Biểu tượng đại chúng
Biểu tượng đại chúng hay biểu tượng quần chúng (tiếng Anh: pop icon), đôi khi còn chỉ đến ngôi sao nhạc pop (tiếng Anh: pop star), có thể là một người nổi tiếng, một nhân vật hay một vật thể lộ diện trong nền văn hóa đại chúng vốn được coi là thiết lập nên đặc tính nhất định của một xã hội hay thời đại cụ thể. Việc sử dụng thuật ngữ này đa phần là chủ quan, bởi không hề có một tiêu chuẩn khách quan rạch ròi nào cả. Việc phân loại thường liên quan đến các yếu tố như tuổi thọ, sự hiện diện rộng khắp và nét đặc thù (hay ưu tú, xuất chúng). Hơn nữa, tư cách "biểu tượng đại chúng" có thể phân biệt được với các hình thức nổi danh khác bên ngoài văn hóa đại chúng, ví dụ như các nhân vật lịch sử.
Một số nhân vật lịch sử cũng được công nhận là đã chạm tới địa vị của "biểu tượng đại chúng" ở thời đại của họ, và thân phận ấy còn có thể tiếp tục duy trì cho đến ngày hôm nay. Các biểu tượng đại chúng của những thời kỳ trước có thể kể đến Benjamin Franklin[1] và Mozart.[2]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Biểu tượng văn hóa
- Văn hóa đại chúng
- Thần tượng teen
- Nhạc pop nghệ thuật
- Danh hiệu nhạc đại chúng được phong tặng
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Joyce Chaplin (2006). The First Scientific American: Benjamin Franklin and the Pursuit of Genius [Người Mỹ khoa học đầu tiên: Benjamin Franklin và việc Đi tìm bậc kỳ tài]. Nhà xuất bản Basic Books (Sách cơ bản). ISBN 0-465-00955-7.
- ^ Bruno Nettl (1995). Heartland Excursions: Ethnomusicological Reflections on Schools of Music [Chuyến tham quan Khu trung tâm: Sự phản ánh âm nhạc dân tộc lên các trường âm nhạc]. Nhà xuất bản Đại học Illinois. ISBN 0-252-06468-2.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Marcel Danesi (2007). Popular Culture: Introductory Perspectives [Văn hóa đại chúng: Những viễn cảnh mở màn]. Nhà xuất bản Rowman & Littlefield. tr. 112–115. ISBN 0-7425-5547-X.
- Jim Cullen biên soạn (năm 2001). Popular Culture in American History [Văn hóa đại chúng trong dòng chảy lịch sử Hoa Kỳ]. Nhà xuất bản Blackwell - Vương quốc Anh. ISBN 0-631-21958-7.