Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Oghuz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oghuz
Thổ chung Tây Nam
Phân bố
địa lý
Phân loại ngôn ngữ họcNgữ hệ Thổ
Ngữ ngành con
Glottolog:oghu1243  (Oghuz + Kipchak + Uzbek)[1]

Ngữ chi Oghuz hay Ngữ chi Thổ chung Tây Nam là một nhánh của ngữ tộc Thổ chung thuộc ngữ hệ Thổ, được khoảng 108 triệu người sử dụng. Ba ngôn ngữ có số lượng người nói lớn nhất là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azerbaijantiếng Turkmen, kết hợp chiếm hơn 95% số người nói.

Ngôn ngữ Oghuz theo số người bản ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ hệ Thổ là bao gồm ít nhất 35 ngôn ngữ được ghi chép lại, được sử dụng bởi các dân tộc Turk. Số lượng người nói từ thống kê hoặc ước tính (2019) và được làm tròn:[2][3]

Số thứ tự Tên Tình trạng Người bản ngữ Nước chính
1 Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Bình thường 76.000.000  Thổ Nhĩ Kỳ
2 Tiếng Azerbaijan Bình thường 23.000.000 [cần dẫn nguồn]  Azerbaijan
3 Tiếng Turkmen Bình thường 7.000.000  Turkmenistan
4 Tiếng Qashqai Bình thường 1.000.000 [cần dẫn nguồn]  Iran
5 Tiếng Turk Khorasan Đang bị đe dọa 1.000.000 [cần dẫn nguồn]  Iran
6 Tiếng Urum Chắc chắn sẽ biến mất 200.000  Ukraina
7 Tiếng Gagauz Rất nguy cấp 150.000  Moldova
8 Tiếng Salar Đang bị đe dọa 70.000  Trung Quốc
Toàn bộ Ngôn ngữ Oghuz Bình thường 108.000.000  Thổ Nhĩ Kỳ

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "Oghuz" được áp dụng cho nhánh tây nam của các ngôn ngữ Turk thông dụng. Nó được nói bởi người Turk Oghuz, những người di cư từ dãy núi Altai đến Trung Á vào thế kỷ thứ 8 và tiếp tục mở rộng sang Trung Đông và đến Balkan thành những bộ lạc riêng biệt.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ chi Oghuz hiện đang được sử dụng được phân loại thành ba nhóm dựa trên các đặc điểm và địa lý của chúng: Tây, Đông và Nam.

Ngôn ngữ Turk nguyên thủy Turk thông thường Oghuz
Tiếng Salar
miền Tây
miền Đông
miền Nam

Hai ngôn ngữ nữa, Tiếng Tatar Krymtiếng Urum, thuộc nhóm ngôn ngữ Kipchak, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các ngôn ngữ Oghuz.

Tiếng Pechneg đã biến mất có lẽ thuộc nhóm Oghuz, nhưng vì nó kém được ghi chép, nên rất khó để phân loại nó vào nhóm Oghuz; do đó nó thường được loại trừ khỏi sự phân loại.[4]

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm Oghuz có chung một số đặc điểm đã khiến các nhà ngôn ngữ học phân loại chúng với nhau. Một số đặc điểm cũng được chia sẻ với các ngôn ngữ Thổ khác, song một số đặc điểm khác là đặc trưng của nhóm Oghuz.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Oghuz”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ https://www.ethnologue.com/
  3. ^ https://glottolog.org/
  4. ^ Баскаков, Н. А. Тюркские языки, Москва 1960, с. 126-131.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Golden, Peter B. (2020). "Oghuz". In Fleet, Kate; Krämer, Gudrun; Matringe, Denis; Nawas, John; Rowson, Everett (eds.). Encyclopaedia of Islam, THREE. Brill Online. ISSN 1873-9830.
  • Johanson, Lars & Csató, Éva Ágnes (1998). The Turkic Languages. London: Routledge. ISBN 0-415-08200-5.
  • Menges, Karl H. (1995). The Turkic Languages and Peoples. Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN 3-447-03533-1.