Bước tới nội dung

ác

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
aːk˧˥a̰ːk˩˧aːk˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
aːk˩˩a̰ːk˩˧

Chữ Nôm

[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Danh từ

[sửa]

ác

  1. Con quạ.
    Ác tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. (tục ngữ)
  2. Miếng gỗ dùng để dòng dây go trong khung cửi.
    Cái ác ở khung cửi có hình con quạ
  3. Mặt trời.
    Trông ra ác đã ngậm gương non đoài (Truyện Kiều)
  4. (Ít dùng) Cái thóp trên đầu trẻ mới đẻ.
    Che cái ác cho cháu.
  5. (Thực vật học) Nhánh cây mới đâm ra.
    Cây mới trồng đã đâm nhánh ác.

Tính từ

[sửa]

ác

  1. tính hay làm khổ người khác.
    Thằng Tây nó ác lắm, đồng chí ạ (Nguyễn Đình Thi)
  2. Dữ dội, có tác hại.
    Trận rét này ác quá!
  3. Có ý trêu chọc, tinh nghịch.
    Câu nói ác.
    Cách chơi ác
  4. Từ mới dùng một cách thông tục chỉ sự đẹp, tốt.
    Cái xe ác quá!

Dịch

[sửa]

Tham khảo

[sửa]

Tiếng Việt trung cổ

[sửa]

Danh từ

[sửa]

ác

  1. Tính hay làm khổ người khác.
  2. Sự dữ dội, sự tác hại.

Đồng nghĩa

[sửa]

Tham khảo

[sửa]

Tiếng Mường

[sửa]

Danh từ

[sửa]

ác

  1. quạ.

Tính từ

[sửa]

ác

  1. ác.

Tham khảo

[sửa]
  • Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường - Việt[1], Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Hà Nội

Tiếng Quảng Lâm

[sửa]

Động từ

[sửa]

ác

  1. cắn.

Tiếng Tày

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]

Tính từ

[sửa]

ác

  1. độc ác.
  2. khỏe.

Tham khảo

[sửa]
  • Lương Bèn (2011) Từ điển Tày-Việt[[2][3]] (bằng tiếng Việt), Thái Nguyên: Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên