, Nam King, Thượng Hải-Phố Đông 2
China Southern Airlines Trường Xuân, Đại Liên, Quảng Châu-Bạch Vân, Cáp Nhĩ Tân (tiếp tục từ 30 tháng 3 năm 2015),[11] Thẩm Dương 1 Bắc
Delta Air Lines Atlanta, Bangkok-Suvarnabhumi, Detroit, Guam, Honolulu, Koror, Los Angeles, Manila, Minneapolis/Saint Paul, New York-JFK, Portland (OR), Saipan, Seattle/Tacoma, Thượng Hải-Phố Đông, Singapore, Đài Bắc-Đào Viên 1 Bắc
Eastar Jet Seoul-Incheon 2
Emirates Dubai-International 2
Ethiopian Airlines Addis Ababa (bắt đầu từ ngày 20/4/2015)[12] 1 Nam
Etihad Airways Abu Dhabi 1 Nam
EVA Air Cao Hùng, Đài Bắc-Đào Viên 1 Nam
Finnair Helsinki 2
Garuda Indonesia Denpasar/Bali 1 Bắc
Hong Kong Express Airways Hong Kong[13] 2
Japan Airlines Bangkok-Suvarnabhumi, Bắc Kinh-Thủ đô, Boston, Busan, Chicago-O'Hare, Đại Liên, Delhi, Dallas,Frankfurt, Fukuoka, Guam, Quảng Châu-Bạch Vân, Hà Nội, Helsinki,[14] Tp Hồ Chí Minh, Hong Kong, Honolulu, Jakarta-Soekarno-Hatta, Cao Hùng, Kuala Lumpur, Los Angeles, Manila, Moscow-Domodedovo, Nagoya-Centrair, New York-JFK, Osaka-Itami, Paris-Charles de Gaulle, San Diego, Sapporo-Chitose, Seoul-Incheon, Thượng Hải-Phố Đông, Singapore, Sydney, Đài Bắc-Đào Viên, Vancouver 2
Japan Airlines
vận hành bởi Japan Transocean Air
Naha 2
Jeju Air Seoul-Incheon 2
Jet Asia Airways Bangkok-Suvarnabhumi 2
Jetstar Airways Cairns, Gold Coast, Melbourne, Sydney 2
Jetstar Japan Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto,[15] Matsuyama, Naha, Ōita, Osaka-Kansai, Sapporo-Chitose, Takamatsu 2
KLM Amsterdam 1 Bắc
Korean Air Busan, Honolulu, Jeju, Seoul-Incheon 1 Bắc
Lufthansa Frankfurt 1 Nam
Malaysia Airlines Kota Kinabalu, Kuala Lumpur 2
MIAT Mongolian Airlines Ulaanbaatar 1 Nam
Pakistan International Airlines Bắc Kinh-Thủ đô, Islamabad, Karachi, Lahore 2
Peach Osaka-Kansai, Sapporo-Chitose (từ 29/3/2015),[16] Fukuoka (bắt đầu từ ngày 29 tháng 3 năm 2015) 1 Nam
Philippine Airlines Cebu, Manila 2
Qantas Brisbane (tiếp tục từ ngày 1 tháng 8 năm 2015),[17] Sydney (ngừng từ 31/7/2015)[18] 2
Qatar Airways Doha 2
S7 Airlines Khabarovsk, Vladivostok 2
Scandinavian Airlines Copenhagen
Theo mùa: Bergen
1 Nam
Scoot Singapore, Đài Bắc-Đào Viên 2
Singapore Airlines Los Angeles, Singapore 1 Nam
Spring Airlines Japan Hiroshima, Saga, Takamatsu[19] 2
SriLankan Airlines Colombo-Bandaranaike 2
Swiss International Air Lines Zürich 1 Nam
Thai AirAsia X Bangkok-Don Mueang 2
Thai Airways Bangkok-Suvarnabhumi 1 Nam
TransAsia Airways Đài Bắc-Đào Viên 2
Turkish Airlines IstanbulIstanbul-Atatürk 1 Nam
United Airlines Chicago-O'Hare, Denver, Guam, Honolulu, Houston-Intercontinental, Los Angeles, Newark, San Francisco, Seoul-Incheon, Singapore, Washington-Dulles 1 Nam
Uzbekistan Airways Tashkent[20] 1 Nam
Vanilla Air Amami Oshima, Hong Kong,[21] Cao Hùng,[21] Naha, Sapporo-Chitose, Seoul-Incheon (ngừng từ 29/3/2015), Đài Bắc-Đào Viên 2
Vietnam Airlines Đà Nẵng, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Vân Đồn 1 Bắc
Vietjet Air
Hà Nội,

