Bước tới nội dung

Pretoria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pretoria
Khu vực trung tâm của Pretoria nhìn từ Union Buildings.
Khu vực trung tâm của Pretoria nhìn từ Union Buildings.
Khẩu hiệu: Praestantia Praevaleat Pretoria (May Pretoria Be Pre-eminent In Excellence)
Tập tin:Pretoria in ZA.png, Pretoriamunsipaliteit.jpg
Pretoria trên bản đồ Nam Phi
Pretoria
Vị trí của Pretoria
Tọa độ: 25°43′0″N 28°17′0″Đ / 25,71667°N 28,28333°Đ / -25.71667; 28.28333
Quốc giaNam Phi
TỉnhGauteng
Đô thịTshwane
Thành lập1855
Đặt tên theoAndries Wilhelmus Jacobus Pretorius Sửa dữ liệu tại Wikidata
Diện tích
 • Tổng cộng1.644 km2 (635 mi2)
Dân số (2007)
 • Tổng cộng2.345.908
 • Mật độ856/km2 (2,220/mi2)
Múi giờSAST (UTC+2)
0001 • 0002 Sửa dữ liệu tại Wikidata
Mã điện thoại012
Thành phố kết nghĩaAmman, Bethlehem, Baku, Delft, Johannesburg, Kyiv, Đài Bắc, Tehran, Washington, D.C., Port Louis Sửa dữ liệu tại Wikidata

Pretoria là thành phố ở phía bắc của tỉnh Gauteng, Nam Phi. Đây là thủ đô hành chính của Nam Phi, đây là một trong 3 thủ đô của Nam Phi, cùng với Cape Town (thủ đô lập pháp) và Bloemfontein (thủ đô tư pháp). Pretoria có diện tích 1.644 km², dân số năm 2007 là 2.345.908 người. Thành phố này nằm hai bên bờ sông Apies và trải dài đến chân dãy núi Magaliesberg. Phần lớn dân số của Pretoria là công chức và dân làm dịch vụ liên quan tới chính quyền. Thành phố này cũng có ngành công nghiệp thép, chế biến, gốm sứ, hóa chất. Thành phố được kết nối với các đô thị khác tại Nam Phi cũng như với Zimbabwe, Mozambique bằng đường bộ và đường ray. Trung tâm của Pretoria được quy hoạch các phố ô bàn cờ, các tòa nhà chọc trời bao quan quảng trường trung tâm. Thành phố có đường sá rộng rãi với nhiều công viên lớn, các vườn thực vật. Ở đây có nhiều toà nhà cổ thế kỷ 18. Đại học Pretoria (thành lập với tên Transvaal University College năm 1908 sau đó được đổi tên vào năm 1930) là một trong những đại học lớn nhất Nam Phi. Ngoài ra còn cso Đại học Nam Phi (thành lập năm 1873), cơ sở chính của Đại học Vista (lập năm 1982). Khu định cư Pretoria đã được lãnh đạo người da trắng Marthinius Pretorius lập năm 1855 và được đặt tên theo cha của ông Andries Pretorius, một anh hùng quân đội người Boer và cũng là một chính khách. Thành phố này trở thành thủ đô Cộng hòa Nam Phi năm 1860, sau đó là thủ đô hành chính của Liên minh Nam Phi - một quốc gia thống nhất các cựu thuộc địa Cape Colony, Natal, Orange Free State, và Transvaal năm 1910.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Pretoria có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen Cwa) với mùa hè nóng, kéo dài trong khi mùa đông ngắn và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 18,7 °C (65,7 °F).[1]

