Bước tới nội dung

Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa


Năm 1983 quy định: Đường kính của con dấu 06 cm, Trung ương khắc đồ án cái búa và cái liềm, do Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc làm ra và phân bố đi.


Năm 1999 quy định: Đường kính của con dấu 06 cm, Trung ương khắc quốc huy nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, do Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tự làm ra.

Phương châm hoặc Khẩu hiệu

Phục vụ cho người dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Nghe theo Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ huy, đạt tới đánh thắng trận, tác phong tốt vượt trội
Quân uỷ quản lí thống nhất mọi sự việc, chiến khu cầm đầu mọi cuộc giao chiến, quân chủng cầm đầu mọi cuộc xây dựng

Nhân viên hợp thành
Chủ tịch Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch Hà Vệ Đông
Trương Hựu Hiệp
Uỷ viên Lưu Chấn Lập
Miêu Hoa
Trương Thăng Dân
Tổng quan cơ cấu
Cơ quan chủ quản Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (và Uỷ ban thường vụ của nó)
Loại hình hình thành Cơ quan lãnh đạo quân sự tối cao của lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốcnước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Cấp hành chính Cấp chính quốc gia
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hiến pháp nước Cộng hào Nhân dân Trung Hoa
Luật quốc phòng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Điều thứ tám của Luật chống chia cắt quốc gia (tiếp thu chọn lấy phương thức phi hoà bình và biện pháp cần thiết khác cốt để bảo vệ chủ quyền quốc gia và hoàn toàn trọn vẹn lãnh thổ)

Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Uỷ ban Kiểm tra Kỉ luật Quân uỷ Trung ương Trung Quốc
Cơ quan làm việc Trụ sở làm việc Quân uỷ Trung ương Trung Quốc
Phương thức liên hệ
Chỗ ở của Thủ trưởng Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng và Nhà nước Trung Quốc
Địa chỉ thực tế Ngọc Tuyền San, quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Quân uỷ Trung ương Trung Quốc
 Địa chỉ thực tế Nơi sâu hàng trăm mét dưới mặt đất ở núi Kim (lại gọi thêm tên núi Đại Chiêu) của phía tây nam xóm Đổng Tứ Mộ, khu phố Sương Hồng Kì, đường Cầu Thanh Long, quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Đại lầu 01 Tháng 8
 Địa chỉ 39°54′27″B 116°19′16″Đ / 39,9075°B 116,321°Đ / 39.9075; 116.321
Địa chỉ Số 07 đường Phục Hưng, quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Duyên cách cơ cấu
Tên cũ
1925–1925 Uỷ ban Vận động Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1925–1926 Ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1926–1927 Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1927–1928

Cục Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

1928–1930 Ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1930–1931 Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1931–1937 Uỷ ban Quân sự Cải cách Trung ương nước Cộng hoà Xô-viết Trung Hoa
1937–1945 Uỷ ban Quân sự Cải cách Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1945–1949 Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1949–1949 Uỷ ban Quân sự Cải cách Nhân dân Trung Quốc
1949–1954 Trung Quốc Uỷ ban Quân sự Cải cách Nhân dân Chính phủ Nhân dân Trung ương
1954–1975 Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc Uỷ ban Quốc phòng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
1975–1983 Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1983–nay Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Tư liệu hình ảnh


Đại lầu 01 Tháng 8, ảnh thu lấy từ Đàn Thế kỉ Trung Hoa

Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa[1] (chữ Trung phồn thể: 中國共產黨和中華人民共和國中央軍事委員會, chữ Trung giản thể: 中国共产党和中华人民共和国中央军事委员会, Hán - Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng hòa Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Trung ương Quân sự Uỷ viên hội), tên thường gọi Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng và Nhà nước Trung Quốc, tên gọi giản lược Quân uỷ Trung ương Trung Quốc hoặc Quân uỷ Trung Quốc, là tên gọi chung của cơ cấu lãnh đạo quân sự tối cao của lực lượng vũ trang Đảng Cộng sản Trung Quốcnước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.[2] Trên thực tế bao gồm hai cơ cấu bên dưới:

