Bước tới nội dung

Tiếng Sotho

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sotho
Sesotho
Phát âm[sɪ̀sʊ́tʰʊ̀]
Sử dụng tại Lesotho
 Nam Phi
Tổng số người nóidưới 5 triệu người
Phân loạiNiger-Congo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Lesotho
 Nam Phi
Quy định bởiPan South African Language Board
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1st
ISO 639-2sot
ISO 639-3sot

Tiếng Sotho, cũng được gọi là Sesotho, Nam Sotho, hay Nam Sesotho,[1] là một ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Bantu vajc sử dụng chủ yếu tại Nam Phi, và tại đây nó là một trong 11 ngôn ngữ chính thức, tại Lesotho, nó là ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Sotho là một ngôn ngữ chắp dính nghĩa là sử dụng phụ tố, hậu tố và biến tố để tạo thành từ.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sotho là một ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Nam Bantu, thuộc Ngữ hệ Niger-Congo. Tiếng Sotho có quan hệ gần gũi nhất với ba ngôn ngữ chính của Nhóm ngôn ngữ Sotho-Tswana: Tiếng Tswana, Tiếng Bắc Sotho (Sesotho sa Leboa), và Tiếng Lozi. Sesotho là tên của ngôn ngữ này theo cách gọi bản địa và được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là trong Tiếng Anh Nam Phi và tại Lesotho. Ngôn ngữ này thỉnh thoảng cũng được gọi là Nam Sotho, chủ yếu để phân biệt với tiếng Bắc Sotho.

Nhóm ngôn ngữ Sotho-Tswana có quan hệ gần gũi với các nhóm ngôn ngữ Nam Bantu khác, bao gồm Tiếng Venḓa, Tiếng Tsonga, Tonga, và Nhóm ngôn ngữ Nguni, và có thể cả với Nhóm ngôn ngữ MakuaTanzaniaMozambique.

Phân bổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phân bổ tiếng Sotho tại Nam Phi: tỉ lệ người nói tiếng Sotho tại nhà.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong quá khứ cùng được gọi là Suto, hay Suthu, Souto, Sisutho, Sutu, hay Sesutu, theo phiên âm cách gọi bản địa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Batibo, H. M., Moilwa, J., and Mosaka N. 1997. The historical implications of the linguistic relationship between Makua and Sotho languages. In PULA Journal of African Studies, vol. 11, no. 1
  • Doke, C. M., and Mofokeng, S. M. 1974. Textbook of Southern Sotho Grammar. Cape Town: Longman Southern Africa, 3rd. impression. ISBN 0-582-61700-6.
  • Ntaoleng, B. S. 2004. Sociolinguistic variation in spoken and written Sesotho: A case study of speech varieties in Qwaqwa. M.A. thesis. University of South Africa.
  • Tšiu, W. M. 2001. Basotho family odes (Diboko) and oral tradition. M.A. thesis. University of South Africa

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Wiktionary
Wiktionary
Wiktionary có sẵn các định nghĩa trong:
Tiếng Sotho

Phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn]