Bước tới nội dung

Họ Kỳ đà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Kỳ đà
Thời điểm hóa thạch:
Cuối kỷ Creta - Holocene, 80–0 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Sauropsida hay
Reptilia
Liên bộ (superordo)Lacertilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân thứ bộ (infraordo)Anguimorpha
Liên họ (superfamilia)Varanoidea
Họ (familia)Varanidae
Các chi
Xem văn bản.

Họ Kỳ đà (danh pháp khoa học: Varanidae) bao gồm các loài thằn lằn ăn thịt lớn nhất bao gồm cả rồng Komodo, kỳ đà Salvadori. Các loài còn sinh tồn thuộc chi Kỳ đà, còn lại các loài khác đã tuyệt chủng. Các loài gần gũi nhất với họ Kỳ đà là thằn lằn rắn thuộc họ Anguidae và thằn lằn thuộc chi Heloderma trong họ Helodermatidae[1]

Họ này được xác định bởi Estes de Queiroz và Gauthier (1988) như là một nhánh bao gồm tổ tiên chung gần nhất của LanthanotusVaranus và tất cả các hậu duệ của nó[2]. Một định nghĩa tương tự đã được xây dựng bởi Conrad (2008), định nghĩa Varanidae như là một nhánh có chứa cả Varanus varius, Lanthanotus borneensis, và tất cả các hậu duệ từ tổ tiên chung gần nhất của chúng.[3] Sử dụng một trong các định nghĩa này dẫn đến sự gộp chung cả kỳ đà không tai (Lanthanotus borneensis) trong họ Varanidae. Lee (1997) đã tạo ra một định nghĩa khác về họ Varanidae như là nhánh có chứa chi Varanus và tất cả các đơn vị phân loại có quan hệ gần gũi với Varanus hơn là với Lanthanotus,[4][5] định nghĩa này thể hiện một cách rõ ràng rằng loài kỳ đà không tai không nằm trong họ Varanidae. Việc gộp hay không gộp loài Lanthanotus borneensis vào trong họ Varanidae phụ thuộc vào từng tác giả phân loại: chẳng hạn, Vidal và ctv. (2012) phân loại kỳ đà không tai là thành viên của họ riêng biệt là họ Lanthanotidae,[6] trong khi Gauthier và ctv. (2012) lại phân loại nó là thành viên của họ Varanidae.[7]

