Phương pháp Trung Đạo do Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất để giải quyết vấn đề Tây Tạng một cách hòa bình và mang lại sự ổn định và sự đồng tồn tại giữa các dân tộc Tây Tạng và Trung Quốc dựa trên sự bình đẳng và hợp tác lẫn nhau. Nó cũng là một chính sách được áp dụng một cách dân chủ bởi nhân dân Tây Tạng và Chính quyền Tây Tạng Trung ương - thông qua một loạt các cuộc thảo luận được tổ chức trong một thời gian dài. Sự giới thiệu ngắn gọn này về chính sách Trung Đạo và lịch sử của nó chủ đích là dành cho những người dân Tây Tạng bên trong và ngoài Tây Tạng - và tất cả những người có quan tâm - để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan.
A. Ý nghĩa của Phương pháp Trung Đạo
Người Tây Tạng không chấp nhận hiện trạng của Tây Tạng dưới thời Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời, họ không tìm kiếm sự độc lập cho Tây Tạng, đó là một thực tế lịch sử. Đi theo con đường trung lưu giữa hai điều nay là chính sách và phương tiện để đạt được quyền tự chủ chính đáng cho tất cả người dân Tây Tạng sống ở ba tỉnh truyền thống của Tây Tạng trong khuôn khổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây được gọi là Phương pháp Trung Đạo, một vị thế ôn hòa, không đảng phái, bảo vệ lợi ích thiết yếu của tất cả các bên liên quan; đối với người Tây Tạng: bảo vệ và bảo tồn văn hoá, tôn giáo và bản sắc dân tộc của họ; đối với người Trung Quốc: an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của quê hương; và cho các nước láng giềng và các bên thứ ba khác: biên giới bình yên và quan hệ quốc tế tốt đẹp.
B. Lịch sử của Phương pháp Trung Đạo
Mặc dù Hiệp định 17 điểm giữa chính phủ Tây Tạng và CHND Trung Hoa không đạt được trên bình đẳng hoặc thông qua sự đồng ý của nhau, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - vì lợi ích chung của các dân tộc Tây Tạng và Trung Quốc - đã làm tất cả những nỗ lực có thể để đạt được một thỏa thuận hòa bình với chính phủ Trung Quốc trong tám năm kể từ năm 1951. Ngay cả sau khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Nội Cát (Kashag) đến vùng Lokha từ Lhasa vào năm 1959, Ngài đã tiếp tục các nỗ lực của mình để đạt được thỏa thuận thương lượng với cán bộ quân đội Trung Quốc. Những nỗ lực của Ngài để tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận 17 điểm thì tương tự như Phương pháp Trung Đạo. Thật không may, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu một cuộc đàn áp quân sự khắc nghiệt ở thủ đô Lhasa, Tây Tạng, và điều này đã thuyết phục Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng hy vọng của Ngài về sự đồng tồn tại với chính phủ Trung Quốc không còn nữa. Trong hoàn cảnh này, Ngài không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm nơi tị nạn ở Ấn Độ và hoạt động trong sự lưu vong vì tự do và hạnh phúc của tất cả nhân dân Tây Tạng.
Ngay sau khi đến Tezpur, Ấn Độ, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 18 tháng 4 năm 1959, giải thích rằng Hiệp định 17 điểm đã được ký kết dưới hình thức ép buộc và chính phủ Trung Quốc đã cố tình vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Vì vậy từ ngày đó trở đi, Ngài tuyên bố rằng thỏa thuận sẽ được coi là vô hiệu và Ngài sẽ cố gắng khôi phục lại độc lập của Tây Tạng. Kể từ đó cho đến năm 1979, Chính quyền Tây Tạng và nhân dân Tây Tạng đã thông qua một chính sách tìm kiếm sự độc lập cho Tây Tạng. Tuy nhiên, thế giới nói chung, đã ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về mặt chính trị, quân sự và kinh tế. Do đó, những thay đổi lớn đang diễn ra trong tình trạng độc lập của các quốc gia và quốc tịch. Ở Trung Quốc cũng có những thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra và một thời gian sẽ đến cho cả hai bên tham gia vào các cuộc đàm phán thực tế. Do đó, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng, trong một thời gian dài, để giải quyết vấn đề Tây Tạng thông qua sự đàm phán - sẽ có lợi hơn khi thay đổi chính sách khôi phục nền độc lập của Tây Tạng sang một phương pháp mà có thể mang lại những lợi ích cho cả Trung Quốc cũng như đối với Tây Tạng.