Năm 1983, sau khi Quân ủy Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, nhân viên hợp thành của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcQuân ủy Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giống nhau cơ bản, trên thật tế là "một cơ cấu, hai nhãn hiệu". Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm và cách chức. Quân ủy Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bầu và cách chức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ Quân uy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 10 năm 1925, Hội nghị lần thứ 4 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) họp mở rộng và ra nghị quyết thành lập Ủy ban chiến dịch quân sự trung ương.
  • Tháng 12 năm 1925, Ủy ban Chiến dịch quân sự Trung ương đổi tên thành Ban Quân sự Trung ương do Chu Ân Lai lãnh đạo.
  • Cuối năm 1926, Ban Quân sự Trung ương đổi tên thành Quân ủy Trung ương do Chu Ân Lai làm Tổng Thư ký.
  • Tháng 11 năm 1927, Bộ Chính trị lâm thời CPC quyết định cải tổ cơ quan này thành "Ban Khoa học quân sự".
  • Tháng 7 năm 1928, Đại hội lần thứ 6 CPC quyết định phục hồi Quân ủy Trung ương. Chu Ân Lai trở lại làm Tổng Thư ký cơ quan này.
  • Tháng 3 năm 1930, Trung ương CPC quyết định "Quân ủy Trung ương", là cơ quan lãnh đạo cao nhát về quân sự của Đảng, do Chu Ân Lai làm Bí thư.
  • Tháng 11 năm 1931, Trung Quốc học theo cách làm của Liên Xô, cải tổ Quân ủy Trung ương thành "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương". Chu Đức được Bộ Chính trị chỉ định làm Chủ tịch lâm thời.
  • Tháng 2 năm 1936, Tư lệnh các Phương diện quân 1, 2, 4 và 8 bầu Mao Trạch Đông làm Chủ tịch "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương".
  • Tháng 5 năm 1945, tại Đại hội CPC lần thứ 7, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Đảng. Theo Điều lệ mới của CPC, Mao Trạch Đông là Chủ tịch "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương".
  • Đầu năm 1946, "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương" đổi tên thành "Ủy ban Quân sự Cách mạng nhân dân Trung Quốc".
  • Tháng 10 năm 1949, theo Luật Tổ chức chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, "Ủy ban Quân sự Cách mạng nhân dân Trung Quốc" đổi thành "Ủy ban Quân sự Cách mạng của Chính phủ CHND Trung Hoa".
  • Ngày 28 tháng 9 năm 1954, "Ủy ban Quân sự Cách mạng của Chính phủ CHND Trung Hoa" cải tổ thành Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mao Trạch Đông chỉ định Chu Đức làm Chủ tịch. Các thành viên gồm có: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Trần Nghị, Đặng Tiểu Bình, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh TrănDiệp Kiếm Anh.
  • Tại Hội nghị toàn thể Trung ương CPC lần thứ 11, khóa VIII (tháng 8 năm 1966), chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc được trao cho Lâm Bưu, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]
  • Năm 1971, Chu Ân Lai tạm quyền Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[3]
  • Năm 1976, Mao Trạch Đông qua đời, Hoa Quốc Phong được bầu làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn Diệp Kiếm Anh làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[3]
  • Năm 1978, Đặng Tiểu Bình được phục hồi chính trị và giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[3]
  • Từ năm 1979 đến năm 1989, Đặng Tiểu Bình liên tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trong khi lần lượt Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]
  • Năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn, chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc được trao cho Giang Trạch Dân.[3]
  • Năm 2002, Giang Trạch Dân thôi các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến năm 2004 thì trao lại cho Hồ Cẩm Đào.[3]
  • Từ năm 2004 tới năm 2012, Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Với chức vụ mới này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đảm nhiệm trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo thứ tư của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.[3]

Tên gọi qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1925-1925, Ủy ban Vận động Quân sự Trung ương Trung Cộng.
  • 1925-1926, Bộ Quân sự Trung ương Trung Cộng
  • 1926-1927, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Cộng
  • 1927-1928, Khoa Quân sự Trung ương Trung Cộng
  • 1928-1930, Bộ Quân sự Trung ương Trung Cộng
  • 1930-1931, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Cộng
  • 1931-1937, Ủy ban Quân sự Trung ương Cách mạng Cộng hòa Xô viết Trung Quốc
  • 1937-1945, Ủy ban Quân sự Trung ương Cách mạng Trung Cộng
  • 1945-1949, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Cộng
  • 1949-1949, Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc
  • 1949-1954, Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân của Chính phủ Nhân dân Trung ương
  • 1954-1975, Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • 1975-1983, Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • 1983-nay, Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chức năng nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng chính của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là lãnh đạo và thực thi sự chỉ huy thống nhất đối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc, bao gồm: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc và lực lượng dân binh Trung Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân là lực lượng thường trực của Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Lực lượng Cảnh sát Vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Dân binh là quần chúng, không thoát ly khỏi sản xuất.[3]

