Bước tới nội dung

HMS Searcher (D40)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu sân bay hộ tống HMS Searcher (D40)
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS AVG-22 [1]
Xưởng đóng tàu Seattle-Tacoma Shipbuilding Corporation
Đặt lườn 20 tháng 2 năm 1942 [2]
Hạ thủy 20 tháng 6 năm 1942 [3][4]
Số phận Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Searcher
Nhập biên chế 7 tháng 4 năm 1943
Xuất biên chế 7 tháng 2 năm 1946
Số phận
Lịch sử
Ensign and flag of GreeceHy Lạp
Tên gọi
  • SS Captain Theo
  • SS Oriental Banker
Chủ sở hữu J & A T Vatis
Trưng dụng 1952
Số tàu Số IMO: 6116575 [3]
Số phận Bán cho Tung Chao Yung 1966
Lịch sử
Flag of ROCĐài Loan
Tên gọi SS Oriental Banker
Chủ sở hữu Tung Chao Yung
Trưng dụng 1966
Số tàu Số IMO: 6116575 [3]
Số phận Bị tháo dỡ 21 tháng 4 năm 1976 tại Đài Loan
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp Attacker
Trọng tải choán nước
  • Searcher: 14.400 tấn
  • Captain Theo: 7.129 tấn
  • Oriental Banker: 10.542 tấn[3]
Chiều dài 149,8 m (491 ft 6 in)
Sườn ngang 32 m (105 ft)
Mớn nước 7,9 m (26 ft)
Công suất lắp đặt 8.500 mã lực (6,3 MW)
Động cơ đẩy
Tốc độ 33,3 km/h (18 knot)
Thủy thủ đoàn 646
Vũ khí
Máy bay mang theo 20
Hệ thống phóng máy bay 2 × thang nâng

HMS Searcher (D40) là một tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Bogue của Hải quân Hoa Kỳ, được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, và đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như một chiếc thuộc lớp Ruler. Sau chiến tranh nó được hoàn trả cho Mỹ, và được bán để hoạt động hàng hải thương mại tư nhân dưới tên gọi Captain Theo và sau đó là Oriental Banker. Nó bị tháo dỡ tại Đài Loan vào năm 1976.

Thiết kế – Chế tạo – Chuyển giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Searcher được đặt lườn vào ngày 20 tháng 2 năm 1942, theo hợp đồng của Ủy ban Hàng hải Hoa Kỳ, tại xưởng đóng tàu của hãng Seattle-Tacoma Shipbuilding Corporation tại Seattle, như là tàu sân bay hộ tống ký hiệu USS AVG-22; nó được hoàn tất tại hãng Commercial Iron WorksPortland, Oregon. Nó được chuyển cho Anh Quốc theo chương trình Cho thuê-cho mượn khi hoàn tất vào ngày 20 tháng 6 năm 1942, và được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS Searcher vào ngày 7 tháng 4 năm 1943.[1]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1943 Searcher hoạt động chủ yếu tại vùng biển nhà như một tàu sân bay tiêm kích. Vào cuối tháng 12 năm 1943, nó hoạt động hộ tống cho các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương đến Hoa Kỳ, và đi đến Norfolk vào ngày 2 tháng 1 năm 1944. Searcher từng tham gia cuộc tấn công thiết giáp hạm Đức Tirpitz trong thành phần của Hạm đội Nhà tiến hành Chiến dịch Tungsten, trong đó vai trò của nó là hỗ trợ tiêm kích tuần tra chiến đấu. Đến tháng 8 năm 1944, nó tham gia Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp.[1]

Vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, máy bay từ các tàu sân bay hộ tống Searcher, QueenTrumpeter đã đánh chìm tàu ngầm Đức U-711 trong cảng Kilbotn tại vùng Bắc Cực gần Harstad thuộc Na Uy.[2] Máy bay ném bom-ngư lôi Avenger được hộ tống bởi máy bay tiêm kích Wildcat đã tấn công chiếc tàu tiếp liệu tàu ngầm Black Watch, tàu tiếp tế Senjatàu phòng thủ duyên hải HNoMS Harald Haarfagre của Na Uy trước đây, được Đức cải tạo thành tàu phòng không Thetis. U-711 đang cặp bên mạn chiếc Black Watch khi nó bị đánh chìm ở tọa độ 68°43.717′B 16°34.600′Đ / 68,728617°B 16,576667°Đ / 68.728617; 16.576667 bởi bom nhắm vào Black Watch. Black WatchSenja cũng bị đánh chìm trong trận này. Đây là chiếc U-Boat cuối cùng bị đánh chìm bởi Không lực Hải quân Hoàng gia,[1] và cũng là cuộc không kích cuối cùng trong chiến tranh tại châu Âu.

Sau đó Searcher được gửi sang Viễn Đông để tham gia Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc, nhưng nó chỉ đến nơi vào giữa tháng 8 khi chiến tranh đã kết thúc.[1]

Sau chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Searcher được hoàn trả cho Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 11 năm 1945. Nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 3 năm 1946, và được bán vào ngày 7 tháng 2 năm 1946 để hoạt động hàng hải dân sự.[4]

Nó được bán cho hãng tày Hy Lạp J & A T Vatis, và được đổi tên thành Captain Theo vào năm 1952. Nó được bán một lần nữa vào năm 1966 cho hãng tàu Trung Quốc Tung Chao Yung, được đổi tên thành Oriental Banker.[4]

Oriental Banker bị tháo dỡ tại Cao Hùng, Đài Loan,[3] bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 năm 1976.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “HMS Searcher, Escort Fighter Carrier at the Fleet Air Arm archive”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ a b U-711 at Uboat.net”. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ a b c d e Haworth, R (2006). [www.miramarshipindex.org.nz “Miramar Ship Index – Single Ship Report "6116575"”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Miramar Ship Index. Truy cập 21 tháng 6 năm 2009.
  4. ^ a b c d “World Aircraft Carrier List - HMS Searcher. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.

Bản mẫu:Tàu Kiểu C3-S-A1