C. Phương pháp Trung Đạo không phải được hình thành một cách đột ngột
Mặc dù phương pháp này đã xảy ra với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma từ rất lâu rồi, nhưng Ngài đã không quyết định một cách tùy tiện hay đẩy nó lên những phương pháp khác. Kể từ đầu những năm 1970, Ngài đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận về vấn đề này và đã đề nghị từ Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Đại biểu Hội đồng Nhân dân Tây Tạng, Nội Cát và nhiều bậc hành giả uyên bác. Đặc biệt vào năm 1979, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đề xuất của Đặng Tiểu Bình đối với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng "ngoại trừ sự độc lập, tất cả các vấn đề khác có thể được giải quyết thông qua đàm phán", điều này rất phù hợp với niềm tin lâu năm của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là tìm ra một giải pháp hai bên cùng có lợi. Ngay lập tức, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một sự phúc đáp tâm đắc bằng cách đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán và quyết định thay đổi chính sách khôi phục độc lập của Tây Tạng bằng Phương pháp Trung Đạo. Quyết định này lại được đưa ra sau một quá trình tham vấn với các Đại biểu của Hội đồng Nhân dân Tây Tạng, Nội Cát và nhiều bậc hành giả uyên bác. Do đó, Phương pháp này không phải là một điều xuất hiện bất ngờ; nó có một lịch sử kiên định của sự thăng hoa.
D. Phương pháp Trung Đạo đã được thông qua một cách dân chủ
Kể từ khi quyết định theo đuổi phương pháp Trung Đạo, và trước khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố trong nghị viện châu Âu tại Strasbourg vào ngày 15 tháng 6 năm 1988 - nơi đã hình thành cơ sở cho các cuộc đàm phán của chúng tôi về sự tự trị cần thiết của người Tây Tạng - một cuộc hội nghị đặc biệt kéo dài bốn ngày đã được tổ chức tại Dharamsala từ ngày 6 tháng 6 năm 1988. Hội nghị này có sự tham dự của các thành viên Đại biểu của Hội Đồng Nhân dân Tây Tạng và các viên chức chính phủ Nội Cát, tất cả các viên chức định cư Tây Tạng và các thành viên của Hội đồng Tây Tạng địa phương, đại diện của các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng, những người Tây Tạng mới đến và những khách mời đặc biệt. Họ đã tổ chức các cuộc thảo luận sâu rộng về văn bản của sự đề xuất và cuối cùng đã nhất trí tán thành nó.
Vì chính phủ Trung Quốc đã không phản ứng tích cực với đề nghị này, cho nên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lại đề xuất vào năm 1996 và 1997 rằng người dân Tây Tạng nên quyết định về cách tốt nhất có thể để thực hiện mục đích của Tây Tạng thông qua cuộc trưng cầu dân ý. Theo đó, một cuộc thăm dò ý kiến sơ bộ đã được tiến hành, trong đó có hơn 64% tổng số phiếu nhận xét đã tuyên bố rằng không cần tổ chức trưng cầu dân ý, và họ sẽ ủng hộ Phương pháp Trung Đạo, hoặc bất cứ quyết định nào của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trải qua nhiều thời gian, phù hợp với tình hình chính trị đang thay đổi ở Trung Quốc và trên thế giới nói chung. Để đạt được điều này, Hội đồng Nhân dân Tây Tạng đã thông qua một nghị quyết nhất trí vào ngày 18 tháng 9 năm 1997 và thông báo cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đáp lại điều này, Ngài đã nói trong bản tuyên bố ngày 10 tháng 3 năm 1998 rằng: "... Năm ngoái, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về những người Tây Tạng lưu vong và những lời đề nghị thu thập từ Tây Tạng bất cứ khi nào có thể trên cuộc trưng cầu ý kiến. Dựa vào kết quả của cuộc thăm dò ý kiến này và các đề xuất từ Tây Tạng, các đại biểu Hội đồng Nhân dân Tây Tạng - quốc hội lưu vong của chúng tôi - đã thông qua một nghị quyết cho phép tôi tiếp tục sử dụng sự tự do làm theo ý mình mà không cần phải tìm kiếm sự trông cậy vào một cuộc trưng cầu dân ý. Tôi muốn cảm ơn những người dân Tây Tạng vì sự tin tưởng tuyệt đối và sự hy vọng mà họ đã đặt vào tôi. Tôi tiếp tục tin tưởng rằng "Phương pháp Trung Đạo" của tôi là cách thực tế và thực tiễn nhất để giải quyết vấn đề Tây Tạng một cách hòa bình. Phương pháp này đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân Tây Tạng trong khi vẫn đảm bảo được sự thống nhất và ổn định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục theo đuổi phương pháp này với sự cam kết triệt để và thực hiện những nỗ lực nghiêm túc để tiếp cận với giới lãnh đạo Trung Quốc ...” Do đó, chính sách này đã được thông qua có tính đến ý kiến của người dân Tây Tạng và một nghị quyết nhất trí được thông qua bởi Đại biểu Hội đồng nhân dân Tây Tạng.