Đảng uỷ các cấp trong lực lượng vũ trang Trung Quốc là hạt nhân lãnh đạo thống nhất đối với các tổ chức, cơ quan, các lĩnh vực hoạt động của các lực lượng vũ trang thuộc cấp mình quản lý. Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiêm cấm các đảng phái, các tổ chức chính trị thành lập cơ sở của họ trong quân đội, ngoại trừ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.[3]

 

Cơ chế hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên của cơ quan này không do bầu cử mà do chỉ định. Hiến pháp Trung Quốc quy định chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc (mà trực tiếp là Bộ Chính trị) mới có quyền chỉ định thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Cơ chế hoạt động của Quân ủy Trung ương Trung Quốc có một số điểm gần giống với Hội đồng Quốc phòng & An ninh của Việt Nam hiện nay nhưng điểm khác biệt rõ nhất là: Hội đồng Quốc phòng & An ninh của Việt Nam là cơ quan có tính chất lâm thời, cố vấn cho Chủ tịch nước trong những vấn đề quốc phòng và việc thống lĩnh quân đội và chỉ được triệu tập khi có tình huống quốc phòng trong khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc là cơ quan thường trực, hoạt động định kỳ, thường xuyên. Quân ủy Trung ương Trung Quốc đóng vai trò thống lĩnh các lực lượng vũ trang Trung Quốc còn Chủ tịch Quân ủy Trung ương là người thống lĩnh tối cao.

Quân ủy Trung ương gồm 11 thành viên thường trực, 9 thành viên không thường trực, trong đó có 18 thành viên là quân nhân và 2 thành viên dân sự được bố trí vào các chức vụ như sau:

  • Chủ tịch Quân ủy Trung ương: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
  • Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương: thường là 2 người
  • Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương:
  • Ủy viên Quân ủy Trung ươngː

Tất cả các thành viên Quân ủy Trung ương đều do Ban Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định. Các thành viên dự thính gồm Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Cảnh sát vũ trang, Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng và Viện trưởng Viện Hàn lâm, Khoa học quân sự. Việc bổ nhiệm thành viên Quân ủy Trung ương dược thực hiện theo nguyên tắc "7 lên, 8 xuống". Nghĩa là tuổi bổ nhiệm tối đa là 67 tuổi, tuổi mãn nhiệm là 68 tuổi.

Quân ủy Trung ương Trung Quốc bàn bạc và quyết định tất cả các vấn đề về quân sự và quốc phòng của đất nước mà không cần phải tham vấn ý kiến của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội hoặc Chính hiệp. Trong nghị sự, chỉ có các thành viên thường trực mới có quyền biểu quyết. Quân ủy Trung ương Trung Quốc có một văn phòng thường trực riêng giúp cho việc hoạt động thường xuyên, định kỳ, là cơ quan đầu mối ngang bộ.

Sau năm 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân ủy Trung ương Trung Quốc được cải tổ toàn diện thực hiện theo cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp quân ủy hình thành cục diện Quân ủy quản Tổng, Chiến khu chủ chiến, Quân chủng chủ kiến (xây dựng).[4]

  • Quân ủy quản Tổng tức là 4 cơ quan trực thuộc trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị được cơ cấu lại thành 15 đơn vị trực thuộc Quân ủy trung ương gồm 1 văn phòng, 6 bộ, 3 ủy ban và 5 cục trực thuộc.[4]
  • Quân chủng chủ kiến ngoài thiết lập Quân chủng Lục quân ra, cộng thêm các Quân chủng vốn có là Không quân, Hải quân,  Pháo II, chỉ làm chức năng hàng ngày xây dựng quân đội, không còn đảm nhiệm chỉ huy tác chiến, có thể sẽ xóa bỏ Bộ tác chiến của các quân chủng.[4]
  • Chiến khu chủ chiến là 5 Chiến khu chiến lược Trung, Đông, Tây, Bắc, Nam, (7 Đại quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô và Lan Châu hiện nay sẽ điều chỉnh lại và thiết lập thành 5 Chiến khu chiến lược), sau khi chỉnh hợp sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy tác chiến liên hợp trong khu phụ trách, không còn quản lý công tác hàng ngày bộ đội, chỉ có đủ công năng Tư lệnh, quy mô cơ quan sẽ thu gọn nhiều.[4]

Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định mục tiêu của việc cải cách quân đội từ năm 2016 là xây dựng một đội quân lớn mạnh của Đảng trong tình hình mới; động viên toàn quân và lực lượng ở các lĩnh vực kiên định lòng tin, quy tụ ý chí, thống nhất tư tưởng và hành động, thực thi toàn diện chiến lược cải cách quân đội lớn mạnh, kiên định đi theo con đường xây dựng quân đội hùng mạnh mang đặc sắc Trung Quốc. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội. Từ bỏ hoàn toàn mô hình quân đội hiện nay (vốn theo mô hình của Liên Xô). Nâng cao năng lực tác chiến, xây dựng một quân đội tinh nhuệ, có thể giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, tương xứng với vị thế quốc tế, những lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc.[5]

  • Xây dựng hệ thống lãnh đạo và chỉ huy tác chiến liên hợp gồm 3 lớp "Quân ủy Trung ươngChiến khuQuân đoàn và người lính"[5]
  • Xây dựng hệ thống quản lý và xây dựng gồm 3 lớp "Quân ủy Trung ươngQuân chủngQuân đoàn và người lính" [5]

Lãnh đạo hiện nay (khóa 20, 2022—2027)

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ tịch
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch
Ủy viên

Quan hệ giữa chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương với các chức vụ cao cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ trước năm 1949, khi chức vụ Chủ tịch quân ủy Trung ương được lập ra năm 1925, Trần Độc Tú giữ cả hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau Hội nghị Tuân Nghĩa tháng 7 năm 1927, Trần Độc Tú bị hạ bệ, Chu Ân Lai là Bí thư trưởng, Cù Thu Bạch phụ trách trung ương (trong địch hậu), Mao Trạch Đông được cử làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Từ năm 1930 đến 1943, lần lượt Cù Thu Bạch, Vương Minh, Tần Bang Hiến (tức Bác Cổ), Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) giữ chức vụ Tổng bí thư nhưng chức vụ Chủ tịch Quân ủy trung ương vẫn do Mao Trạch Đông liên tục nắm giữ. Đến năm 1943, tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 20 tháng 3 năm 1943 ở Diên An, các chức vụ Chủ tịch ủy ban Trung ương, Chủ tịch Bộ Chính trị, Chủ tịch Ban Bí thư được đặt ra và Mao Trạch Đông giữ tất cả các chức vụ này cùng với chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương cho đến năm 1965, bất chấp những sai lầm của ông trong thời kỳ "Đại nhảy vọt.

Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa 8 (tháng 8 năm 1966), chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương được trao cho Lâm Bưu, phó Chủ tịch Đảng. Năm 1971, Lâm Bưu làm phản và chạy trốn, bị rơi máy bay, chết ở Mông Cổ, Chu Ân Lai tạm quyền Chủ tịch quân ủy trung ương. Năm 1976, Mao Trạch Đông chết, bè lũ 4 tên bị đem ra xét xử. Hoa Quốc Phong được bầu là Chủ tịch Đảng nhưng Diệp Kiếm Anh được chỉ định là Chủ tịch quân ủy Trung ương. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình được phục hồi và giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Từ năm 1979 đến năm 1989, lần lượt Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương làm Tổng bí thư nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông chỉ trao chức vụ này cho Giang Trạch Dân năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn. Năm 2002, Giang Trạch Dân thôi các chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhưng vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến năm 2004 mới trao lại cho Hồ Cẩm Đào.

Mối quan hệ giữa Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương phân rõ chức năng của Nhà nước và của Đảng. Thực hiện chủ trương đó, Hiến pháp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1982 quy định thành lập Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây không phải là cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà là cơ quan Nhà nước lãnh đạo tập thể về quân sự, do Hiến pháp Trung Quốc quy định về tổ chức, cơ chế hoạt động, thành viên..., mang tính chất của một cơ quan đại nghị quân sự.[3]

Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một trong những cơ quan lãnh đạo cao nhất của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ngang cấp với Hội đồng nhà nước, Toà án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc bầu ra, theo đề cử của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]

 

Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với các Lực lượng vũ trang Trung Quốc, nên tất cả các thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng đồng thời là thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Do đó, trên thực tế, hai cơ quan này là một.[3] Tuy vậy, để phân biệt, các tài liệu vẫn ghi vắn tắt Trung ương Quân ủy (tài liệu tiếng Việt là "Quân ủy Trung Quốc" hoặc "Quân ủy Trung Cộng") để chỉ cơ quan lãnh đạo quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Quốc gia Quân ủy (tài liệu tiếng Việt là "Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc") để chỉ cơ quan lãnh đạo quân sự của Nhà nước Trung Quốc.

Trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc đang xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang những đặc điểm riêng trong điều kiện kinh tế thị trường, cải cách, mở cửa, chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp trong cũng như ngoài nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc kiên trì nguyên tắc cơ bản Đảng lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội. Do đó, Trung ương Quân ủy có vai trò và vị trí quan trọng hơn so với Quốc gia Quân ủy.[3]

Tổ chức Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ngành dọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đảng Cộng sản Trung Quốc là cao nhất
  • Đảng bộ Quân ủy Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc là tổ chức Đảng bộ cao nhất trong lực lượng vũ trang bao gồm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung QuốcLực lượng Dân quân Trung Quốc.
  • Đảng bộ Chiến khu/Quân chủng và tương đương thuộc Đảng bộ Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
  • Đảng bộ Bộ Tư lệnh Ngành (Lục quân, Hải quân, Không quân) và tương đương thuộc Đảng bộ Chiến khu/Quân chủng.
  • Đảng bộ Quân đoàn và tương đương thuộc Đảng bộ Bộ Tư lệnh Ngành.
  • Đảng bộ Lữ đoàn và tương đương thuộc Đảng bộ Quân đoàn.
  • Đảng bộ Tiểu đoàn và tương đương thuộc Đảng bộ Lữ đoàn.
  • Đảng bộ Đại đội và tương đương thuộc Đảng bộ Tiểu đoàn.
  • Chi bộ Trung đội và tương đương thuộc Đảng bộ Đại đội.

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2016, tổ chức lãnh đạo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được cải tổ lại. Đối với Quân ủy Trung ương, vẫn giữ cơ cấu như hiện nay (gồm: Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và 8 ủy viên). Chủ tịch Quân ủy Trung ương có quyền chỉ huy tối cao và tuyệt đối, thông qua Bộ Tham mưu Liên hợp - cơ quan chỉ huy tác chiến của 5 chiến khu, 5 quân chủng thực hiện nhiệm vụ tác chiến liên hợp và xây dựng lực lượng. Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất trong Quân ủy Trung ương là 4 cơ quan trực thuộc trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị được cơ cấu lại thành 15 đơn vị trực thuộc Quân ủy trung ương, bao gồm 1 văn phòng, 6 bộ, 3 ủy ban và 5 cục trực thuộcː[5][6][7][8]

Điều hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Khối Cơ quan chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
Toàn cảnh cơ cấu tổ chức Lực lượng Vũ trang Trung Quốc 2023 - Tài liệu pdf

Khối Quân chủng

[sửa | sửa mã nguồn]
Địa[liên kết hỏng] bàn 5 Chiến khu của Quân đội Trung Quốc sau năm 2016.[9]

Khối Chiến khu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học và Viện Hàn lâm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lực lượng hỗ trợ hậu cần trung ương (中央军委联勤保障部队)

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quân ủy Trung ương Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quân ủy Trung ương Trung Quốc - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 2023


Quân ủy Trung ương qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trang chủ Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lưu trữ 2017-05-06 tại Wayback Machine
  • “Central Military Commission”. SinoDefence.com. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2007.
  • “Chinese parliament approves premier, CMC vice-chairmen”. news.xinhuanet.com/english. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2008.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “中共中央、全国人大常委会、国务院、全国政协、中央军委告全党全军全国各族人民书”. zh.wikisource.org (bằng tiếng Trung). 维基文库,自由的图书馆. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ 美国之音. “中国设"国家监察委员会"强化中央集权”. 美国之音中文网 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n “Vài nét về tổ chức Quân ủy Trung ương của Trung Quốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ a b c d “Triển khai thực hiện phương án cải cách quân đội Trung Quốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ a b c d “Vài nét về việc Trung Quốc cải cách quân đội”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ “Về các cải cách quân đội toàn diện của Trung Quốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “Trung Quốc cải tổ các cơ quan chỉ huy quân đội”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ “Trang chủ Bộ Quốc phòng Trung Quốc - Tổ chức”.
  9. ^ “Tại sao Quân đội Trung Quốc giải tán 5 tập đoàn quân?”.