Dữ liệu khí hậu của Pretoria
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 36.2
(97.2)
36.3
(97.3)
35.0
(95.0)
32.5
(90.5)
29.4
(84.9)
26.0
(78.8)
26.0
(78.8)
30.0
(86.0)
34.0
(93.2)
36.0
(96.8)
35.7
(96.3)
36.0
(96.8)
36.3
(97.3)
Trung bình tối đa °C (°F) 33.2
(91.8)
32.1
(89.8)
31.2
(88.2)
28.7
(83.7)
25.9
(78.6)
23.2
(73.8)
23.5
(74.3)
27.1
(80.8)
31.1
(88.0)
32.2
(90.0)
32.6
(90.7)
32.7
(90.9)
34.3
(93.7)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 28.5
(83.3)
28.0
(82.4)
26.9
(80.4)
24.1
(75.4)
21.8
(71.2)
18.9
(66.0)
19.5
(67.1)
22.1
(71.8)
25.5
(77.9)
26.6
(79.9)
27.0
(80.6)
28.0
(82.4)
24.7
(76.5)
Trung bình ngày °C (°F) 22.6
(72.7)
22.1
(71.8)
21.0
(69.8)
17.9
(64.2)
14.7
(58.5)
11.5
(52.7)
11.9
(53.4)
14.7
(58.5)
18.6
(65.5)
20.1
(68.2)
21.0
(69.8)
21.9
(71.4)
18.2
(64.8)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 17.8
(64.0)
17.3
(63.1)
16.1
(61.0)
12.6
(54.7)
8.2
(46.8)
4.8
(40.6)
4.8
(40.6)
7.6
(45.7)
11.9
(53.4)
14.4
(57.9)
15.8
(60.4)
16.8
(62.2)
12.3
(54.1)
Trung bình tối thiểu °C (°F) 14.1
(57.4)
13.7
(56.7)
11.8
(53.2)
7.6
(45.7)
3.7
(38.7)
0.7
(33.3)
0.9
(33.6)
2.7
(36.9)
5.8
(42.4)
8.9
(48.0)
10.9
(51.6)
12.9
(55.2)
0.1
(32.2)
Thấp kỉ lục °C (°F) 7.5
(45.5)
10.4
(50.7)
5.5
(41.9)
3.3
(37.9)
−1.5
(29.3)
−4.5
(23.9)
−4.5
(23.9)
−4.0
(24.8)
−0.5
(31.1)
3.0
(37.4)
6.6
(43.9)
6.5
(43.7)
−4.5
(23.9)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 135
(5.3)
76
(3.0)
79
(3.1)
54
(2.1)
13
(0.5)
7
(0.3)
3
(0.1)
5
(0.2)
20
(0.8)
73
(2.9)
100
(3.9)
108
(4.3)
673
(26.5)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 10.9 7.8 7.6 5.2 1.8 0.6 0.7 1.4 2.0 6.0 9.5 10.8 64.3
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 62 63 63 63 56 54 50 45 44 52 59 61 56
Số giờ nắng trung bình tháng 260.8 235.3 253.9 245.8 282.6 270.8 289.1 295.5 284.3 275.2 253.6 271.9 3.218,8
Nguồn 1: NOAA,[2] Deutscher Wetterdienst[3]
Nguồn 2: Cơ quan Thời tiết Nam Phi[4]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ GHCN climate data, 30-year climate average 1979–2008, Goddard Institute of Space Studies
  2. ^ “Pretoria Climate Normals 1961−1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ “Klimatafel von Pretoria (Wetteramt), Transvaal / Südafrika” (PDF). Baseline climate means (1961-1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ “Climate data for Pretoria”. South African Weather Service. tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ 8 Tháng Ba năm 2010. Truy cập 6 Tháng Ba năm 2010.
  5. ^ “Bakının qardaşlaşdığı şəhərlər - SİYAHI”. modern.az (bằng tiếng Azerbaijan). Modern.az. 16 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ “Care-i cel mai... înfrățit oraș din România? Care-i cu americanii, care-i cu rușii? Și care-i înfrățit cu Timișoara...”. banatulazi.ro (bằng tiếng Romania). Banatul Azi. 6 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ “Sister Cities”. citybyo.co.zw. Bulawayo. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ “Перелік міст, з якими Києвом підписані документи про поріднення, дружбу, співробітництво, партнерство” (PDF). kyivcity.gov.ua (bằng tiếng Ukraina). Kyiv. 15 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ “International Links”. mccpl.mu. Port Louis. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ “International Sister Cities”. tcc.gov.tw. Taipei. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  11. ^ “گذری بر خواهرخوانده تهران در شرق اروپا”. isna.ir (bằng tiếng Ba Tư). Iranian Students' News Agency. 21 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ “DC Sister Cities”. os.dc.gov. Office of the Secretary, Washington DC. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]