E. Thành phần quan trọng của phương pháp Trung Đạo
Không tìm kiếm sự độc lập cho Tây Tạng, Chính quyền Trung ương Tây Tạng phấn đấu để thiết lập một thực thể chính trị bao gồm ba tỉnh truyền thống của Tây Tạng. Một thực thể như vậy nên được hưởng một địa vị tự trị khu vực quốc gia thực sự. Sự tự trị này phải được điều hành bởi cơ quan lập pháp được bầu cử phổ biến thông qua một tiến trình dân chủ, và phải có một hệ thống tư pháp độc lập. Ngay khi tình trạng trên được chính phủ Trung Quốc đồng ý, Tây Tạng sẽ không tìm cách tách rời, và vẫn ở trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cho đến khi Tây Tạng biến thành khu vực hòa bình và không bạo lực, chính phủ Trung Quốc có thể giữ một số lực lượng vũ trang ở Tây Tạng để bảo vệ nó. Chính phủ Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có trách nhiệm về các khía cạnh chính trị trong quan hệ quốc tế và bảo vệ Tây Tạng, trong khi người Tây Tạng nên quản lý tất cả các công việc khác liên quan đến Tây Tạng như tôn giáo và văn hoá, giáo dục, kinh tế, y tế, bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường. Chính phủ Trung Quốc nên chấm dứt chính sách vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng và chuyển dân số Trung Quốc sang các khu vực Tây Tạng. Để giải quyết vấn đề Tây Tạng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc theo đuổi chân thành và hòa giải với chính phủ Trung Quốc.
F. Các Đặc tính Đặc biệt của Phương pháp Trung Đạo
Trên thực tế, sự thống nhất và sự đồng tồn tại giữa các dân tộc Tây Tạng và Trung Quốc quan trọng hơn các yêu cầu chính trị của nhân dân Tây Tạng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã theo đuổi một chính sách Trung Đạo mà hai bên cùng có lợi, đó là một hướng đi chính trị vĩ đại. Bất kể qui mô dân số, kinh tế hay sức mạnh quân sự, sự bình đẳng về dân tộc có nghĩa là tất cả các dân tộc đều có thể cùng tồn tại một cách bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào dựa trên một quốc tịch nào đó là cao hơn hay tốt hơn quốc tịch khác. Như vậy, đó là một tiêu chí không thể thiếu để đảm bảo sự thống nhất giữa các dân tộc. Nếu các dân tộc Tây Tạng và Trung Quốc có thể cùng tồn tại trên cơ sở bình đẳng, điều này sẽ là cơ sở đảm bảo sự thống nhất của các dân tộc, sự ổn định xã hội và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có tầm quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Do đó, đặc điểm đặc biệt của Phương pháp Trung Đạo là nó có thể đạt được sự hòa bình thông qua bất bạo động, cùng có lợi, thống nhất dân tộc và ổn định xã hội.
Các bài liên quan: Kế hoạch Hoà bình Năm điểm, Đề xuất Strasbourg năm 1988, Strasbourg 2001.