Tiên Nhai Nghĩa Phạm
Sengai Gibon | |
---|---|
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trường phái | Đại thừa |
Tông phái | Thiền tông |
Lưu phái | Lâm Tế tông |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | tháng 4, Kan'en 3 (1750) |
Nơi sinh | Mino |
Mất | |
Ngày mất | 7 tháng 10, Tenpō 8 (4 tháng 11, 1837 (86–87 tuổi)) |
Nơi mất | Fukuoka |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | tì-kheo, họa sĩ, thư pháp gia |
Quốc gia | Nhật Bản |
Quốc tịch | Nhật Bản |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Một phần của loạt bài về |
Thiền sư Nhật Bản |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
Tiên Nhai Nghĩa Phạm (zh. 仙崖義梵, ja. sengai gibon), 1751-1837, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế (ja. rinzai-shū), hệ phái Diệu Tâm tự (ja. myōshin-ji). Sư nối pháp Thiền sư Nguyệt Thuyền Thiền Huệ (zh. 月船禪慧, ja. gessen zenne, 1702-1781).
Sư xuất gia năm 11 tuổi và Hành cước năm lên 19. Sau khi yết kiến Nguyệt Thuyền, Sư lưu lại tu học nơi đây và được Nguyệt Thuyền ấn khả. Sau đó Sư lại cất bước du phương, nhận lời trụ trì chùa Thánh Phúc (ja. shōfuku-ji), Thiền viện đầu tiên tại Nhật - được Thiền sư Minh Am Vinh Tây khai sáng năm 1195 - và trở thành vị trụ trì thứ 123 của thiền viện này.
Sư nổi danh vì phương pháp giáo hoá nghiêm khắc nhưng vô cùng hiệu nghiệm, những đặc tính được phản ánh lại trong những tác phẩm nghệ thuật thiền như Mặc tích và những bức tranh mực tàu của Sư—hiện rất được ưa chuộng trong giới hâm mộ Thiền trên khắp hoàn cầu.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |