Bước tới nội dung

Cọ dầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Elaeis guineensis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Arecales
Họ (familia)Arecaceae
Tông (tribus)Cocoeae
Chi (genus)Elaeis
Loài (species)E. guineensis
Danh pháp hai phần
Elaeis guineensis
Jacq., 1763
Danh pháp đồng nghĩa[1]
Danh sách

Cọ dầu[2] hay còn gọi dừa dầu (danh pháp khoa học: Elaeis guineensis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Cây cọ dầu Châu Phi có họ hàng gần là E. Oleifera và một loài cọ có họ hàng xa hơn là Attalea maripa cũng được sử dụng để sản xuất dầu cọ. Nó có nguồn gốc ở phía tây và tây nam châu Phi, đặc biệt là khu vực giữa Angola và Gambi, nó được Jacq mô tả khoa học đầu tiên năm 1763[3]

Cây cao tới 35 m, thân thuộc nhóm thân cau Dừa, ban đầu phát triển khá chậm nhưng sau đó tốc độ tăng nhanh chóng. Cọ dầu để lại cuống bẹ trên thân. Lá dài 3 - 6m, thuộc loại lá xẻ thùy lông chim tận gân. Cuống lá (tàu lá) thường có gai. Lá thứ cấp (thùy xẻ) thường dài 0,5-1m rộng 5 cm. Mỗi cây cọ dầu ít hơn 10 năm thường sinh ra mỗi năm khoảng 30 tàu lá (nhánh lá), đối với cây trên 10 năm thường sinh ra 20 tàu lá mỗi năm, tàu lá cọ dầu ra theo từng đợt, trong 3 tháng cách 1 tháng tàu lá cọ dầu sẽ sinh ra 10 tàu trong vòng 3 tháng (10 ngày/1 tàu lá), cây trên 10 năm giảm xuống còn (10 tàu/6 tháng), Đến lúc này này tốc độ phát triển sẽ chậm dần. Cọ dầu là loài cây có hoa đơn tính cùng gốc, có buồng hoa đực và buông hoa cái là khác biệt nhau nhưng nằm cùng trên một cây. Hoa đơn lẻ, thường mẫu 3, có 3 cánh đài hoa, 3 cánh tràng hoa. Quả chín thu hoạch sau 5-6 tháng, có màu đỏ.

Phân bố và sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cọ dầu có nguồn gốc nhiệt đới châu Phi, được nhập trồng thành công ở nhiều nơi trên thế giới trong các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới có vĩ độ nhỏ hơn 20 ở cả hai bán cầu. Cây được nhập trồng vào Đông Nam Á lần đầu tiên năm 1848 ở đảo Java bởi những người Hà Lan.[4] Tác dụng chính của cọ dầu là lấy dầu dùng trong chế biến thực phẩm hoặc công nghệ in, giặt tẩy. Ngoài ra với thân hình trụ thẳng, lá xanh quanh năm cọ dầu còn được sử dụng làm cây trồng cảnh quan, lấy bóng mát, chống sạt lở, ở các khu vực nhiệt đới.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Một cây cọ dầu giữa bãi cỏ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”.
  2. ^ Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 3; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 418.
  3. ^ The Plant List (2010). Elaeis guineensis. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ Lötschert, Wilhelm; Beese, Gerhard (1983). Collins Guide to Tropical Plants. London: Collins. ISBN 978-0-00-219112-8. OCLC 11153110.[cần số trang]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]