Bước tới nội dung

HMS Raleigh (1919)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu tuần dương Anh Quốc HMS Raleigh mắc cạn tại Point Amour năm 1922
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Raleigh
Đặt tên theo Walter Raleigh
Đặt hàng tháng 12 năm 1915
Xưởng đóng tàu William Beardmore & Company, Dalmuir
Đặt lườn 9 tháng 12 năm 1915
Hạ thủy 28 tháng 8 năm 1919
Nhập biên chế 1921
Xóa đăng bạ 1926
Số phận Mắc cạn ngoài khơi Point Amour, vịnh Forteau, Labrador, 8 tháng 8 năm 1922
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Hawkins
Trọng tải choán nước
  • 9.750 tấn (tiêu chuẩn)
  • 12.190 tấn (đầy tải) [1]
Chiều dài
  • 172,2 m (565 ft) (mực nước)
  • 184,4 m (605 ft) (chung) [1]
Sườn ngang
  • 17,7 m (58 ft) (mực nước)
  • 19,8 m (65 ft) (chung)
Mớn nước
  • 5,3 m (17 ft 3 in) (tiêu chuẩn)[1]
  • 6,2 m (20 ft 6 in) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 10 × nồi hơi ống nước Yarrow đốt dầu,
  • 4 × trục
  • công suất 70.000 mã lực (52,2 MW)
Tốc độ 57,4 km/h (31 knot)
Tầm xa
  • 10.000 km ở tốc độ 25,9 km/h
  • (5400 hải lý ở tốc độ 14 knot) [1]
Tầm hoạt động 2.186 tấn dầu đốt
Thủy thủ đoàn 690 (tiêu chuẩn),[1] 800+ (thời chiến)
Vũ khí
Bọc giáp
  • Đai giáp chính:
  • 38-64 mm (1½–2½ inch) phía trước
  • 76 mm (3 inch) giữa tàu
  • 38-57 mm (1½–2 inch) phía sau
  • Đai trên:
  • 38 mm (1½ inch) phía trước
  • 51 mm (2 inch) giữa tàu
  • Sàn trên:
  • 25-38 mm (1-1½ inch) bên trên nồi hơi
  • Sàn chính:
  • 25-38 mm (1-1½ inch) bên trên động cơ
  • 25 mm (1 inch) bên trên bánh lái
  • Tháp pháo:
  • 51 mm (2 inch) mặt trước
  • 25 mm (1 inch) bệ và hông

HMS Raleigh là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc thuộc lớp Hawkins. Nó được đưa vào hoạt động trong thành phần Hải đội Đại Tây Dương Anh Quốc vào năm 1921, và chỉ hoạt động được hơn hơn một năm trước khi bị mất do mắc cạn ngoài khơi Labrador năm 1922.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Raleigh có trọng lượng rẽ nước khi đầy tải là 12.000 tấn Anh (12.000 t), chiều dài chung 605 ft (184 m) và một thủy thủ đoàn 700 người. Nó là chiếc duy nhất trong lớp Hawkins được trang bị hệ thống động lực với công suất 70.000 shp (52.000 kW), và trong chuyến đi chạy thử máy ngoài khơi đảo Arran từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1920, nó đã đạt đến tốc độ thiết kế 31 kn (36 mph; 57 km/h) ở công suất tối đa 71.350 shp (53.210 kW). Với một nửa công suất, 35.000 shp (26.000 kW), chiếc tàu tuần dương vẫn có thể ạt được tốc độ 28 kn (32 mph; 52 km/h).[2] Sau chuyến đi chạy thử máy Raleigh được đưa đến Devonport để hoàn tất như một soái hạm.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 1922, Sir William Christopher Pakenham là Đô đốc Tư lệnh Lực lượng Mỹ và Tây Ấn của Hải quân Hoàng gia Anh, và ông chọn HMS Raleigh làm soái hạm của mình. Sir Arthur Bromley là chỉ huy của chiếc HMS Raleigh, và người ta cho rằng sự cẩu thả của ông đã làm mất con tàu. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1922, Thuyền trưởng Bromley phóng nhanh con tàu của mình qua làn sương mù dày đặc và đã bị mắc cạn tại Point Amour trong vịnh Forteau thuộc Labrador. Mười một thủy thủ đã bị rơi xuống nước do tai nạn này.

Con tàu tuần dương bị xem là mất hoàn toàn. Nó tiếp tục bị mắc cạn ở tư thế thẳng đứng trong bốn năm; và trong giai đoạn này nó được tháo dỡ mọi thứ còn có ích. Sau cùng nó được phá hủy bằng chất nổ vào tháng 9 năm 1926.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Whitley 1995 trang 77.
  2. ^ Raven and Roberts, British Cruisers of World War Two (London: Arms & Armour Press, 1980), trang 60: cho biết nó đạt được tốc độ 31 knot nhưng những chi tiết khác của cuộc chạy thử máy không được đề cập đến. Thực ra chi tiết của chuyến đi chạy thử máy được ghi nhận trong Engineering, số 24 tháng 9 năm 1920.
  3. ^ M. J. Whitley, Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia (London: Arms & Armour Press, 1995), trang 80: cho rằng Raleigh bị phá nổ vào tháng 7 năm 1928 bởi một nhóm kỹ thuật của HMS Calcutta.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Raven and Roberts, British Cruisers of World War Two, London: Arms & Armour Press, 1980.
  • Whitley, M. J., Cruisers of World War Two, Brockhampton Press, Great Britain: 1995. ISBN 1-86019-874-0