Bước tới nội dung

Cúp Liên đoàn các châu lục 2009

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp Liên đoàn các châu lục 2009
2009 FIFA Confederations Cup - South Africa
FIFA Sokker-Konfederasiebeker in 2009
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàNam Phi
Thời gian14 tháng 6 năm 200928 tháng 6 năm 2009
Số đội8 (từ 6 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu4 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Brasil (lần thứ 3)
Á quân Hoa Kỳ
Hạng ba Tây Ban Nha
Hạng tư Nam Phi
Thống kê giải đấu
Số trận đấu16
Số bàn thắng44 (2,75 bàn/trận)
Số khán giả584.894 (36.556 khán giả/trận)
Vua phá lướiBrasil Luís Fabiano
(5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Brasil Kaká
Thủ môn
xuất sắc nhất
Hoa Kỳ Tim Howard
Đội đoạt giải
phong cách
 Nam Phi
2005
2013

Cúp Liên đoàn các châu lục 2009 (tiếng Anh: 2009 FIFA Confederations Cup) là lần tổ chức thứ 8 của Cúp Liên đoàn các châu lục, diễn ra tại Nam Phi từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 6 năm 2009 để chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2010. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra ngày 22 tháng 11 năm 2008 tại Trung tâm hội nghị Sandton, Johannesburg. Trận mở màn diễn ra tại Sân vận động Ellis Park, Johannesburg. Đương kim vô địch là đội BrasilCúp Liên đoàn các châu lục 2005.

Brasil đã bảo vệ thành công chức vô địch của mình sau khi đánh bại Hoa Kỳ 3–2 ở trận chung kết.[1]

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Liên đoàn Tư cách tham gia Số lần tham gia
 Nam Phi CAF Chủ nhà Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 2
 Ý UEFA Đương kim vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 1
 Hoa Kỳ CONCACAF Đương kim vô địch Cúp Vàng CONCACAF 2007 4
 Brasil CONMEBOL Đương kim vô địch Cúp bóng đá Nam Mỹ 2007 6
 Iraq AFC Đương kim vô địch Cúp bóng đá châu Á 2007 1
 Ai Cập CAF Đương kim vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2008 2
 Tây Ban Nha UEFA Đương kim vô địch Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 1
 New Zealand OFC Đương kim vô địch Cúp bóng đá châu Đại Dương 2008 3

Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra ngày 22 tháng 11 năm 2008 tại Trung tâm hội nghị Sandton, Johannesburg. Đại diện cho mỗi đội tham dự là thí sinh của nước đó dự thi Hoa hậu Thế giới 2008, ngoại trừ Iraq với☃đ Đại diện là Hoa hậu Thế giới 2007 người Trung Quốc, Trương Tử Lâm. Tám đội tham dự chia thành hai nhóm:

  • Nhóm A: Nam Phi (mặc định là đội A1), Brasil, Ý, Tây Ban Nha
  • Nhóm B: Ai Cập, Iraq, New Zealand, Hoa Kỳ

Theo điều lệ của FIFA, các đội tuyển thuộc cùng một liên đoàn phải xếp ở hai bảng khác nhau, do đó Ai Cập mặc nhiên được chia vào bảng B còn Ý và Tây Ban Nha thuộc hai bảng khác nhau.

Địa điểm thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu diễn ra tại 4 thành phố:

Johannesburg Pretoria
Sân vận động Ellis Park Sân vận động Loftus Versfeld
Sức chứa: 62.567 Sức chứa: 50.000
Bloemfontein Rustenburg
Sân vận động Free State Sân vận động Royal Bafokeng
Sức chứa: 48.000 Sức chứa: 42.000

Ban đầu Sân vận động Nelson Mandela Bay tại Port Elizabeth được chọn là một trong các địa điểm thi đấu. Tuy nhiên đến ngày 8 tháng 7 năm 2008, Port Elizabeth rút lui vì việc xây dựng sân vận động không kịp tiến độ hoàn thành với hạn cuối vào ngày 30 tháng 3 năm 2009[2].

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách trọng tài tham dự tại Cúp Liên đoàn các châu lục lần này được công bố ngày 5 tháng 5 năm 2009. Do chấn thương nên hai trọng tài Carlos Batres, Carlos Amarilla không thể tham gia cầm còi tại giải và hai trọng tài Benito Archundia, Pablo Pozo thuộc cùng liên đoàn với hai trọng tài trên được chọn để thay thế.

Danh sách cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ Nam Phi (UTC+2)

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Tây Ban Nha 3 3 0 0 8 0 +8 9 Bán kết
2  Nam Phi (H) 3 1 1 1 2 2 0 4
3  Iraq 3 0 2 1 0 1 −1 2
4  New Zealand 3 0 1 2 0 7 −7 1
Nguồn: FIFA
(H) Chủ nhà
14 tháng 6 năm 2009
Nam Phi  0–0  Iraq
New Zealand  0–5  Tây Ban Nha
17 tháng 6 năm 2009
Tây Ban Nha  1–0  Iraq
Nam Phi  2–0  New Zealand
20 tháng 6 năm 2009
Iraq  0–0  New Zealand
Tây Ban Nha  2–0  Nam Phi
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Brasil 3 3 0 0 10 3 +7 9 Bán kết
2  Hoa Kỳ 3 1 0 2 4 6 −2 3
3  Ý 3 1 0 2 3 5 −2 3
4  Ai Cập 3 1 0 2 4 7 −3 3
Nguồn: FIFA
15 tháng 6 năm 2009
Brasil  4–3  Ai Cập
Hoa Kỳ  1–3  Ý
18 tháng 6 năm 2009
Hoa Kỳ  0–3  Brasil
Ai Cập  1–0  Ý
21 tháng 6 năm 2009
Ý  0–3  Brasil
Ai Cập  0–3  Hoa Kỳ

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
24 tháng 6 – Bloemfontein
 
 
 Tây Ban Nha0
 
28 tháng 6 – Johannesburg
 
 Hoa Kỳ2
 
 Hoa Kỳ2
 
25 tháng 6 – Johannesburg
 
 Brasil3
 
 Brasil1
 
 
 Nam Phi0
 
Tranh hạng ba
 
 
28 tháng 6 – Rustenburg
 
 
 Tây Ban Nha (s.h.p.)3
 
 
 Nam Phi2

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Ban Nha 0–2 Hoa Kỳ
Chi tiết Altidore  27'
Dempsey  74'

Brasil 1–0 Nam Phi
Dani Alves  88' Chi tiết

Tranh hạng ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Ban Nha 3–2 (s.h.p.) Nam Phi
Güiza  88'89'
Alonso  107'
Chi tiết Mphela  73'90+3'

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoa Kỳ 2–3 Brasil
Dempsey  10'
Donovan  27'
Chi tiết Luís Fabiano  46'74'
Lúcio  84'
Vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2009

Brasil
Lần thứ ba

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiếc giày vàng Chiếc giày bạc Chiếc giày đồng
Brasil Luís Fabiano Tây Ban Nha Fernando Torres Tây Ban Nha David Villa


Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng
Brasil Kaká Brasil Luís Fabiano Hoa Kỳ Clint Dempsey


Găng tay vàng
Hoa Kỳ Tim Howard


Đội đoạt giải phong cách
 Nam Phi

Danh sách cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]
5 bàn
3 bàn
2 bàn
1 bàn
phản lưới nhà

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Brazil lần thứ ba vô địch Confederations Cup”. Báo điện tử Tiền Phong. 29 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “World Cup 2010: Khó khăn vì giá xây dựng”. Báo Lao động. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]