Hàng hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Hãng hàng khôngCác điểm đến
Air China Cargo Thượng Hải-Phố Đông
Air France Cargo Paris-Charles de Gaulle
Air Hong Kong Hong Kong
AirBridgeCargo Airlines Amsterdam, Moscow-Sheremetyevo
ANA Cargo Bangkok-Suvarnabhumi, Đại Liên, Hong Kong, Jakarta-Soekarno-Hatta,[22] Okinawa, Osaka-Kansai, Seoul-Incheon, Thượng Hải-Phố Đông, Singapore, Đài Bắc-Đào Viên, Hạ Môn
Cargo Garuda Indonesia Jakarta-Soekarno-Hatta
Cathay Pacific Hong Kong
China Airlines Cargo Đài Bắc-Đào Viên
China Cargo Airlines Thượng Hải-Phố Đông
Emirates SkyCargo Dubai-Al Maktoum[23]
FedEx Express Anchorage, sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu, Memphis, Oakland
Hong Kong Airlines Cargo Hong Kong
KLM Cargo Amsterdam
Korean Air Cargo Seoul-Incheon
Lufthansa Cargo Frankfurt
MASkargo Johor Bahru, Kuala Lumpur, Penang
Nippon Cargo Airlines Amsterdam, Anchorage, Bangkok-Suvarnabhumi, Bắc Kinh-Thủ đô, Chicago-O'Hare, Dallas/Fort Worth, Hong Kong, Los Angeles, Milan-Malpensa, Nagoya-Centrair, New York-JFK, Osaka-Kansai, San Francisco, Seoul-Incheon, Thượng Hải-Phố Đông, Thiên Tân
Singapore Airlines Cargo Bangkok-Suvarnabhumi,[24] Singapore
Southern Air Anchorage, Chicago-O'Hare, Seoul-Incheon
Swiss WorldCargo Zürich
Thai Cargo Bangkok-Suvarnabhumi, Đài Bắc-Đào Viên
UPS Airlines Clark, Louisville, Ontario, Thượng Hải-Phố Đông
Yanda Airlines Bangkok-Suvarnabhumi

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến đông nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Các điểm đến của hành khách từ sân bay quốc tế Tokyo-Narita
Swiss Air Lines, United Airlines, Thai Airways tại Narita
Tuyến nội địa đông nhất đi và đến từ NRT (2018)[25]
Xếp hạng Sân bay Hành khách Hành lý
1 Sân bay Chitose mới 1,829,795 All Nippon Airways, Japan Airlines, Jetstar Japan, Peach, Spring Japan
2 Sân bay Fukuoka 1,159,026 All Nippon Airways, Japan Airlines, Jetstar Japan, Peach
3 Sân bay quốc tế Kansai 770,839 Jetstar Japan, Peach
4 Sân bay Naha 732,588 All Nippon Airways, Jetstar Japan, Peach
5 Sân bay quốc tế Osaka 465,795 All Nippon Airways, Japan Airlines
Tuyến quốc tế đến châu Âu từ NRT, không bao gồm Nga (2017)[26]
Xếp hạng Sân bay Hành khác Thay đổi hàng năm Carriers
1 Phần Lan Sân bay Helsinki-Vantaa 348,259 Tăng 24.5% Finnair, Japan Airlines
2 Pháp Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle 286,345 Tăng 2.7% Air France
3 Hà Lan Sân bay Amsterdam Schiphol 251,852 Tăng 7.9% KLM
4 Ý Sân bay quốc tế Leonardo da Vinci 196,884 Tăng 2.9% Alitalia
5 Thụy Sĩ Sân bay Zürich 144,410 Tăng 1.6% Swiss International Air Lines
6 Đan Mạch Sân bay Copenhagen 144,374 Tăng 0.8% Scandinavian
7 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Sân bay Heathrow 137,030 Giảm 7.1% British Airways
8 Đức Sân bay quốc tế Frankfurt 129,796 Giảm 33.2% Japan Airlines
9 Ý Sân bay quốc tế Malpensa 128,467 Giảm 3.5% Alitalia
10 Đức Sân bay Düsseldorf 117,887 Tăng 21.2% All Nippon Airways