Chúng là một trong những nhóm thằn lằn thông minh nhất. Chúng có thể tìm thức ăn ngay tại các trang trại gia súc hay những khu dân cư sinh sống,[8] và nhiều loài trong số chúng có sức chịu đựng cao.[9] Mặc dù đa phần là các loài ăn thịt, nhưng ít nhất 1 loài Varanus olivaceus được biết đến là ăn trái cây.[10] Trong số các loài còn sinh tồn, các chi thể hiện dị tốc sinh trưởng dương, nghĩa là có các chi to hơn ở các loài có cơ thể lớn hơn, mặc dù bàn chân trở nên nhỏ hơn khi so sánh với các bộ phận khác của chân.[11]. Cùng với khả năng thở bằng phổi trong khi chạy của một số loài khiến chúng là những loài có khả năng chạy rất nhanh và chúng được coi là "vua" của các loài thằn lằn[cần dẫn nguồn].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các chi gộp trong họ này đã tuyệt chủng, còn chi Lanthanotus thì chưa rõ phân loại, đôi khi xếp riêng trong họ của chính nó là Lanthanotidae.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Fry, B.G. (2006). Vidal, N; Norman J.A.; Vonk F.J.; Scheib, H.; Ramjan S.F.R; Kuruppu S.; Fung, K.; Hedges, B.; Richardson M.K.; Hodgson, W.C.; Ignjatovic, V.; Summerhays, R.; Kochva, E. “Early evolution of the venom system in lizards and snakes” (PDF). Nature. 439 (7076): 584–588. doi:10.1038/nature04328. PMID 16292255.
  2. ^ Richard Estes & Kevin de Queiroz, Jacques Gauthier (1988). “Phylogenetic Relationships within Squamata”. Trong Richard J. Estes (biên tập). Phylogenetic Relationships of the Lizard Families: Essays Commemorating Charles L. Camp. Stanford University Press. tr. 166. ISBN 9780804714358.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Conrad J (2008). “Phylogeny and systematics of Squamata (Reptilia) based on morphology”. Bulletin of the American Museum of Natural History. 310: 1–182. doi:10.1206/310.1.
  4. ^ Lee MSY (ngày 29 tháng 1 năm 1997). “The phylogeny of varanoid lizards and the affinities of snakes”. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 352 (1349): 53–91. doi:10.1098/rstb.1997.0005. PMC 1691912.
  5. ^ Michael S.Y Lee (2005). “Molecular evidence and marine snake origins”. Biology Letters. 1 (2): 227–230. doi:10.1098/rsbl.2004.0282.
  6. ^ Nicolas Vidal, Julie Marin, Julia Sassi, Fabia U. Battistuzzi, Steve Donnellan, Alison J. Fitch, Bryan G. Fry, Freek J. Vonk, Ricardo C. Rodriguez de la Vega, Arnaud Couloux và S. Blair Hedges (2012). “Molecular evidence for an Asian origin of monitor lizards followed by Tertiary dispersals to Africa and Australasia”. Biology Letters. 8 (5): 853–855. doi:10.1098/rsbl.2012.0460.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Jacques A. Gauthier, Maureen Kearney, Jessica Anderson Maisano, Olivier Rieppel, Adam D.B. Behlke (2012). “Assembling the Squamate Tree of Life: Perspectives from the Phenotype and the Fossil Record”. Bulletin of the Peabody Museum of Natural History. 53 (1): 3–308. doi:10.3374/014.053.0101.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Perry, G. (2002). Garland, T., Jr. “Lizard home ranges revisited: effects of sex, body size, diet, habitat, and phylogeny” (PDF). Ecology. 83 (7): 1870–1885. doi:10.1890/0012-9658(2002)083[1870:LHRREO]2.0.CO;2. Bản gốc (]) lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ Clemente, C.J. (2009). Withers, P.C.; Thompson, G.G. “Metabolic rate and endurance capacity in Australian varanid lizards (Squamata; Varanidae; Varanus)”. Biological Journal of the Linnean Society (]) |format= cần |url= (trợ giúp). 97 (3): 664–676. doi:10.1111/j.1095-8312.2009.01207.x.
  10. ^ Auffenberg, W. (1988). Gray's monitor lizard. Gainesville: Univ. Florida Press. tr. 419 pp.
  11. ^ Christian, A. (1996). Garland, T., Jr. “Scaling of limb proportions in monitor lizards (Squamata: Varanidae)” (PDF). Journal of Herpetology. 30 (2): 219–230. doi:10.2307/1565513. JSTOR 1565513. Bản gốc (]) lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ Được Delfino và ctv. (2013) coi là đồng nghĩa muộn của Varanus. Xem: Massimo Delfino, Jean-Claude Rage, Arnau Bolet và David M. Alba (2013). “Synonymization of the Miocene varanid lizard Iberovaranus Hoffstetter, 1969 with Varanus Merrem, 1820”. Acta Palaeontologica Polonica. in press. doi:10.4202/app.2012.0025.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Được Houssaye và ctv. (2011) chuyển sang một nhóm bò sát có vảy dạng kỳ đà (varanoid) tách biệt, là họ Pachyvaranidae. Xem: Alexandra Houssaye, Nathalie Bardet, Jean–Claude Rage, Xabier Pereda Suberbiola, Baâdi Bouya, Mbarek Amaghzaz và Mohamed Amalik (2011). “A review of Pachyvaranus crassispondylus Arambourg, 1952, a pachyostotic marine squamate from the latest Cretaceous phosphates of Morocco and Syria”. Geological Magazine. 148 (2): 237–249. doi:10.1017/S0016756810000580.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Trên thực tế có thể có quan hệ họ hàng gần gũi với Helodermatidae hơn là với Varanidae. Xem: Conrad J (2008). “Phylogeny and systematics of Squamata (Reptilia) based on morphology”. Bulletin of the American Museum of Natural History. 310: 1–182. doi:10.1206/310.1.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]