Người trẻ sính mốt
Người trẻ sính mốt hay cô cậu sính mốt (tiếng Anh: teenybopper) là một người trẻ tuổi thuộc thế hệ thanh thiếu niên, thích chạy theo các mốt và xu hướng của giới trẻ trong âm nhạc, thời trang và văn hóa. Thuật ngữ này có thể do các chuyên gia marketing và các nhà tâm lý học tạo ra, rồi tự nó trở thành tiểu văn hóa.[1][2] Cụm từ tiếng Anh "teenybopper" được đưa ra vào thập niên 1950[3] để chỉ các cô cậu thanh thiếu niên chủ yếu nghe nhạc pop và/hay rock and roll chứ không nghe nhiều dòng nhạc khác. Nó lại được sử dụng rộng rãi một lần nữa vào cuối những năm 1960 - đầu những năm 1970, theo sau sự gia tăng trong việc tiếp thị nhạc pop, các thần tượng teen và mốt thời trang nhắm vào riêng các cô gái trẻ, trung bình ở độ tuổi từ 10 - 15.[4][2]
Khía cạnh tiểu văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Tiểu văn hóa này chỉ riêng đến các cô gái trẻ[2][5] nhưng đôi khi còn là một số ít chàng trai nữa.[6] Vì là tiểu văn hóa nên nó "ẩn mình và luôn chuẩn bị trước", nó cho phép các thiếu nữ gắn bó với nhóm bạn cùng sở thích và "hoạt động trong sự bí mật, kín đáo của văn hóa con gái với nghi thức thể hiện lòng hâm mộ tránh xa con mắt chế nhạo của nam giới",[2][5] ngoài ra còn không có nguy cơ bị nổi bật lên hay làm bẽ mặt, và nó hợp với sự ẩn mình để tránh bị gán mác dâm dục.[5]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Gelder 2005, tr. 84.
- ^ a b c d Brake 1980, tr. 143.
- ^ Zimmer, Ben (ngày 28 tháng 5 năm 2010). “Cool”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2011.
- ^ Hall & Jefferson 1993, tr. 220.
- ^ a b c Hall & Jefferson 1993, tr. 219–21.
- ^ Theo Koreaboo (ngày 23 tháng 8 năm 2018). “8 fanboy đặc biệt khiến bạn thay đổi suy nghĩ 'K-Pop chỉ dành cho nữ giới và người đồng tính'”. Lost Bird. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2019.
Thực tế, tỷ lệ người hâm mộ K-Pop chủ yếu là nữ giới chiếm phần đông. Tuy nhiên, thời gian gần đây số lượng fanboy đang tiếp tục tăng lên khi K-Pop từng bước phủ sóng khắp thế giới. Các fanboy K-Pop đôi khi phải đối mặt với những lời chỉ trích vì nó đi ngược lại quan điểm truyền thống về "nam tính". Đặc biệt là với fanboy của các nhóm thần tượng nam, họ sẽ bị gắn mác là "ẻo lả" khi nghe nhạc và ngưỡng mộ nam idol K-Pop.
[liên kết hỏng]
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Brake, Michael ‘Mike’ (1980). The Sociology of Youth Culture and Youth Subcultures. Routledge. ISBN 0-7100-0364-1.
- Elicker, Martina (1997). Semiotics of Popular Music: The Theme of Loneliness in Mainstream Pop and Rock Songs. Gunter Narr. ISBN 3-8233-4658-X.
- Gelder, Ken (2005) [1977]. “Introduction to part two”. Trong Gelder, Ken (biên tập). The Subcultures Reader. Routledge. ISBN 0-415-34416-6. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
- McRobbie, Angela; Garber, Jenny (2005) [1977], “Girls and subcultures”, trong Gelder, Ken (biên tập), The Subcultures Reader, Routledge, tr. 111–2, ISBN 0-415-34416-6.
- Hall, Stuart; Jefferson, Anthony ‘Tony’ biên tập (1993). Resistance Through Rituals: Youth Subcultures in Post-war Britain. Routledge. tr. 219–21, 228. ISBN 0-415-09916-1.