Thống kê hoạt động sân bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng hành khách

[sửa | sửa mã nguồn]
10.000.000
20.000.000
30.000.000
40.000.000
50.000.000
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
  •   Nội địa
  •   Quốc tế

Khối lượng hàng hóa (tấn)

[sửa | sửa mã nguồn]
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
  •   Nội địa
  •   Quốc tế

Nguồn: Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản[3][27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Corporate Stats and Facts”. Delta News Hub.
  2. ^ “United”. United - Newsroom.
  3. ^ a b For 2006 to 2015: 暦年・年度別空港管理状況調書 [Yearly airport management statistics report] (PDF) (bằng tiếng Nhật). Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch. ngày 17 tháng 8 năm 2016. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ http://airlineroute.net/2014/07/22/suhz-vvonrthkg-jul14/
  6. ^ “Yahoo”. Yahoo. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Alitalia Closes Venice - Tokyo Reservations in S15”. Airline Route. 27 Tháng 10 năm 2014. Truy cập 30 Tháng 10 năm 2014.
  8. ^ “Japanese carrier to offer Houston-Tokyo flights”. Houston Chronicle. ngày 11 tháng 12 năm 2014. Truy cập 11 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ “ANA S15 International Operation Changes”. Airline Route. 21 Tháng 1 năm 2015. Truy cập 21 tháng 1 năm 2015.
  10. ^ “Cebu Pacific to launch direct Cebu-Tokyo flights”. www.cebupacificair.com. Cebu Pacific. 27 Tháng 10 năm 2014. Truy cập 27 Tháng 10 năm 2014.
  11. ^ “China Southern Resumes Harbin – Tokyo Service from late-Tháng 3 năm 2015”. airlineroute. 17 Tháng 2 năm 2015. Truy cập 17 Tháng 2 năm 2015.
  12. ^ “Ethiopian to Start flights to Tokyo” (Thông cáo báo chí). Ethiopian Airlines. 11 Tháng 1 năm 2015. Truy cập 11 Tháng 1 năm 2015.
  13. ^ “Hong Kong Express to Start Tokyo Narita Service from Dec 2014”. Airline Route. 9 Tháng 10 năm 2014. Truy cập 10 Tháng 10 năm 2014.
  14. ^ “Japan Airlines to offer easier access to Europe with new services to Helsinki”. Japan Airlines. 30 Tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập 1 Tháng 5 năm 2013.
  15. ^ “Jetstar Japan to Start Kumamoto Service from late-Oct 2014”. Airlineroute.net. 21 Tháng 8 năm 2014. Truy cập 21 Tháng 8 năm 2014.
  16. ^ “Japanese LCC Peach unveils Tokyo Narita base plans”. ch-aviation. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  17. ^ http://www.qantasnewsroom.com.au/media-releases/qantas-to-launch-non-stop-services-from-brisbane-to-tokyo
  18. ^ “Qantas to start daily Brisbane-Tokyo flights from August”. Australian Business Traveller. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  19. ^ “Spring Airlines Japan delays launch until August 1”. ch-aviation. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  20. ^ “Uzbekistan Airways Revises Tokyo Narita Suspension in W13”. Airline Route. ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  21. ^ a b http://airlineroute.net/2014/09/11/jw-hkgkhh-w14/
  22. ^ “Expand Freighter Network from May 14th, 2014”. ANA Cargo. 30 Tháng 4 năm 2014. Truy cập 20 Tháng 5 năm 2014.
  23. ^ “Emirates SkyCargo Freighter Operations get ready for DWC move”. Emirates SkyCargo. 2 Tháng 4 năm 2014.
  24. ^ SIA Cargo Starts Freighter Services to Tokyo Narita via Bangkok and Taipei | The Manila Bulletin Newspaper Online
  25. ^ “航空輸送統計年報 平成30年”. e-stat.go.jp. Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ “Database - Eurostat”. ec.europa.eu. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2017.
  27. ^ For 2003 to 2012: 暦年・年度別空港管理状況調書 (PDF). Ministry of Land, Infrastructure and Transport. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.

Các liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử và chính trị: