Ubba
Ubba (Tiếng Bắc Âu cổ: Ubbi) (mất năm 878) là một người Viking thế kỷ thứ 9 và là một trong các thủ lĩnh của Đại Quân Ngoại đạo đã xâm lược nước Anh Anglo-Saxon vào những năm 860.[note 1] Đại Quân có lẽ là tập hợp của những đạo quân nhỏ lẻ đến từ Scandinavia, Ireland, vùng Biển Ireland và châu Âu lục địa. Cũng có bằng chứng chỉ ra rằng một phần của đạo quân vốn đến từ Frisia, nơi một số thủ lĩnh Viking được người Frank ban thưởng thái ấp. Một số nguồn miêu tả Ubba là dux của người Frisia, có thể đã chứng minh rằng Ubba làm giàu bằng cách thu thuế từ người Frisia.
Vào năm 865, Đại Quân này, do Ivar the Boneless dẫn dắt, trú đông ở Vương quốc Đông Anglia, trước khi xâm lược và tiêu diệt Vương quốc Northumbria. Năm 869, sau khi nhận tiền cống nạp từ người Mercia, người Viking tiếp tục chinh phạt người Đông Anglia, và giết vua của họ trong cuộc chiến này, Edmund, người mà sau này được tôn làm thánh và người tuẫn đạo. Dù những nguồn sử gần với thời kỳ này không hề nói rằng Ubba có tham gia chiến dịch trên, một số nguồn sử sau này, ít tin cậy hơn lại cho rằng Ubba có liên quan đến việc Edmund tuẫn đạo. Sau này, Ivar và Ubba trở thành hai hình mẫu được sử dụng khi người ta muốn nói đến người Viking xâm lược và kẻ thù của Thiên Chúa giáo. Do vậy, Ubba có xuất hiện trong một số nguồn tiểu sử các vị thánh kể về các thánh Anglo-Saxon và các nguồn khác thuộc giáo hội, tuy tính tin cậy không cao. Các nguồn sử không cùng thời cũng cho rằng Ivar và Ubba có liên hệ với truyền thuyết về Ragnar Lodbrok, một nhân vật bí ẩn trong lịch sử. Có lý do để cho rằng giáo phái của Edmund chịu trách nhiệm chấp nhận những người định cư từ Scandinavia đến sống ở nước Anh Anglo-Saxon, truyền thuyết về Ragnar Lodbrok có lẽ bắt nguồn từ việc người ta cố gắng giải thích lý do tại sao những người định cư lại tìm đến đây. Ubba hầu như không tồn tại trong các nguồn sử Iceland truyền thống về Ragnar Lodbrok.
Sau khi vương quốc Đông Anglia sụp đổ, quyền lãnh đạo Đại Quân dường như đã rơi vào tay Bagsecg và Halfdan, những người đã chiến đấu chống lại người Mercia và người Tây Saxon. Vào năm 873, người ta ghi nhận là Đại Quân đã tách ra thành hai đạo quân. Trong khi Halfdan cùng những người ủng hộ ông ở lại Northumbria, đạo quân dưới trướng Guthrum, Oscytel và Anwend tiếp tục hành quân về phương Nam và tấn công người Tây Saxon. Trong mùa đông hai năm 877–878, Guthrum tiến hành chiến dịch tấn công chớp nhoáng tiến sâu vào lãnh thổ Wessex. Có bằng chứng cho rằng chiến dịch này được thực hiện cùng lúc với chiến dịch của một đạo quân Viking khác tại Devon. Đạo quân còn lại này, theo ghi chép thì đã bị tiêu diệt ở Arx Cynuit vào năm 878. Theo một nguồn sử đương thời, lực lượng này do một người anh em của Ivar và Halfdan dẫn dắt, và một số nguồn sử sau này xác nhận rằng đó chính là Ubba.
Nguồn gốc của Ubba và Đại Quân
[sửa | sửa mã nguồn]Vào giữa thế kỷ thứ 9, một đạo quân Viking xâm lược cập bến nước Anh Anglo-Saxon. Phiên bản ra đời sớm nhất của Sử thi Anglo-Saxon, kéo dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12, miêu tả đội quân xâm lược là "micel here",[10] một cụm từ tiếng Anh cổ có thể được dịch ra là "đội quân đông đảo"[11] hay "đội quân hùng hậu". Các bằng chứng khảo cổ và tài liệu gợi ý rằng đây không phải là một lực lượng thống nhất, mà giống như tập hợp của nhiều nhóm chiến binh đến từ nhiều vùng khác nhau hơn.[12]
Nguồn gốc chính xác của Đại Quân vẫn chưa được rõ.[13] Biên niên sử Anglo-Saxon đôi khi xác định đội quân Viking là người Đan Mạch.[14] Tác phẩm Vita Alfredi thế kỷ thứ 10 dường như cho rằng đội quân này đến từ Đan Mạch.[15] Chronicon Æthelweardi thế kỷ thứ 10 có lẽ đã chứng minh nguồn gốc Scandinavia của những kẻ xâm lược, do có nói rằng "các hạm đội của bạo chúa Ivar" đã đến nước Anh Anglo-Saxon từ "phương Bắc".[16] Vào giữa thế kỷ thứ 9, kẻ mang tên Ivar (mất năm 869/870?)[17] là một trong những thủ lĩnh Viking sừng sỏ nhất tại Anh và Ireland.[18]
Đại Quân có thể bao gồm cả những chiến binh Viking đã hoạt động ở nước Anh Anglo-Saxon từ trước, cũng như những người đến thẳng từ Scandinavia, Ireland, vùng Biển Ireland và châu Âu lục địa.[19] Có bằng chứng cho rằng một phần lính từ đạo quân này đã đến từ Frisia.[20] Ví dụ, quyển Annales Bertiniani thế kỷ thứ 9 tiết lộ rằng người Viking Đan Mạch đã phá hoại Frisia vào năm 850,[21] và quyển Annales Lindisfarnenses et Dunelmenses thế kỷ thứ 12 nói rằng một đạo quân Viking gồm người Đan Mạch và người Frisia đã đổ bộ lên Đảo Sheppey vào năm 855.[22] Cũng một nguồn đó, và cuốn Historia de sancto Cuthberto thế kỷ thứ 10 và 11, đã miêu tả Ubba là dux của người Frisia.
Trong khi Biên niên sử Anglo-Saxon bằng tiếng Anh cổ gọi đạo quân Viking là micel here, quyển Historia de sancto Cuthberto bằng tiếng Latin lại dùng từ Scaldingi,[23] một từ chưa rõ nghĩa được dùng ba lần để nói về lãnh đạo của đội quân Viking. Có khả năng từ này chỉ "người đến từ Sông Scheldt".[24] Điều này có thể ám chỉ rằng Ubba đến từ Walcheren, một hòn đảo ở cửa sông Scheldt.[25] Walcheren được ghi chép lại là đã bị người Viking Đan Mạch chiếm cứ từ khoảng hai thập kỷ trước đó. Ví dụ, cuốn Annales Bertiniani viết rằng Lothair I, Vua của Trung Francia (mất năm 855) đã trao quyền quản lý đảo cho một người Viking tên là Herioldus vào năm 841.[26] Một khả năng khác là từ này chỉ mang nghĩa đơn giản là Scylding, một dòng dõi cổ xưa mà các quân vương Đan Mạch thời đó tự nhận là hậu duệ.
Cũng theo nguồn đó và cuốn Annales Fuldenses thế kỷ thứ 9, một người Viking khác là Roricus đã được Lothair trao cho một mảnh đất ở Frisia làm thái ấp vào năm 850.[27] Do bản thân nắm quyền hành pháp và quân đội ở Frisia, Herioldus và Roricus cũng có thể được coi là duce của Frisia. Dù ta vẫn chưa rõ liệu Ubba là người Frisia bản địa hay dân Scandinavia nhập cư, nếu ông có thái ấp ở Frisia thì có lẽ trong đạo quân này sẽ có người Frisia. Nếu ông ta tuyển lính từ khu định cư của người Scandinavia mà Herioldus thành lập hai thập kỷ trước, nhiều chiến binh của Ubba có thể đã ra đời ở ngay Frisia.[28] Thực chất, nếu xét theo thời gian mà người Scandinavia chiếm cứ khu vực này, thì nhiều chiến binh Viking trong đạo quân hẳn phải là người Frank hoặc Frisia bản địa. Những chiến binh của Đại Quân đã ở lại tương đối lâu trên đất Ireland và châu Âu lục địa, gợi ý rằng những người này đã quen thuộc với xã hội Thiên Chúa giáo, điều này cũng phần nào giải thích được lý do họ xâm lược nước Anh Anglo-Saxon nhanh chóng đến vậy.
Người Viking xâm lược nước Anh Anglo-Saxon
[sửa | sửa mã nguồn]Vào mùa thu năm 865, cuốn Biên niên sử Anglo Saxon Chronicle ghi lại rằng Đại Quân đã xâm lược Vương quốc Đông Anglia, sau này họ ký hòa ước với người Đông Anglia và ở lại trú đông tại đây.[33] Bằng chứng từ ngữ trong nguồn sử này cho thấy người Viking xâm lược bằng đường biển.[34] Những kẻ xâm lược này rõ ràng đã nắm được nhiều thông tin quan trọng khi ở lại đây,[35] do Đại Quân sau khi đổ bộ đã tiếp tục di chuyển bằng số ngựa mà họ cướp được từ dân chúng sau khi chinh phục vùng này, tiến sâu vào Vương quốc Northumbria, một vùng đất đang rạn nứt vì cuộc nội chiến đẫm máu giữa hai vị vua: Ælla (mất năm 867) và Osberht (mất năm 867).[36]
Cuối năm 866 người Viking chiếm được York[37]—nơi có một trong hai tòa tổng giám mục duy nhất ở nước Anh Anglo-Saxon, và cũng là một trong những trung tâm buôn bán giàu có nhất Anh.[38] Dù Ælla và Osberht đã hợp lực chống lại người Viking, sử thi cho biết rằng cuộc tấn công của họ nhằm vào York vẫn kết thúc trong thảm họa, và cả hai ông vua tử trận.[37][note 3] Theo cuốn Annales Lindisfarnenses et Dunelmenses,[46] và Historia de sancto Cuthberto, người Northumbria và vua của họ bị chính đạo quân của Ubba nghiền nát.[47][note 4]
Cũng cùng năm đó, Annales Bertiniani nói rằng Charles II, Vua của Tây Francia (mất năm 877) đã cống tiền cho một hạm đội Viking đóng trên sông Seine.[52] Sau khi xuôi dòng sông Seine hướng về biển, tại đây họ dừng lại sửa chữa và đóng thêm thuyền cho hạm đội,[53] một toán quân trong đó rời đến khu vực IJssel[54] (có thể là nhánh Hollandse IJssel hoặc Gelderse IJssel).[55] Dù đích đến của những thuyền còn lại trong hạm đội không được ghi lại, có khả năng là họ đã tham chiến ở York. Việc Đại Quân ở lại Đông Anglia khoảng một năm trước khi tấn công Northumbria có thể là do họ đợi thêm viện quân từ châu Âu lục địa đến trong thời gian nghỉ lại.[56] Một phần hạm đội đi tới Frisia sau này được ghi lại rằng đã không thành lập được liên minh với Lothair. Đoạn này gợi ý rằng người Viking đã muốn đòi quá nhiều đất đai trong vùng, có thể do vậy nên họ quay sang tham gia chiến dịch của Đại Quân ở bên kia Eo biển.[57] Hơn nữa, Annales Bertiniani ghi chú rằng Roricus bị đuổi khỏi Frisia vào năm sau đó. Việc này có thể đã chứng tỏ rằng một phần đạo quân đã đi theo Đại Quân khiến ông ta suy yếu, và chứng thực sự xuất hiện của Ubba.[58]
Cùng với việc vương quốc Northumbria sụp đổ, và hệ thống cai trị kiểu cũ kết thúc, cuốn Historia regum Anglorum thế kỷ thứ 12,[59] và cuốn Libellus de exordio, hé lộ về một người tên là Ecgberht (mất năm 873) đã được người Viking đưa lên làm vua chư hầu cai trị một vùng phía Bắc của Northumbria.[60] Trong năm tiếp đó, cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon ghi lại rằng Đại Quân đã tấn công Mercia, và người Viking chiếm Nottingham rồi trú đông tại đó.[61] Dù các vua của Mercia và Tây Saxon, Burgred (mất năm 874?) và Æthelred (mất năm 871), đã hợp lực và cố gắng công phá thành, cả hai bộ sử thi trên[62] và cuốn Vita Alfredi đều ghi lại rằng đội quân Anglo-Saxon này đã không thể đánh bật người Viking ra khỏi thành phố.[63] Theo cả hai nguồn sử, người Mercia đã ký hòa ước với người Viking.[62][63] Có lẽ là do ký hòa ước này nên người Viking mới rút về York, như cuốn sử thi đã viết, và ở lại đây để củng cố sức mạnh cho những đợt càn quét tiếp theo.[64]
Xuất hiện trong tiểu sử thánh của Edmund
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn sử sớm nhất nhắc đến cụ thể cái tên Ubba là Passio sancti Eadmundi, trong đó ông xuất hiện trong câu chuyện về cái chết của Edmund, Vua của Đông Anglia (mất năm 869).[67] Ta gần như không biết gì về triều đại của nhà vua,[68] và những gì còn sót lại của vương triều này chỉ là vài đồng xu cổ.[69] Nguồn sử đương thời[70] đầu tiên hé lộ thông tin về ông là Biên niên sử Anglo-Saxon.[71] Theo nguồn sử này, Đại Quân đã xâm lược Đông Anglia vào mùa thu năm 869, trước khi nghỉ đông tại Thetford. Cuốn sử thi này nói rằng vương quốc Đông Anglia bị xâm lược, và Edmund nằm trong số những người bị sát hại.[72][note 6]
Dù cách dùng từ của đa số dị bản cuốn sử thi này đều chỉ ra rằng Edmund đã tử trận,[75] và cuốn Vita Alfredi cũng viết vậy[76]—hai nguồn đều không nhắc đến việc tử vì đạo[77]—những cuốn tiểu sử các thánh sau này đã lý tưởng hóa vị vua, và miêu tả cái chết của ông như một ông vua Thiên Chúa giáo yêu hòa bình, sẵn sàng chấp nhận tử vì đạo chứ không chịu gây đổ máu để cứu lấy bản thân.[78][note 7]
Một trong những nguồn sử như vậy là Passio sancti Eadmundi,[90] một nguồn sử không hề nhắc gì đến chiến trận.[91] Việc nguồn sử này nói rằng Edmund đã chấp nhận tử vì đạo sau khi bị bắt là không hợp lý,[92] nhưng việc Edmund được phong thánh tử đạo cũng không loại trừ khả năng là xảy ra sau khi ông tử trận (như cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon gợi ý).[93][note 9] Những nguồn sử đối nghịch với nhau về cái chết của Edmund có thể bắt nguồn từ hiệu ứng kính viễn vọng, nhầm lẫn về mặt thời gian khi viết về những sự kiện xoay quanh Đông Anglia thua trận và nhà vua bị xử tử.[96] Dù sao thì, những bằng chứng hóa tệ còn sót lại, tức những đồng xu mang tên Edmund—được gọi là đồng xu tưởng niệm thánh Edmund—đã hé lộ chắc chắn rằng ông được phong là thánh khoảng hai mươi năm sau khi mất.[97][note 10]
Tuy nhiên tính tin cậy của cuốn Passio sancti Eadmundi vẫn là không lớn.[103] Dù nguồn sử này chỉ mới được viết sau khi sự kiện kia đã xảy ra được một trăm năm,[104] cũng truyền lại được một số thông tin hữu ích.[105][note 11] Ngoài ra, cũng có lý do để cho rằng đây chỉ là một tuyển tập mang tính văn học, do nó hội tụ đủ các yếu tố quen thuộc thường được viết trong tiểu sử thánh,[108] và thực chất thì người viết biết rất ít, hoặc không biết gì về cái chết và giáo hội của Edmund ban đầu.[109] Việc cuốn Passio sancti Eadmundi miêu tả những kẻ xâm lược người Viking theo hướng tàn bạo và kinh khủng có vẻ là do tác giả là thành viên của tu viện Fleury,[110] và cụ thể là dựa trên vụ việc người Viking tấn công Thung lũng Loire được ghi lại trong Miracula sancti Benedicti, một tác phẩm thế kỷ thứ 9 được soạn thảo cũng bởi tay một tu sĩ khác của tu viện Fleury là Adrevaldus (sống vào khoảng những năm 860).[111]
— đoạn trích từ Passio sancti Eadmundi miêu tả cuộc xâm lược của Ivar nhắm vào Đông Anglia.[112][note 12]
Khi nhắc cụ thể đến Ubba, Passio sancti Eadmundi nói rằng Ivar để ông ở lại Northumbria trước khi tổ chức tấn công người Đông Anglia vào năm 869.[115][note 13] Nếu ta tin vào nguồn này, có thể Ubba đã ở lại để đảm bảo rằng người Northumbrian sẽ hợp tác với những kẻ xâm lược Viking.[118] Dù cuốn Vita Alfredi và Biên niên sử Anglo-Saxon không ghi nhận người Viking đồn trú tại các vương quốc đã bị chinh phục, đây có thể chỉ đơn giản là do sự thiên vị rõ rệt của họ đối với Tây Saxon, và thành kiến với người Viking.[119][note 14] Trái với Passio sancti Eadmundi, phiên bản "F" thế kỷ 12 của cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon nhắc đến cụ thể rằng Ubba và Ivar đứng đầu những kẻ đã sát hại nhà vua.[123] Việc chỉ đích danh hai người này có lẽ dựa trên cuốn Passio sancti Eadmundi hoặc cuốn Cuộc đời các Thánh[124] thế kỷ thứ 10, hoặc cũng có thể chỉ là sai sót của cuốn biên niên sử kia. Tóm lại, các nguồn sử sau này có độ tin cậy thấp hơn nói rằng Edmund đã tử vì đạo và chỉ đích danh hai nhân vật trên, vậy ta có thể suy đoán rằng dị bản này bắt đầu được lưu truyền sớm nhất vào thế kỷ thứ 12.[125][note 15]
Xuất hiện trong tiểu sử thánh của Æbbe và Osyth
[sửa | sửa mã nguồn]Ubba thường được gắn vói sự kiện Æbbe tử đạo, một người được cho là viện mẫu của Coldingham mà người ta kể rằng đã bị người Viking giết hại vào năm 870.[129] Tính lịch sử của nhân vật này vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn.[130] Những tài liệu sớm nhất kể về sự kiện được cho là diễn ra ở Coldingham có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 13. Trong đó bao gồm Chronica majora,[131] và quyển Wendover[132] cùng phiên bản Paris của nó[133] Theo những nguồn này, Æbbe đã bắt các nữ tu ở Coldingham phải tự làm biến dạng khuôn mặt mình để bảo toàn trinh tiết trước bè lũ giặc Viking xâm lược. Tự lấy mình làm gương, Æbbe được kể lại là đã tự cắt mũi và môi trên của mình bằng dao cạo. Khi những kẻ xâm lược Viking tìm đến vào sáng hôm sau, cảnh tượng những người đàn bà dị dạng và máu me khiến chúng bỏ đi. Tuy nhiên, Ivar và Ubba được cho là đã ra lệnh san bằng tu viện, thiêu chết Æbbe và những nữ tu trung thành của bà.[134]
Mặc cho nhiều câu chuyện đậm tính tôn giáo của thế kỷ 12 kể lại sự tàn phá ghê gớm của quân Viking, thì những nguồn sử đương đại chính, phiên bản "A" thế kỷ thứ 9 và 10 của Biên niên sử Anglo-Saxon, lại không ghi lại việc người Scandinavia phá hủy một nhà thờ Anglo-Saxon đơn lẻ trong thế kỷ thứ 8 hoặc 9.[137] Dù cuốn Passio sancti Eadmundi thể hiện cuộc xâm lược Đông Anglia của Ubba và Ivar là một chiến dịch nhằm giết chóc và cưỡng hiếp bừa bãi, nhưng nguồn sử này lại không nhắc đến việc các tu viện trong vương quốc bị phá hủy.[138] Trên thực tế, có nhiều lý do để cho rằng hầu hết các tu viện Anglo-Saxon đều sống sót qua cuộc xâm lược của người Viking vào thời kỳ này,[139] và Giáo hội Đông Anglia vẫn đứng vững sau giai đoạn xâm lược và chiếm đóng.[140][note 17]
Trong khi việc quân giặc Viking phá phách và cướp bóc các tu viện thường không xuất hiện cho các nguồn sử dành cho người thuộc tầng lớp quý tộc, thì trong các nguồn sử của giáo hội lại thường xuyên nhắc đến việc quân giặc báng bổ tôn giáo.[143] Có nhiều lý do khiến các nguồn sử có nguồn gốc giáo hội thường gán ghép quân Viking với những hành động tàn bạo, thậm chí vô lý và không mang tính lịch sử, đối với một tu viện nhất định nào đó. Ví dụ, những sự kiện giặc Viking cướp bóc và phá phách này nói lên được sự thay đổi trong cách quan sát của tu viện, trong đó lối quan sát mang tính chất của riêng một tu viện lại dần mang tính chung hơn, thể hiện những đặc tính của cả tầng lớp tăng lữ.[144] Những câu chuyện về quân Viking tấn công một tu viện có thể được thêu dệt nên nhiều thế kỷ sau, để hợp thức hóa những tuyên bố sở hữu tài sản của các đoàn thể tôn giáo.[145] Những trận cướp bóc của quân Viking vào thế kỷ thứ 9 cũng có thể là giả thuyết mà những nhà bình luận sử học thế kỷ thứ 12 đặt ra, để lý giải cho sự suy thoái của giáo hội ở nước Anh Anglo-Saxon vào thế kỷ thứ 10.[146] Những sự kiện về các trận càn quét nhằm nhổ rễ tận gốc tôn giáo này mang tính tưởng tượng và phóng đại, có lẽ là một cách thuận tiện để giải thích cho sự thiếu hụt các tài liệu chính thức của giáo hội trong thời kỳ này.[147] Các nhà sử học thuộc giáo hội thế kỷ thứ mười hai tận dụng triệt để những cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon[148] và Passio sancti Eadmundi.[149] Cuốn sách thứ hai là một nguồn tài liệu có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sử học Trung Cổ, do đó cũng dễ hiểu tại sao Ivar và Ubba lại thường xuyên được nhắc đến là hai kẻ chuyên báng bổ tôn giáo.[150] Đối với những nhà chép tiểu sử thánh và sử gia thời Trung Cổ, Ivar và Ubba chính là nguyên mẫu giặc Viking xâm lăng điển hình[151] và cũng là kẻ thù biểu tượng của Thiên Chúa giáo.[152][note 18]
Nguồn sử kể về Æbbe có thể là ví dụ của những câu chuyện thêu dệt kiểu đó. Câu chuyện này cuối cùng được cho là có nguồn gốc từ tài liệu sử của Coldingham được lưu giữ trong quyển Historia ecclesiastica thế kỷ thứ tám.[160] Theo nguồn sử này, Æthelthryth (mất năm 679), vợ của Ecgfrith, Vua của Northumbria (mất năm 685), sống trong tu viện này dưới sự giám hộ của một viện mẫu tên là Æbbe (mất năm 683?). Khi Æthelthryth rời khỏi Coldingham để lập nên một tu viện ở Ely, Historia ecclesiastica viết rằng tu viện ở Coldingham đã bị cháy rụi.[161] Sự kiện cháy tu viện Coldingham sau này được thêm vào Liber Eliensis, một biên niên sử thế kỷ thứ 12 kể về quãng thời gian Æthelthryth định cư tại Ely.[162] Sự kiện tu viện bị cháy trong Historia ecclesiastica có thể là nguồn cảm hứng để người ta thêu dệt nên câu chuyện về các nữ tu biến dạng và viện nữ tử đạo khi tu viện bị quân Viking đốt cháy, câu chuyện được gắn với Coldingham trong phiên bản Wendover của cuốn Flores historiarum.[148][note 19] Đối với các giáo sĩ thế kỷ thứ 12, những câu chuyện tưởng tượng về thế kỷ thứ 9 đầy bạo lưc—cụ thể là bạo lực do Ivar và Ubba gây ra—có thể là cái cớ để chứng minh sự phục hồi của một số giáo phận.[164][note 20]
Vị thánh nữ đồng trinh tử đạo sớm nhất của người Anglo-Saxon là Osyth.[174] Một bản vita (tiểu sử) từ thế kỷ thứ 12, mà hiện giờ đã mất dấu của người phụ nữ này cho rằng Ivar và Ubba có liên quan đến vụ tử đạo của bà trong thế kỷ thứ 7. Theo nguồn sử này, Ivar và Ubba đã chỉ huy đám hải tặc chém đầu bà ta khi bà ta không chịu thờ phụng các thần thánh ngoại đạo của chúng.[175] Tiểu sử này có lẽ đã truyền cảm hứng cho tiểu sử thánh Vie seinte Osith[176] bằng tiếng Anglo-Norman, một tác phẩm khác cũng gán tội giết Osyth cho Ivar và Ubba cùng thuộc hạ của chúng.[177][note 21]
Đại Quân sau thời Ivar
[sửa | sửa mã nguồn]Giai đoạn lịch sử tại Đông Anglia sau khi Edmund tử đạo lại rất mơ hồ.[209] Những sự kiện do cuốn Passio sancti Eadmundi kể lại cho thấy rằng Edmund đã bị sát hại khi kháng cự lại cuộc xâm lược của Đại Quân Ngoại đạo vào đất nước ông.[210] Cuộc xâm lược của người Viking dường như cũng tương đối thuận lợi ở Northumbria[211] và Mercia.[212] Dù sao thì, đã có nhiều bằng chứng kể về việc hai ông vua bù nhìn được dựng lên—đó là Æthelred và Oswald—để cai trị người Đông Anglia thay mặt những kẻ chinh phạt người Viking.[213]
Đây cũng là lúc mà Ivar biến mất khỏi lịch sử nước Anh.[214] Theo cuốn Chronicon Æthelweardi, ông chết trong cùng một năm với Edmund.[215] Thông tin này có lẽ được suy diễn từ việc Ivar không tham gia cuộc chiến tranh xảy ra sau đó với Vương quốc Wessex,[216] bắt đầu vào mùa thu hoặc mùa đông năm 870.[2][note 23] Tuy nhiên, quyền lãnh đạo Đại Quân đúng là đã rơi vào tay các vị vua là Bagsecg (chết năm 871) và Halfdan (chết năm 877),[221] trong đó Halfdan là lãnh đạo chính đầu tiên của đội quân Viking mà đã được chứng thực trong tất cả các phiên bản của cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon kể từ khi đạo quân này cập bến nước Anh.[222][note 24]
Trong khoảng một năm, Đại Quân chiến đấu chống lại người Tây Saxon, trước khi dừng lại trú đông ở London.[231] Nửa sau năm 872, sau khi dành gần một năm ở lại London, người Viking lại rút về Northumbria, và sau đó là Mercia.[232] Đến cuối năm 874, các vương quốc Đông Anglia, Mercia và Northumbria cuối cùng cũng sụp đổ.[233] Lúc này, Đại Quân tách ra. Trong khi Halfdan cùng những người ủng hộ ông ta ở lại định cư tại Northumbria, đội quân dưới trướng Guthrum (chết năm 890), Oscytel (sống vào khoảng năm 875) và Anwend ( cũng sống vào khoảng năm 875), tiến quân về phương Nam, và dựng đại bản doanh tại Cambridge.[234] Vào năm 875, người Viking xâm lược Wessex và chiếm cứ Wareham. Mặc dù Alfred, Vua của Wessex (mất năm 899) đã ký hòa ước vào năm 876, người Viking đã phá hòa ước ngay trong năm sau đó, cướp được Exeter, sau đó bị phản công và phải thoái lui về Mercia.[235]
Dù phần lớn đội quân của Guthrum đã bắt đầu định cư ở Mercia,[236][note 26] cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon[239] và Vita Alfredi tiết lộ rằng Guthrum lại bất ngờ tấn công người Tây Saxon vào mùa đông năm 877/878. Tiến quân từ đại bản doanh của chúng ở Gloucester, cuốn sử thi thứ hai nói rằng đạo quân Viking này đã thọc sâu vào lãnh thổ Wessex, và cướp phá làng chính Chippenham.[240][note 27] Có khả năng chiến dịch này là sự hợp tác với một đạo quân Viking khác đã tấn công Devon trong trận chiến Arx Cynuit năm 878.[243]
Trận Arx Cynuit
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết các phiên bản của cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon đều cho rằng trận chiến diễn ra ở Devon.[245][note 28] Vita Alfredi nói cụ thể địa điểm là một pháo đài mang tên Arx Cynuit,[247] một cái tên được cho là ứng với địa điểm mang tên Countisbury, ở Bắc Devon.[248][note 29] Nguồn sử này cũng nói rằng người Viking đổ bộ lên Devon từ đại bản doanh ở Dyfed, nơi mà chúng đã trú đông.[257] Như vậy, đội quân Viking có lẽ đã đến Dyfed từ Ireland, và trú đông ở xứ Wales trước khi tấn công vào Devon.[258][note 30]
Cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon không chỉ đích danh tướng lĩnh của đội quân này. Cuốn sử thi chỉ miêu tả đơn giản rằng đó là một người anh em của Ivar và Halfdan, và quan sát thấy rằng ông ta đã bị hạ sát trong cuộc chiến.[260][note 31] Mặc dù Ubba được xác định chính là người bị hạ sát trong cuốn sử thi thế kỷ thứ 12 là Estoire des Engleis,[262] ta vẫn chưa rõ việc xác định danh tính Ubba chỉ là suy luận của tác giả, hay thực chất là bắt nguồn từ một nguồn sử sớm hơn.[263][note 32] Ví dụ, tác giả có thể đã xác định đích danh Ubba do ông ta và Ivar có liên hệ với những truyền thuyết xung quanh việc Edmund tử đạo.[263] Dù sao thì, Estoire des Engleis còn nói cụ thể hơn rằng Ubba bị hạ tại "bois de Pene"[266]—có thể là nhắc đến Penselwood, gần biên giới Somerset–Wiltshire[267]—và được chôn cất ở Devon dưới một gò mộ mang tên "Ubbelawe".[268][note 33]
Trận chiến tại Arx Cynuit kết thúc với chiến thắng của người Saxon.[281] Trong khi Vita Alfredi nói rằng chiến thắng này là nhờ một số lãnh chúa vô danh dưới trướng Alfred,[282] Chronicon Æthelweardi lại xác nhận người chỉ huy quân Saxon giành được chiến thắng là Odda, Thủ trưởng xứ Devon (sống vào khoảng năm 878).[283] Hầu hết các phiên bản của cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon đều kể lại rằng hạm đội Viking gồm hai mươi ba tàu,[284] và phần lớn đều mô tả số thương vong bên phe Viking là tám trăm bốn mươi người.[285][note 34] Chia con số này đều ra ta có ba mươi sáu rưỡi người một tàu, cũng gần tương đương với sức chứa ba mươi hai người của tàu Gokstad, một con tàu Viking thế kỷ thứ 9 được khai quật ở Na Uy.[292]
Một mặt, có thể người chỉ huy Viking tại Arx Cynuit đã chớp cơ hội, khi những chiến dịch tấn công người Tây Saxon của Guthrum đang diễn ra cùng lúc, để xua quân đi cướp phá từ Dyfed.[297] Mặt khác, xét theo mặt địa điểm và thời gian thì tại trận chiến Arx Cynuit, cũng có thể là chỉ huy quân Viking ở đây đã hợp tác với Guthrum. Như vậy, có bằng chứng để cho rằng hai đội quân này đã hợp lực tác chiến với mục đích dồn Alfred vào một thế gọng kìm, sau khi ông thua trận ở Chippenham và phải lui về vùng đầm lầy Somerset.[243] Nếu đạo quân Viking ở Arx Cynuit đã thực sự hợp lực với đạo quân ở Chippenham, sự xuất hiện của họ ở Dyfed cũng có liên quan đến chiến dịch chống lại Alfred của Guthrum. Do vậy, họ đã cùng hạ thủ Hyfaidd ap Bleddri, Vua của Dyfed (mất năm 892/893) trước khi tấn công Arx Cynuit.[298][note 35]
Có khả năng là chiến bại tại Arx Cynuit đã khiến lực lượng của Guthrum bị kéo giãn tại Wessex, cho phép các lực lượng của Alfred bao vây và tiêu diệt các đầu mối liên lạc lộ liễu của Guthrum.[301] Dù vị thế của Alfred lúc này vẫn rất hiểm nghèo, khi vương quốc ông cai trị đã suýt sụp đổ,[237] nhưng chiến thắng tại Arx Cynuit rõ ràng đã đánh dấu một bước ngoặt lớn có lợi cho người Tây Saxon trong cuộc chiến tranh. Vài tuần sau khi đến tháng năm, cuốn Biên niên sử Anglo-Saxon ghi lại rằng Alfred đã tập hợp quân lính lại, và mở một chiến dịch phản công thắng lợi nhằm vào Guthrum ở Edington.[302] Sau chiến bại nhục nhã của Guthrum, người Viking buộc phải chấp nhận điều khoản hòa ước của Alfred. Guthrum được rửa tội như một người Thiên Chúa giáo, và dẫn theo tàn quân quay về Đông Anglia, nơi họ giải tán và bắt đầu định cư.[303] Guthrum sau đó đã giữ hòa khí với người Tây Saxon, và cai trị với tư cách là một vị vua Thiên Chúa giáo, cho đến khi ông ta qua đời năm 890.[304][note 36]
Truyền thuyết trung đại về Ragnar Lodbrok
[sửa | sửa mã nguồn]Dù Ubba và Ivar thường xuất hiện cùng nhau trong cuốn Passio sancti Eadmundi, nguồn sử này lại không hề nói rằng họ có cùng huyết thống.[310] Nguồn sử sớm nhất cho rằng hai người này có quan hệ ruột thịt là Biên niên sử St Neots,[311] một nguồn sử thế kỷ 11 và 12 cho rằng họ là các anh trai của ba cô con gái nhà Lodbrok (Lodebrochus).[312] Nguồn sử này còn nói thêm rằng ba chị em này mang theo một lá cờ ma thuật tên là Reafan mà sau đó bị cướp trong cuộc xung đột ở Arx Cynuit.[313] Dù một số phiên bản của Biên niên sử Anglo-Saxon cũng nhắc đến việc bắt được một lá cờ con quạ, tên là Hræfn ("Quạ"), nhưng các nguồn sử này lại không nhắc đến năng lực ma thuật nào, cũng như không nhắc đến Lodbrok và các con của ông.[314][note 38]
Lodbrok có vẻ là nhắc đến Ragnar Lodbrok,[328] một nhân vật trong saga với nguồn gốc mờ ảo, có thể là sự kết hợp của nhiều hình mẫu lịch sử thế kỷ thứ 9.[329][note 39] Theo các nguồn sử Scandinavia, Ragnar Lodbrok là một người Scandinavia có dòng dõi hoàng gia, và cái chết của ông dưới tay Ælla tại Northumbria chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xâm lược người Anglo-Saxon tại Anh—và cái chết của chính Ælla—khi những đứa con trai của Ragnar Lodbrok báo thù.[341] Không có nguồn sử nào từ saga mà trong đó có xuất hiện một đứa con trai của Lodbrok giống như Ubba.[342] Sự liên đới của ông chỉ được chứng thực nhờ các nguồn sử Đông Scandinavia sau này.[343] Một trong số đó là cuốn Gesta Danorum từ thế kỷ thứ 13.[344] Theo văn bản này, Ubba là con trai của Ragnar Lodbrok với một người phụ nữ vô danh, con gái của một nhân vật mang tên Hesbernus.[345] Gesta Danorum lại không hề liên hệ Ubba với lịch sử nước Anh Anglo-Saxon.[346][note 40] Theo Ragnarssona þáttr thế kỷ 13 hoặc 14, một nguồn sử mà sau này đã hình thành nên phần nào tín ngưỡng tại Tây Scandinavia, Ivar có hai người anh em là con hoang, Yngvar và Husto, đã tra tấn Edmund theo lệnh của Ivar.[356] Không có nguồn sử nào khác nhắc đến hai người con trai này.[357] Có thể hai hình tượng này đại diện cho Ivar và Ubba,[358] và người biên soạn Ragnarssona þáttr đã không nhận ra tên của Ivar[359] và Ubba trong các nguồn sử phía Anh về sự kiện Edmund tử đạo.[360][note 41]
Trong khi các nguồn sử Scandinavia—ví dụ như Ragnars saga loðbrókar từ thế kỷ thứ 13—thường vẽ ra truyền thuyết về Ragnar Lodbrok trong bối cảnh ở Northumbria, thì các nguồn sử Anh lại hay dùng bối cảnh ở Đông Anglia.[369] Nguồn sử sớm nhất liên hệ cụ thể truyền thuyết này với Đông Anglia là Liber de infantia sancti Eadmundi,[370] một văn bản từ thế kỷ 12 miêu tả cuộc xâm lược của người Viking vào Đông Anglia do mâu thuẫn chính trị.[371] Theo nguồn sử này, Lodbrok (Lodebrok) cực kỳ ghen tị với danh tiếng của Edmund. Do vậy, Lodbrok đã khích bác các con trai mình, Ivar, Ubba và Björn (Bern), hạ sát Edmund và chiếm vương quốc của ông ta.[372][note 43] Mặc dù văn bản này miêu tả cái chết của Edmund phần lớn dựa trên Passio sancti Eadmundi, đây cũng là nguồn sử đầu tiên liên hệ sự kiện này với truyền thuyết Ragnar Lodbrok.[371][note 44]
Đến thế kỷ 13 thì lại xuất hiện thêm một dị bản nữa trong Chronica majora,[399] cũng như cả phiên bản Wendover[400] và Paris của cuốn Flores historiarum.[401] Ví dụ, phiên bản Wendover nói rằng Lodbrok (Lothbrocus) đã trôi dạt lên bờ biển Đông Anglia, nơi ông ta trở thành khách danh dự của Edmund, nhưng sau đó ông ta đã bị giết bởi Björn (Berno), một tên thợ săn ghen tị. Dù tên thợ săn bị trục xuất khỏi đất nước, hắn vẫn tìm đến được chỗ các con trai của Lodbrok, Ivar và Ubba, thuyết phục họ rằng Edmund mới là kẻ giết cha họ. Do vậy, Đông Anglia bị hai người con trai này xâm lược, và Edmund bị hạ sát trong một cuộc trả thù nhầm chỗ.[402][note 46] Một phiên bản hơi khác nữa do Estoire des Engleis kể lại, nói rằng người Viking xâm lược Northumbria theo lệnh của Björn (Buern Bucecarle), để báo thù việc vợ ông ta bị Osberht, vua của Northumbria, cưỡng hiếp.[406][note 47] Một mặt, có lẽ việc Edmund trở thành mục tiêu báo thù xuất phát từ câu chuyện truyền thống về cái chết của Ælla tại Northumbria, dưới tay những đứa con của Ragnar.[410][note 48] Mặt khác, motif về báo thù và những chuyến hải trình kỳ diệu liên quan đến Edmund thực chất vốn là những yếu tố tưởng tượng thường thấy trong các chuyện kể hiệp sĩ đương thời.[412]
Có nhiều bằng chứng cho rằng, truyền thuyết về Ragnar Lodbrok bắt nguồn từ việc người ta cố gắng giải thích lý do tại sao người Viking đến định cư ở nước Anh Anglo-Saxon. Cốt lõi của câu chuyện này có lẽ là để lý giải việc người Viking tìm đến, đồng thời phải không tô vẽ bên nào là kẻ phản diện (giống như văn bản tại Wendover đã tỏ ra đồng cảm với quân Viking).[413] Từ đó, truyền thuyết cũng được dùng để giải thích luôn cái chết đầy bạo lực của Edmund.[414] Câu chuyện này có thể đã xuất hiện và biến hóa cùng lúc với khoảng thời gian mà người Viking lần đầu đến định cư, và được dùng làm thần thoại nguồn gốc để giải thích việc nền văn hóa Anglo-Scandinavia bắt đầu phát triển.[415][note 49] Việc họ gán cho Ivar và Ubba mối quan hệ họ hàng với nhau, cũng như với chính Ragnar Lodbrok, có lẽ bắt nguồn từ việc cả hai người này đều có liên quan đến cái chết của Edmund, chứ không phải vì họ thật sự có quan hệ ruột thịt trong lịch sử.[422]
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Ubba xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết lịch sử hư cấu. Ví dụ, vị vua Đan Mạch vô danh xuất hiện trong Alfred: A Masque, một vở nhạc kịch do James Thomson (mất năm 1748) và David Mallet (mất năm 1765) viết lời—lần đầu tiên được công diễn vào năm 1740[428]—có thể là sự kết hợp của Ubba, Guthrum, Ivar và Halfdan.[429] Ubba cũng xuất hiện trong Alfred the Great, Deliverer of His Country,[430] một vở kịch vô danh lần đầu được ghi nhận vào năm 1753;[431] và The Magick Banner; or, Two Wives in a House,[432] một vở kịch của John O'Keeffe (mất năm 1833), lần đầu công diễn năm 1796.[433][note 51] Ông còn xuất hiện trong Sketch of Alfred the Great: Or, the Danish Invasion,[435] một vở ballet của Mark Lonsdale, biểu diễn lần đầu vào năm 1798;[436] và Alfred; An Epic Poem,[437] một bài thơ sử thi của Henry James Pye (mất năm 1813), được xuất bản năm 1801;[438] và một tác phẩm có tên tương tự là Alfred, an Epic Poem, của Joseph Cottle (mất năm 1853)[439]—một bài thơ dài gần gấp đôi bài thơ của Pye[440]—lầnn đầu xuất bản năm 1800.[441]
Ubba sau này xuất hiện trong Alfred the Great; Or, The Enchanted Standard, một vở nhạc kịch của Isaac Pocock (mất năm 1835),[442] dựa trên vở kịch của O'Keeffe,[443] lần đầu công diễn vào năm 1827;[444] và Alfred the Great, một vở kịch của James Magnus, có từ năm 1838.[445] Ông ta tiếp tục xuất hiện trong Alfred of Wessex, một bài thơ sử thi của Richard Kelsey, xuất bản năm 1852;[446] và trong cuốn tiểu thuyết năm 1899 King Alfred's Viking, của Charles Whistler (mất năm 1913);[447] cùng với cuốn tiểu thuyết năm 2004 The Last Kingdom của Bernard Cornwell.[448] Ubba còn là một nhân vật trong Vikings, một phim truyền hình lần đầu lên sóng trên mạng History vào năm 2013. Tên ông được đổi thành Ubbe, và vai này được đảm nhiệm bởi Jordan Patrick Smith từ mùa 4B cho đến hết.[449]
Vào năm 2015, BBC Two phát hành The Last Kingdom,[450] một phim truyền hình lịch sử hư cấu (Dựa trên loạt tiểu thuyết The Saxon Chronicles của Bernard Cornwell).[451] Phim sau này được phát hành trên Netflix. Mặc dù bộ phim cùng với các nhân vật thường được dựa trên các sự kiện và nhân vật có thật, trong phim cũng có những sự kiện hư cấu.[452] Nhân vật này được thể hiện hơi khác với Ubba ngoài đời thực.[453] Vai diễn Ubba thuộc về diễn viên Rune Temte.[454]
Ubba, Halfdan và Ivar the Boneless xuất hiện trong trò chơi điện tử Assassin's Creed Valhalla của Ubisoft với tư cách là anh em, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn người Viking chinh phạt nước Anh vào thế kỷ thứ 9.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Since the 1990s, academics have accorded Ubba various personal names in English secondary sources: Huba,[2] Hubba,[3] Ubba,[4] Ubbe Ragnarsson,[5] Ubbe,[6] Ubbi,[7] Ubbo,[8] and Ube.[9]
- ^ The Lives of Saints Edmund and Fremund may be the high point of the late-medieval cult devoted to Edmund. The work draws from Passio sancti Eadmundi.[31] The Lives of Saints Edmund and Fremund represents the first significant augmentation of Edmund's legend after Liber de infantia sancti Eadmundi.[32]
- ^ The Great Army's seizure of York is dated to 1 November (All Saints' Day) by the 12th-century Libellus de exordio,[39] and the 13th-century Wendover version of Flores historiarum.[40] Preying upon a populated site on a feast day was a noted tactic of the Vikings. Such celebrations offered attackers easy access to potential captives who could be ransomed or sold into slavery.[41] According to Libellus de exordio,[42] and the 12th-century Historia regum Anglorum, the Anglo-Saxons' attempt to recapture York took place on 21 March.[43] The Wendover version of Flores historiarum,[40] and Historia de sancto Cuthberto, date this attack to 23 March (Palm Sunday).[44] Annales Lindisfarnenses et Dunelmenses states that Ubba crushed the Northumbrians "not long after Palm Sunday".[45]
- ^ At one point after its account of Ubba's stated victory over the Northumbrians, Historia de sancto Cuthberto expands upon the Vikings' successful campaigning across Anglo-Saxon England, and specifically identifies the Viking commanders as Ubba, dux of the Frisians, and Halfdan, rex of the Danes.[48] Historia regum Anglorum identifies the commanders of the Vikings in 866 as Ivar, Ubba, and Halfdan.[49] Libellus de exordio states that the Vikings who ravaged Northumbria were composed of Danes and Frisians.[50]
- ^ This manuscript preserves a copy of the 12th-century La vie seint Edmund le rei.[66]
- ^ During this period, the compilers of the Anglo-Saxon Chronicle began the year during the autumn, in September.[73] As such, whilst most versions of the chronicle assign Edmund's demise to the year 870, it is evident that he actually died in the autumn of 869.[74]
- ^ In contrast to earlier versions of the Anglo-Saxon Chronicle, the 12th-century "E"[79] and "F" versions make note of the king's sanctity.[80] However, there is reason to suspect that these entries are influenced by hagiographical accounts of Edmund,[81] and may stem from late textual additions into the chronicle.[82] As such, these entries may not be evidence of the king's cult in the years immediately after his death.[83]
- ^ The account of Edmund's martyrdom preserved by Passio sancti Eadmundi likens him to Jesus Christ[85] and St Sebastian.[86] Specifically, Edmund is mocked and scourged like Christ,[85] and later tied to a tree and shot like St Sebastian.[86] Ubba and Ivar feature in the account of Edmund preserved by the 13th-century South English Legendary,[87] a source steeped in anti-Danish sentiment.[88] This source appears to depict the tortures inflicted upon Edmund as a way to define the English national identity in contrast to the barbarian Other.[89]
- ^ For example, Oswald, King of Northumbria (died 642) was venerated as a martyr after he was slain battling seventh-century heathens.[94] Óláfr Haraldsson, King of Norway (died 1030) was also slain in battle and later remembered as a martyr.[95]
- ^ The fact that Passio sancti Eadmundi was commissioned, and later spawned the account of Edmund presented by the 10th-century Lives of the Saints, reveals that the king's cult was recognised into the late 10th and 11th centuries.[98] The composer of Passio sancti Eadmundi claimed that his version of events was mainly derived from a story he had heard told by the elderly Dunstan, Archbishop of Canterbury (died 988). The source relates that Dunstan heard this tale, as a young man, from a very old man who claimed to have been Edmund's armour-bearer on the day of his death.[99] Passio sancti Eadmundi[100] and the Lives of the Saints specify that Edmund was killed on 20 November.[101] This date was certainly commemorated by the 11th century.[102]
- ^ Passio sancti Eadmundi is the earliest hagiographical account of Edmund,[106] and Vita Alfredi is the earliest biography of an Anglo-Saxon king.[107]
- ^ This source portrays Ivar and Ubba as agents of the Devil,[113] as does the derivative Lives of the Saints.[114]
- ^ This is the last time Passio sancti Eadmundi mentions Ubba.[116] Whilst this source depicts the Vikings arriving in East Anglia by sea from Northumbria, the Anglo-Saxon Chronicle depicts them marching across Mercia into East Anglia.[117]
- ^ There does not appear to be any hagiographical reason why the composer of Passio sancti Eadmundi would have constructed a narrative in which Ubba was left behind in Northumbria.[120] Certainly, the 12th-century Estoire des Engleis, the earliest surviving Anglo-Norman history,[121] notes that the Vikings left a garrison at York when the struck out at Nottingham in 867.[122]
- ^ One such source is Estoire des Engleis, which implies that Ubba and Ivar, described as kings, led the invasion of East Anglia, and further states how the apprehended Edmund was kept prisoner until their arrival.[126] The fourteenth- to 15th-century Liber monasterii de Hyda also assigns the killing of Edmund to Ivar and Ubba.[127]
- ^ This miniature depicts several scenes. Whereas the first scene shows the Vikings battling against armed defenders of a burning town, the second shows mainly slaughtered unarmed inhabitants. Some of the latter are naked, which reflects the language employed by Passio sancti Eadmundi.[136]
- ^ Supposed ecclesiastic devastation wrought by the Vikings has not been established by archaeology.[141] The only ecclesiastical site proven to have suffered a detrimental effect from the Vikings is St Wystan's Church at Repton, where the Vikings are otherwise known to have overwintered in 873/874.[142]
- ^ In comparison to hagiographies like Passio sancti Eadmundi and Lives of Saints, the Anglo-Saxon Chronicle gives a much less dramatic and detailed depiction of the 9th century. As a result, the authors of later mediaeval histories relied upon these hagiographies for their narratives. Even today, Lives of Saints is one of the most-read Old English texts, and historians' views of the past are still shaped by it.[153] The reputation of Ivar and Ubba may lay behind the similarly named Yvor and Yni, noted by the 12th-century Historia regum Britanniæ. According to this source, Yvor and Yni were closely related Britons who failed to eject the Anglo-Saxons from Britain after launching a series of maritime invasions of the island. As a result of their failure, Historia regum Britanniæ declares that the British people thereafter became known as the Welsh.[154] Whilst Yvor seems to correspond to the Old Norse Ívarr, the form Yni may be a garbled attempt at Ubba's name.[155] The 12th-century "E" version of Anglo-Saxon Chronicle claims that Ivar and Ubba destroyed all monasteries they encountered, and specifies that they burned the monastery of Medeshamstede (Peterborough), and killed its abbot and monks.[156] The 12th-century chronicle of Hugh Candidus (died c.1160) also relates that Ivar and Ubba were responsible for the annihilation of churches throughout Anglo-Saxon England, and specifies that they destroyed the monastery and monks of Medeshamstede.[157] According to this source, which is heavily influenced by Passio sancti Eadmundi, some of the monasteries ravaged by Ivar and Ubba remained deserted and in ruins until his own time.[158]
- ^ The story of nuns self-mutilating to avoid rape at the hands of roving Vikings is not confined to Coldingham, it is also attributed to the 9th-century nuns of Fécamp across the Channel in Normandy.[163]
- ^ For example, the 13th-century Whitby cartulary preserves a 12th-century account of how the knight Reinfrid came to "Streoneshalc", a place that had been "laid to waste, in a ferocious devastation", by Ivar and Ubba, "the most cruel pirates". As a result of this carnage, the accounts relates that the religious services of monks and nuns had ceased for over two centuries, and that Reinfrid was struck with compunction having observed the desolation for himself.[165] Another example is given by the 12th-century Chronicon ex chronicis which states that the invasions of Ivar and Ubba were responsible for the flight of the Cuthbertine community of Lindisfarne.[166] Ivar and Ubba are also woven into the account of the monastery of Ely preserved by Liber Eliensis. If this source is to be believed, the Vikings' destruction of this religious house—in a blazing fire that consumed all of its nuns—were the reason why this formerly flourishing ecclesiastical site became a secular community by the end of the 10th century.[167] According to this account, the monastery's annihilation occurred in the context of Ivar and Ubba's campaigning at the time of Edmund's downfall.[168] Whilst this tale of fiery destruction appears to be derived from the 12th-century Libellus Æthelwoldi,[169] the portrayal of marauding Vikings is borrowed from sources such as Chronicon ex chronicis[170] and Passio sancti Eadmundi.[171] The latter account also seems to be the source for the appearance of Ivar and Ubba in the account of the hermit Suneman, and the destruction of St Benet's Abbey, given by the 14th-century Chronicon Joannis Bromton.[172] According to the 13th-century Chronica Johannis de Oxenedes, Suneman was martyred by invading Vikings.[173]
- ^ This source also associates Ivar and Ubba with Edmund's martyrdom.[178] The lost vita can be reconstructed from notes dating to the sixteenth century.[179] Ivar and Ubba play a role in an hagiographical account of Hild, a seventh-century Anglo-Saxon saint. According to an hagiographical poem preserved by the 15th-century manuscript Cambridge Trinity College 0.9.38 (T), the campaigning of Ivar and Ubba forced a certain Titus to remove Hild's relics to Glastonbury Abbey, where he became abbot.[180] This account appears to conflate two incompatible accounts presented by the author of the 12th-century texts Gesta pontificum Anglorum and De antiquitate Glastonie ecclesie.[181] Whilst the former composition states that the relics were donated to Glastonbury by Edmund himself,[182] the latter relates that the relics were brought to Glastonbury in the eighth century by Tica, a man who became Abbot of Glastonbury.[183] Tica appears to be identical to Tyccea, an historical eighth-century ecclesiast attested in the western Anglo-Saxon England.[184] The rampaging of Ivar and Ubba is also noted by De sancto Oswino, an account of Oswine, King of Deira (died 651) that forms part of the 14th-century Sanctilogium Angliae, Walliae, Scotiae, et Hiberniae.[185] This hagiography of Oswine appears to derive its account from Vita tertia sancti Oswini. Although the latter text fails to include Ivar and Ubba in its version of events,[186] the manuscript of this source—British Library Cotton Julius A.x.—contains a lacuna between folios 9 and 10 where at least one leaf has been lost.[187] There is reason to suspect that the missing content has been preserved by Chronica majora and the Wendover and Paris versions of Flores historiarum—sources which state that Ivar and Ubba destroyed the monastery of Tynemouth, and thereby massacred the nuns of Hild's convent who cared for Oswine's shrine.[188] An hagiographical account of Oswine could be the source behind the account of the monastery's burning given by the sixteenth-century Collectanea of John Leland (died 1552).[189] Although this source attributes the monastic destruction to Ivar and Ubba, the fate of the nuns is not mentioned.[190] Ivar and Ubba also feature in the legend of the martyrdom of Fremund,[191] a 9th-century saint whose historicity is also uncertain.[192] Accounts of Fremund are not found in any Anglo-Saxon historical sources, and are preserved in later hagiographical compositions.[193] The earliest source of the legend is a 13th-century manuscript Dublin Trinity College 172 (B 2 7),[194] The best-known version of the legend is given by the 15th-century Lives of Saints Edmund and Fremund.[195] All versions of Fremund's vitae tell a similar tale.[196] According to these sources, Ivar and Ubba invaded Anglo-Saxon England and slew Edmund, after which Fremund orchestrated a miraculous avenging victory over the Vikings, and was treacherously slain afterwards.[191] Ivar and Ubba also play a part in the legend of Sexburga (died 674?). Specifically, according to the 12th-century Vita beate Sexburge regine, this seventh-century East Anglian saint had a premonition of future calamities that were proved true through the invasion of Ivar and Ubba.[197]
- ^ The moneyer of this particular coin was a man named Hlodovicus–whose name is inscribed on the reverse–which could be evidence that he was a Frank.[201] The coins that bear Edmund's name, the so-called St Edmund memorial coinage, are the earliest evidence of a religious cult devoted to the king.[202] There is reason to suspect that the cult was advanced by later Anglo-Scandinavians as a way to retain authority in East Anglia,[203] as a way to repent for his death at the hands of their Viking predecessors.[204] It is also possible that the cult was originally promoted as a way the surviving East Anglian aristocracy attempted to oppose Anglo-Scandinavian overlordship,[205] and that the Anglo-Scandinavian regime thereafter adopted the cult and capitalised upon it.[206] Conversely, it is possible that the cult was originally more focused upon Edmund's royal standing than his death, and only acquired anti-Anglo-Scandinavian connotations in a later period.[202] In any case, the memorial coinage seems to have been minted under the auspices of the Anglo-Scandinavian leadership,[207] and his cult certainly spread into the Scandinavia later in the Middle Ages.[208]
- ^ Whilst there is reason to suspect that Ivar is identical to Ímar (died 873), a Viking king later active in Ireland and northern Britain,[217] such an identification is uncertain.[218] Nevertheless, if Ivar is indeed identical to Ímar—and therefore commanded Vikings settled in the Irish Sea region before the coalescence of the Great Army in Anglo-Saxon England—it is possible that he and Halfdan led the troops identified as Danes and that Ubba led those identified as Frisians.[219] It is also possible that Ubba is identical to Rodulfus (died 878), a Viking attested on the Continent in the 860s and 870s. Rodulfus is recorded to have been slain in an attack on Oostergo in 873.[220]
- ^ Many of the earliest Vikings attested by the Anglo-Saxon Chronicle are those that lost recorded battles or died in them.[223] Such is certainly the case in Irish sources. The fifteenth- to sixteenth-century Annals of Ulster, for example, reports the deaths of Saxólfr (died 837),[224] Þórgísl (died 845),[225] Hákon (died 847),[226] and Þórir (died 848) in the 830s and 840s,[227] before naming the first living Viking, Steinn (fl. 852), in the 850s.[228]
- ^ Specifically, John Aubrey (died 1697) called it "Hubbaslow" and "Hubba's Low", and stated that it was the site "where they say that one Hubba lies buried".[230]
- ^ This region of settlement came to be known as Five Boroughs:[237] Derby, Leicester, Lincoln, Nottingham, and Stamford.[238]
- ^ A vill was an administration unit, roughly equating to a modern parish.[241] Chippenham appears to have been a significant settlement during the period, and might well have been a seat of the West Saxon monarchy.[242]
- ^ The "B" and "C" versions of this source do not locate the conflict to any specific place.[246]
- ^ Other locations have been suggested. One such place is Old Burrow (Lưới tọa độ SS 7874 4928), the site of a nearby Roman fortlet.[249] Another possible location is Castle Hill, near Beaford and Great Torrington.[250] Another is Kenwith Castle,[251] and another is Congresbury.[252] The seventeenth-century Devonian topographer Thomas Westcote (fl. 1624–1636) remarked that "as many places in this county claim the honour of this victory, as cities in Greece for the birth of Homer". Westcote himself located the battle to place near Appledore, where he claimed that a cairn called "Whibbestow" sat on the site before it was lost to the encroaching sea.[253] A close contemporary of Westcote, Tristram Risdon (died 1640), also located the site near Appledore, stating that the Danes buried Ubba on the shore in a mound called "Hubba stone". According to Risdon, although the mound of stones had washed away by the time of his writing, a form of the site's name existed near Appledore as "Wibblestone" in the parish of Northam.[254] By the eighteenth century, it was claimed that Ubba's burial was located near Bideford, and was called "Hubblestone" and "Hubble's Stone" because of a large stone that marked the grave.[255] The site came to be called "Whibblestone" by the nineteenth century.[256]
- ^ Nevertheless, the attack on Dyfed, and the actual siege of Arx Cynuit, is not noted by the Anglo-Saxon Chronicle.[259]
- ^ Vita Alfredi similarly identifies the slain commander as a brother of Ivar and Halfdan.[261]
- ^ Estoire des Engleis is otherwise known to have been partly derived from a now-non-existent early version of the Anglo-Saxon Chronicle.[264] The source nevertheless attributes the victory to Alfred himself.[265]
- ^ Estoire des Engleis is the only source to assign the burial site to Ubba.[269] The 13th-century Ragnars saga loðbrókar states that Ivar was also buried in a mound. According to this source, Harald Hardrada (died 1066) was defeated by the English near the mound, and when William II, Duke of Normandy (died 1087) arrived on the scene he had the mound destroyed and thereby conquered the English.[270] A somewhat similar tale concerning Ivar's mound is given by the 13th-century Hemings þáttr.[271] The tale of Ivar's burial is paralleled by one given by Historia regum Britanniæ—which in turn seems to be derived from a tale presented by Historia Brittonum—that recounts how the Briton Vortimer, son of Vortigern, asked to be buried in a mound along the British coast to deter the Saxon invasions.[272] According to the Distich on the Sons of Lothebrok, a series of notes preserved by the twelfth- to 13th-century Cambridge Pembroke College 82, Ubba was slain at Ubbelaw in Yorkshire. This source further relates that Björn (Beorn), a brother of Ubba, destroyed a church at Sheppey, violated the nuns, and was miraculously killed in an act of divine retribution, as he was swallowed alive by the ground at Frindsbury, near Rochester.[273] A similar story is given by the 13th-century British Library Arundel 69.[274] According to Liber monasterii de Hyda, Ubba met his end the same way.[275] One possibility is that this version of events is connected to the tale of the burial mound given by Estoire des Engleis.[276] Whilst Ubba is specifically associated with Frisia and Frisans by sources such as Annales Lindisfarnenses et Dunelmenses and Historia de sancto Cuthberto, Björn is specifically associated with Frisia by the 11th-century Gesta Normannorum ducum, which remarks that he (Bier Costae ferreae) went there and died.[277] The later Chronicon Joannis Bromton gives a confused account of Ubba, Ivar, and Björn (Bruern Bocard). This source seems to associate the demise of these men with the Anglo-Saxon victory at the Battle of Chippenham, but states that the surviving Danes came across Ubba's body amongst the slain, and buried him in a mound called "Hubbelow" in Devon.[278] A similar account associating Ubba with the same battle, and a burial mound named after him, is given by the 14th-century Eulogium historiarum sive temporis.[279] Another unreliable depiction of Ubba's demise is given by Liber Eliensis, which states that he was one of the slain Viking leaders at the Battle of Ashdown.[280]
- ^ The "D" and "E" versions of the Anglo-Saxon Chronicle do not number the ships.[286] The "B" and "C" versions state that the Vikings suffered eight hundred and sixty dead.[287] The discrepancy can be accounted for by the similarity to the tallies when presented in roman numerals: ".dccc. + .xl." (840) compared to ".dccc. + .lx." (860).[288] All versions of the Anglo-Saxon Chronicle number the Viking casualties in a complex manner, stating that eight hundred "men with him" and a further forty (or sixty) "men of his army" were killed.[289] The Old English heres, generally taken to mean "army" in this passage, may be an error for hīredes, a term for a personal retinue.[290] As such numbers forty and sixty in these sources may well refer to Ubba's personal retinue.[291] The Anglo-Saxon Chronicle does not employ the term micel ("great") in its depiction of the army.[292] Vita Alfredi numbers the Viking dead at one thousand two hundred.[293] Chronicon Æthelweardi numbers the dead at eight hundred, and the fleet at thirty ships. This source specifically identifies the slain Viking commander as Halfdan, describing him as the brother of Ivar, and unlike other accounts, states that the Vikings were victorious in the affair.[294] The 12th-century Historia Anglorum, partly derived from the Anglo-Saxon Chronicle, does not name the Viking commander, but describes him as a brother of Halfdan.[295] Historia regum Anglorum makes no mention of any brother, and merely states that it was Ivar and Halfdan who fought and died in Devon.[296]
- ^ Although Hyfaidd's political alignment in 877 is unknown, he was certainly an ally of Alfred by 885.[299] The version of events given by Historia de sancto Cuthberto has it that, after the destruction of the Northumbrian kingdom, and the devastation of northern and southern England, the forces of Ubba and Halfdan split in three. Whilst one part settled and rebuilt in the region of York, another part positioned itself in Mercia. Another part is stated to have commenced a campaigned against the South Saxons, and forced Alfred to seek refuge in a Glastonbury marsh "in great want".[300]
- ^ The father of Oda, Archbishop of Canterbury (died 958) was a Viking who settled in Anglo-Saxon England with the army of Ubba and Ivar,[305] as evidenced by Vita Oswaldi.[306]
- ^ This depiction of the Danes in this illustration contrasts the depictions of Edmund elsewhere in the manuscript, where he is presented engaging in royal activities.[309]
- ^ It is possible that the association of Ubba with Ivar given by the Annals of St Neots is derived from Passio sancti Eadmundi.[315] The capture of the raven banner is noted by the "B", "C", "D", and "E" versions of the Anglo-Saxon Chronicle.[316] It is not noted by the "A"[317] and "F" versions,[318] or either by Vita Alfredi[319] and Chronicon Æthelweardi.[320] As such, it is uncertain whether the reports of a raven banner represent an historical event.[321] The source from which the author of the Annals of St Neots drew these details is unknown.[322] Whilst it is possible that its story is derived from the "B", "C", "D", and "E" versions of the Anglo-Saxon Chronicle, it is unknown why the earliest version of the chronicle fails to include this material.[323] The notice of the banner preserved by the 10th-century "B" version of the Anglo-Saxon Chronicle is the earliest attestation of a gúþfana ("war banner") in Anglo-Saxon England. Nevertheless, this version of the chronicle dates at least a century after the event, which could mean that the banner's classification as a gúþfana is anachronistic.[324] This entry is also the earliest record of a raven banner.[325] It is possible that the motif of the raven banner, associated with figures such as Cnute the Great (died 1035), Siward, Earl of Northumbria (died 1055), and Sigurd the Stout (died 1014), is derived from traditions concerning the legend of Ragnar Lodbrok and his asserted his family.[326]
- ^ Forms of the names Ragnarr and Loðbrók are only used together for this character by Scandinavian sources,[330] and are first used by the 12th-century Íslendingabók.[331] As such, there is no evidence of a figure named Ragnarr loðbrók before the twelfth century.[332] One possible historical prototype for this literary character is Reginheri, a Viking commander recorded to have raided Paris in 845.[333] The earliest record of a form of the name Loðbrók in English sources[334]—and the first source to assign Ubba and Ivar as sons of this figure—is the account of the raven banner given by Annals of St Neots.[335] Forms of the name Loðbrók are first attested by the 11th-century texts Gesta Normannorum ducum[336] and Gesta Hammaburgensis ecclesiae pontificum.[337] Whilst the former makes note of a king named Lodbrok (Lotbrocus), the father of a Viking named Björn (Bier Costae ferreae),[338] the latter source makes note of a man named Lodbrok (Lodparchus), the father of a Viking king named Ivar.[339] There is also reason to suspect that the character Ragnar Lodbrok is partly derived from a woman named Loðbróka.[340]
- ^ According to this account, at one point Ubba revolted againstRagnar Lodbrok at the behest of Hesbernus, and afterwards Ragnar Lodbrok slew Hesbernus, overcame the rebellion, and reconciled himself with Ubba.[347] Halfdan is not identified as a son of Ragnar Lodbrok in any Scandinavian source.[348] The first Scandinavian source to claim kinship between Ubba, Ivar, and Lodbrok, is the 12th-century Chronicon Roskildense.[349] This source is also the earliest Danish source to make note of Lodbrok and his sons.[350] According to Sǫgubrot af nokkrum fornkonungum, Ubbi fríski slew Rǫgnvaldr hái at Brávellir, a man also known as Raðbarðr hnefi.[351] This slain figure equates to Rǫgnvaldr (Regnaldus), a figure attested by Gesta Danorum who is described as a nephew or grandson of Raðbarðr (Rathbartus).[352] The Old Norse hnefi can either mean "fist" or refer to a piece in a board game.[353] On one hand, it is possible that the compiler of Gesta Danorum transformed this epithet into the Latin nepos, meaning "nephew" or "grandson".[354] On the other hand, the epithet given by Sǫgubrot af nokkrum fornkonungum may merely be a corruption of nepos.[335] In any case, Gesta Danorum also accords Ragnar Lodbrok sons with the names Rǫgnvaldr (Regnaldus) and Raðbarðr (Rathbartus).[355]
- ^ In some cases, the Old Norse personal names Ingvarr[335] and Yngvarr represent Ívarr.[361] It is possible that Hústó is a corrupt form of Hubbo, and therefore stems from a Latin source.[335] Chronicon Roskildense seems to suffer a problem similar to that of Ragnarssona þáttr, since it accords Lodbrok with sons bearing forms of the same two names.[362] This suggests that Ragnarssona þáttr may be partly derived from Chronicon Roskildense,[363] or that both texts were influenced from English sources pertaining to the legend of Edmund.[364] The 13th-century Annales Lundenses likewise accords Lodbrok with sons bearing forms of these names.[365] The bastardy accorded to Yngvarr and Hústó by Ragnarssona þáttr may be a device to help explain the cruelty that they inflicted upon the saintly Edmund.[361]
- ^ The Lives of Saints Edmund and Fremund consists of over three thousand lines of poetry, and is the most elaborate version of the legend of Edmund.[366] It portrays the invasion of Ivar and Ubba as an act motivated by envy of Edmund, and by the misplaced need to avenge their father's murder upon him.[367] Whilst Liber de infantia sancti Eadmundi portrays their mocking father (Lodbrok) as a foil to Edmund, the Lives of Saints Edmund and Fremund portrays Lodbrok as a virtuous pagan, who disdained the rapine of his sons and admired the generosity and nobility of Edmund.[368]
- ^ A similar account is given by the 12th-century La vie seint Edmund le rei, which gives the same tale of Lodbrok's (Lothebrok) taunts, and of his jealous sons, Ivar, Ubba, and Björn (Bern).[373] La vie seint Edmund le rei is probably derived from Passio sancti Eadmundi, Liber de infantia sancti Eadmundi, Estoire des Engleis,[374] and the 12th-century Roman de Brut.[375] La vie seint Edmund le rei is the first extended account of Edmund's legend in French.[376] Another French text making note of Ívarr and Ubba, and their part in the legend of Edmund, is the 13th-century Passiun de Seint Edmund,[377] a source mainly derived from Passio sancti Eadmundi.[378] Passiun de Seint Edmund also states that Ivar and Ubba were responsible for the martyrdom of (the seventh-century Northumbrian king) Oswald.[379]
- ^ Whilst Liber de infantia sancti Eadmundi may owe its information on Lodbrok and Björn to Gesta Normannorum ducum, the latter account cannot be the source for the identification of Ivar and Ubba as other sons of Lodbrok.[380] According to Liber de infantia sancti Eadmundi, Ubba possessed diabolical powers that enabled him to gain victory in battle if he was lifted above his enemies.[381] Magical powers are also attributed to Ubba by La vie seint Edmund le rei.[382] A similar motif is given by Ragnars saga loðbrókar, although this source instead attributes sorcerous abilities to Ivar.[383] Historia Anglorum accords remarkable cunning to Ivar and extraordinary courage to Ubba.[384] At one point, Passio sancti Eadmundi declares that, before the fateful invasion of Anglo-Saxon England, rumours of Edmund's vigour and military prowess reached Ivar. One possibility is that this passage is the origin of the later stories of Lodbrok scorning his sons on account of Edmund's accomplishments.[385] In any case, the earliest source to specifically associate Ragnar Lodbrok's family with the legend of Edmund's martyrdom is Íslendingabók, which attributes Edmund's demise to Ivar, son of Ragnar Lodbrok.[386] The source of this claim is unknown. The earliest account to identify Ivar as a son of someone who seems to equate to Ragnar Lodbrok is Gesta Hammaburgensis ecclesiae pontificum.[387]
- ^ Over the years this conjecture evolved into local tradition, and the plaque was raised before the end of the nineteenth century. The inscription reads in part: "Stop stranger stop/Near this spot lies buried/King Hubba the Dane/Who was slayed in a bloody retreat/By King Alfred the Great".[389] In 2009, a stone monument was raised in Appledore to commemorate this tradition of Ubba.[390] It is sometimes romanticised that the village of Hubberston in Pembrokeshire is named after Ubba, and that he overwintered in nearby Milford Haven. There is no evidence for this assertion.[391] Rather than being Scandianvian in origin, the name is derived from the Old Germanic personal name Hubert.[392] The name of the town is first recorded in the thirteenth century as Hobertiston[393] and Villa Huberti,[394] meaning "Hubert's Farm",[393] "Hubert's manor",[395] and "Hubert's tūn".[396] The village has only been known as Hubberston since the early seventeenth century.[397] One possibility is that the town's eponym is identical to Hubertus, a man of Pembrokeshire, attested by the 12th-century Pipe Rolls of Henry I, King of England (died 1135).[398]
- ^ These 13th-century compositions are the earliest accounts to associate the legend of Ragnar Lodbrok's death with that of Edmund.[403] A similar, but much later story, presented by Historia monasterii sancti Augustini Cantuariensis, relates that Edmund was the killer of a bear that was the father of Ivar and Ubba.[404] A version of the Wendover account is given by Vita et passio cum miraculis sancti Edmundi, preserved by the 14th-century Oxford Bodleian Library Bodley 240. Vita et passio cum miraculis sancti Edmundi is the earliest hagiographic source of Edmund's legend to present the king taking up arms against the Vikings.[405]
- ^ According to this version of events, Ælla is a lowly knight who became king after Osberht had been driven from the throne by Björn's relatives.[406] A somewhat similar version of events is presented by Chronicon Joannis Bromton and Eulogium historiarum sive temporis, sources that present Ivar and Ubba as commanding the Danes that came overseas on behalf of Björn to topple Osberht.[407] The mediaeval Prose Brut is another source giving a similar account.[408] In the version of events outlined by the anonymous Narratio de uxore Aernulfi ab Ella rege Deirorum violata, Osberht is not mentioned, and it is Ælla who has committed rape during the invasion of Ivar and Ubba.[409]
- ^ According to Ragnars saga loðbrókar, for example, Ragnar was killed by Ælla, who was in turn slain by Ragnar's sons, Ivar, Sigurd Snake-in-the-Eye, Björn Ironside, and Hvitserk.[411] Whilst the figures Ivar and Björn are alluded to in the legend of Edmund's martyrdom (under various guises as in the case of Björn), no source associates Sigurd and Hvitserk with the legend.[346]
- ^ Similarly, the Northumbrian-focused accounts of the legend of Ragnar Lodbrok, as given by Scandinavian sources, could have originated as a way to white-wash history by relocating the tale of regicide from East Anglia to Northumbria, replacing the saintly Edmund with the obscure Ælla.[416] Ubba appears to be the prototype of a like-named character (Ubbe) who appears in the thirteenth- or 14th-century Middle English Havelok the Dane.[417] Within the tale, Ubba is closely associated with a character (Bernard Brun) who appears to correlate to Björn. Both Ubba and Björn are depicted as loyal and distinguished Danes,[418] and there is reason to suspect that they and other characters were used to add a veneer of historicity to a story exploring the Anglo-Scandinavian contribution to the English identity.[419] Since Ubba was otherwise widely asserted as one of the perpetrators of Edmund's martyrdom, one possibility is that he was inserted into the romance as a way to cast doubt upon any lingering anti-Danish sentiment.[420] Much like the legend of Ragnar Lodbrok the motif of personal revenge plays a prominent role in the tale of Havelok, with revenge used to justify Danish invasions of England.[421]
- ^ The illustration depicts Alfred receiving the raven banner captured at Arx Cynuit. The scene is probably derived from the History of England, by Paul de Rapin (died 1725), which portrays the battle—and the death of Ubba—as the decisive turning-point of Alfred's struggle against the Vikings.[424] The raven banner may be borrowed from an engraved portrait of Alfred by George Vertue (died 1756).[425] It was after the publication of Vertue's portrait that the banner came to associated with Alfredian art.[426] For example, it also appears in an engraved portrait of the king by B. Cole, for the New Universal Magazine of 1752; and another image by Samuel Wale (died 1786) in the 1760s. This latter depiction was published in the New History of England of 1764–1769, by John Hamilton Mortimer (died 1779); and in the New and Universal History of England of 1771–1772, by William Henry Mountague; and reused in A New and Complete History of England of 1773, by Temple Sydney; and in A New and Authentic History of England of 1777–1779, by William Augustus Russel.[427]
- ^ The play was first presented as The Magick Banner; or, Two Wives in a House, and published later in 1798 as Alfred; or The Magic Banner.[434]
Dẫn nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hervey (1907) p. 458; Horstmann (1881) p. 402 bk. 2 § 319; Harley MS 2278 (n.d.)
- ^ a b Costambeys (2004b).
- ^ Barrow (2016); Bartlett (2016); Lewis (2016); Jordan, TRW (2015); McTurk, R (2015); Lapidge (2014); Lazzari (2014); Cammarota (2013); Emons-Nijenhuis (2013); Mills, R (2013); Gigov (2011); Pinner (2010); Finlay (2009); Ridyard (2008); Rowe, EA (2008); McTurk, R (2007); Winstead (2007); McTurk, R (2006); Fjalldal (2003); Schulenburg (2001); Foot (2000); Frederick (2000); Halldórsson (2000); Hayward (1999); Keynes (1999); Pulsiano (1999); Whitelock (1996); Gransden (1995); Townsend (1994); Rowe, E (1993).
- ^ Coroban (2017); Barrow (2016); Bartlett (2016); Gore (2016); Lewis (2016); IJssennagger (2015); McGuigan (2015); Pinner (2015); Downham (2013a); McLeod, SH (2011); Pinner (2010); Cawsey (2009); Edwards, ASG (2009); Finlay (2009); Hayward (2009); Ridyard (2008); Woolf (2007); McLeod, S (2006); Adams; Holman (2004); Costambeys (2004b); Crumplin (2004); Kries (2003); Halldórsson (2000); Rigg (1996); Gransden (1995); Abels (1992); Rigg (1992).
- ^ Parker, EC (2012); Fornasini (2009).
- ^ Barrow (2016); Gore (2016); Parker, E (2016); Roffey; Lavelle (2016); IJssennagger (2015); Parker, E (2014); Reimer (2014); Abels (2013); IJssennagger (2013); Parker, EC (2012); Gigov (2011); Cubitt (2009); Fornasini (2009); Rowe, EA (2008); Cubitt; Costambeys (2004); Keynes; Lapidge (2004); Kleinman (2004); Smyth (2002); Smyth (1998); Frankis (1996); Yorke (1995).
- ^ Somerville; McDonald (2014); Emons-Nijenhuis (2013); McLeod, SH (2011); Finlay (2009); Levy (2004); Kries (2003); Davidson; Fisher (1999); Swanton, MJ (1999); Rowe, E (1993).
- ^ McTurk, R (2015); IJssennagger (2013); Rowe, EA (2008); McTurk, R (2006).
- ^ McTurk, R (2015); McTurk, R (2007).
- ^ Downham (2013a) p. 13; McLeod, SH (2011) pp. 9, 27 n. 96; Sheldon (2011) p. 12, 12 n. 13; McLeod, S (2013) p. 64, 64 n. 16; Swanton, M (1998) p. 68 § 866; Gomme (1909) p. 58 § 866; Hervey (1907) pp. 2–3 § 866; Plummer; Earle (1892) p. 68 § 866; Thorpe (1861a) p. 130 § 866; Thorpe (1861b) p. 59 § 866.
- ^ Downham (2013a) p. 14; Downham (2013b) p. 52; Downham (2012) p. 4; Sheldon (2011) p. 12.
- ^ Hadley; Richards; Brown et al. (2016) p. 55; McLeod, S (2013) pp. 75–76, 79 n. 77; McLeod, SH (2011) pp. 10, 81–82, 113, 119–120; Budd; Millard; Chenery et al. (2004) pp. 137–138.
- ^ Downham (2013a) p. 13; Woolf (2007) p. 71.
- ^ McLeod, S (2013) p. 64; McLeod, SH (2011) pp. 10, 12–13, 120–121; Woolf (2007) p. 71.
- ^ Downham (2013a) p. 13; Downham (2013b) p. 53; McLeod, SH (2011) p. 140; Downham (2007) p. 64; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 21, asser's life of king alfred § 21 n. 44; Smyth (2002) pp. 13 ch. 21, 183, 217–218 n. 61, 224 n. 139; Conybeare (1914) p. 98 § 24 ch. 21; Cook (1906) p. 13 ch. 21; Giles (1906) p. 50; Stevenson, WH (1904) p. 19 ch. 21; Stevenson, J (1854) p. 449, 449 n. 6.
- ^ Lewis (2016) p. 18; Downham (2013a) p. 13, 13 n. 23; Downham (2007) p. 64; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 21 n. 44; Kirby (2002) p. 173; Swanton, M (1998) p. 68 n. 5; Whitelock (1996) p. 196 n. 5; Ó Corráin (1979) pp. 314–315; McTurk, RW (1976) pp. 117 n. 173, 119; Stenton (1963) p. 244 n. 2; Conybeare (1914) p. 156 bk. 4 ch. 2 § 1; Giles (1906) p. 25 bk. 4 ch. 2; The Whole Works of King Alfred the Great (1858) p. 30; Stevenson, J (1854) p. 427 bk. 4 ch. 2.
- ^ Gore (2016) pp. 62, 68 n. 70; Downham (2007) p. 64; Woolf (2007) p. 73; Costambeys (2004b); Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 21 n. 44.
- ^ Downham (2007) p. 67; Woolf (2007) pp. 71–73.
- ^ IJssennagger (2015) pp. 137–138; McLeod, S (2013) pp. 76, 76 n. 67, 83–84, 84 nn. 94–95; McLeod, SH (2011) pp. 28, 119–180 ch. 3, 273, 285; Downham (2007) pp. 64–65; Keynes (2001) p. 54; Woolf (2007) p. 71; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 21 n. 44.
- ^ Knol; IJssennagger (2017) p. 20; IJssennagger (2015) pp. 137–139; IJssennagger (2013) p. 83; McLeod, S (2013) pp. 76 n. 67, 83–84, 84 n. 95; McLeod, SH (2011) pp. 28, 119–180 ch. 3; Woolf (2007) pp. 71–72; Woolf (2004) p. 95; Smyth (1998) pp. 24–25; Bremmer, RH (1981).
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 210 § 850; Woolf (2007) pp. 71–72; Nelson (1991) p. 69 § 850; Waitz (1883) p. 38 § 850; Pertz (1826) p. 445 § 850.
- ^ Lewis (2016) p. 20; IJssennagger (2015) pp. 137, 137 n. 8, 137–138; IJssennagger (2013) p. 83; Bremmer, R (1984) p. 359; van Houts (1984) p. 116, 116 n. 56; Bremmer, RH (1981) pp. 76–77; Whitelock (1969) pp. 223 n. 26, 227; Mawer (1908–1909) p. 83; Pertz (1866) p. 506 § 855.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 141–142; Woolf (2007) p. 72; Frank (2000) p. 159; Anderson, CE (1999) p. 125; Björkman (1911–1912) p. 132; Arnold (1882) pp. 200 ch. 7, 202 chs. 11–12; Hodgson Hinde (1868) pp. 141, 143; Bense (n.d.) pp. 2–3.
- ^ Anderson, CE (2016) pp. 462 n. 5, 470 n. 22; Lewis (2016) pp. 22–23; de Rijke (2011) p. 67; McLeod, SH (2011) p. 142; Gazzoli (2010) p. 36; Woolf (2007) p. 72; Besteman (2004) p. 105; Woolf (2004) p. 95; Frank (2000) p. 159; Van Heeringen (1998) p. 245; Björkman (1911–1912).
- ^ McLeod, SH (2011) p. 142; Woolf (2007) p. 72.
- ^ Lewis (2016) p. 7; McLeod, SH (2011) p. 143; Woolf (2007) p. 72; Nelson (1991) p. 51; Lund (1989) pp. 47, 49 n. 16; Waitz (1883) p. 26 § 841; Pertz (1826) p. 438 § 841.
- ^ Lewis (2016) p. 7; McLeod, SH (2011) pp. 144, 177, 177 n. 375, 199; Reuter (1992) p. 30 § 850; Nelson (1991) p. 69 § 850; Pertzii; Kurze (1891) p. 39 § 850; Waitz (1883) p. 38 § 850; Pertz (1826) p. 445 § 850.
- ^ Woolf (2007) p. 72.
- ^ a b Pinner (2010) pp. 161–163 fig. 53; Harley MS 2278 (n.d.).
- ^ Frantzen (2004) pp. 66–70.
- ^ Bale (2009) p. 17.
- ^ Pinner (2015) p. 79.
- ^ Lewis (2016) p. 17; Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 866; Gigov (2011) p. 19; McLeod, SH (2011) pp. 11, 119; Pinner (2010) p. 28; Ridyard (2008) p. 65; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 69; Keynes; Lapidge (2004) ch. introduction ¶ 11; Pestell (2004) pp. 65–66; Irvine (2004) p. 48 § 866; Kirby (2002) p. 173; O'Keeffe (2001) p. 58 § 867; Swanton, M (1998) pp. 68–69 § 866; Whitelock (1996) pp. 30, 196 § 866; Taylor (1983) p. 34 § 867; Beaven (1918) p. 338; Conybeare (1914) p. 140 § 866; Giles (1914) p. 49 § 866; Gomme (1909) p. 58 § 866; Hervey (1907) pp. 2–3 § 866; Giles (1903) p. 351 § 866; Plummer; Earle (1892) pp. 68–69 § 866; Thorpe (1861a) pp. 130–131 § 866/867; Thorpe (1861b) p. 59 § 866; Stevenson, J (1853) p. 43 § 866.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 119.
- ^ Downham (2007) p. 65; Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 69–70.
- ^ Lewis (2016) p. 17; Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 867; Gigov (2011) p. 19; McLeod, SH (2011) pp. 11, 191; Gazzoli (2010) p. 37; Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 69–70; Irvine (2004) p. 48 § 867; Kirby (2002) p. 173; O'Keeffe (2001) p. 58 § 868; Keynes (2001) p. 54; Swanton, M (1998) pp. 68–69 § 867; Whitelock (1996) pp. 30, 196 § 867; Taylor (1983) p. 34 § 868; Beaven (1918) p. 338; Conybeare (1914) p. 140 § 867; Giles (1914) p. 49 § 867; Gomme (1909) p. 58 § 867; Hervey (1907) pp. 2–3 § 867; Giles (1903) p. 351 § 867; Plummer; Earle (1892) pp. 68–69 § 867; Thorpe (1861a) pp. 130–133 § 867/868; Thorpe (1861b) p. 59 § 867; Stevenson, J (1853) p. 43 § 867.
- ^ a b Gore (2016) p. 61; McGuigan (2015) pp. 21–22 n. 10; Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 867; Gigov (2011) pp. 19, 43 n. 73; McLeod, SH (2011) pp. 11, 126, 185; Downham (2007) p. 65; Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 69–70; Irvine (2004) p. 48 § 867; Keynes; Lapidge (2004) ch. introduction ¶ 11; Kries (2003) p. 52; Keynes (2001) p. 54; O'Keeffe (2001) p. 58 § 868; Swanton, M (1998) pp. 68–69 § 867; Whitelock (1996) p. 196 § 867; Taylor (1983) p. 34 § 868; Beaven (1918) p. 338; Conybeare (1914) p. 140 § 867; Giles (1914) p. 49 § 867; Gomme (1909) p. 58 § 867; Giles (1903) p. 351 § 867; Plummer; Earle (1892) pp. 68–69 § 867; Thorpe (1861a) pp. 130–133 § 867/868; Thorpe (1861b) p. 59 § 867; Stevenson, J (1853) p. 43 § 867.
- ^ Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 70.
- ^ Lewis (2016) pp. 17–18; McLeod, SH (2011) pp. 185 n. 23, 192; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 27 n. 54; Kirby (2002) p. 173; Whitelock (1996) p. 196 n. 7; Arnold (1882) pp. 54–55 bk. 2 ch. 6; Stevenson, J (1855) p. 654 ch. 21.
- ^ a b Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 27 n. 54; Giles (1849) pp. 189–190; Coxe (1841) pp. 298–299.
- ^ Nelson (2001) p. 38.
- ^ Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 27 n. 54; Arnold (1882) p. 55 bk. 2 ch. 6; Stevenson, J (1855) p. 654 ch. 21.
- ^ Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 27 n. 54; South (2002) p. 85; Arnold (1885) pp. 105–106 ch. 91; Stevenson, J (1855) p. 489.
- ^ Lewis (2016) pp. 18–19; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 27 n. 54; Kries (2003) p. 59; South (2002) pp. 50–51 ch. 10, 85; Arnold (1882) pp. 201–202 ch. 10; Hodgson Hinde (1868) p. 142.
- ^ Lewis (2016) p. 20; Pertz (1866) p. 506 § 868.
- ^ Lewis (2016) p. 20; IJssennagger (2015) p. 137; Kries (2003) p. 60; Bremmer, RH (1981) p. 77; Mawer (1908–1909) p. 83; Pertz (1866) p. 506 § 868.
- ^ Barrow (2016) p. 85; Lewis (2016) pp. 18–19; IJssennagger (2015) p. 137; McGuigan (2015) p. 21; McLeod, SH (2011) p. 141; Crumplin (2004) pp. 65, 71 fig. 1; Kries (2003) pp. 59–60; South (2002) pp. 50–51 ch. 10; Mawer (1908–1909) p. 83; Arnold (1882) pp. 201–202 bk. 2 ch. 10; Hodgson Hinde (1868) p. 142.
- ^ Lewis (2016) pp. 19–20; IJssennagger (2015) p. 137; Gazzoli (2010) p. 36; Kries (2003) p. 61; South (2002) pp. 52–53 ch. 14; Johnson-South (1991) p. 623; Bremmer, R (1984) pp. 359–360, 366 n. 12; van Houts (1984) p. 116, 116 n. 55; McTurk, RW (1976) pp. 104 n. 86, 120 n. 199; Cox (1971) p. 51 n. 19; Whitelock (1969) p. 227; Smith, AH (1928–1936b) p. 185; Mawer (1908–1909) p. 83; Arnold (1882) p. 204 bk. 2 ch. 14; Hodgson Hinde (1868) p. 144.
- ^ Kries (2003) p. 55; Arnold (1885) p. 104 ch. 91; Stevenson, J (1855) pp. 487–488.
- ^ Bremmer, R (1984) p. 366 n. 12; Arnold (1882) p. 54 bk. 2 ch. 6.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 143 map. 3.
- ^ Lewis (2016) p. 16; Gigov (2011) p. 76; McLeod, SH (2011) pp. 140–141; Nelson (1991) p. 130 § 866; Waitz (1883) p. 81 § 866; Pertz (1826) p. 471 § 866.
- ^ Lewis (2016) p. 16; McLeod, SH (2011) pp. 140–141; Nelson (1991) p. 131 § 866; Waitz (1883) p. 81 § 866; Pertz (1826) p. 471 § 866.
- ^ Lewis (2016) p. 16; McLeod, SH (2011) pp. 140–141; Nelson (1991) pp. 131–132 § 866, 132 n. 12; Waitz (1883) p. 82 § 866; Pertz (1826) p. 471 § 866.
- ^ Lewis (2016) p. 16.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 141.
- ^ Lewis (2016) p. 16; McLeod, SH (2011) pp. 141, 165, 176; Nelson (1991) pp. 131–132 § 866, 132 n. 12; Waitz (1883) p. 82 § 866; Pertz (1826) p. 471 § 866.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 146, 165, 176; Nelson (1991) pp. 139–140 § 867, 132 n. 8; Waitz (1883) p. 87 § 867; Pertz (1826) p. 475 § 867.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 185–186, 186 n. 28; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 70; Arnold (1885) pp. 105–106 ch. 91; Stevenson, J (1855) p. 489.
- ^ Lewis (2016) p. 21; McLeod, SH (2011) pp. 185–186, 185 n. 27; Arnold (1882) p. 55 bk. 2 ch. 6; Stevenson, J (1855) pp. 654–655 ch. 21.
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 868; Downham (2007) p. 65; Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 70–71; Irvine (2004) p. 48 § 868; Keynes (2001) p. 54; O'Keeffe (2001) p. 58 § 869; Swanton, M (1998) pp. 68–71 § 868; Whitelock (1996) p. 197 § 868; Taylor (1983) p. 34 § 869; Conybeare (1914) p. 140 § 868; Giles (1914) pp. 49–50 § 868; Gomme (1909) pp. 58–59 § 868; Giles (1903) pp. 351–352 § 868; Plummer; Earle (1892) pp. 68–71 § 868; Thorpe (1861a) pp. 132–135 § 868/869; Thorpe (1861b) p. 59 § 868; Stevenson, J (1853) p. 43 § 868.
- ^ a b Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 868; Gigov (2011) p. 19; McLeod, SH (2011) pp. 9, 121 n. 14, 189; Downham (2007) p. 65; Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 70–72; Irvine (2004) p. 48 § 868; O'Keeffe (2001) p. 58 § 869; Swanton, M (1998) pp. 68–71 § 868; Whitelock (1996) p. 197 § 868; Taylor (1983) p. 34 § 869; Conybeare (1914) p. 140 § 868; Giles (1914) pp. 49–50 § 868; Gomme (1909) pp. 58–59 § 868; Giles (1903) pp. 351–352 § 868; Plummer; Earle (1892) pp. 68–71 § 868; Thorpe (1861a) pp. 132–135 § 868/869; Thorpe (1861b) p. 59 § 868; Stevenson, J (1853) p. 43 § 868.
- ^ a b Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 30; Smyth (2002) p. 16 ch. 30; Swanton, M (1998) p. 70 n. 1; Whitelock (1996) p. 197 n. 2; Conybeare (1914) pp. 101–102 § 33 ch. 30; Cook (1906) pp. 17–18 ch. 30; Giles (1906) p. 53; Stevenson, WH (1904) pp. 24–25 ch. 30; Stevenson, J (1854) pp. 451–452.
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 869; Gigov (2011) p. 19; McLeod, SH (2011) pp. 11, 199; Downham (2007) p. 65; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 72; Irvine (2004) p. 48 § 869; O'Keeffe (2001) p. 58 § 870; Swanton, M (1998) pp. 70–71 § 869; Whitelock (1996) p. 197 § 869; Taylor (1983) p. 34 § 870; Conybeare (1914) p. 140 § 869; Giles (1914) p. 50 § 869; Gomme (1909) p. 59 § 869; Giles (1903) p. 352 § 869; Plummer; Earle (1892) pp. 70–71 § 869; Thorpe (1861a) pp. 134–135 § 869/870; Thorpe (1861b) p. 60 § 869; Stevenson, J (1853) p. 43 § 869.
- ^ St Edmund: 2410–2441 (n.d.).
- ^ Pinner (2015) p. 80 n. 29; Tuck (1990) p. 4; St Edmund: 2410–2441 (n.d.).
- ^ Barrow (2016) p. 84 n. 31; Bartlett (2016) p. 17; Lewis (2016) p. 20; McTurk, R (2015) p. 40.
- ^ Lazzari (2014) p. 63; Fornasini (2009) p. 35; Campbell (1984) p. 146.
- ^ Mostert (2014).
- ^ Jordan, TRW (2015) p. 1; Jordan, TR (2012) pp. 66–67, 67 n. 11; Pinner (2010) p. 28.
- ^ Jordan, TR (2012) pp. 66–67; Pestell (2004) p. 66 n. 8; Gransden (2004).
- ^ Lewis (2016) p. 21; McGuigan (2015) p. 20; Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 870; Mostert (2014); Downham (2013a) p. 15; Jordan, TR (2012) pp. 66–67, 67 n. 11; Gigov (2011) pp. 19–20, 43–44; McLeod, SH (2011) pp. 74, 189, 189 n. 53, 197, 197 n. 90; Bale (2009) pp. 1–2; Finlay (2009) pp. 50, 50 n. 18, 51, 51 n. 20; Pinner (2010) p. 28; Fornasini (2009) p. 34; Ridyard (2008) p. 61; Downham (2007) p. 65; Winstead (2007) p. 128; Adams; Holman (2004); Frantzen (2004) p. 55; Gransden (2004); Irvine (2004) p. 48 § 870; Kirby (2002) p. 174; O'Keeffe (2001) p. 58 § 871; Keynes (2001) p. 54; Swanton, M (1998) pp. 70–71 § 870; Gransden (1995) p. 59; Gransden (1985) p. 2; Whitelock (1996) pp. 30, 197 § 870; Taylor (1983) p. 34 § 871; West (1983) p. 223; Whitelock (1969) p. 217; Stenton (1963) p. 246; Smith, AH (1928–1936b) p. 180; Beaven (1918) p. 336; Conybeare (1914) pp. 140–141 § 870; Giles (1914) p. 50 § 870; Gomme (1909) p. 59 § 870; Hervey (1907) pp. 2–3 § 870; Giles (1903) p. 352 § 870; Plummer; Earle (1892) pp. 70–71 § 870; Thorpe (1861a) pp. 134–135 § 870; Thorpe (1861b) p. 60 § 870; Stevenson, J (1853) p. 43 § 870/871.
- ^ Pinner (2010) p. 28 n. 13; Ridyard (2008) pp. 61–62 n. 214; Keynes; Lapidge (2004) chs. asser's life of king alfred § 20 n. 43, notes to introduction and text § the anglo-saxon chronicle 888–900 ¶ 9; Smyth (2002) p. 221 n. 95; Whitelock (1969) p. 217; Beaven (1918).
- ^ Pinner (2010) p. 28 n. 13; Ridyard (2008) pp. 61–62 n. 214.
- ^ Cross (2018) p. 97, 97 n. 57; McTurk, R (2015) p. 213; Mostert (2014); Gigov (2011) pp. 43–44, 67; Finlay (2009) pp. 50, 50 n. 18, 51, 51 n. 20; Ridyard (2008) p. 61; Adams; Holman (2004); Gransden (2004); Cubitt (2000) p. 63; Gransden (1995) p. 59; Gransden (1985) p. 2; Whitelock (1969) pp. 217, 221; Plummer; Earle (1965) p. 86.
- ^ Gigov (2011) p. 67; Pinner (2010) pp. 28–29; Bale (2009) pp. 1–2; Fornasini (2009) p. 35; Ridyard (2008) pp. 61–62; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 33; Frantzen (2004) p. 55; Gransden (2004); Smyth (2002) p. 17 ch. 33; Cubitt (2000) p. 63; Gransden (1995) pp. 59–60; Whitelock (1969) p. 217, 217 n. 4; Conybeare (1914) p. 102 § 34 ch. 33; Hervey (1907) pp. 4–5; Cook (1906) p. 18 ch. 33; Giles (1906) p. 54; Stevenson, WH (1904) p. 26 ch. 33; Stevenson, J (1854) p. 452.
- ^ Bale (2009) p. 2.
- ^ Cross (2018) p. 93; Mostert (2014); Ridyard (2008) p. 93, 93 n. 81; Winstead (2007) p. 128; Frantzen (2004) pp. 61–66; Gransden (2004).
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 870; Downham (2013a) p. 15, 15 n. 30; Pinner (2010) p. 28 n. 15; Ridyard (2008) p. 62 n. 216; Irvine (2004) p. 48 § 870; Swanton, M (1998) p. 71 § 870; Whitelock (1996) p. 197 n. 3; Gomme (1909) p. 59 n. 2; Plummer; Earle (1892) p. 71 § 870; Thorpe (1861a) p. 135 § 870;
- ^ Downham (2013a) p. 15, 15 n. 30; Pinner (2010) p. 28 n. 15; Finlay (2009) p. 51, 51 n. 20; Ridyard (2008) p. 62 n. 216; Plummer; Earle (1892) pp. 70–71 n. 6; Thorpe (1861a) p. 135 § 870.
- ^ Downham (2013a) p. 15; Finlay (2009) p. 51.
- ^ Downham (2013a) p. 15, 15 n. 30; Pinner (2010) p. 28 n. 15; Ridyard (2008) p. 62 n. 216
- ^ Pinner (2010) p. 28 n. 15; Ridyard (2008) p. 62 n. 216.
- ^ Pinner (2010) p. 104 fig. 12; The Life and Miracles of St. Edmund (n.d.).
- ^ a b Cross (2018) p. 91; Jordan, TRW (2015) pp. 15–17; Lazzari (2014) pp. 48–49; Mills, R (2013) p. 37; Pinner (2010) pp. 71–72; Bale (2009) p. 3; Finlay (2009) p. 51; Frantzen (2004) p. 58; Gransden (2004); Mostert (1987) pp. 42–43; Gransden (1995) pp. 29, 54; Mostert (1987) p. 42; Grant (1978) p. 84; Ingham (1973) p. 5; Whitelock (1969) p. 220; Hervey (1907) pp. 32–37 chs. 10–11; Arnold (1890) pp. 15–16 chs. 10–11.
- ^ a b Lazzari (2014) pp. 42–44; Finlay (2009) p. 51; Frantzen (2004) p. 58; Gransden (2004); Cavill (2003) p. 31; Dumville (2002) p. 254; Gransden (1995) pp. 36–37; Mostert (1987) p. 42; Grant (1978) p. 84; Ingham (1973) p. 5; Whitelock (1969) p. 220; Plummer; Earle (1965) p. 86; Hervey (1907) pp. 34–35 ch. 10; Arnold (1890) p. 15 ch. 10.
- ^ Tracy (2012) ch. 1 ¶ 7; Pinner (2010) p. 353; Winstead (2007) p. 128; Frederick (2000) p. 63; Frankis (1996) pp. 233–234; Horstmann (1887) pp. 296–299 § 44.
- ^ Tracy (2012) ch. 1 ¶ 7, 1 n. 19.
- ^ Tracy (2012) ch. 1 ¶¶ 7–10.
- ^ Cross (2018) p. 90; Mills, R (2013) p. 37; Bale (2009) p. 3; Winstead (2007) p. 128; Gransden (1995) pp. 50, 54; Mostert (1987) pp. 42–43; Ingham (1973) pp. 4–5; Whitelock (1969) pp. 219–221; Smith, AH (1928–1936b) p. 180; Hervey (1907) pp. 28–39 chs. 9–11; Arnold (1890) pp. 13–16 chs. 9–11.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 197 n. 90; Ridyard (2008) pp. 66–67.
- ^ Mostert (2014); Frantzen (2004) p. 55; Mostert (1987) pp. 42–43; Whitelock (1969) pp. 221–222.
- ^ McGuigan (2015) p. 21; Ridyard (2008) p. 66; Gransden (1985) p. 2; Whitelock (1969) pp. 219–221.
- ^ Lazzari (2014) p. 61; Ridyard (2008) pp. 92–93, 243; Gransden (2004); Ingham (1973) p. 3.
- ^ Finlay (2009) p. 57; Gransden (1985) p. 2 n. 2; Ingham (1973) p. 6.
- ^ Mostert (2014); Ridyard (2008) p. 66.
- ^ Naismith (2017) p. 290; McGuigan (2015) p. 20; Jordan, TR (2012) p. 67; Gigov (2011) pp. 63–64, 69; Bale (2009) p. 2; Fornasini (2009) p. 34; Ridyard (2008) pp. 214–216; Adams; Holman (2004); Pestell (2004) p. 76; Farmer (2004) § Edmund; Frantzen (2004) pp. 55–56; Pestell (2004) p. 77; Blackburn; Pagan (2002) pp. 1–2; Cubitt (2000) p. 63; Gransden (1995) p. 60; Farmer (1985) p. 39; Gransden (1985) p. 2; Grant (1978) p. 89; Blunt (1969) p. 253; Stenton (1963) p. 246, 246 n. 2.
- ^ Gransden (1985) p. 3.
- ^ Cross (2018) p. 90; Barrow (2016) pp. 83 n. 28, 84; Lewis (2016) pp. 20–21; Jordan, TRW (2015) p. 2; Lazzari (2014) p. 36; Mills, R (2013) pp. 37–38; Jordan, TR (2012) pp. 69–70; Gigov (2011) pp. 50 n. 82, 62; McLeod, SH (2011) p. 39; Pinner (2010) pp. 64–66; Bale (2009) p. 2; Finlay (2009) p. 52; Fornasini (2009) p. 35; Ridyard (2008) pp. 63–64, 67 n. 239, 224; Winstead (2007) p. 128; Adams; Holman (2004); Frantzen (2004) p. 56; Farmer (2004) § Edmund; Gransden (2004); Cavill (2003) p. 23; Cubitt (2000) p. 63; Whitelock (1996) p. 30; Gransden (1995) pp. 24, 57–58; Mostert (1987) p. 41; Farmer (1985) p. 40; Gransden (1985) p. 3; West (1983) p. 223; Bremmer, RH (1981) p. 77; Hart (1981) p. 267; Grant (1978) p. 82 n. 4; Thomson (1977) p. 25; Whitelock (1969) pp. 218–219; Plummer; Earle (1965) p. 86; Hervey (1907) pp. 6–11; Arnold (1890) pp. 3–5.
- ^ Gransden (1995) pp. 26, 34 n. 74; Whitelock (1969) p. 220; Beaven (1918) p. 337 n. 34; Hervey (1907) pp. 36–37 ch. 9; Arnold (1890) p. 14 ch. 9.
- ^ Beaven (1918) p. 337 n. 34; Hervey (1907) pp. 60–61; Skeat, W (1881) pp. 314–315 ch. 32.
- ^ Whitelock (1969) p. 220 n. 13.
- ^ Gransden (1995) pp. 56–57.
- ^ Mostert (2014); Gigov (2011) pp. 62, 67; McLeod, SH (2011) p. 40; Pinner (2010) p. 64; Finlay (2009) p. 51; Frantzen (2004) p. 56; Farmer (1985) p. 40; West (1983) p. 223; Whitelock (1969) pp. 218–219.
- ^ Mostert (2014); Downham (2013a) p. 15; McLeod, SH (2011) p. 40; Whitelock (1969) pp. 218–219, 233.
- ^ Jordan, TRW (2015) p. 1; Jordan, TR (2012) p. 69; Mostert (2014); Bale (2009) p. 2; Ridyard (2008) pp. 62–63; Cubitt (2000) p. 63; Farmer (1985) p. 40.
- ^ Keynes; Lapidge (2004) ch. introduction ¶ 49.
- ^ Pinner (2010) p. 64; Ridyard (2008) pp. 212–213; Cavill (2003); Smyth (2002) p. 204; Gransden (1985) pp. 7–8.
- ^ Pinner (2010) p. 33; Cavill (2003) p. 41; Smyth (2002) pp. 135, 204; Gransden (1985) pp. 7–8.
- ^ Cross (2017) p. 168; Barrow (2016) p. 84; Frantzen (2004) p. 61.
- ^ Cross (2017) p. 168; Barrow (2016) pp. 84–85; de Certain (1858) pp. 71–76 chs. 33–34.
- ^ Pinner (2010) p. 101; Frantzen (2004) pp. 56–57; Hervey (1907) pp. 20–21 ch. 5; Arnold (1890) pp. 9–10 ch. 5.
- ^ Cross (2018) pp. 90, 92; Barrow (2016) p. 84; Jordan, TRW (2015) pp. 10–11; Gransden (1995) p. 25; Ingham (1973) pp. 4–5.
- ^ Cross (2018) p. 95; Jordan, TRW (2015) p. 11; Lazzari (2014) p. 49; Cammarota (2013) pp. 98, 100 n. 56; Hervey (1907) pp. 62–63; Skeat, W (1881) pp. 316–317 ch. 32.
- ^ Lewis (2016) p. 21; Downham (2013a) p. 15 n. 30; McLeod, SH (2011) pp. 145, 202; Ridyard (2008) p. 68; McLeod, S (2006) p. 150 n. 57; Mostert (1987) p. 42; Grant (1978) pp. 82–83, 83 n. 11; Whitelock (1969) pp. 219–220, 223; Smith, AH (1928–1936b) p. 180; Hervey (1907) pp. 18–21 ch. 5; Arnold (1890) pp. 8–10 ch. 5.
- ^ Grant (1978) p. 83 n. 11.
- ^ Lewis (2016) p. 21; Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 870; Ridyard (2008) p. 66; Irvine (2004) p. 48 § 870; O'Keeffe (2001) p. 58 § 871; Swanton, M (1998) pp. 70–71 § 870; Whitelock (1996) p. 197 § 870; Gransden (1995) p. 58; Taylor (1983) p. 34 § 871; Whitelock (1969) pp. 219–221; Conybeare (1914) p. 140 § 870; Giles (1914) p. 50 § 870; Gomme (1909) p. 59 § 870; Hervey (1907) pp. 2–3 § 870, 18–21 ch. 5; Giles (1903) p. 352 § 870; Plummer; Earle (1892) pp. 70–71 § 870; Arnold (1890) pp. 8–10 ch. 5; Thorpe (1861a) pp. 134–135 § 870/871; Thorpe (1861b) p. 60 § 870; Stevenson, J (1853) p. 43 § 870.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 202–203, 202–203 n. 124.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 202.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 202–203 n. 124.
- ^ Levy (2004) p. 273; Freeman (1996) p. 188.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 202, 202 n. 123; Short (2009) pp. 155–158 §§ 2835–2841; McLeod, S (2006) p. 150 n. 57; Hardy; Martin (1889) pp. 91–92 §§ 2837–2843; Hardy; Martin (1888) p. 117 §§ 2837–2843; Stevenson, J (1854) p. 763; Wright (1850) pp. 155–158 §§ 2837–2843.
- ^ Bartlett (2016) p. 18; McTurk, R (2015) p. 213; Downham (2013a) p. 15 n. 30; Jordan, TR (2012) p. 67; Gigov (2011) pp. 19–20; McLeod, SH (2011) p. 146; Finlay (2009) p. 51, 51 n. 20; Adams; Holman (2004); Costambeys (2004b); Kries (2003) pp. 52, 60; Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 156 n. 38; Swanton, M (1998) p. 70 n. 2; Whitelock (1996) p. 197 n. 6; Bremmer, RH (1981) p. 77; Ó Corráin (1979) pp. 315, 319–320; McTurk, RW (1976) p. 119; Whitelock (1969) p. 223; Stenton (1963) p. 244 n. 2; Smith, AH (1928–1936b) p. 180; Gomme (1909) p. 59 n. 3; Mawer (1908–1909) pp. 80, 82–83; Plummer; Earle (1892) pp. 70–71 n. 6; Thorpe (1861a) p. 135 § 870; Stevenson, J (1853) p. 43 § 870, 43 n. 8.
- ^ Finlay (2009) p. 51.
- ^ Whitelock (1969) p. 223.
- ^ Short (2009) pp. 155–161 §§ 2859–2936; Whitelock (1969) pp. 224–225; Hervey (1907) pp. 126–133 §§ 2861–2938; Stevenson, J (1854) pp. 763–764; Hardy; Martin (1889) pp. 92–94 §§ 2861–2938; Hardy; Martin (1888) pp. 118–122 §§ 2861–2938; Wright (1850) pp. 98–101 §§ 2861–2938.
- ^ Smith, AH (1928–1936b) p. 180; Hervey (1907) pp. 374–375; Edwards, E (1866) p. 10 ch. 5; Stevenson, J (1854) p. 489 ch. 5.
- ^ Tretero (1584).
- ^ Bartlett (2016) p. 22; Pulsiano (1999) pp. 17–18, 18 n. 28.
- ^ Thacker (2004); Hunt (1888).
- ^ Bartlett (2016) p. 22; Schulenburg (2001) p. 169; Anderson, AO (1908) pp. 61–62; Luard (1872) pp. 391–392.
- ^ Schulenburg (2001) pp. 146–147, 169; Anderson, AO (1908) p. 61 n. 1; Giles (1849) pp. 191–192; Coxe (1841) pp. 300–302.
- ^ Luard (2012) pp. 432–433; Anderson, AO (1908) p. 61 n. 1; Yonge (1853) pp. 409–410.
- ^ Cross (2017) p. 169; Skinner (2017) p. 115; Sigurdson (2014) p. 253; Schulenburg (2006); Farmer (2004) § Ebbe the Younger; Schulenburg (2001) pp. 146–147; Pulsiano (1999) pp. 17–18, 18 n. 28; Horner (1994) p. 671; Pistono (1989) p. 38; Hunt (1888).
- ^ Pinner (2010) pp. 99, 100 fig. 8, 101; The Life and Miracles of St. Edmund (n.d.).
- ^ Pinner (2010) p. 101.
- ^ Barrow (2016) pp. 80–81.
- ^ Cross (2017) p. 163; Barrow (2016) pp. 84–85.
- ^ Barrow (2016) p. 81; Barrow (2009).
- ^ Pestell (2004).
- ^ Pestell (2004) p. 73.
- ^ McLeod, S (2013) p. 67.
- ^ Barrow (2016) pp. 91–92.
- ^ Barrow (2016) p. 92.
- ^ Barrow (2016) p. 92; Pestell (2004) pp. 75–76.
- ^ Barrow (2016) p. 92; Gransden (2008) p. 278.
- ^ Pestell (2004) p. 76.
- ^ a b Barrow (2016) p. 93.
- ^ Cross (2017) p. 168; Barrow (2016) p. 93.
- ^ Barrow (2016) p. 93; Bartlett (2016) pp. 17–18.
- ^ Bartlett (2016) p. 17; Hayward (1999) p. 111.
- ^ Parker, EC (2012) p. 96; Frankis (1996) pp. 234–235.
- ^ Cross (2018) p. 97.
- ^ Reeve; Wright (2007) pp. 280 bk. 11 chs. 206–207, 281 bk. 11 ch2. 206–207; Frankis (1996) p. 235.
- ^ Frankis (1996) p. 235 n. 15.
- ^ Barrow (2016) p. 88; Downham (2013a) p. 15 n. 30; McLeod, S (2013) p. 67; Finlay (2009) p. 50–51, 51 n. 19; Somerville; McDonald (2014) p. 231 § 870; Irvine (2004) p. 48 § 870; Swanton, M (1998) p. 71 § 870; Whitelock (1996) p. 197 n. 6; Beaven (1918) p. 336; Gomme (1909) p. 59, 59 n. 4; Plummer; Earle (1892) p. 71 § 870; Thorpe (1861a) pp. 135 § 870, 137 § 870.
- ^ Barrow (2016) p. 89.
- ^ Barrow (2016) p. 89; Gransden (2008) p. 278.
- ^ Gorman (2011) p. 117 fig. 2.
- ^ Barrow (2016) p. 93; Pestell (2004) p. 72.
- ^ Barrow (2016) p. 93; Ridyard (2008) p. 53; Thacker (2004); Sellar (1917) pp. 259–263 bk. 4 ch. 19, 281–284 bk. 4 ch. 25; Giles (1903) pp. 204–207 bk. 4 ch. 19, 220–223 bk. 4 ch. 25; Plummer (1896) pp. 243–246 bk. 4 ch. 17 (19), 262–266 bk. 4 ch. 23 (25).
- ^ Barrow (2016) pp. 78 n. 3, 93; Fairweather (2005) pp. 40–41 bk. 1 ch. 14; Blake (1962) p. 31 bk. 1 ch. 14.
- ^ Cross (2017) p. 169; Venarde (1997) p. 29; Gallia Christiana (1970) p. 201.
- ^ Cross (2017) pp. 166–167; Barrow (2016) p. 93.
- ^ Barrow (2016) p. 91; Reid (1987) pp. 123, 197; Smith, AH (1968) pp. 10–11 n. 4; Smith, AH (1928–1936b) p. 189; Atkinson (1879) pp. xxvii, 1 ch. 1.
- ^ Bartlett (2016); p. 18; Forester (1854) pp. 111–112; Stevenson, J (1853) p. 253; Thorpe (1848) pp. 152–153.
- ^ Barrow (2016) pp. 77–78, 89; Bartlett (2016) p. 18; Ridyard (2008) p. 184, 184 n. 39; Blake (1962) p. 53–56 ch. 39–41.
- ^ Ridyard (2008) p. 182, 182 n. 29; Fairweather (2005) pp. 71–72 ch. 39; Blake (1962) pp. 53–54 bk. 1 ch. 39.
- ^ Cross (2017) pp. 165–166; Barrow (2016) p. 77, 77 n. 2; Fairweather (2005) p. 487 ch. 1; Pestell (2004) p. 72; Blake (1962) p. 396 ch. 1.
- ^ Barrow (2016) pp. 77, 89.
- ^ Barrow (2016) pp. 77–78, 89; Blake (1962) p. 53 n. 1.
- ^ Licence (2004); Historiæ Anglicanæ (1652) p. 913.
- ^ Licence (2004); Ellis (1859) p. 312.
- ^ Pulsiano (1999) p. 17.
- ^ Barrow (2016) p. 90, 90 n. 69; Campbell (1984) pp. 147–148; Bethell (1970) pp. 88, 120; Toulmin Smith (1910) p. 168; Hunt (1895).
- ^ Barrow (2016) p. 90 n. 69; Barrow (2007); Russell; Zatta; Wogan-Browne (2005) p. 317 n. 27; Zatta (1999) p. 376 n. 27; Barrow (1987) pp. 178, 185.
- ^ Barrow (2016) p. 90 n. 69; Bartlett (2016) p. 22; Russell; Zatta; Wogan-Browne (2005) pp. 384–389 §§ 762–839; Frankis (1996) pp. 233–234; Bethell (1970) p. 88; Baker (1911) pp. 480, 491–492 §§ 761–838.
- ^ Russell; Zatta; Wogan-Browne (2005) pp. 384–389 §§ 762–777, 385 n. 31; Baker (1911) pp. 480, 491 §§ 761–776.
- ^ Barrow (2016) p. 90 n. 69; Barrow (2007); Russell; Zatta; Wogan-Browne (2005) pp. 304 n. 1, 307 n. 5; Zatta (1999) p. 368 n. 5; Barrow (1987) p. 177; Bethell (1970) pp. 75–76, 76–77 n. 1; Baker (1911) p. 478; Toulmin Smith (1910) pp. 167–172; Hunt (1895).
- ^ Rigg (1996) pp. 13, 15, 31 §§ 552–561.
- ^ Rigg (1996) pp. 15, 40–41.
- ^ Hadley (2009) p. 119; Rigg (1996) pp. 15, 40; Robinson (1921) p. 19; Newell (1903) p. 481; Migne (1899) p. 1546; Hamilton (1870) p. 198 bk. 2 ch. 91.
- ^ Rigg (1996) pp. 15, 40–41; Robinson (1921) pp. 19, 37; Newell (1903) p. 481; Migne (1899) p. 1693.
- ^ Sims-Williams (1990) pp. 224–229.
- ^ Hayward (1999) p. 138 n. 282; Horstmann (1901) p. 268.
- ^ Foot (2000) p. 72 n. 46; Hayward (1999) p. 138 n. 282; Raine (n.d.) pp. 1–59.
- ^ Hayward (1999) pp. 111 n. 138, 137, 138 n. 282.
- ^ Foot (2000) p. 72, 72 n. 46; Hayward (1999) pp. 111, 111 n. 138, 138 n. 282; Luard (2012) pp. 582–583; Luard (1872) p. 531; Yonge (1853) pp. 548–549; Giles (1849) p. 319; Coxe (1841) pp. 504–505.
- ^ Foot (2000) p. 72 n. 46; Hayward (1999) p. 137 n. 277.
- ^ Foot (2000) p. 72 n. 46; Hearnii (1774) p. 114.
- ^ a b Emons-Nijenhuis (2013) p. 101.
- ^ Pinner (2015) p. 105; Emons-Nijenhuis (2013) p. 99; Pinner (2010) p. 164; Farmer (2004) § Fremund; Townsend (1994) p. 2; Rigg (1992) p. 182.
- ^ Emons-Nijenhuis (2013) p. 99; Townsend (1994) p. 2.
- ^ Pinner (2015) p. 107; Emons-Nijenhuis (2013) p. 100, 100 n. 10; Pinner (2010) p. 167; Townsend (1994) p. 3; Horstmann (1901) pp. 689–698.
- ^ Emons-Nijenhuis (2013) pp. 100–101; Horstmann (1881) pp. 376–440; Hardy (1862b) pp. 523–524 § 1094.
- ^ Pinner (2015) p. 108; Emons-Nijenhuis (2013) p. 101.
- ^ Bartlett (2016) p. 18; Hardy (1862a) pp. 360–361 § 845.
- ^ Keary; Poole (1887) p. 119 § 431, pl. 18 fig. 1.
- ^ Naismith (2017) p. 292; McLeod, SH (2011) pp. 153–154, 154 n. 229; Grierson; Blackburn (2006) p. 319; Smart (1979) p. 22; Keary; Poole (1887) p. 97.
- ^ Naismith (2017) p. 292; McLeod, SH (2011) p. 154; Grierson; Blackburn (2006) p. 319.
- ^ Keary; Poole (1887) p. 97.
- ^ a b Cross (2018) p. 98.
- ^ Cross (2018) p. 111; McGuigan (2015) p. 20; Jordan, TR (2012) p. 69; Pinner (2010) p. 31; Bale (2009) p. 2; Finlay (2009) p. 55; Ridyard (2008) pp. 216–217; Adams; Holman (2004); Pestell (2004) pp. 78–79; Blackburn; Pagan (2002) p. 2.
- ^ McGuigan (2015) p. 20; Mostert (2014); Jordan, TR (2012) p. 69; Parker, EC (2012) p. 21; Gigov (2011) p. 64; Pinner (2010) p. 30; Bale (2009) p. 25; Ridyard (2008) pp. 216–217, 223; Frantzen (2004) p. 275 n. 20; Abels (1992) p. 32.
- ^ Pinner (2010) p. 31; Finlay (2009) p. 54; Ridyard (2008) pp. 213–214; Pestell (2004) pp. 78–79.
- ^ Ridyard (2008) pp. 216–217, 223; Pestell (2004) pp. 78–79.
- ^ Cross (2018) pp. 98, 111; Naismith (2017) p. 284; Pinner (2010) p. 31; Ridyard (2008) pp. 215–216, 223; Grierson; Blackburn (2006) pp. 319–320; Frantzen (2004) p. 275 n. 20; Pestell (2004) p. 77; Abels (1992) p. 32.
- ^ Mostert (2014); Pinner (2010) p. 25; Finlay (2009) p. 57; Adams; Holman (2004); Pestell (2004) p. 79 n. 80.
- ^ Ridyard (2008) p. 211.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 197; Ridyard (2008) pp. 66, 68–69, 94; McLeod, S (2006) pp. 150–151; Kirby (2002) p. 174; Gransden (1995) p. 26.
- ^ Lewis (2016) p. 21; Abels (2013) p. 125; Costambeys (2004a); Abels (1992) p. 33 n. 48.
- ^ Abels (2013) p. 125; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 74; Keynes (2001) p. 54; Abels (1992) p. 33 n. 48.
- ^ Naismith (2017) pp. 147, 150 tab. 10, 164 287; McLeod, SH (2011) pp. 188–189, 194–195; Pestell (2004) pp. 66 n. 7, 78; Kirby (2002) p. 174; Keynes (2001) p. 54.
- ^ Abels (2013) p. 125; Downham (2007) p. 66; Stenton (1963) p. 247.
- ^ Lewis (2016) p. 22; McTurk, R (2015) pp. 42, 46–47, 213; Downham (2013a) p. 16 n. 33; Downham (2011) p. 192; McLeod, SH (2011) p. 127; Downham (2007) p. 66; McTurk, R (2006) p. 681; Costambeys (2004b); Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 33 n. 61; Ó Corráin (1979) pp. 315, 319; McTurk, RW (1976) p. 117 n. 174; Whitelock (1969) pp. 223, 227 n. 49; Barker (1967) p. 82; Giles (1906) p. 26 bk. 4 ch. 2; Stevenson, J (1854) p. 428 bk. 4 ch. 2.
- ^ Downham (2007) p. 66; Costambeys (2004b).
- ^ Downham (2018) p. 109; Lewis (2016) p. 22; McTurk, R (2015) pp. 42, 46, 49; Downham (2013a) p. 16, 16 n. 33; Downham (2011) p. 192; Gigov (2011) pp. 24–25; McLeod, SH (2011) pp. 127–128; Downham (2007) p. 66; McTurk, R (2006) p. 681; Costambeys (2004b); Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 21 n. 44; Keynes (2001) p. 54; Jaski (1995) p. 318 n. 29; Brooks (1979) p. 6, 6 n. 22; Ó Corráin (1979); McTurk, RW (1976) pp. 93, 117–119; Whitelock (1969) p. 227; Stenton (1963) pp. 247–248.
- ^ Downham (2018) p. 109; Downham (2011) p. 192; McLeod, SH (2011) pp. 127–128; Downham (2007) p. 66; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 21 n. 44; Keynes (2001) p. 54; Jaski (1995) p. 318 n. 29; Ó Corráin (1979); McTurk, RW (1976) pp. 93, 118; Whitelock (1969) p. 227; Stenton (1963) p. 248.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 142, 146.
- ^ Lewis (2016); Reuter (1992) p. 72 § 873; Nelson (1991) p. 184 § 873; De Simon (1909) p. 32 § 873; Pertzii; Kurze (1891) p. 80 § 873; Waitz (1883) p. 124 § 873; Pertz (1826) p. 496 § 873.
- ^ Holm (2015); Abels (2013) p. 125; Yorke (1995) p. 109.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 123; Ó Corráin (1979) p. 316.
- ^ Woolf (2007) p. 73.
- ^ Kulovesi (2017) p. 10, 10 n. 35; The Annals of Ulster (2017) § 837.9; The Annals of Ulster (2008) § 837.9; Woolf (2007) p. 73 n. 12.
- ^ Kulovesi (2017) p. 10, 10 n. 36; The Annals of Ulster (2017) § 845.8; The Annals of Ulster (2008) § 845.8; Woolf (2007) p. 73 n. 12.
- ^ Kulovesi (2017) p. 10, 10 n. 36; The Annals of Ulster (2017) § 847.4; The Annals of Ulster (2008) § 847.4; Anderson (1922) p. 278, 278 n. 1.
- ^ Kulovesi (2017) p. 10; The Annals of Ulster (2017) § 848.5; The Annals of Ulster (2008) § 848.5; Woolf (2007) p. 73 n. 12; Anderson (1922) p. 278, 278 n. 5.
- ^ The Annals of Ulster (2017) § 852.3; The Annals of Ulster (2008) § 852.3; Woolf (2007) p. 73 n. 12.
- ^ King; Young; Clarke; Cain; Dimbleby (1966) p. 82.
- ^ a b Burl (2013); Burl (2002) p. 107; Hoare (1975) pt. 1 pp. 99–100; King; Young; Clarke; Cain; Dimbleby (1966) p. 73; Keiller; Piggott; Passmore; Cave (1938) p. 123 fig. 1; Stevenson, WH (1904) p. 265, 265 n. 2; Daniell (1894) p. 6; Jackson (1862) p. 74 n. 1; Thurnam (1857) pp. 67, 71.
- ^ Costambeys (2008); Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 72–73; Costambeys (2004a).
- ^ Costambeys (2008); Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 73–74; Costambeys (2004a).
- ^ Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 74–75.
- ^ Lewis (2016) p. 20; Downham (2013a) p. 22; Costambeys (2008); Ridyard (2008) p. 211; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 75; Costambeys (2004a); Keynes (2001) p. 54.
- ^ Downham (2013a) pp. 22–23; Costambeys (2008); Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 75–76.
- ^ Costambeys (2008); Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 76.
- ^ a b Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 76.
- ^ Higham (2014); Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 76.
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 233 § 878; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 76; Irvine (2004) p. 50 § 878; Kirby (2002) p. 175; O'Keeffe (2001) p. 61 § 879; Williams, A (1999) p. 70; Swanton, M (1998) pp. 74–75 § 878; Whitelock (1996) p. 200 § 878; Taylor (1983) pp. 36–37 § 879; Conybeare (1914) p. 143 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) p. 63 § 878; Giles (1903) p. 356 § 878; Plummer; Earle (1892) p. 74 § 878; Thorpe (1861a) pp. 146–147 § 878/879; Thorpe (1861b) p. 64 § 878; Stevenson, J (1853) p. 46 § 878.
- ^ Baker; Brookes (2013) pp. 217, 240; Downham (2013a) p. 23; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 52; Smyth (2002) pp. 25 ch. 52; 185–187, 225 nn. 146–147; Swanton, M (1998) p. 75 n. 9; Conybeare (1914) p. 109 § 52 ch. 52; Cook (1906) pp. 26–27 ch. 52; Giles (1906) pp. 59–60; Stevenson, WH (1904) pp. 40 ch. 52, 25; Stevenson, J (1854) p. 457.
- ^ Corèdon; Williams (2004) p. 290.
- ^ Baker; Brookes (2013) p. 240.
- ^ a b Gore (2016) pp. 62–64; Abels (2013) p. 154; Downham (2013a) pp. 23–24; Haslam (2011) p. 202; Downham (2007) p. 204; McLeod, S (2006) pp. 153 n. 72, 154, 154 n. 77; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 76; Gore (2004) p. 37; Keynes; Lapidge (2004) chs. introduction ¶ 11, asser's life of king alfred § 54 n. 99; Smyth (2002) p. 227 n. 164; Kirby (2002) pp. 175, 178; Yorke (1995) p. 111; Kirby (1979).
- ^ Gore (2016) p. 62; Gore (2004) p. 37; Riley; Wilson-North (2003) p. 86.
- ^ Lewis (2016) p. 32; Somerville; McDonald (2014) p. 233 § 878; Gigov (2011) p. 77; Smith, JJ (2009) p. 130; Gore (2004) p. 37; Irvine (2004) p. 50 § 878; Smyth (2002) p. 226 n. 157; Swanton, M (1998) pp. 74–77 § 878; Whitelock (1996) p. 200 § 878; McTurk, RW (1976) p. 119; Conybeare (1914) p. 143 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) p. 63 § 878; Giles (1903) p. 356 § 878; Plummer; Earle (1892) pp. 74–77 § 878; Thorpe (1861a) pp. 146–147 § 878/879; Thorpe (1861b) p. 64 § 878; Stevenson, J (1853) p. 46 § 878.
- ^ O'Keeffe (2001) pp. 61–62 § 879; Whitelock (1996) p. 200 n. 15; Thorpe (1861a) p. 146 § 878/879.
- ^ Stone (2017) p. 19; Gore (2016) p. 62; Lavelle (2016) p. 124; Lewis (2016) p. 32; Baker; Brookes (2013) pp. 59 n. 15, 65, 206–207, 332; Haslam (2011) p. 202; Townsend (2008) pp. 66, 73 n. 31; Haslam (2005) p. 138; Gore (2004) p. 37; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54; Mills, AD (2003) § countisbury; Kirby (2002) p. 175; Smyth (2002) pp. 26 ch. 54, 106, 117, 122, 226 n. 161; Williams, A (1999) p. 77; Swanton, M (1998) p. 76 n. 1; Whitelock (1996) p. 200 n. 16; Yorke (1995) p. 111; Plummer; Earle (1965) p. 93; Karlström (1929) p. 68; Conybeare (1914) p. 110 § 58 ch. 54; Cook (1906) p. 27 ch. 54; Giles (1906) p. 61; Stevenson, WH (1904) p. 43 ch. 54; Stevenson, J (1854) p. 458.
- ^ Stone (2017) p. 19; Bartlett (2016) p. 18 n. 22; Gore (2016) p. 62; Lewis (2016) p. 32; Baker; Brookes (2013) p. 138 fig. 28, 332, 372 n. 38; Abels (2013) p. 154; Downham (2013a) p. 24; Haslam (2011) p. 202; Downham (2007) p. 71; McLeod, S (2006) p. 154 n. 77; Haslam (2005) pp. 133, 138; Gore (2004) p. 37; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54, asser's life of king alfred § 54 n. 101; Hart, CR (2003) p. 160 n. 3; Mills, AD (2003) § countisbury; Riley; Wilson-North (2003) p. 86; Kirby (2002) p. 175; Smyth (2002) pp. 122, 226 n. 164; Williams, A (1999) p. 77; Swanton, M (1998) p. 76 n. 1; Whitelock (1996) p. 200 n. 16; Yorke (1995) p. 111; Lukman (1958) p. 140; Plummer; Earle (1965) p. 93.
- ^ a b Stone (2017) p. 19.
- ^ Gore (2016) p. 62; Haslam (2011) p. 202.
- ^ Gore (2016) p. 62.
- ^ Baker; Brookes (2013) p. 206.
- ^ Stevenson, WH (1904) pp. 263, 263–264 n. 5, 264 n. 6; Westcote (1845) p. 342 bk. 4 ch. 28.
- ^ Thurnam (1857) p. 84; Risdon (1811) pp. 424–425.
- ^ Stevenson, WH (1904) p. 264; Some Account of Biddeford (1755) p. 446.
- ^ Stevenson, WH (1904) p. 264, 264 n. 5; Risdon (1811) pp. 424–425; Moore (n.d.) p. 104.
- ^ Gore (2016) p. 62; Lewis (2016) p. 32; McLeod, SH (2011) p. 125; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54; Kirby (2002) p. 175; Smyth (2002) p. 26 ch. 54; Swanton, M (1998) p. 76 n. 1; Davies (1997) p. 397; Whitelock (1996) p. 200 n. 16; Conybeare (1914) p. 110 § 58 ch. 58; Cook (1906) p. 27 ch. 54; Giles (1906) p. 61; Stevenson, WH (1904) p. 43 ch. 54; Stevenson, J (1854) p. 458.
- ^ McLeod, SH (2011) pp. 83, 125; Downham (2007) p. 71.
- ^ Hart, CR (2003) p. 160 n. 3; Smyth (2002) p. 226 n. 157; Stevenson, WH (1904) p. 262 n. 54; Wright (1850) p. 108 n. 3148.
- ^ Lewis (2016) p. 32; McTurk, R (2015) pp. 9, 41, 43–44; Parker, E (2014) p. 488; Somerville; McDonald (2014) p. 233 § 878; Parker, EC (2012) p. 94; Gigov (2011) pp. 20–21, 24, 76–77; McLeod, SH (2011) pp. 123, 125, 127, 127–128 n. 63; Smith, JJ (2009) p. 130; Downham (2007) pp. 68 n. 25, 71, 204; McTurk, R (2007) p. 60; Woolf (2007) p. 73; McLeod, S (2006) p. 153 n. 72; McTurk, R (2006) p. 681; Irvine (2004) p. 50 § 878; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Kries (2003) p. 71 n. 32; Smyth (2002) pp. 226 nn. 157–159, 227 n. 165; O'Keeffe (2001) pp. 61–62 § 879; Swanton, M (1998) pp. 74–77 § 878; Whitelock (1996) pp. 200 § 878; Gransden (1995) p. 58; Rowe, E (1993); Brooks (1979) p. 4; Ó Corráin (1979) pp. 315–316, 322; McTurk, RW (1976) pp. 96 n. 22, 117 n. 173, 119–123; Whitelock (1969) pp. 223, 227; Stenton (1963) p. 244 n. 2; Lukman (1958) p. 58; Bell (1938) p. 193; Smith, AH (1928–1936b) pp. 176, 178; Conybeare (1914) p. 143 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) p. 63 § 878; Mawer (1908–1909) pp. 78, 80 n. 1; Giles (1903) p. 356 § 878; Plummer; Earle (1892) pp. 74–77 § 878; Thorpe (1861a) p. 146–147 § 878/879; Thorpe (1861b) p. 64 § 878; Stevenson, J (1853) p. 46 § 878.
- ^ Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54; Smyth (2002) pp. 26 ch. 54, 124, 187, 226 n. 159; Yorke (1995) p. 111; Conybeare (1914) p. 110 § 58 ch. 54; Mawer (1908–1909) pp. 78, 85; Cook (1906) p. 27 ch. 54; Giles (1906) p. 61; Stevenson, WH (1904) p. 43 ch. 54; Stevenson, J (1854) p. 458.
- ^ Bartlett (2016) p. 18 n. 22; Gore (2016) p. 62; Lewis (2016) p. 33; Parker, E (2016) pp. 437–438; McTurk, R (2015) pp. 45, 246–247; Downham (2013a) p. 24 n. 75; Gigov (2011) pp. 21, 24; McLeod, SH (2011) p. 146; Short (2009) p. 172–173 §§ 3144–3156; Downham (2007) p. 68 n. 25; McTurk, R (2007) p. 60; Woolf (2007) p. 73 n. 11; Swanton, M (1998) p. 75 n. 12; Whitelock (1996) p. 200 n. 14; Ó Corráin (1979) p. 316; McTurk, RW (1976) p. 119 n. 192; Whitelock (1969) p. 227; Plummer; Earle (1965) p. 93; Lukman (1958) pp. 141–142; Conybeare (1914) p. 209; Mawer (1908–1909) p. 83; Stevenson, WH (1904) p. 265 n. 1; Hardy; Martin (1889) p. 101 §§ 3146–3158; Hardy; Martin (1888) p. 132 §§ 3146–3158; Thurnam (1857) p. 83; Stevenson, J (1854) p. 767; Wright (1850) p. 108 §§ 3146–3158.
- ^ a b Lewis (2016) pp. 33–34; Downham (2013a) p. 24 n. 75; McLeod, SH (2011) p. 146; Downham (2007) p. 68 n. 25; Woolf (2007) p. 73 n. 11; Hart, CR (2003) p. 160 n. 3; Whitelock (1996) p. 200 n. 14; Ó Corráin (1979) p. 316.
- ^ Lewis (2016) p. 34; McTurk, R (2015) p. 45; Spence (2013) p. 9; Gigov (2011) pp. 20–21; Woolf (2007) p. 72 n. 8.
- ^ Lavelle (2016) p. 137 n. 31; Lewis (2016) p. 33; Short (2009) p. 172–173 §§ 3144–3156; Hardy; Martin (1889) p. 101 §§ 3146–3158; Hardy; Martin (1888) p. 132 §§ 3146–3158; Stevenson, J (1854) p. 767; Wright (1850) p. 108 §§ 3146–3158.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 246–247; Short (2009) pp. 172–173 §§ 3144–3156; Hart, CR (2003) p. 160 n. 3; Swanton, M (1998) p. 75 n. 12; Plummer; Earle (1965) p. 93; Bell (1938) pp. 193–195; Conybeare (1914) p. 209; Mawer (1908–1909) p. 83; Stevenson, WH (1904) p. 265, 265 n. 1; Hardy; Martin (1889) p. 101 §§ 3146–3158; Hardy; Martin (1888) p. 132 §§ 3146–3158; Thurnam (1857) p. 83; Stevenson, J (1854) p. 767; Wright (1850) p. 108 §§ 3146–3158.
- ^ McTurk, R (2015) p. 247.
- ^ Bartlett (2016) p. 18; Parker, E (2016) pp. 437–438; McTurk, R (2015) pp. 246–247; Parker, EC (2012) p. 100; Short (2009) pp. 172–173 §§ 3144–3156; Hart, CR (2003) p. 160 n. 3; Swanton, M (1998) p. 75 n. 12; Whitelock (1969) p. 228 n. 58; Plummer; Earle (1965) p. 93; Lukman (1958) pp. 141–142; Bell (1938) pp. 193–194; Conybeare (1914) p. 209; Mawer (1908–1909) p. 83; Stevenson, WH (1904) p. 265, 265 n. 1; Hardy; Martin (1889) p. 101 §§ 3146–3158; Hardy; Martin (1888) p. 132 §§ 3146–3158; Thurnam (1857) p. 83; Stevenson, J (1854) p. 767; Wright (1850) p. 108 §§ 3146–3158.
- ^ Parker, E (2016) p. 438; Parker, EC (2012) p. 100.
- ^ Parker, E (2016) p. 438; McTurk, R (2015) p. 246; Parker, EC (2012) pp. 100–101; Olsen (1906–1908) p. 169 ch. 18/19; Rafn (1829) p. 294 ch. 19.
- ^ Faulkes (2016) pp. 34, 42; Parker, E (2016) p. 438 n. 40; Parker, EC (2012) p. 101; Mawer (1908–1909) p. 82.
- ^ McTurk, R (2015) p. 246; Reeve; Wright (2007) pp. 132 bk. 6 ch. 102, 133 bk. 6 ch. 102.
- ^ Williamson (2017) p. 1103; Whitelock (1969) p. 228; James, MR (1905) p. 71; Swan; Roberson (n.d.).
- ^ Bell (1938) p. 195; Hervey (1907) pp. 162–165.
- ^ Bartlett (2016) p. 18, 18 n. 21; Whitelock (1969) p. 228 n. 58; Hervey (1907) pp. 374–375; Edwards, E (1866) p. 10 ch. 5; Stevenson, J (1854) p. 487 ch. 5.
- ^ Bartlett (2016) p. 18.
- ^ Parker, EC (2012) p. 102 n. 259; van Houts (1984) pp. 113, 113 n. 39, 116; Marx (1914) p. 17 bk. 1 ch. 10/11.
- ^ Bell (1938) p. 194; Thurnam (1857) pp. 81–82, 82 n. 4; Historiæ Anglicanæ (1652) p. 809.
- ^ Bell (1938) pp. 194–195; Haydon (1863) pp. 7–8 ch. 82.
- ^ Bartlett (2016) p. 18; Fairweather (2005) p. 72 bk. 1 ch. 39; Blake (1962) p. 54 bk. 1 ch. 39.
- ^ Wormald (2006); Riley; Wilson-North (2003) p. 86.
- ^ Gore (2016) p. 62; Lavelle (2016) p. 124; Lewis (2016) p. 32; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54; Smyth (2002) pp. 26 ch. 54; Conybeare (1914) p. 110 § 58 ch. 54; Cook (1906) p. 27 ch. 54; Giles (1906) p. 61; Stevenson, WH (1904) p. 43 ch. 54; Stevenson, J (1854) p. 458.
- ^ Gore (2016) p. 62; Lavelle (2016) pp. 124–125, 136 n. 18; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Hart, CR (2003) p. 160 n. 3; Smyth (2002) p. 227 n. 164; Swanton, M (1998) p. 76 n. 1; Whitelock (1996) p. 200 n. 16; Conybeare (1914) p. 161 bk. 4 ch. 3 § 8; Giles (1906) p. 31 bk. 4 ch. 3; The Whole Works of King Alfred the Great (1858) p. 68; Stevenson, J (1854) p. 432 bk. 4 ch. 3.
- ^ Lewis (2016) p. 32; Gigov (2011) p. 77; McLeod, SH (2011) pp. 18, 18 n. 50, 20, 123; Smith, JJ (2009) p. 130; Downham (2007) p. 71; McLeod, S (2006) p. 154 n. 77; Nelson (2001) p. 39; O'Keeffe (2001) pp. 61–62 § 879; Swanton, M (1998) p. 76 § 878; Whitelock (1996) p. 200 § 878; Brooks (1979) p. 4; Ó Corráin (1979) p. 316; Conybeare (1914) p. 143 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) p. 63 § 878; Giles (1903) p. 356 § 878; Plummer; Earle (1892) p. 76 § 878; Thorpe (1861a) pp. 146–147 § 878/879; Thorpe (1861b) p. 64 § 878; Stevenson, J (1853) p. 46 § 878, 46 n. 10.
- ^ Lewis (2016) p. 32; McTurk, R (2015) p. 43; Somerville; McDonald (2014) p. 233 § 878; Downham (2013a) p. 24; Gigov (2011) p. 77; McLeod, SH (2011) pp. 18, 18 n. 50, 20; Smith, JJ (2009) p. 130; Downham (2007) p. 71; McLeod, S (2006) p. 154 n. 77; Irvine (2004) p. 50 § 878; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Smyth (2002) pp. 187, 226 n. 162; Nelson (2001) p. 39; Swanton, M (1998) pp. 76–77 § 878; Whitelock (1996) p. 200 § 878, 200 nn. 17–18; Brooks (1979) p. 4; Conybeare (1914) p. 143 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) p. 63 § 878; Giles (1903) p. 356 § 878; Plummer; Earle (1892) pp. 76–77 § 878; Thorpe (1861a) pp. 146–147 § 878; Thorpe (1861b) p. 64 § 878; Stevenson, J (1853) p. 46 § 878, 46 n. 11.
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 233 § 878; Irvine (2004) p. 50 § 878; Swanton, M (1998) p. 77 § 878; Bately (1991) p. 60; Plummer; Earle (1892) p. 77 § 878; Thorpe (1861a) p. 147 § 878; Stevenson, J (1853) p. 46 n. 10.
- ^ Downham (2013a) p. 24; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Smyth (2002) pp. 187, 226 n. 162; O'Keeffe (2001) p. 62 § 879; Whitelock (1996) p. 200 nn. 17–18; Bately (1991) p. 60; Brooks (1979) p. 4; Thorpe (1861a) p. 146 § 878/879; Stevenson, J (1853) p. 46 n. 11.
- ^ Smyth (2002) p. 187.
- ^ Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Whitelock (1996) p. 200 n. 18.
- ^ Smith, JJ (2009) pp. 131 n. 1, 162–163; Swanton, M (1998) p. 76 n. 2; Whitelock (1996) p. 200 n. 18.
- ^ Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99.
- ^ a b McLeod, SH (2011) p. 20.
- ^ Downham (2013a) p. 24; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54; Smyth (2002) pp. 26 ch. 54, 187; Whitelock (1996) p. 200 n. 18; Bately (1991) p. 97; Conybeare (1914) p. 110 § 58 ch. 54; Cook (1906) p. 27 ch. 54; Giles (1906) p. 61; Stevenson, WH (1904) p. 43 ch. 54; Stevenson, J (1854) p. 458.
- ^ Lavelle (2016) pp. 124–125; Lewis (2016) p. 32; McTurk, R (2015) pp. 43–44, 46; Downham (2013a) p. 22 n. 67; McLeod, SH (2011) pp. 127–128 n. 63; McTurk, R (2006) p. 681; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Smyth (2002) p. 227 n. 165; Swanton, M (1998) p. 76 n. 1; Ó Corráin (1979) p. 322; McTurk, RW (1976) pp. 96 n. 22, 120–122, 120 n. 196; Whitelock (1996) p. 200 nn. 16, 18; Smith, AH (1928–1936b) p. 178 n. 11; Conybeare (1914) pp. 160–161 bk. 4 ch. 3 § 8; Giles (1906) p. 31 bk. 4 ch. 3; The Whole Works of King Alfred the Great (1858) p. 68; Stevenson, J (1854) pp. 431–432 bk. 4 ch. 3.
- ^ Lewis (2016) p. 33; Arnold (1879) p. 147 bk. 5 ch. 8; Forester (1853) p. 156 bk. 5.
- ^ Lewis (2016) pp. 32–33; Arnold (1885) pp. 83 ch. 76, 111–112 ch. 95; Stevenson, J (1855) pp. 475–476, 493.
- ^ Abels (2013) p. 154.
- ^ Downham (2007) p. 204.
- ^ Downham (2007) pp. 204–205.
- ^ Lewis (2016) pp. 19–20; Crumplin (2004) pp. 44, 44 n. 44, 71 fig. 1; South (2002) pp. 52–53 ch. 14; Johnson-South (1991) p. 623; Arnold (1882) p. 204 bk. 2 ch. 14; Hodgson Hinde (1868) p. 144.
- ^ Kirby (2002) p. 175.
- ^ Somerville; McDonald (2014) pp. 233–234 § 878; Gigov (2011) p. 77; Smith, JJ (2009) pp. 130–131; Downham (2007) p. 71; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 76; Irvine (2004) pp. 50–51 § 878; Keynes; Lapidge (2004) ch. introduction ¶ 18; Kirby (2002) p. 175; O'Keeffe (2001) p. 62 § 879; Williams, A (1999) pp. 70–71; Swanton, M (1998) pp. 76–77 § 878; Whitelock (1996) p. 201 § 878; Conybeare (1914) pp. 143–144 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) pp. 63–64 § 878; Giles (1903) p. 356 § 878; Plummer; Earle (1892) pp. 74–77 § 878; Thorpe (1861a) pp. 146–149 § 878/879; Thorpe (1861b) pp. 64–65 § 878; Stevenson, J (1853) p. 47 § 878.
- ^ Downham (2013a) p. 24; Hadley (2009) p. 112; Costambeys (2008); Ridyard (2008) pp. 211–212; Forte; Oram; Pedersen (2005) pp. 76–77; Keynes; Lapidge (2004) ch. introduction ¶¶ 18–19; Keynes (2001) p. 57; Sawyer (2001) p. 276; Williams, A (1999) p. 71.
- ^ Costambeys (2008); Williams, A (1999) p. 71.
- ^ Lewis (2016) p. 21, 21 n. 6; Roffey; Lavelle (2016) p. 8; Lapidge (2014); McLeod, S (2013) p. 84 n. 96; McLeod, SH (2011) p. 282; Cubitt (2009) p. 403; Costambeys (2004b); Cubitt; Costambeys (2004); Gransden (1995) p. 58; Clark (1983) p. 13, 13 n. 86; Hart, C (1982) p. 571; Whitelock (1945) p. 169.
- ^ Cubitt (2009) p. 403; Costambeys (2004b); Gransden (1995) p. 58; Clark (1983) p. 13, 13 n. 86; Hart, C (1982) p. 571; Raine (1879) p. 404.
- ^ Pinner (2010) pp. 156 fig. 50, 157, 161–163 fig. 53; Harley MS 2278 (n.d.).
- ^ Cawsey (2009) pp. 382–383.
- ^ Pinner (2010) p. 157.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 146; Finlay (2009) p. 48; Rowe, EA (2008) p. 355 n. 9; Fjalldal (2003) p. 101 n. 3; Halldórsson (2000) pp. 58–59; Whitelock (1969) p. 227.
- ^ Finlay (2009) p. 48.
- ^ IJssennagger (2015) p. 137 n. 8; McTurk, R (2015) pp. 9, 45, 106; Parker, EC (2012) pp. 94, 98; Gigov (2011) pp. 20–21, 24, 60; Finlay (2009) p. 48; Hayward (2009) p. 72 n. 36; McTurk, R (2007) p. 60; McTurk, R (2006) p. 681; Kries (2003) p. 60; van Houts (1984) p. 115, 115 n. 46; McTurk, RW (1976) p. 108; Whitelock (1969) pp. 224, 228; Plummer; Earle (1965) p. 93; Lukman (1958) p. 141; Smith, AH (1928–1936b) pp. 176, 178; Mawer (1908–1909) pp. 78, 83; Stevenson, WH (1904) p. 138; Gale (1691) p. 167.
- ^ McTurk, R (2015) p. 9; Britt (2014) p. 140; Parker, E (2014) pp. 488–489; Parker, EC (2012) pp. 94, 98; Gigov (2011) pp. 20–21, 24, 39; McLeod, SH (2011) p. 253; Hayward (2009) p. 72 n. 36; Orchard (2001) p. 168; Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 156 n. 38; Swanton, M (1998) p. 77 n. 14; Whitelock (1996) p. 201 n. 19; Bately (1991) p. 38; Dumville; Lapidge (1985) p. 78; van Houts (1984) p. 115, 115 n. 46; Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 156 n. 38; McTurk, RW (1976) pp. 108, 108 n. 113, 119 n. 191; Whitelock (1969) pp. 227–228; Plummer; Earle (1965) p. 93; Lukman (1958) p. 141; Smith, AH (1928–1936b) p. 176; Mawer (1908–1909) p. 83; Stevenson, WH (1904) pp. 138, 266; Gale (1691) p. 167.
- ^ McTurk, R (2015) p. 9; Britt (2014) pp. 139–140; Parker, E (2014) p. 488; Somerville; McDonald (2014) p. 233 § 878; McLeod, S (2013) p. 65; Parker, EC (2012) p. 94; Gigov (2011) p. 20; McLeod, SH (2011) p. 253; Wild (2008a) p. 209; Wild (2008b) p. 42; Halsall (2007) p. 200; Irvine (2004) p. 50 § 878; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; Hudson (2002) p. 249; Smyth (2002) p. 227 n. 165; O'Keeffe (2001) p. 62 § 879; Orchard (2001) p. 168; Hart, C (2000) p. 141; Williams, A (1999) p. 86; Swanton, M (1998) p. 77 § 878; Whitelock (1996) p. 201, 201 n. 19; Bately (1991) p. 38; McTurk, RW (1976) p. 119 n. 191; Plummer; Earle (1965) p. 93; Lukman (1958) p. 140; Bell (1938) p. 195; Smith, AH (1928–1936b) p. 175; Conybeare (1914) p. 143 § 878; Giles (1914) p. 54 § 878; Gomme (1909) p. 63 § 878, 63 n. 2; Giles (1903) p. 356 § 878; Stevenson, WH (1904) pp. 265–266; Plummer; Earle (1892) p. 77 § 878; Cleasby; Vigfusson (1874) p. 281 § hrafn; Thorpe (1861a) pp. 146–147 § 878/879; Thorpe (1861b) p. 64 § 878; Stevenson, J (1853) pp. 46–47 § 878, 46 n. 12.
- ^ Barrow (2016) p. 84 n. 31.
- ^ Lewis (2016) p. 33 n. 11; McTurk, R (2015) p. 9; McLeod, S (2013) p. 65 n. 20; Parker, EC (2012) p. 94, 94 n. 227; Keynes; Lapidge (2004) ch. asser's life of king alfred § 54 n. 99; McLeod, SH (2011) p. 253; Smyth (2002) p. 227 n. 165; Whitelock (1996) p. 201 n. 19; Bately (1991) pp. 38, 52; Gomme (1909) p. 63 n. 2; Stevenson, WH (1904) pp. 265–266; Stevenson, J (1853) p. 46 n. 12.
- ^ Lewis (2016) p. 33 n. 11; McLeod, SH (2011) p. 253; Halsall (2007) p. 290 n. 117; Smyth (2002) pp. 174, 227 n. 165; Whitelock (1996) p. 201 n. 19; Bately (1991) pp. 52, 60; Plummer; Earle (1965) p. 93; Lukman (1958) p. 140; Bell (1938) p. 195; Stevenson, WH (1904) pp. 265–266.
- ^ Whitelock (1996) p. 201 n. 19; Lukman (1958) p. 140.
- ^ Smyth (2002) pp. 174, 227 n. 165, 249 n. 127; Whitelock (1996) p. 201 n. 19; Bately (1991) p. 60.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 253; Smyth (2002) p. 227 n. 165; Whitelock (1996) p. 201 n. 19; Bately (1991) pp. 52, 60.
- ^ McLeod, SH (2011) p. 253.
- ^ Kries (2003) p. 73 n. 68; Bately (1991) p. 38; Dumville; Lapidge (1985) p. 78 n. 26; Stevenson, WH (1904) pp. 265–266.
- ^ Bately (1991) pp. 38–39.
- ^ Hart, C (2000) p. 141.
- ^ Parker, E (2014) p. 488; Parker, EC (2012) p. 94.
- ^ Parker, EC (2012) pp. 93–99.
- ^ Pinner (2010) pp. 161–163 fig. 53; Yates Thompson MS 47 (n.d.).
- ^ Whitelock (1996) p. 228; van Houts (1993).
- ^ McTurk, R (2015) p. 1; Schulte (2015); Rowe, EA (2008) p. 347; Rowe, E (1993); McTurk, RW (1976) p. 111.
- ^ McTurk, R (2015) p. 7.
- ^ Cross (2018) p. 147 n. 86; McTurk, R (2015) pp. 1, 6–7; Somerville; McDonald (2014) p. 298; Gigov (2011) pp. 38–39, 55; Finlay (2009) p. 45; Grønlie (2006) p. 3 ch. 1; McTurk, R (2006) pp. 682–683; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 309; van Houts (1993); van Houts (1984) p. 115; McTurk, RW (1976) pp. 95, 108; Íslendingabók Sögur (1843) p. 4 ch. 1.
- ^ McTurk, RW (1976) p. 95.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 1, 4, 47–49; Schulte (2015); Gigov (2011) pp. 28–36; Grønlie (2006) p. 16 n. 10; McTurk, R (2007) p. 57; McTurk, R (2006) pp. 681, 683; McTurk, R (1993); Rowe, E (1993); van Houts (1984) p. 114; Ó Corráin (1979) pp. 287–288; McTurk, RW (1976) pp. 93–97, 111.
- ^ Kries (2003) p. 73 n. 68.
- ^ a b c d McTurk, R (2015) p. 106.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 1, 6, 14, 35; McTurk, R (2007) pp. 60–61; van Houts (1993); van Houts (1984) p. 114.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 1, 6.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 1, 14–15, 35, 45, 96, 247; Parker, EC (2012) p. 102 n. 259; Gigov (2011) pp. 38–39; McTurk, R (2007) pp. 60–61; van Houts (1984) pp. 112–113, 112–113 n. 33, 113 n. 34; McTurk, RW (1976) pp. 107, 107 n. 103, 108; Marx (1914) pp. 5–6 bk. 1 ch. 1/2, 8 bk. 1 ch. 4/5.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 1, 11, 15, 35, 40, 45, 105; Finlay (2009) p. 47 n. 8; McTurk, R (2007) p. 60; McTurk, R (2006) p. 682; van Houts (1984) pp. 114, 115, 115 n. 45; McTurk, RW (1976) pp. 104 n. 86, 120–121; Schmeidler (1917) pp. 39–40.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 9, 15, 35, 45–46, 48–50, 247; Schulte (2015); Gigov (2011) pp. 36–39, 60–61; McTurk, R (2007); Pernille; Schjødt; Kristensen (2007) p. x; McTurk, R (2006); McTurk, R (1993); McTurk, RW (1976) pp. 94 n. 14, 103–104.
- ^ Whitelock (1969) p. 226.
- ^ Mawer (1908–1909) p. 84.
- ^ McTurk, R (2015) p. 224; McTurk, R (2006) p. 682.
- ^ McTurk, R (2006) p. 682.
- ^ IJssennagger (2015) p. 137 n. 8; McTurk, R (2015) pp. 40, 78, 154, 226; Gigov (2011) p. 17; McTurk, R (2007) p. 60; McTurk, R (2006) p. 682; Davidson; Fisher (1999) vol. 1 pp. 285–287 bk. 9; McTurk, RW (1976) p. 95 n. 21; Whitelock (1969) p. 227; McKeehan (1933) p. 990; Mawer (1908–1909) pp. 69–71, 82–83; Holder (1886) pp. 306–310 bk. 9; Elton; Powell; Anderson; Buel (n.d.) pp. 550–556 bk. 9.
- ^ a b Whitelock (1969) p. 227.
- ^ McTurk, R (2015) p. 83; Davidson; Fisher (1999) vol. 1 pp. 287–289 bk. 9; Mawer (1908–1909) pp. 69–71, 82–84; Holder (1886) pp. 309–312 bk. 9; Elton; Powell; Anderson; Buel (n.d.) pp. 556–560 bk. 9.
- ^ McTurk, R (2007) p. 60; McTurk, R (2006) p. 682; McTurk, RW (1976) p. 95 n. 21.
- ^ Lewis (2016) p. 30; McTurk, R (2015) pp. 105–106; Gigov (2011) p. 57; Finlay (2009) p. 48 n. 10; Olrik (1898) pp. 10–11.
- ^ McTurk, R (2015) p. 105.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 130 n. 37; Rafn (1829) pp. 382–383 chs. 8–9.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Davidson; Fisher (1999) vol. 1 p. 240 bk. 8, vol. 2 p. 130 n. 37; Holder (1886) p. 260 bk. 8; Elton (n.d.) p. 476 bk. 8.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 130 n. 37.
- ^ Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 130 n. 37.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Gigov (2011) p. 17; Davidson; Fisher (1999) vol. 1 p. 285 bk. 9; Holder (1886) p. 306 bk. 9; Elton (n.d.) p. 550 bk. 9.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Gigov (2011) pp. 16, 18, 26–27, 58–59; Waggoner (2009) pp. 70 ch. 3, 111 n. 14; Rowe, EA (2008) p. 355, 355 n. 9; Fjalldal (2003) p. 78; Halldórsson (2000) pp. 54, 58–59; Smith, AH (1928–1936a) p. 230; Smith, AH (1928–1936b) pp. 175, 181–183, 185; Mawer (1908–1909) p. 74, 84; Rafn (1829) p. 354 ch. 3.
- ^ Waggoner (2009) p. 111 n. 14; Smith, AH (1928–1936b) pp. 175, 183.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Gigov (2011) pp. 16, 26–27, 57–59; Rowe, EA (2008) p. 355 n. 9; Halldórsson (2000) pp. 58–59; Smith, AH (1928–1936a) p. 230; Smith, AH (1928–1936b) pp. 175, 182–183; Jónsson (1923) p. 828; Mawer (1908–1909) p. 84.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Gigov (2011) pp. 57–59; Waggoner (2009) p. 111 n. 14; Rowe, EA (2008) p. 355; Halldórsson (2000) p. 59; Smith, AH (1928–1936a) pp. 230–231; Smith, AH (1928–1936b) pp. 182–183; Mawer (1908–1909) p. 84.
- ^ McTurk, R (2015) p. 106; Rowe, EA (2008) p. 355 n. 9; Mawer (1908–1909) p. 84.
- ^ a b Rowe, EA (2008) p. 355.
- ^ Lewis (2016) p. 30; McTurk, R (2015) p. 106; Gigov (2011) pp. 57–59; Olrik (1898) pp. 10–11.
- ^ Rowe, EA (2008) p. 355 n. 9.
- ^ Gigov (2011) p. 57.
- ^ McTurk, R (2015) p. 105; Inde ab Anno (1892) p. 197 § 856.
- ^ Pinner (2010) pp. 51–52, 137; Sisk (2010) p. 350 n. 4; Edwards, ASG (2009) p. 134.
- ^ Reimer (2014) pp. 148–149; Edwards, ASG (2009) pp. 139, 141; Winstead (2007) p. 126; Manion (2005) pp. 105–108 Frantzen (2004) p. 70; Horstmann (1881) pp. 376–440.
- ^ Manion (2005) pp. 105–107; Horstmann (1881) pp. 376–440.
- ^ Whitelock (1969) pp. 225–226; Smith, AH (1928–1936b) pp. 183–184.
- ^ Whitelock (1969) p. 228.
- ^ a b Frantzen (2004) p. 64.
- ^ McTurk, R (2015) p. 8; Pinner (2015) p. 76; Parker, E (2014) p. 489; Jordan, TR (2012) p. 87; Parker, EC (2012) pp. 96–97, 102; Gigov (2011) pp. 10–11, 42–44; Pinner (2010) p. 123; Hayward (2009) p. 69; Frantzen (2004) p. 64; Thomson (1977) pp. 41–42; Whitelock (1969) p. 228; Hervey (1907) pp. 156–161; Arnold (1890) pp. 102–103.
- ^ Levy (2004) pp. 279–280; Frankis (1996) p. 233; Smith, AH (1928–1936b) pp. 176, 188; Hervey (1907) pp. 224–359; Ravenel (1906) pp. 8, 10, 55–174; Arnold (1892) pp. 137–250.
- ^ Pinner (2015) p. 81; Levy (2004) p. 279.
- ^ Pinner (2015) p. 81.
- ^ De Wilde (2016).
- ^ Frankis (1996) p. 233.
- ^ Kibler (1980).
- ^ Frankis (1996) pp. 233–234.
- ^ Hayward (2009) p. 72, 72 n. 35.
- ^ Bartlett (2016) p. 18; Gigov (2011) p. 55; Hayward (2009) pp. 84–85, 85 n. 83; Davidson; Fisher (1999) vol. 2 p. 156 n. 38; Thomson (1977) p. 41; Hervey (1907) pp. 156–157; Arnold (1890) p. 102.
- ^ Levy (2004) pp. 279–280, 280 n. 32; Smith, AH (1928–1936b) p. 176; Hervey (1907) p. 288 §§ 1932–1933; Ravenel (1906) p. 113 §§ 1933–1934; Arnold (1892) p. 191 §§ 1931–1932.
- ^ Gigov (2011) p. 55; Olsen (1906–1908) p. 131 ch. 8/7; Rafn (1829) p. 253 ch. 7.
- ^ Parker, EC (2012) p. 97, 97 n. 241; Bartlett (2016) p. 18, 18 n. 18; Arnold (1879) p. 143 bk. 5 ch. 5; Forester (1853) p. 152 bk. 5.
- ^ Mostert (1987) p. 173; Whitelock (1969) p. 220; Hervey (1907) pp. 20–21 ch. 6; Arnold (1890) p. 10 ch. 6.
- ^ Somerville; McDonald (2014) p. 298; Finlay (2009) p. 45; Grønlie (2006) p. 3 ch. 1; Forte; Oram; Pedersen (2005) p. 309; Whitelock (1969) pp. 227–228; Íslendingabók Sögur (1843) p. 4 ch. 1.
- ^ Gigov (2011) pp. 38–39; Finlay (2009) p. 47 n. 8.
- ^ Stevenson, WH (1904) pp. 262–263, 262 n. 3; Thurnam (1857) p. 85; Vidal (1806) p. 207.
- ^ Bradt (2015) p. 44.
- ^ Bradt (2015) p. 44; Appledore History set in Stone (2009).
- ^ Hrdina (2011) p. 108; Jones (1980) p. 134; Charles (1934) pp. 8–9.
- ^ Hrdina (2011) p. 108; James, H (2007) p. 57; Mills, AD (2003) § hubberston; Jones (1980) p. 134; Loyn (1976) p. 9; Charles (1934) p. 9.
- ^ a b Hrdina (2011) p. 108; Charles (1934) p. 9.
- ^ Mills, AD (2003) § hubberston; James, H (2007) p. 57; Charles (1934) p. 9.
- ^ Mills, AD (2003) § hubberston.
- ^ Jones (1980) p. 134; Loyn (1976) p. 9.
- ^ Charles (1934) p. 9.
- ^ Lloyd (1912) p. 424 n. 75.
- ^ Reinhard (1941) p. 58; Smith, AH (1928–1936b) pp. 183–185; Luard (1872) pp. 393–399.
- ^ Parker, E (2016) p. 433; Parker, E (2014) p. 489; Parker, EC (2012) pp. 97, 102, 102 n. 258, 206; Gigov (2011) pp. 41–42, 44; Pestell (2004) p. 78, 78 n. 74; Whitelock (1969) pp. 229–230; Reinhard (1941) p. 58; Smith, AH (1928–1936b) pp. 183–186; Hervey (1907) pp. 170–191; Giles (1849) pp. 193–199; Coxe (1841) pp. 303–312.
- ^ Luard (2012) pp. 433–440; Smith, AH (1928–1936b) pp. 183–185; Reinhard (1941) p. 58; Yonge (1853) pp. 409–418.
- ^ Parker, E (2016) p. 433; Pinner (2015) p. 86; Parker, E (2014) p. 489; Jordan, TR (2012) pp. 98–99; Parker, EC (2012) pp. 97, 102, 102 n. 258, 206; Gigov (2011) pp. 11, 41–42, 44; Pinner (2010) pp. 134–135; Finlay (2009) p. 56; Pestell (2004) p. 78 n. 74; Fjalldal (2003) p. 101 n. 3; Whitelock (1969) pp. 229–230; Reinhard (1941) p. 58; Smith, AH (1928–1936b) pp. 183–186; Hervey (1907) pp. 170–191; Giles (1849) pp. 193–199; Coxe (1841) pp. 303–312.
- ^ Kries (2003) p. 69 n. 9.
- ^ Parker, E (2016) p. 433, 433 n. 22; Hardwick (1858) p. 221 ch. 29.
- ^ Pinner (2015) p. 86; Hervey (1907) pp. 390–402.
- ^ a b Parker, E (2016) pp. 432–433; McTurk, R (2015) p. 215; Parker, E (2014) p. 489; Parker, EC (2012) pp. 97, 102, 168, 206; Kries (2003) p. 67; Whitelock (1969) pp. 229–230; Short (2009) pp. 142–149 §§ 2595–2722; Sayers (2003) p. 305; Freeman (1996) p. 199; Bell (1932) pp. 169–170; Hardy; Martin (1889) pp. 84–88 §§ 2597–2724; Hardy; Martin (1888) pp. 104–112 §§ 2597–2724; Stevenson, J (1854) pp. 760–761; Wright (1850) pp. 89–93 §§ 2597–2724.
- ^ Parker, E (2016) p. 433 n. 20; Parker, EC (2012) p. 97 n. 239; Bell (1932) pp. 169–170; Haydon (1863) pp. 3–4 chs. 80–81; The Whole Works of King Alfred the Great (1858) p. 36; Historiæ Anglicanæ (1652) pp. 802–802.
- ^ Matheson (2008) pp. 230–231, 243; Brie (1906) pp. 103–105.
- ^ McTurk, R (2015) pp. 215–217; Hardy; Martin (1888) pp. 328–338.
- ^ Whitelock (1969) pp. 229–230; Smith, AH (1928–1936b) pp. 186–187.
- ^ Gigov (2011) pp. 15–16; Whitelock (1969) p. 226; Smith, AH (1928–1936b) p. 184; Olsen (1906–1908) pp. 167–168 ch. 17; Rafn (1829) p. 292 ch. 18.
- ^ Gigov (2011) pp. 48–49; Frantzen (2004) pp. 65–66.
- ^ Parker, E (2014) pp. 489–490; Pestell (2004) p. 78, 78 n. 74.
- ^ Parker, EC (2012) p. 96; Gigov (2011) pp. 53, 62.
- ^ Parker, E (2014) pp. 489–490.
- ^ Gigov (2011) pp. 59–60; McTurk, RW (1976) pp. 108–109.
- ^ Parker, E (2016) p. 432; Parker, EC (2012) p. 178 n. 478; Kleinman (2004) pp. 318–319; Frankis (1996) p. 241; Lukman (1958) p. 142; Skeat, WW (1902); Hardy; Martin (1888) pp. 290–327.
- ^ Parker, E (2016) p. 433.
- ^ Parker, E (2016) pp. 433–434, 446–447.
- ^ Parker, EC (2012) p. 178 n. 478; Frankis (1996) p. 241.
- ^ Parker, EC (2012) pp. 206–207.
- ^ Gigov (2011) pp. 53–54.
- ^ Keynes (1999) pp. 246–247 pl. 9a, 295.
- ^ Keynes (1999) pp. 273, 295, 295 n. 311.
- ^ Keynes (1999) pp. 246–247 pl. 8b.
- ^ Keynes (1999) pp. 271–272, 295.
- ^ Keynes (1999) pp. 295, 295 n. 312, 307, 307 n. 383.
- ^ Wood (2015) p. 121; Griffel (2013) p. 11; Parker, J (2013) p. 139; Wehlau (2011) p. 802; Pratt (2000) p. 147; Henderson (1950) p. 31; Adams (1904) p. 34; Miles (1902) pp. 58–62; Alfred: A Masque (1751); Alfred: A Masque (1740).
- ^ Henderson (1950) p. 31.
- ^ Henderson (1950) p. 36; Miles (1902) pp. 63 n. 2, 64.
- ^ Wood (2015) p. 141; Henderson (1950) p. 36; Adams (1904) p. 34.
- ^ Wehlau (2011) p. 810; Henderson (1950) pp. 84–89; Miles (1902) p. 75 n. 1; O'Keeffe, J (1798) pp. 195–267.
- ^ Wehlau (2011) p. 810; Henderson (1950) p. 81; Adams (1904) p. 34; Miles (1902) p. 74 n. 3.
- ^ Wehlau (2011) p. 815 n. 1; Hogan (1968) p. 1872.
- ^ Henderson (1950) p. 91; Miles (1902) p. 76 n. 1; Sketch of Alfred the Great (1798).
- ^ Keynes (1999) pp. 289–290; Henderson (1950) p. 91; Miles (1902) pp. 76–77, 77 n. 1; Sketch of Alfred the Great (1798).
- ^ Miles (1902) p. 97; Pye (1801).
- ^ Miles (1902) p. 96, 96 n. 1.
- ^ Miles (1902) p. 100; Cottle (1800).
- ^ Pratt (2000) p. 138.
- ^ Pratt (2000) p. 138; Miles (1902) p. 100, 100 n. 1.
- ^ Miles (1902) p. 78 n. 2.
- ^ Adams (1904) p. 34; Miles (1902) pp. 76, 78, 78 n. 1.
- ^ Adams (1904) p. 34; Miles (1902) p. 78.
- ^ Parker, J (2013) p. 141; Parker, J (2009) p. 265; Magnus (1938) pp. 87–155.
- ^ Miles (1902) p. 107, 107 n. 1; Alfred of Wessex (1852).
- ^ Parker, J (2013) p. 147; Parker, J (2009) p. 270; Whistler (n.d.).
- ^ Jónasdóttir (2015) pp. 6, 20; Kjartansson (2015) pp. 5–6; Cornwell (2005).
- ^ Puchalska (2015) p. 97.
- ^ Hughes (2015).
- ^ Usborne (2018).
- ^ “'The Last Kingdom' Beautifully Blends Fact with Fiction (SPOILERS)”. Distractify (bằng tiếng Anh). 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập 22 Tháng Một năm 2021.
- ^ “Historical similarities (and differences) between The Last Kingdom and Vikings”. Winter is Coming (bằng tiếng Anh). 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập 22 Tháng Một năm 2021.
- ^ “The Last Kingdom - Ubba”. www.bbc.co.uk. Truy cập 22 Tháng Một năm 2021.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Primary sources
[sửa | sửa mã nguồn]- Alfred: A Masque. London: A. Millar. 1740 – qua Text Creation Partnership.
- Alfred: A Masque. London: A. Millar. 1751. OL 7198057M.
- Alfred of Wessex. Battle, SXE: Francis William Ticehurst. 1852.
- Anderson, AO biên tập (1908). Scottish Annals From English Chroniclers, A.D. 500 to 1286. London: David Nutt. OL 7115802M.
- Anderson, AO biên tập (1922). Early Sources of Scottish History, A.D. 500 to 1286. 1. London: Oliver and Boyd. OL 14712679M.
- Arnold, T biên tập (1879). Henrici Archidiaconi Huntendunensis Historia Anglorum. The History of the English. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. London: Longman & Co. OL 16622993M.
- Arnold, T biên tập (1882). Symeonis Monachi Opera Omnia. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 1. London: Longmans & Co.
- Arnold, T biên tập (1885). Symeonis Monachi Opera Omnia. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 2. London: Longmans & Co].
- Arnold, T biên tập (1890). Memorials of St. Edmund's Abbey. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 1. London: Her Majesty's Stationery Office.
- Arnold, T biên tập (1892). Memorials of St. Edmund's Abbey. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 2. London: Her Majesty's Stationery Office. OL 24777263M.
- Atkinson, JC biên tập (1879). Cartularium Abbathiæ de Whiteby. Publications of the Surtees Society. Durham: Andrews & Co. OL 24871480M.
- Baker, AT (1911). “An Anglo-French Life of St Osith”. Modern Language Review. 6 (4): 476–502. doi:10.2307/3713283. eISSN 2222-4319. ISSN 0026-7937. JSTOR 3713283. OL 7133825M.
- Barker, EE (1967). “The Anglo-Saxon Chronicle Used by Æthelweard”. Historical Research. 40 (101): 74–91. doi:10.1111/j.1468-2281.1967.tb02137.x. eISSN 1468-2281.
- Blake, EO biên tập (1962). Liber Eliensis. London: Royal Historical Society.
- Brie, FWD biên tập (1906–1908). The Brut, or The Chronicles of England. Soho: Kegan Paul, Trench, Trübner & Co.
- Cook, AS biên tập (1906). Asser's Life of King Alfred. Boston, MA: Ginn & Company. OL 7115306M.
- Conybeare, E (1900). Alfred in the Chroniclers. London: Elliot Stock. OL 24873464M.
- Conybeare, E biên tập (1914). Alfred in the Chroniclers (ấn bản thứ 2). Cambridge: W. Heffer and Sons. OL 7060253M.
- Cornwell, B (2005). The Last Kingdom (EPUB). The Saxon Chronicles. London: Harper Collins Publishers. ISBN 9780060759339.
- Cottle, J (1800). Alfred, an Epic Poem in Twenty-Four Books. London: Longman and Rees. hdl:2027/mdp.39015073245030.
- Coxe, HE biên tập (1841). Rogeri de Wendover Chronica, sive Flores Historiarum. Bohn's Antiquarian Library. 1. London: English Historical Society. OL 24871700M.
- Davidson, HE; Fisher, P biên tập (1999) [1979]. The History of the Danes: Books I–IX. Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 0-85991-509-3.
- de Certain, E biên tập (1858). Les Miracles de Saint Benoit Écrits par Adrevald, Aimoin, André, Raoul Tortaire et Hugues de Sainte Marie, Moines de Fleury. Paris: Jules Renouard.
- De Simon, B biên tập (1909). “Annales Xantenses et Annales Vedastini”. Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Ex Monumentis Germaniae Historicus Recusi. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Separatim Editi. Hanover: Hahn. ISSN 0343-0820.[liên kết hỏng]
- Dumville, D; Lapidge, M biên tập (1985). The Anglo-Saxon Chronicle: A Collaborative Edition. 17. Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 978-0-85991-117-7.
- Edwards, E biên tập (1866). Liber Monasterii de Hyda: Comprising a Chronicle of the Affairs of England, From the Settlement of the Saxons to the Reign of King Cnut, and a Chartulary of the Abbey of Hyde, in Hampshire, A.D. 455–1023. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. London: Longmans, Green, Reader, and Dyer.
- Ellis, H biên tập (1859). Chronica Johannis de Oxenedes. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. London: Longman, Brown, Green, Longmans, & Roberts. OL 6263137M.
- Elton, O; Powell, FY; Anderson, RB; Buel, JW biên tập (7 tháng 11 năm 2024). The Nine Books of the Danish History of Saxo Grammaticus. 2. London: Norrœna Society.
- Faulkes, A biên tập (2016). Hemings þáttr (PDF). Dundee: Thorisdal.
- Forester, T biên tập (1854). The Chronicle of Florence of Worcester, with the Two Continuations: Comprising Annals of English History, From the Departure of the Romans to the Reign of Edward I. Bohn's Antiquarian Library. London: Henry G. Bohn. OL 24871176M.
- Gale, T biên tập (1691). Historiae Britannicae, Saxonicae, Anglo-Danicae, Scriptores XV. Oxford: Sheldonian Theatre. OCLC 644062196. Bản gốc lưu trữ 5 tháng Bảy năm 2022. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2022.
- Fairweather, J biên tập (2005). Liber Eliensis: A History of the Isle of Ely. Woodbridge: The Boydell Press. ISBN 1-84383-015-9.
- Gallia Christiana. 11. Westmead, Farnborough, HAM: Gregg International Publishers. 1970 [1759]. hdl:2027/ien.35556001646462. ISBN 0-576-78893-7.
- Giles, JA biên tập (1849). Roger of Wendover's Flowers of History. Bohn's Antiquarian Library. 1. London: Henry G. Bohn.
- Giles, JA biên tập (1903). Bede's Ecclesiastical History of England and Also the Anglo-Saxon Chronicle. Bohn's Antiquarian Library. London: George Bell & Sons. OL 17987875M.
- Giles, JA biên tập (1906). Old English Chronicles. Bohn's Antiquarian Library. London: George Bell & Sons. OL 7024844M.
- Giles, JA biên tập (1914). The Anglo-Saxon Chronicle. Bohn's Antiquarian Library . London: G. Bell and Sons. OL 23277226M.
- Gomme, EEC biên tập (1909). The Anglo-Saxon Chronicle. London: George Bell and Sons. OL 20523184M.
- Grønlie, S biên tập (2006). Íslendingabók — Kristni Saga: The Book of the Icelanders — The Story of the Conversion (PDF). Viking Society for Northern Research Text Series. London: Viking Society for Northern Research. ISBN 978-0-903521-71-0.
- Halldórsson, Ó biên tập (2000). Danish Kings and the Jomsvikings in the Greatest Saga of Óláfr Tryggvason (PDF). London: Viking Society for Northern Research. ISBN 978-0903521-47-5.
- Hamilton, NESA biên tập (1870). Willelmi Malmesbiriensis Monachi: De Gestis Pontificum Anglorum, Libri Quinque. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. London: Longman & Co.
- Hardwick, C biên tập (1858). Historia Monasterii S. Augustini Cantuariensis. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. London: Longman, Brown, Green, Longmans, and Roberts. OL 21057225M.
- Hardy, TD biên tập (1862a). Descriptive Catalogue of Materials Relating to the History of Great Britain and Ireland. 1, pt. 1. Longman, Green, Longman, and Roberts.
- Hardy, TD biên tập (1862b). Descriptive Catalogue of Materials Relating to the History of Great Britain and Ireland. 1, pt. 2. Longman, Green, Longman, and Roberts.
- Hardy, TD; Martin, CT biên tập (1888). Lestorie des Engles Solum la Translacion Maistre Geffrei Gaimar. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 1. London: Her Majesty's Stationery Office.
- Hardy, TD; Martin, CT biên tập (1889). Lestorie des Engles Solum la Translacion Maistre Geffrei Gaimar. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 2. London: Her Majesty's Stationery Office.
- “Harley MS 2278”. British Library. 7 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ 23 Tháng mười hai năm 2019. Truy cập 26 Tháng hai năm 2018.
- Haydon, FS biên tập (1863). Eulogium (Historiarum Sive Temporis): Chronicon ab Orbe Condito Usque ad Annum Domini M.CCC.LXVI. 3. London: Longman, Green, Longman, Roberts, and Green.
- Hearnii, T biên tập (1774). Joannis Lelandi Antiquarii de Rebus Britannicis Collectanea. 4. London: Benj. White.
- Hervey, F biên tập (1907). Corolla Sancti Eadmundi: The Garland of Saint Edmund King and Martyr. London: John Murray. OL 7041407M.
- Historiæ Anglicanæ: Sciptores X. London: Jacobi Flesher. 1652. OL 19394141M.
- Hodgson Hinde biên tập (1868). Symeonis Dunelmensis Opera et Collectanea. Publications of the Surtees Society. 1. Durham: Andrews and Co.
- Hogan, CB biên tập (1968). The London Stage, 1660–1800. 5. Carbondale: Southern Illinois University Press. hdl:2027/mdp.39015011600239.
- Holder, A biên tập (1886). Saxonis Grammatici: Gesta Danorvm. Strasbourg: Karl J. Trübner. OL 6362326M.
- Horstmann, C biên tập (1881). Altenglischer Legenden. Heilbronn: Gerbr. Henninger. OL 25667651M.
- Horstmann, C biên tập (1887). The Early South-English Legendary or Lives of Saints. London: Early English Text Society.
- Horstmann, C biên tập (1901). Nova Legenda Anglie. 2. Oxford: Clarendon Press.
- “Inde ab Anno Christi Quingentesimo Usque ad Annum Millesimum et Quingentesimum”. Monumenta Germaniae Historica Scriptorum Tomus ... Inde Ab Anno Christi Qvingentesimo Vsqve Ad Annum Millesimvm et Qvingentesimvm. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores in Folio. Hanover: Hahn. 1892. ISSN 0343-2157.[liên kết hỏng]
- Irvine, S biên tập (2004). The Anglo-Saxon Chronicle: A Collaborative Edition. 7. Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 0-85991-494-1.
- Íslendingabók Sögur. 1. Copenhagen: S.L. Møller. 1843.
- Jackson, JE biên tập (1862). Wiltshire: The Topographical Collections of John Aubrey, F.R.S. Devizes: The Wiltshire Archæological and Natural History Society. OL 25509273M.
- James, MR biên tập (1905). A Descriptive Catalogue of the Manuscripts in the Library of Pembroke College Cambridge. Cambridge: Cambridge University Press. LCCN 06001798.
- Johnson-South, T (1991). “Competition for King Alfred's Aura in the Last Century of Anglo-Saxon England”. Albion. 23 (4): 613–626. doi:10.2307/4050743. ISSN 0095-1390. JSTOR 4050743.
- Keynes, S; Lapidge, M biên tập (2004) [1983]. Alfred the Great: Asser's Life of King Alfred and Other Contemporary Sources (EPUB). London: Penguin Books. ISBN 978-0-141-90942-4.
- Luard, HR biên tập (1872). Matthæi Parisiensis, Monachi Sancti Albani, Chronica Majora. 1. London: Longman & Co.
- Luard, HR biên tập (2012) [1890]. Flores Historiarum. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 1. Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.1017/CBO9781139382960. ISBN 978-1-108-05334-1.
- Magnus, J (1938). Woloski: A Tragedy. London: S. Magnus.
- Marx, J biên tập (1914). Gesta Normannorum Ducum. Rouen: A. Lestringant.
- Migne, J-P biên tập (1899). Patrologiæ Cursus Completus. Latina. 179. Paris. OL 24781870M.
- Moore, T (7 tháng 11 năm 2024). The History of Devonshire From the Earliest Period to the Present. London: Richard Taylor.
- Nelson, JL biên tập (1991). The Annals of St-Bertin: Ninth-Century Histories, Volume 1. Manchester Medieval Sources. Manchester: Manchester University Press. ISBN 0 7190 3425-6.
- O'Keeffe, J (1798). The Dramatic Works of John O'Keeffe. 4. London: T. Woodfall.
- O'Keeffe, KO biên tập (2001). The Anglo-Saxon Chronicle: A Collaborative Edition. 5. Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 0-85991-491-7.
- Olsen, M biên tập (1906–1908). Vǫlsunga Saga ok Ragnars Saga Loðbrókar. Samfund til Udgivelse af Gammel Nordisk Litteratur. Copenhagen: S.L. Møller.
- Olrik, J biên tập (1898). Den Ældste Danmarkskrønike (Roskildekrøniken). Copenhagen: Karl Schønberg.
- Pertz, GH biên tập (1826). “Annales Bertiniani”. Monumenta Germaniae Historica Scriptorum Tomus ... Inde Ab Anno Christi Qvingentesimo Vsqve Ad Annum Millesimvm et Qvingentesimvm. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores in Folio. Hanover: Hahn. ISSN 0343-2157.[liên kết hỏng]
- Pertz, GH biên tập (1866). “Annales Aevi Suevici”. Monumenta Germaniae Historica Scriptorum Tomus ... Inde Ab Anno Christi Qvingentesimo Vsqve Ad Annum Millesimvm et Qvingentesimvm. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores in Folio. Hanover: Hahn. ISSN 0343-2157.[liên kết hỏng]
- Pertzii, GH; Kurze, F biên tập (1891). “Annales Fuldenses Sive Annales Regni Francorum Orientalis”. Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Ex Monumentis Germaniae Historicus Recusi. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Separatim Editi. Hanover: Hahn. ISSN 0343-0820.[liên kết hỏng]
- Plummer, C biên tập (1896). Venerabilis Baedae: Historiam Ecclesiasticam, Gentis Anglorum, Historiam Abbatum, Epistolam ad Ecgberctum una cum Historia Abbatum Auctore Anonymo. 1. Oxford: Clarendon Press.
- Plummer, C; Earle, J biên tập (1892). Two of the Saxon Chronicles Parallel. Oxford: Clarendon Press.
- Plummer, C; Earle, J biên tập (1965) [1899]. Two of the Saxon Chronicles Parallel. London: Oxford University Press. OL 23352130M.
- Pye, HJ (1801). Alfred; An Epic Poem, in Six Books. London: W. Bulmer and Co. hdl:2027/mdp.39015082290993.
- Rafn, CC biên tập (1829). Fornaldar Sögur Nordrlanda. 1. Copenhagen. hdl:2027/nyp.33433075821201.
- Raine, J biên tập (7 tháng 11 năm 2024). Miscellanea Biographica. Publications of the Surtees Society. London: J.B. Nichols and Son. OL 23547362M.
- Raine, J biên tập (1879). The Historians of the Church of York and its Archbishops. 1. London: Longman & Co.
- Ravenel, FL biên tập (1906). La vie Seint Edmund le rei: An Anglo-Norman Poem of the Twelfth Century (Luận văn). Bryn Mawr College.
- Reeve, MD; Wright, N biên tập (2007). Geoffrey of Monmouth: The History of the Kings of Britain. Arthurian Studies. Woodbridge: The Boydell Press. ISBN 978-1-84383-206-5. ISSN 0261-9814.
- Reuter, T biên tập (1992). The Annals of Fulda: Ninth-Century Histories, Vol. 2. Manchester Medieval Sources. Manchester: Manchester University Press. ISBN 0 7190 3457-4.
- Risdon, T (1811). The Chorographical Description or Survey of the County of Devon. Plymouth: Rees and Curtis.
- Robinson, JA (1921). Somerset Historical Essays. Oxford: Oxford University Press. OL 6647830M.
- Wogan-Browne, J; Russell, DW; Zatta, JD biên tập (2005). “The Life of St Osith: A Critical Dossier, Edition and Translation” (PDF). Papers on Language and Literature. 41: 300–445.
- Schmeidler, B biên tập (1917). “Adam von Bremen, Hamburgische Kirchengeschichte”. Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Ex Monumentis Germaniae Historicus Recusi. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Separatim Editi. Hanover: Hahn. ISSN 0343-0820.[liên kết hỏng]
- Sellar, AM biên tập (1917). Bede's Ecclesiastical History of the English People. Bohn's Antiquarian Library. London: G. Bell & Sons. OL 24775022M.
- Short, I biên tập (2009). Geffrei Gaimar: Estoire des Englesis — History of the English. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-956942-7.
- Skeat, W biên tập (1881). Ælfric's Lives of Saints. Third series. 2. London: Early English Text Society.
- Skeat, WW biên tập (1902). The Lay of Havelok the Dane. Oxford: Clarendon Press. OL 14018451M.
- Sketch of Alfred the Great: Or, the Danish Invasion. 1798.
- Smyth, AP biên tập (2002). The Medieval Life of King Alfred the Great: A Translation and Commentary on the Text Attributed to Asser. London: Palgrave Macmillan. doi:10.1057/9780230287228. ISBN 978-0-230-28722-8.
- “Some Account of Biddeford, in Answer to the Queries Relative to a Natural History of England”. The Gentleman's Magazine and Historical Chronicle. 25: 445–448. 1755. hdl:2027/njp.32101047683576.
- Somerville, AA; McDonald, RA biên tập (2014). The Viking Age: A Reader. Readings in Medieval Civilizations and Cultures (ấn bản thứ 2). Toronto: University of Toronto Press. ISBN 978-1-4426-0869-6.
- South, TJ biên tập (2002). Historia de Sancto Cuthberto. Anglo-Saxon Texts. Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 0-85991-627-8. ISSN 1463-6948.
- “St Edmund: 2410–2441”. Manchester Digital Collections. The University of Manchester. 7 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ 22 Tháng tư năm 2018. Truy cập 17 Tháng tư năm 2018.
- Stevenson, J biên tập (1853). The Church Historians of England. 2, pt. 1. London: Seeleys.
- Stevenson, J biên tập (1854). The Church Historians of England. 2, pt. 2. London: Seeleys.
- Stevenson, J biên tập (1855). The Church Historians of England. 3, pt. 2. London: Seeleys. OL 7055940M.
- Stevenson, WH biên tập (1904). Asser's Life of King Alfred, Together with the Annals of Saint Neots Erroneously Ascribed to Asser. Oxford: Clarendon Press. OL 21776685M.
- Swanton, M biên tập (1998) [1996]. The Anglo-Saxon Chronicle. New York: Routledge. ISBN 0-415-92129-5.
- Taylor, S biên tập (1983). The Anglo-Saxon Chronicle: A Collaborative Edition. 4. Cambridge: D. S. Brewer. ISBN 978-0-85991-104-7.
- “The Annals of Ulster”. Corpus of Electronic Texts . University College Cork. 2008. Truy cập 15 Tháng tư năm 2018.
- “The Annals of Ulster”. Corpus of Electronic Texts . University College Cork. 2017. Truy cập 15 Tháng tư năm 2018.
- “The Life and Miracles of St. Edmund”. The Morgan Library & Museum. 7 tháng 11 năm 2024. Truy cập 18 Tháng Một năm 2018.
- The Whole Works of King Alfred the Great. 1. London: Bosworth & Harrison. 1858.
- Thomson, RM (1977). “Geoffrey of Wells, De Infantia Sancti Edmundi (BHL 2393)”. Analecta Bollandiana. 95 (1–2): 25–42. doi:10.1484/J.ABOL.4.02975. eISSN 2507-0290. ISSN 0003-2468.
- Thorpe, B biên tập (1848). Florentii Wigorniensis Monachi Chronicon ex Chronicis. 1. London: English Historical Society. OL 24871544M.
- Thorpe, B biên tập (1861a). The Anglo-Saxon Chronicle. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 1. London: Longman, Green, Longman, and Roberts.
- Thorpe, B biên tập (1861b). The Anglo-Saxon Chronicle. Rerum Britannicarum Medii Ævi Scriptores. 2. London: Longman, Green, Longman, and Roberts. OL 25477209M.
- Toulmin Smith, L biên tập (1910). The Itinerary of John Leland in or About the Years 1535–1543. 5. London: George Bell and Sons. OL 7129370M.
- Tretero, T (1584). Ecclesiae Anglicanae Trophæa. Rome: Bartholomaei Grassi.
- Waggoner, B biên tập (2009). The Sagas of Ragnar Lodbrok. New Haven, CT: Troth Publications. ISBN 978-0-578-02138-6.
- Waitz, G biên tập (1883). “Annales Bertiniani”. Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Ex Monumentis Germaniae Historicus Recusi. Monumenta Germaniae Historica: Scriptores Rerum Germanicarum in Usum Scholarum Separatim Editi. Hanover: Hahn. ISSN 0343-0820.[liên kết hỏng]
- Westcote, T (1845). Oliver, G; Jones, P (biên tập). A View of Devonshire in MDCXXX. Exeter: William Roberts. OL 7243571M.
- Whistler, CW (7 tháng 11 năm 2024). King Alfred's Viking – qua Project Gutenberg.
- Whitelock, D biên tập (1996) [1955]. English Historical Documents, c. 500–1042 (ấn bản thứ 2). London: Routledge. ISBN 0-203-43950-3.
- Williamson, C biên tập (2017). The Complete Old English Poems. The Middle Ages Series. Philadelphia: University of Pennsylvania Press. doi:10.9783/9780812293210. ISBN 978-0-8122-4847-0. LCCN 2016048011. S2CID 164256294.
- Wright, T biên tập (1850). The Anglo-Norman Chronicle of Geoffrey Gaimar. Publications of the Caxton Society. London: Caxton Society. OL 3512017M.
- “Yates Thompson MS 47”. British Library. 7 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ 23 Tháng mười hai năm 2019. Truy cập 26 Tháng tư năm 2018.
- Yonge, CD biên tập (1853). The Flowers of History. 1. London: Henry G. Bohn. OL 7154619M.
Secondary sources
[sửa | sửa mã nguồn]- Abels, R (1992). “King Alfred's Peace-Making Strategies With the Vikings”. Trong Patterson, RB (biên tập). The Haskins Society Journal. 3. London: The Hambledon Press. tr. 23–34. ISBN 1-85285-061-2.
- Abels, R (2013) [1998]. Alfred the Great: War, Kingship and Culture in Anglo-Saxon England. London: Routledge. ISBN 978-0-582-04047-2.
- Adams, WD (1904). A Dictionary of the Drama. 1. London: Chatto & Windus.
- Adams, J; Holman, K (2004). “Introduction”. Trong Adams, J; Holman, K (biên tập). Scandinavia and Europe, 800–1350: Contact, Conflict, and Coexistence. Medieval Texts and Cultures of Northern Europe. Turnhout: Brepols Publishers. tr. xv–xvi. ISBN 2-503-51085-X.
- “AM 1 E Beta I Fol”. Handrit.is. 7 tháng 11 năm 2024. Truy cập 28 Tháng tư năm 2018.
- Anderson, CE (1999). Formation and Resolution of Ideological Contrast in the Early History of Scandinavia (Luận văn). St John's College.
- Anderson, CE (2016). “Scyld Scyldinga: Intercultural Innovation at the Interface of West and North Germanic”. Neophilologus. 100 (3): 461–476. doi:10.1007/s11061-015-9468-y. eISSN 1572-8668. ISSN 0028-2677. S2CID 162985589.
- “Appledore History set in Stone”. North Devon Gazette . 8 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng sáu năm 2018. Truy cập 14 tháng Năm năm 2018.
- Baker, J; Brookes, S (2013). Beyond the Burghal Hidage: Anglo-Saxon Civil Defence in the Viking Age. History of Warfare. Leiden: Brill. ISBN 978-90-04-24605-8.
- Bale, A (2009). “Introduction: St Edmund's Medieval Lives”. Trong Bale, A (biên tập). St Edmund, King and Martyr: Changing Images of a Medieval Saint. Woodbridge: Boydell & Brewer. tr. 1–25. ISBN 978-1-903153-26-0.
- Barrow, J (1987). “A Twelfth-Century Bishop and Literary Patron: William de Vere”. Viator. 18: 175–190. doi:10.1484/J.VIATOR.2.301390. eISSN 2031-0234. ISSN 0083-5897.
- Barrow, J (2007). “Vere, William de (d. 1198)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/95042. Truy cập 8 Tháng tư năm 2018. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Barrow, J (2009) [2000]. “Survival and Mutation: Ecclesiastical Institutions in the Danelaw in the Ninth and Tenth Centuries”. Trong Hadley, DM; Richards, JD (biên tập). Cultures in Contact: Scandinavian Settlement in England in the Ninth and Tenth Centuries. Studies in the Early Middle Ages. Tumhout: Brepols Publishers. tr. 155–176. doi:10.1484/M.SEM-EB.3.1265. ISBN 978-2-503-50978-5.
- Barrow, J (2016) [2015]. “Danish Ferocity and Abandoned Monasteries: The Twelfth-Century View”. Trong Brett, M; Woodman, DA (biên tập). The Long Twelfth-Century View of the Anglo-Saxon Past. Studies in Early Medieval Britain and Ireland. London: Routledge. tr. 77–93. ISBN 978-1-4724-2817-2.
- Bartlett, R (2016) [2015]. “The Viking Hiatus in the Cult of Saints as Seen in the Twelfth Century”. Trong Brett, M; Woodman, DA (biên tập). The Long Twelfth-Century View of the Anglo-Saxon Past. Studies in Early Medieval Britain and Ireland. London: Routledge. tr. 13–25. ISBN 978-1-4724-2817-2.
- Bately, J (1991). The Anglo-Saxon Chronicle: Texts and Textual Relationships. Reading Medieval Studies Monograph. University of Reading. ISBN 07049-0449-7.
- Beaven, MLR (1918). “The Beginning of the Year in the Alfredian Chronicle (866–87)”. English Historical Review. 33 (131): 328–342. doi:10.1093/ehr/XXXIII.CXXXI.328. eISSN 1477-4534. ISSN 0013-8266. JSTOR 551018.
- Bell, A (1932). “Buern Bucecarle in 'Gaimar'”. Modern Language Review. 27 (2): 168–174. doi:10.2307/3715576. eISSN 2222-4319. ISSN 0026-7937. JSTOR 3715576.
- Bell, A (1938). “Maistre Geffrei Gaimar”. Medium Ævum. 7 (3): 184–198. doi:10.2307/43626102. eISSN 2398-1423. ISSN 0025-8385. JSTOR 43626102.
- Bense, JF (7 tháng 11 năm 2024) [1924]. The Anglo-Dutch Relations From the Earliest Times to the Death of William the Third. Springer Science+Business Media. doi:10.1007/978-94-017-5972-4. ISBN 978-94-017-5972-4.
- Besteman, J (2004). “Viking Relations With Frisia in an Archaeological Perspective”. Trong Hines, J; Lane, A; Redknap, M (biên tập). Land, Sea and Home. The Society for Medieval Archaeology Monograph. Leeds: Maney Publishing. tr. 93–108. ISBN 9781904350255.
- Bethell, B (1970). “The Lives of St. Osyth of Essex and St. Osyth of Aylesbury”. Analecta Bollandiana. 88 (1–2): 75–127. doi:10.1484/J.ABOL.4.01184. eISSN 2507-0290. ISSN 0003-2468.
- Blackburn, M; Pagan, H (2002). “The St Edmund Coinage in the Light of a Parcel From a Hoard of St Edmund Pennies” (PDF). British Numismatic Journal. 72: 1–14.
- Blunt, CE (1969). “The St. Edmund Memorial Coinage” (PDF). Proceedings of the Suffolk Institute of Archæology. 31 (3): 234–255.
- Bradt, H (2015). North Devon & Exmoor: Local, Characterful Guides to Britain's Special Places. Chalfont St Peter: Bradt Travel Guides. ISBN 978-1-84162-865-3.
- Bremmer, R (1984). “Friesland and its Inhabitants in Middle English Literature”. Trong Århammar, NR; Breuker, PH; Dam, F; Dykstra, A; Steenmeijer-Wielenga, TJ (biên tập). Miscellanea Frisica: A New Collection of Frisian Studies. Assen: Van Gorcum. tr. 357–370. hdl:1887/15012.
- Bremmer, RH (1981). “Frisians in Anglo-Saxon England: A Historical and Toponymical Investigation”. Fryske Nammen. 3: 45–94. hdl:1887/20850.
- Britt, HE (2014). The Beasts of Battle: Associative Connections of the Wolf, Raven and Eagle in Old English Poetry (Luận văn). The University of Melbourne. hdl:11343/43159.
- Brooks, NP (1979). “England in the Ninth Century: The Crucible of Defeat”. Transactions of the Royal Historical Society. 29: 1–20. doi:10.2307/3679110. eISSN 1474-0648. ISSN 0080-4401. JSTOR 3679110.
- Budd, P; Millard, A; Chenery, C; Lucy, S; Roberts, C (2004). “Investigating Population Movement by Stable Isotope Analysis: A Report From Britain”. Antiquity. 78 (299): 127–141. doi:10.1017/S0003598X0009298X. eISSN 1745-1744. ISSN 0003-598X. S2CID 35663561.
- Burl, A (2002). Prehistoric Avebury (ấn bản thứ 2). New Haven, CT: Yale University Press. ISBN 0-300-090870.
- Burl, A (2013) [2009]. John Aubrey & Stone Circles: Britain's First Archaeologist, From Avebury to Stonehenge. Stroud: Amberley Publishing. ISBN 9781445620145.
- Björkman, E (1911–1912). “Two Derivations” (PDF). Saga-Book of the Viking Society for Northern Research. 7: 132–140.
- Campbell, J (1984). “Some Twelfth-Century Views of the Anglo-Saxon Past”. Peritia. 3: 131–150. doi:10.1484/J.Peri.3.61. eISSN 2034-6506. ISSN 0332-1592.
- Cammarota, MG (2013). “War and the 'Agony of Conscience' in Ælfric's Writings”. Mediaevistik. 26: 87–110. doi:10.2307/3679110. ISSN 0934-7453. JSTOR 24615850.
- Cavill, P (2003). “Analogy and Genre in the Legend of St Edmund”. Nottingham Medieval Studies. 47: 21–45. doi:10.1484/J.NMS.3.345. eISSN 2507-0444. ISSN 0078-2122.
- Cawsey, K (2009). “Disorienting Orientalism: Finding Saracens in Strange Places in Late Medieval English Manuscripts”. Exemplaria. 21 (4): 380–397. doi:10.1179/175330709X449116. eISSN 1753-3074. ISSN 1041-2573. S2CID 162390368.
- Charles, BG (1934). Old Norse Relations in Wales. Cardiff: The University of Wales Press Board.
- Clark, C (1983). “On Dating The Battle of Maldon: Certain Evidence Reviewed”. Nottingham Medieval Studies. 27: 1–22. doi:10.1484/J.NMS.3.107. eISSN 2507-0444. ISSN 0078-2122.
- Cleasby, C; Vigfusson, G (1874). An Icelandic-English Dictionary, Based on the MS. Collections of the Late Richard Cleasby. Oxford: Clarendon Press. OL 14014061M.
- Corèdon, C; Williams, A (2004). A Dictionary of Medieval Terms and Phrases. Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 1-84384-023-5.
- Coroban, C (2017). “Memory, Genealogy and Power in Íslendingabók” (PDF). Diversité et Identité Culturelle en Europe. 14 (2).
- Costambeys, M (2004a). “Hálfdan (d. 877)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/49260. Truy cập 29 Tháng hai năm 2012. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Costambeys, M (2004b). “Ívarr (d. 873)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/49261. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2011. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Costambeys, M (2008). “Guthrum (d. 890)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/11793. Truy cập 4 tháng Năm năm 2014. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Cox, B (1971). The Place Names of Leicestershire and Rutland (Luận văn). University of Nottingham.
- Cross, K (2017). “'But That Will Not Be the End of the Calamity': Why Emphasize Viking Disruption?”. Trong Bintley, MDJ; Locker, M; Symons, V; Wellesley, M (biên tập). Stasis in the Medieval West?: Questioning Change and Continuity. The New Middle Ages. Palgrave Macmillan. tr. 155–178. doi:10.1057/978-1-137-56199-2_9. ISBN 978-1-137-56199-2.
- Cross, K (2018). Heirs of the Vikings: History and Identity in Normandy and England, c.950–c.1015. York: York Medieval Press. ISBN 978-1-903153-79-6.
- Crumplin, S (2004). Rewriting History in the Cult of St Cuthbert From the Ninth to the Twelfth Centuries (Luận văn). University of St Andrews. hdl:10023/406.
- Cubitt, C (2000). “Sites and Sanctity: Revisiting the Cult of Murdered and Martyred Anglo-Saxon Royal Saints”. Early Medieval Europe. 9 (1): 53–83. doi:10.1111/1468-0254.00059. eISSN 1468-0254. S2CID 154743054.
- Cubitt, C (2009). “Pastoral Care and Religious Belief”. Trong Stafford, P (biên tập). A Companion to the Early Middle Ages: Britain and Ireland, c.500–c.1100. Blackwell Companions to British History. Chichester: Blackwell Publishing. tr. 395–413. ISBN 978-1-405-10628-3.
- Cubitt, C; Costambeys, M (2004). “Oda [St Oda, Odo] (d. 958), Archbishop of Canterbury”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/20541. Truy cập 1 Tháng Ba năm 2018. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Daniell, JJ (1894). The History of Chippenham (PDF). Chippenham: R.F. Houlston. Bản gốc (PDF) lưu trữ 4 tháng Chín năm 2014.
- Davies, JR (1997). “Church, Property, and Conflict in Wales, AD 600–1100”. The Welsh History Review. 18 (3): 387–406. eISSN 0083-792X. hdl:10107/1082967. ISSN 0043-2431.
- de Rijke, PM (2011). Freebooters, Yachts, and Pickle-Herrings: Dutch Nautical, Maritime, and Naval Loanwords in English (Luận văn). University of Bergen. hdl:1956/5368.
- De Wilde, G (2016). “Review of DW Russell, La Vie seint Edmund le rei”. French Studies. 70 (2): 248–249. doi:10.1093/fs/knw068. eISSN 1468-2931. ISSN 0016-1128.
- Downham, C (2007). Viking Kings of Britain and Ireland: The Dynasty of Ívarr to A.D. 1014. Edinburgh: Dunedin Academic Press. ISBN 978-1-903765-89-0.
- Downham, C (2011). “Viking Identities in Ireland: It's not all Black and White”. Trong Duffy, S (biên tập). Medieval Dublin. 11. Dublin: Four Courts Press. tr. 185–201.
- Downham, C (2012). “Viking Ethnicities: A Historiographic Overview”. History Compass. 10 (1): 19–12. doi:10.1111/j.1478-0542.2011.00820.x. eISSN 1478-0542.
- Downham, C (2013a). “Annals, Armies, and Artistry: 'The Anglo-Saxon Chronicle', 865–96”. No Horns on Their Helmets? Essays on the Insular Viking-Age. Celtic, Anglo-Saxon, and Scandinavian Studies. Aberdeen: Centre for Anglo-Saxon Studies and The Centre for Celtic Studies, University of Aberdeen. tr. 9–37. ISBN 978-0-9557720-1-6. ISSN 2051-6509.
- Downham, C (2013b). “'Hiberno-Norwegians' and 'Anglo-Danes': Anachronistic Ethnicities and Viking-Age England”. No Horns on Their Helmets? Essays on the Insular Viking-Age. Celtic, Anglo-Saxon, and Scandinavian Studies. Aberdeen: Centre for Anglo-Saxon Studies and The Centre for Celtic Studies, University of Aberdeen. tr. 41–71. ISBN 978-0-9557720-1-6. ISSN 2051-6509.
- Downham, C (2018). Medieval Ireland. Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.1017/9781139381598. ISBN 978-1-107-03131-9. LCCN 2017034607.
- Dumville, DN (2002). “Images of the Viking in Eleventh-Century Latin Literature”. Trong Herren, MW; McDonough, CJ; Arthur, RG (biên tập). Proceedings of the Third International Conference on Medieval Latin Studies Cambridge, September 9–12 1998. Publications of the Journal of Medieval Latin. 1. Tumhout: Brepols Publishers. tr. 250–263. doi:10.1484/M.PJML-EB.3.2825. ISBN 2-503-51255-0.
- Edwards, ASG (2009). “John Lydgate's Lives of Ss Edmund and Fremund: Politics, Hagiography and Literature”. Trong Bale, A (biên tập). St Edmund, King and Martyr: Changing Images of a Medieval Saint. Woodbridge: Boydell & Brewer. tr. 133–144. ISBN 978-1-903153-26-0.
- Emons-Nijenhuis, W (2013). “St Fremund, Fact and Fiction”. Revue Bénédictine. 123 (1): 99–127. doi:10.1484/J.RB.1.103324. eISSN 2295-9009. ISSN 0035-0893.
- Farmer, DH (1985). “Some Saints of East Anglia”. Reading Medieval Studies. 11: 31–49.
- Farmer, DH (2004) [1978]. The Oxford Dictionary of Saints (EPUB). Oxford Paperback Reference (ấn bản thứ 5). Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-860949-3.
- Finlay, A (2009). “Chronology, Genealogy and Conversion: The Afterlife of St Edmund in the North”. Trong Bale, A (biên tập). St Edmund, King and Martyr: Changing Images of a Medieval Saint. Woodbridge: Boydell & Brewer. tr. 45–62. ISBN 978-1-903153-26-0.
- Foot, S (2000). Veiled Women: The Disappearance of Nuns From Anglo-Saxon England. Aldershot: Ashgate. ISBN 0-7546-0043-2.
- Fjalldal, M (2003). “Anglo-Saxon History in Medieval Iceland: Actual and Legendary Sources”. Leeds Studies in English. 34: 77–108. ISSN 0075-8566.
- Forester, T biên tập (1853). The Chronicle of Henry of Huntingdon: Comprising the History of England, From the Invasion of Julius Cæsar to the Accession of Henry II. Also, the Acts of Stephen, King of England and Duke of Normandy. Bohn's Antiquarian Library. London: Henry G. Bohn. OL 24434761M.
- Fornasini, I (2009). “St Edmund of East Anglia and his Miracles: Variations in Literature and art” (PDF). Quest. 8. ISSN 1750-9696. Bản gốc (PDF) lưu trữ 7 tháng Bảy năm 2017. Truy cập 17 Tháng sáu năm 2018.
- Forte, A; Oram, RD; Pedersen, F (2005). Viking Empires. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-82992-2.
- Frank, R (2000). “Skaldic Verse and the Date of Beowulf”. Trong Baker, PS (biên tập). The Beowulf Reader. Basic Readings in Anglo-Saxon England. New York: Routledge. tr. 155–180. ISBN 0-8153-3666-7.
- Frankis, J (1996). “Views of Anglo-Saxon England in Post-Conquest Vernacular Writing”. Trong Pilch, H (biên tập). Orality and Literacy in Early Middle English. ScriptOralia. Tübingen: Gunter Narr. tr. 227–247. ISBN 3-8233-4573-7.
- Frantzen, AJ (2004). Bloody Good: Chivalry, Sacrifice, and the Great War. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-26085-2.
- Frederick, J (2000). “The South English Legendary: Anglo-Saxon Saints and National Identity”. Trong Scragg, D; Weinberg, C (biên tập). Literary Appropriations of the Anglo-Saxons From the Thirteenth to the Twentieth Century. Cambridge Studies in Anglo-Saxon England. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 57–73. ISBN 978-0-521-03117-2.
- Freeman, E (1996). “Geffrei Gaimar, Vernacular Historiography, and the Assertion of Authority”. Studies in Philology. 93 (2): 188–206. eISSN 1543-0383. ISSN 0039-3738. JSTOR 4174545.
- Gazzoli, P (2010). Anglo-Danish Relations in the Later Eleventh Century (Luận văn). University of Cambridge.
- Gigov, J (2011). Contextualizing the Vikings in Anglo-Saxon History and Literature (Luận văn). Charles University.
- Gore, D (2004). “Britons, Saxons, and Vikings in the South-West”. Trong Adams, J; Holman, K (biên tập). Scandinavia and Europe, 800–1350: Contact, Conflict, and Coexistence. Medieval Texts and Cultures of Northern Europe. Turnhout: Brepols Publishers. tr. 35–41. doi:10.1484/M.TCNE-EB.3.4098. ISBN 2-503-51085-X.
- Gore, D (2016). “A Review of Viking Attacks in Western England to the Early Tenth Century: Their Motives and Responses”. Trong Lavelle, R; Roffey, S (biên tập). Danes in Wessex: The Scandinavian Impact on Southern England, c. 800–c. 1000. Oxford: Oxbow Books. tr. 56–69. ISBN 978-1-78297-931-9.
- Gorman, S (2011). “Anglo-Norman Hagiography as Institutional Historiography: Saints' Lives in Late Medieval Campsey Ash Priory”. Journal of Medieval Religious Cultures. 37 (2): 110–128. doi:10.5325/jmedirelicult.37.2.0110. eISSN 2153-9650. ISSN 1947-6566. JSTOR 10.5325/jmedirelicult.37.2.0110. S2CID 162879196.
- Gransden, A (1985). “The Legends and Traditions Concerning the Origins of the Abbey of Bury St Edmunds”. English Historical Review. 100 (394): 1–24. doi:10.1093/ehr/C.CCCXCIV.1. eISSN 1477-4534. ISSN 0013-8266. JSTOR 569925.
- Gransden, A (1995). “Abbo of Fleury's 'Passio Sancti Eadmundi'”. Revue Bénédictine. 105 (1–2): 20–78. doi:10.1484/J.RB.4.01339. eISSN 2295-9009. ISSN 0035-0893.
- Gransden, A (2004). “Edmund [St Edmund] (d. 869)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/8500. Truy cập 7 Tháng tư năm 2014. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Gransden, A (2008) [1996]. Historical Writing in England. 1. London: Routledge. ISBN 978-1-136-19021-6.
- Grant, J (1978). “A New Passio Beati Edmundi Regis [et] Martyris”. Mediaeval Studies. 40: 81–95. doi:10.1484/J.MS.2.306222. eISSN 2507-0436. ISSN 0076-5872.
- Grierson, P; Blackburn, M (2006) [1986]. Medieval European Coinage. 1. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-26009-1.
- Griffel, MR (2013). Operas in English: A Dictionary . Lanham, MD: Scarecrow Press. ISBN 978-0-8108-8272-0.
- Hadley, DM (2009) [2000]. “'Hamlet and the Princes of Denmark': Lordship in the Danelaw, c. 860–954”. Trong Hadley, DM; Richards, JD (biên tập). Cultures in Contact: Scandinavian Settlement in England in the Ninth and Tenth Centuries. Studies in the Early Middle Ages. Tumhout: Brepols Publishers. tr. 107–132. doi:10.1484/M.SEM-EB.3.1263. ISBN 978-2-503-50978-5.
- Hadley, DM; Richards, JD; Brown, H; Craig-Atkins, E; Mahoney-Swales, D; Perry, G; Stein, S; Woods, A (2016). “The Winter Camp of the Viking Great Army, AD 872–3, Torksey, Lincolnshire”. The Antiquaries Journal. 96: 23–67. doi:10.1017/S0003581516000718. eISSN 1758-5309. ISSN 0003-5815.
- Halsall, G (2007) [2003]. Warfare and Society in the Barbarian West, 450–900. Warfare and History. London: Routledge. ISBN 0-203-93007-X.
- Hart, C (1981). “The East Anglian Chronicle”. Journal of Medieval History. 7 (3): 249–282. doi:10.1016/0304-4181(81)90003-8. eISSN 1873-1279. ISSN 0304-4181.
- Hart, C (1982). “Byrhtferth's Northumbrian Chronicle”. English Historical Review. 97 (384): 558–582. doi:10.1093/ehr/XCVII.CCCLXXXIV.558. eISSN 1477-4534. ISSN 0013-8266. JSTOR 570063.
- Hart, C (2000). “The Bayeux Tapestry and Schools of Illumination at Canterbury”. Trong Harper-Bill, C (biên tập). Anglo-Norman Studies. 22. Woodbridge: The Boydell Press. tr. 117–167. ISBN 0-85115-796-3.
- Hart, CR (2003). Learning and Culture in Late Anglo-Saxon England and the Influence of Ramsey Abbey on the Major English Monastic Schools: A Survey of the Development of Mathematical, Medical, and Scientific Studies in England Before the Norman Conquest. Mediaeval Studies. 2. Edwin Mellen Press. ISBN 0-7734-6890-0.
- Haslam, J (2005). “King Alfred and the Vikings: Strategies and Tactics, 876–886 AD”. Trong Semple, S (biên tập). Anglo-Saxon Studies in Archaeology and History. 13. Oxford: Oxford University School of Archaeology. tr. 122–154. ISBN 0-947816-22-4. ISSN 0264-5254.
- Haslam, J (2011). “Daws Castle, Somerset, and Civil Defence Measures in Southern and Midland England in the Ninth to Eleventh Centuries”. The Archaeological Journal. 168: 195–226. doi:10.1080/00665983.2011.11020834. eISSN 2373-2288. ISSN 0066-5983. S2CID 161250564.
- Hayward, PA (1999). “Sanctity and Lordship in Twelfth-Century England: Saint Albans, Durham, and the Cult of Saint Oswine, King and Martyr”. Viator. 30: 105–144. doi:10.1484/J.VIATOR.2.300831. eISSN 2031-0234. ISSN 0083-5897.
- Hayward, PA (2009). “Geoffrey of Wells' Liber de Infantia Sancti Edmundi and the 'Anarchy' of King Stephen's Reign”. Trong Bale, A (biên tập). St Edmund, King and Martyr: Changing Images of a Medieval Saint. Woodbridge: Boydell & Brewer. tr. 63–86. ISBN 978-1-903153-26-0.
- Henderson, RB (1950). King Alfred in Eighteenth Century Literature (Luận văn). Rice Institute. hdl:1911/89473.
- Higham, NJ (2014) [1999]. “Five Boroughs”. Trong Lapidge, M; Blair, J; Keynes, S; Scragg, D (biên tập). The Wiley Blackwell Encyclopedia of Anglo-Saxon England (ấn bản thứ 2). John Wiley & Sons. tr. 191–192. ISBN 978-0-470-65632-7.
- Hoare, RC (1975) [1812]. The Ancient History of Wiltshire. 2. EP Publishing. ISBN 0-85409-948-4.
- Holm, P (2015). “Review of S McLeod, The Beginning of Scandinavian Settlement in England: The Viking 'Great Army' and Early Settlers, c. 865–900”. The Medieval Review. ISSN 1096-746X. Truy cập 16 Tháng Một năm 2018.
- Horner, S (1994). “Spiritual Truth and Sexual Violence: The Old English 'Juliana', Anglo-Saxon Nuns, and the Discourse of Female Monastic Enclosure”. Signs. 19 (3): 658–675. doi:10.1086/494916. eISSN 1545-6943. ISSN 0097-9740. JSTOR 3174773. S2CID 143522307.
- Hrdina, Y (2011). Die Wikinger in Wales (Luận văn). Universität Wien.
- Hudson, B (2002). “Brjáns Saga”. Medium Ævum. 71 (1): 241–285. doi:10.2307/43630435. eISSN 2398-1423. ISSN 0025-8385. JSTOR 43630435.
- Hughes, S (22 tháng 10 năm 2015). “The Last Kingdom Recap: Series one, Episode one – Saxon violence and Viking-Sized Drama”. The Guardian . Truy cập 14 tháng Năm năm 2018.
- Hunt, W (1888). “Ebba or Æbbe”. Trong Lee, S (biên tập). Dictionary of National Biography. 16. New York: Macmillan and Co. tr. 341–342.
- Hunt, W (1895). “Osyth, Osith, or Osgith”. Trong Lee, S (biên tập). Dictionary of National Biography. 42. New York: Macmillan and Co. tr. 337.
- IJssennagger, NL (2013). “Between Frankish and Viking: Frisia and Frisians in the Viking Age”. Viking and Medieval Scandinavia. 9: 69–98. doi:10.1484/J.VMS.1.103877. eISSN 2030-9902. ISSN 1782-7183.
- IJssennagger, NL (2015). “A Viking Find From the Isle of Texel (Netherlands) and its Implications”. Viking and Medieval Scandinavia. 11: 127–142. doi:10.1484/J.VMS.5.109601. eISSN 2030-9902. ISSN 1782-7183.
- Ingham, NW (1973). “The Sovereign as Martyr, East and West”. Slavic and East European Journal. 17 (1): 1–17. doi:10.2307/306541. ISSN 0037-6752. JSTOR 306541.
- James, H (2007). “The Geography of the Cult of St David: A Study of Dedication Patterns in the Medieval Diocese”. Trong Evans, JW; Wooding, JM (biên tập). St David of Wales: Cult, Church and Nation. Studies in Celtic History. Woodbridge: The Boydell Press. tr. 41–83. ISBN 978-1-84383-322-2.
- Jaski, B (1995). “The Vikings and the Kingship of Tara”. Peritia. 9: 310–353. doi:10.1484/J.Peri.3.254. eISSN 2034-6506. ISSN 0332-1592.
- Jones, FJ (1980). “Gelliswick and its Families”. Archaeologia Cambrensis. 129: 133–150. hdl:10107/4748029. ISSN 0306-6924.
- Jordan, TR (2012). John Lydgate: Monk-Poet of Bury St. Edmunds Abbey (Luận văn). Kent State University.
- Jordan, TRW (2015). “Holiness and Hopefulness: The Monastic and Lay Audiences of Abbo of Fleury's Passio Sancti Eadmundi and Ælfric of Eynsham's Life of St. Edmund, King and Martyr”. Enarratio. 15: 1–29. hdl:1811/74004.
- Jónasdóttir, K (2015). A Journey of Growth: Bernard Cornwell's The Last Kingdom as a Bildungsroman (Luận văn). University of Iceland. hdl:1946/21192.
- Jónsson, F biên tập (1923). Den Oldnorske og Oldislandske Litteraturs Historie. 2. Copenhagen: G.E.C. Gads Forlag. OL 25512561M.
- Karlström, S (1929). “Miscellaneous Notes on the Place‐Names of North Devonshire”. Studia Neophilologica. 2 (1): 67–69. doi:10.1080/00393272908586737. eISSN 1651-2308. ISSN 0039-3274.
- Keary, CF; Poole, RS (1887). A Catalogue of English Coins in the British Museum, Anglo-Saxon Series. 1. London: Longmans & Co.
- Keiller, A; Piggott, S; Passmore, AD; Cave, AJE (1938). “Excavation of an Untouched Chamber in the Lanhill Long Barrow”. Proceedings of the Prehistoric Society. 4 (1): 122–150. doi:10.1017/S0079497X00021150.
- Keynes, S (1999). “The Cult of Alfred the Great”. Anglo-Saxon England. 28: 225–356. doi:10.1017/S0263675100002337. eISSN 1474-0532. ISSN 0263-6751.
- Keynes, S (2001) [1997]. “The Vikings in England, c.790–106”. Trong Sawyer, P (biên tập). The Oxford Illustrated History of the Vikings. Oxford: Oxford University Press. tr. 48–82. ISBN 0-19-285434-8.
- Kibler, WW (1980). “Review of J Grant, La Passiun de Seint Edmund”. Speculum. 55 (2): 368–369. doi:10.2307/2847313. eISSN 2040-8072. hdl:2152/24273. ISSN 0038-7134. JSTOR 2847313.
- King, DG; Young, WEV; Clarke, AJ; Cain, AJ; Dimbleby, GW (1966). “The Lanhill Long Barrow, Wiltshire, England: An Essay in Reconstruction”. Proceedings of the Prehistoric Society. 32: 73–85. doi:10.1017/S0079497X00014341.
- Kirby, DP (1979). “Review of AP Smyth, Scandinavian Kings in the British Isles, 850–880”. English Historical Review. 94 (370): 162–163. doi:10.1093/ehr/XCIV.CCCLXX.162. eISSN 1477-4534. ISSN 0013-8266. JSTOR 567186.
- Kirby, DP (2002) [1991]. The Earliest English Kings . London: Routledge. ISBN 0-203-13076-6.
- Kjartansson, KB (2015). Christianity Under Fire: An Analysis of the Treatment of Religion in Three Novels by Bernard Cornwell (Luận văn). University of Iceland. hdl:1946/21491.
- Kleinman, S (2004). “Animal Imagery and Oral Discourse in Havelok's First Fight”. Viator. 35: 311–328. doi:10.1484/J.VIATOR.2.300201. eISSN 2031-0234. ISSN 0083-5897.
- Knol, E; IJssennagger, N (2017). “Palaeogeography and People: Historical Frisians in an Archaeological Light”. Trong Hines, J; IJssennagger, N (biên tập). Frisians and Their North Sea Neighbours: From the Fifth Century to the Viking Age. Woodbridge: The Boydell Press. tr. 5–24. ISBN 978-1-78327-179-5.
- Kries, S (2003). “'Westward I Came Across the Sea': Anglo-Scandinavian History Through Scandinavian Eyes”. Leeds Studies in English. 34: 47–76. ISSN 0075-8566.
- Kulovesi, E (2017). Hiberno-Scandinavian Transculturation: Hybridization of Vikings and Gaelic Culture in Ireland Between 800 and 1000AD (Luận văn). University of Helsinki. hdl:10138/184167.
- Lapidge, M (2014) [1999]. “Oda”. Trong Lapidge, M; Blair, J; Keynes, S; Scragg, D (biên tập). The Wiley Blackwell Encyclopedia of Anglo-Saxon England (ấn bản thứ 2). John Wiley & Sons. tr. 346–347. ISBN 978-0-470-65632-7.
- Lavelle, R (2016). “Law, Death and Peacemaking in the 'Second Viking Age': An Ealdorman, his King and some 'Danes' in Wessex”. Trong Lavelle, R; Roffey, S (biên tập). Danes in Wessex: The Scandinavian Impact on Southern England, c. 800–c. 1000. Oxford: Oxbow Books. tr. 122–143. ISBN 978-1-78297-931-9.
- Lazzari, L (2014). “Kingship and Sainthood in Ælfric: Oswald (634–642) and Edmund (840–869)”. Trong Lazzari, L; Lendinara, P; Di Sciacca, C (biên tập). Hagiography in Anglo-Saxon England: Adopting and Adapting Saints' Lives into Old English Prose (c. 950–1150). Textes et Études du Moyen Âge. 73. Barcelona: Fédération Internationale des Instituts d'Études Mediévales. tr. 29–65. doi:10.1484/M.TEMA-EB.4.01013. ISBN 978-2-503-55199-9.
- Levy, BJ (2004). “The Image of the Viking in Anglo-Norman Literature”. Trong Adams, J; Holman, K (biên tập). Scandinavia and Europe, 800–1350: Contact, Conflict, and Coexistence. Medieval Texts and Cultures of Northern Europe. Turnhout: Brepols Publishers. tr. 269–288. doi:10.1484/M.TCNE-EB.3.4114. ISBN 2-503-51085-X.
- Lewis, S (2016). “Rodulf and Ubba. In Search of a Frisian-Danish Viking” (PDF). Saga-Book. 40: 5–42. ISSN 0305-9219.
- Licence, T (2004). “Suneman and Wulfric: Two Forgotten Saints of St Benedict's Abbey at Holme in Norfolk”. Analecta Bollandiana. 122 (2): 361–372. doi:10.1484/J.ABOL.4.00180. eISSN 2507-0290. ISSN 0003-2468.
- Lloyd, JE (1912). A History of Wales From the Earliest Times to the Edwardian Conquest. 2 (ấn bản thứ 2). London: Longmans, Green, and Co.
- Loyn, H (1976). The Vikings in Wales (PDF). London: Viking Society for Northern Research.
- Lukman, N (1958). “The Raven Banner and the Changing Ravens: A Viking Miracle from Carolingian Court Poetry to Saga and Arthurian Romance”. Classica et Mediaevalia. 19: 133–151. eISSN 1604-9411. ISSN 0106-5815.
- Lund, N (1989). “Allies of God or Man? The Viking Expansion in a European Perspective”. Viator. 20: 45–60. doi:10.1484/J.VIATOR.2.301347. eISSN 2031-0234. ISSN 0083-5897.
- Matheson, L (2008). “Genealogy and Women in the Prose Brut, Especially the Middle English Common Version and its Continuations”. Trong Radulescu, RL; Kennedy, ED (biên tập). Broken Lines: Genealogical Literature in Late-Medieval Britain and France. Medieval Texts and Cultures of Northern Europe. Turnhout: Brepols Publishers. tr. 221–258. doi:10.1484/M.TCNE-EB.3.2007. ISBN 978-2-503-52485-6.
- Manion, CE (2005). Writers in Religious Orders and Their Lay Patrons in Late Medieval England (Luận văn). The Ohio State University.
- Mawer, A (1908–1909). “Ragnarr Lothbrók and his Sons” (PDF). Saga-Book of the Viking Club Society for Northern Research. 6: 68–89.
- McGuigan, N (2015). “Ælla and the Descendants of Ivar: Politics and Legend in the Viking Age”. Northern History. 52 (1): 20–34. doi:10.1179/0078172X14Z.00000000075. eISSN 1745-8706. ISSN 0078-172X. S2CID 161252048.
- McKeehan, IP (1933). “The Book of the Nativity of St. Cuthbert”. Publications of the Modern Language Association of America. 48 (4): 981–999. doi:10.2307/458192. ISSN 0030-8129. JSTOR 458192.
- McLeod, S (2006). “Feeding the Micel Here in England c865–878”. Journal of the Australian Early Medieval Association. 2: 141–156. ISSN 1449-9320.
- McLeod, S (2013). “The Acculturation of Scandinavians in England: A Consideration of the Burial Record”. Journal of the Australian Early Medieval Association. 9: 61–87. doi:10.35253/JAEMA.2013.1.3. hdl:1893/19150. ISSN 1449-9320.
- McLeod, SH (2011). Migration and Acculturation: The Impact of the Norse on Eastern England, c. 865–900 (Luận văn). University of Western Australia.
- McTurk, R (1993). “Ragnars Saga Loðbrókar”. Trong Pulsiano, P; Wolf, K; Acker, P; Fry, DK (biên tập). Medieval Scandinavia: An Encyclopedia. Garland Encyclopedias of the Middle Ages. New York: Garland. tr. 519–520. ISBN 0-8240-4787-7.
- McTurk, R (2006). “Kings and Kingship in Viking Northumbria” (PDF). Trong McKinnell, J; Ashurst, D; Kick, D (biên tập). The Fantastic in Old Norse/Icelandic Literature: Preprint Papers of the 13th International Saga Conference, Durham and York 6th–12th August 2006. 1. Durham: Centre for Medieval and Renaissance Studies. tr. 681–688.
- McTurk, R (2007). “Male or Female Initiation? The Strange Case of Ragnars Saga”. Trong Pernille, H; Schjødt, JP; Kristensen, RT (biên tập). Reflections on Old Norse Myths. Studies in Viking and Medieval Scandinavia. Turnhout: Brepols Publishers. tr. 53–73. doi:10.1484/M.VMSS-EB.3.4376. ISBN 978-2-503-52614-0.
- McTurk, R (2015) [1991]. Studies in Ragnars Saga Loðbrókar and its Major Scandinavian Analogues. Medium Ævum Monographs. Oxford: The Society for the Study of Mediæval Languages and Literature. ISBN 978-0-907570-08-0.
- McTurk, RW (1976). “Ragnarr Loðbrók in the Irish Annals?”. Trong Almqvist, B; Greene, D (biên tập). Proceedings of the Seventh Viking Congress: Dublin 15–21 August 1973. Viking Society for Northern Research. tr. 93–123.
- Miles, LW (1902). King Alfred in Literature (Luận văn). Baltimore: John Murphy Company. hdl:2027/mdp.39015028703562. OL 6931243M.
- Mills, AD (2003) [1991]. A Dictionary of British Place-Names (EPUB). Oxford Paperback Reference. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-852758-6.
- Mills, R (2013). “Talking Heads, or, a Tale of Two Clerics”. Trong Santing, C; Baert, B; Traninger, A (biên tập). Disembodied Heads in Medieval and Early Modern Culture. Intersections: Interdisciplinary Studies in Early Modern Culture. Leiden: Brill. tr. 31–57. doi:10.1163/9789004253551_004. ISBN 978-90-04-25355-1. ISSN 1568-1181.
- Mostert, M (1987). The Political Theology of Abbo of Fleury: A Study of the Ideas About Society and Law of the Tenth-Century Monastic Reform Movement. Middeleeuwse Studies en Bronnen. Hilversum: Uitgeverij Verloren. ISBN 90-6550-209-2.
- Mostert, M (2014) [1999]. “Edmund, St, King of East Anglia”. Trong Lapidge, M; Blair, J; Keynes, S; Scragg, D (biên tập). The Wiley Blackwell Encyclopedia of Anglo-Saxon England (ấn bản thứ 2). John Wiley & Sons. tr. 165–166. ISBN 978-0-470-65632-7.
- Naismith, R (2017). Naismith, Rory (biên tập). Medieval European Coinage. 8. Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.1017/CBO9781139031370. ISBN 9780521260169.
- Nelson, JL (2001) [1997]. “The Frankish Empire”. Trong Sawyer, P (biên tập). The Oxford Illustrated History of the Vikings. Oxford: Oxford University Press. tr. 19–47. ISBN 0-19-285434-8.
- Newell, WW (1903). “William of Malmesbury on the Antiquity of Glastonbury”. Publications of the Modern Language Association of America. 18 (4): 459–512. doi:10.2307/456546. ISSN 0030-8129. JSTOR 456546.
- Orchard, A (2001). “The Literary Background to the Encomium Emmae Reginae”. The Journal of Medieval Latin. 11: 156–183. doi:10.1484/J.JML.2.304152. eISSN 2034-645X. ISSN 0778-9750.
- Ó Corráin, D (1979). “High-Kings, Vikings and Other Kings”. Irish Historical Studies. 21 (83): 283–323. doi:10.1017/S002112140011315X. eISSN 2056-4139. ISSN 0021-1214. JSTOR 30008285. S2CID 182393802.
- Parker, E (2014). “Siward the Dragon-Slayer: Mythmaking in Anglo-Scandinavian England”. Neophilologus. 98 (3): 481–493. doi:10.1007/s11061-013-9371-3. eISSN 1572-8668. ISSN 0028-2677. S2CID 162326472.
- Parker, E (2016). “Havelok and the Danes in England: History, Legend, and Romance”. The Review of English Studies. 67 (280): 428–447. doi:10.1093/res/hgw034. eISSN 1471-6968. ISSN 0034-6551.
- Parker, EC (2012). Anglo-Scandinavian Literature and the Post-Conquest Period (Luận văn). University of Oxford.
- Parker, J (2009). “The Dragon and The Raven”. European Journal of English Studies. 13 (3): 257–273. doi:10.1080/13825570903223525. eISSN 1744-4233. hdl:10036/4162. ISSN 1382-5577. S2CID 142746861.
- Parker, J (2013). “The Victorians, The Dark Ages and English National Identity”. Trong Dunthorne, H; Wintle, M (biên tập). The Historical Imagination in Nineteenth-Century Britain and the Low Countries. National Cultivation of Culture. Leiden: Brill. tr. 133–150. doi:10.1163/9789004241862_008. ISBN 978-90-04-24186-2. S2CID 193353504.
- Pernille, H; Schjødt, JP; Kristensen, RT (2007). “Preface”. Trong Pernille, H; Schjødt, JP; Kristensen, RT (biên tập). Reflections on Old Norse Myths. Studies in Viking and Medieval Scandinavia. Turnhout: Brepols Publishers. tr. ix–xii. doi:10.1484/M.VMSS-EB.6.09070802050003050206010400. ISBN 978-2-503-52614-0.
- Pestell, T (2004). Landscapes of Monastic Foundation: The Establishment of Religious Houses in East Anglia, c.650–1200. Anglo-Saxon Studies. Woodbridge: The Boydell Press. ISBN 1-84383-062-0. ISSN 1475-2468.
- Pinner, R (2010). St Edmund, King and Martyr: Constructing his Cult in Medieval East Anglia (Luận văn). University of East Anglia.
- Pinner, R (2015). The Cult of St Edmund in Medieval East Anglia. Woodbridge: The Boydell Press. ISBN 978-1-78327-035-4.
- Pistono, SP (1989). “Rape in Medieval Europe”. Atlantis: Critical Studies in Gender, Culture & Social Justice. 14 (2): 36–43. ISSN 1715-0698.
- Pratt, L (2000). “Anglo-Saxon Attitudes?: Alfred the Great and the Romantic National Epic”. Trong Scragg, D; Weinberg, C (biên tập). Literary Appropriations of the Anglo-Saxons From the Thirteenth to the Twentieth Century. Cambridge Studies in Anglo-Saxon England. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 138–157. ISBN 978-0-521-03117-2.
- Puchalska, JK (2015). “Vikings Television Series: When History and Myth Intermingle” (PDF). The Polish Journal of the Arts and Culture. 15. eISSN 2450-6249. Bản gốc (PDF) lưu trữ 7 tháng Bảy năm 2022. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2022.
- Pulsiano, P (1999). “Blessed Bodies: The Vitae of Anglo-Saxon Female Saints”. Parergon. 16 (2): 1–42. doi:10.1353/pgn.1999.0008. eISSN 1832-8334. ISSN 0313-6221. S2CID 144986312.
- Reid, AE (1987). Settlement and Society in North-East Yorkshire, A.D. 400 – 1200 (Luận văn). Durham University.
- Reimer, SR (2014). “A New Arion: Lydgate on Saints, Kings, and 'Good Acord'”. South Atlantic Review. 79 (3–4): 144–155. eISSN 2325-7970. ISSN 0277-335X. JSTOR soutatlarevi.79.3-4.144.
- Reinhard, JR (1941). “Setting Adrift in Mediæval Law and Literature”. Publications of the Modern Language Association of America. 56 (1): 33–68. doi:10.2307/458937. ISSN 0030-8129. JSTOR 458937.
- Ridyard, SJ (2008) [1988]. The Royal Saints of Anglo-Saxon England: A Study of West Saxon & East Anglian Cults. Cambridge Studies of Medieval Life and Thought. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-30772-7.
- Rigg, AG (1992). A History of Anglo-Latin Literature, 1066–1422. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0521-41594-2.
- Rigg, AG (1996). “A Latin Poem on St. Hilda and Whitby Abbey”. The Journal of Medieval Latin. 6: 12–43. doi:10.1484/J.JML.2.304065. eISSN 2034-645X. ISSN 0778-9750.
- Riley, H; Wilson-North, R (2003) [2001]. The Field Archaeology of Exmoor (PDF). Swindon: English Heritage. doi:10.5284/1028203. ISBN 978-1-84802-149-5.
- Roffey, S; Lavelle, R (2016). “West Saxons and Danes: Negotiating Early Medieval Identities”. Trong Lavelle, R; Roffey, S (biên tập). Danes in Wessex: The Scandinavian Impact on Southern England, c. 800–c. 1000. Oxford: Oxbow Books. tr. 7–34. ISBN 978-1-78297-931-9.
- Rowe, E (1993). “Review of R McTurk, Studies in Ragnars Saga Loðbrókar and Its Major Scandinavian Analogues”. Journal of English and Germanic Philology. 92 (1): 80–82. eISSN 1945-662X. ISSN 0363-6941. JSTOR 27710768.
- Rowe, EA (2008). “Ragnars Saga Loðbrókar, Ragnarssona þáttr, and the Political World of Haukr Erlendsson”. Trong Ney, A; Jakobsson, Á; Lassen, A (biên tập). Fornaldarsagaerne: Myter og Virkelighed. Copenhagen: Museum Tusculanums Forlag. tr. 347–360. ISBN 978-87-635-2579-4.
- Sawyer, P biên tập (2001) [1997]. “Chronology”. The Oxford Illustrated History of the Vikings. Oxford: Oxford University Press. tr. 273–281. ISBN 0-19-285434-8.
- Sayers, W (2003). “Ships and Sailors in Geiffrei Gaimar's Estoire des Engleis”. Modern Language Review. 98 (2): 299–310. doi:10.2307/3737812. eISSN 2222-4319. ISSN 0026-7937. JSTOR 3737812. S2CID 163993274.
- Schulenburg, JT (2001) [1998]. Forgetful of Their Sex: Female Sanctity and Society, ca. 500–1100. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-74054-4.
- Schulenburg, JT (2006). “Hagiography”. Trong Schaus, M (biên tập). Women and Gender in Medieval Europe: An Encyclopedia. New York: Routledge. tr. 346–354. ISBN 978-0-415-96944-4.
- Schulte, M (2015). “Review of EA Rowe, Vikings in the West: The Legend of Ragnarr Loðbrók and his Sons”. European Journal of Scandinavian Studies. 45 (2): 233–236. doi:10.1515/ejss-2015-0017. eISSN 2191-9402. ISSN 2191-9399. S2CID 164806682.
- Sheldon, G (2011). The Conversion of the Vikings in Ireland From a Comparative Perspective (Luận văn). University of Toronto. hdl:1807/29866.
- Sigurdson, ER (2014). “Violence and Historical Authenticity: Rape (and Pillage) in Popular Viking Fiction”. Scandinavian Studies. 86 (3): 249–267. doi:10.1353/scd.2014.0027. ISSN 0036-5637. JSTOR 10.5406/scanstud.86.3.0249. S2CID 162948266.
- Sims-Williams, P (1990). Religion and Literature in Western England, 600–800. Cambridge Studies in Anglo-Saxon England. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-38325-7.
- Sisk, J (2010). “Lydgate's Problematic Commission: A Legend of St. Edmund for Henry VI”. Journal of English and Germanic Philology. 109 (3): 349–375. doi:10.5406/jenglgermphil.109.3.0349. eISSN 1945-662X. ISSN 0363-6941. JSTOR 10.5406/jenglgermphil.109.3.0349.
- Skinner, P (2017). Living With Disfigurement in Early Medieval Europe. The New Middle Ages. Palgrave Macmillan. doi:10.1057/978-1-137-54439-1. ISBN 978-1-137-54439-1.
- Smart, V (1979). “Moneyers' Names on the Anglo-Saxon Coinage” (PDF). Nomina. 3: 20–28. ISSN 0141-6340.
- Smith, AH (1928–1936a). “The Early Literary Relations of England and Scandinavia” (PDF). Saga-Book of the Viking Club Society for Northern Research. 11: 215–232.
- Smith, AH (1928–1936b). “The Sons of Ragnar Lothbrok” (PDF). Saga-Book of the Viking Club Society for Northern Research. 11: 173–191.
- Smith, AH biên tập (1968). Three Northumbrian Poems: Cædmon's Hymn, Bede's Death Song and The Leiden Riddle. New York: Appleton-Century-Crofts.
- Smith, JJ (2009). Old English: A Linguistic Introduction. Cambridge Introductions to the English Language. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-511-51673-3.
- Smyth, AP (1998). “The Emergence of English Identity, 700–1000”. Trong Smyth, AP (biên tập). Medieval Europeans: Studies in Ethnic Identity and National Perspectives in Medieval Europe. Houndmills, Basingstoke: Macmillan. tr. 24–52. doi:10.1007/978-1-349-26610-4. ISBN 978-1-349-26610-4.
- Spence, J (2013). Reimagining History in Anglo-Norman Prose Chronicles. Woodbridge: Boydell & Brewer. ISBN 978-1-903153-45-1.
- Stenton, F (1963). Anglo-Saxon England. The Oxford History of England (ấn bản thứ 2). Oxford: The Clarendon Press. OL 24592559M.
- Stone, DJF (2017). Mutually Assured Construction: Æthelflæd's Burhs, Landscapes of Defence and the Physical Legacy of the Unification of England, 899–1016 (Luận văn). University of Exeter. hdl:10871/30082.
- Swan, M; Roberson, O (7 tháng 11 năm 2024). “Cambridge, Pembroke College, 82”. The Production and Use of English Manuscripts, 1060 to 1220. University of Leicester. Truy cập 5 Tháng Ba năm 2018.
- Swanton, MJ (1999). “King Alfred's Ships: Text and Context”. Anglo-Saxon England. 28: 1–22. doi:10.1017/S0263675100002234. eISSN 1474-0532. ISSN 0263-6751.
- Thacker, A (2004). “Æbbe [St Æbbe, Ebba] (d. 683?)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/8426. Truy cập 15 Tháng hai năm 2018. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Thurnam, J (1857). “On the Barrow at Lanhill Near Chippenham, With Remarks on the Site of, and on the Events Connected With, the Battles of Cynuit and Ethandun, A.D. 878”. The Wiltshire Archæological and Natural History Magazine. 3: 67–86. OL 25592397M.
- Townsend, D (1994). “The Vita Sancti Fredemundi of Henry of Avranches”. The Journal of Medieval Latin. 4: 1–24. doi:10.1484/J.JML.2.304012. eISSN 2034-645X. ISSN 0778-9750.
- Townsend, D (2008). “Cultural Difference and the Meaning of Latinity in Asser's Life of King Alfred”. Trong Cohen, JJ (biên tập). Cultural Diversity in the British Middle Ages: Archipelago, Island, England. The New Middle Ages. Palgrave Macmillan. tr. 57–73. doi:10.1057/9780230614123_4. ISBN 978-0-230-60326-4.
- Tracy, L (2012). Torture and Brutality in Medieval Literature: Negotiations of National Identity (EPUB). Cambridge: D.S. Brewer. ISBN 978-1-78204-426-0.
- Tuck, JP (1990). “French Studies: A Guide to Research Resources in the John Rylands University Library of Manchester”. Bulletin of the John Rylands Library. 72 (2): 3–26. ISSN 0301-102X. Bản gốc lưu trữ 10 Tháng Ba năm 2022. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2022.
- Usborne, S (17 tháng 4 năm 2018). “Netflix's 'New World Order': A Streaming Giant on the Brink of Global Domination”. The Guardian. Truy cập 14 tháng Năm năm 2018.
- Van Heeringen, RM (1998). “The Construction of Frankish Circular Fortresses in the Province of Zeeland (SW Netherlands) in the end of the Ninth Century”. Château Gaillard. 18. Caen: Publications du Centre de Recherches Archéologiques Médiévales. tr. 241–249.
- van Houts, EMC (1984). “Scandinavian Influence in Norman Literature of the Eleventh Century”. Trong Brown, RA (biên tập). Anglo-Norman Studies. 6. Woodbridge: The Boydell Press. tr. 107–122. ISBN 0-85115-197-3.
- van Houts, EMC (1993). “Norman Literature, Scandinavian Influence on”. Trong Pulsiano, P; Wolf, K; Acker, P; Fry, DK (biên tập). Medieval Scandinavia: An Encyclopedia. Garland Encyclopedias of the Middle Ages. New York: Garland. tr. 434–435. ISBN 0-8240-4787-7.
- Venarde, BL (1997). Women's Monasticism and Medieval Society: Nunneries in France and England, 890–1215. Ithaca: Cornell University Press. ISBN 0-8014-3203-0.
- Vidal, RS (1806). “An Inquiry Respecting the Site of Kenwith or Kenwic Castle, in Devonshire”. Archaeologia. 15: 198–208. doi:10.1017/S0261340900018361.
- Wehlau, R (2011). “Alfred and Ireland: Irony and Irish Identity in John O'Keeffe's Alfred”. European Romantic Review. 22 (6): 801–817. doi:10.1080/10509585.2011.615995. eISSN 1740-4657. ISSN 1050-9585. S2CID 144000808.
- West, SE (1983). “A New Site for the Martyrdom of St Edmund?” (PDF). Proceedings of the Suffolk Institute of Archæology. 35 (3): 223–225.
- Whitelock, D (1945). “The Conversion of the Eastern Danelaw” (PDF). Saga-Book of the Viking Society for Northern Research. 12: 159–176.
- Whitelock, D (1969). “Fact and Fiction in the Legend of St. Edmund” (PDF). Proceedings of the Suffolk Institute of Archæology. 31 (3): 217–233.
- Wild, L (2008a). “Óláfr's Raven Coin: Old Norse Myth in Circulation?”. Journal of the Australian Early Medieval Association. 4: 201–211. ISSN 1449-9320.
- Wild, L (2008b). “The Raven Banner at Clontarf: The Context of an Old Norse Legendary Symbol”. Trong Burge, KL (biên tập). Vikings and Their Enemies Proceedings of a Symposium Held in Melbourne, 24 November 2007. Melbourne: Viking Research Network. tr. 37–48. ISBN 9780646505596.
- Williams, A (1999). Kingship and Government in Pre-Conquest England, c.500–1066. British History in Perspective. Houndmills, Basingstoke: Macmillan Press. doi:10.1007/978-1-349-27454-3. ISBN 978-1-349-27454-3.
- Williams, G (2017). England, 865–1066: Viking Warrior Versus Anglo-Saxon Warrior. Combat. Oxford: Osprey Publishing. ISBN 978-1-4728-1833-1.
- Winstead, KA (2007). John Capergrave's Fifteenth Century. Philadelphia, PA: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-3977-5.
- Wood, DF (2015). “Alfred: A Masque and Anglo-Saxonist Patriotism in Britain, 1740–1773”. Trong Lindfield, P; Margrave, C (biên tập). Rule Britannia?: Britain and Britishness, 1707–1901. Cambridge Scholars Publishing. tr. 121–142. ISBN 978-1-4438-7530-1.
- Woolf, A (2004). “The Age of Sea-Kings, 900–1300”. Trong Omand, D (biên tập). The Argyll Book. Edinburgh: Birlinn. tr. 94–109. ISBN 1-84158-253-0.
- Woolf, A (2007). From Pictland to Alba, 789–1070. The New Edinburgh History of Scotland. Edinburgh: Edinburgh University Press. ISBN 978-0-7486-1233-8.
- Wormald, P (2006). “Alfred (848/9–899)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/183. Truy cập 4 tháng Năm năm 2014. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
- Yorke, B (1995). Wessex in the Early Middle Ages. Studies in the Early History of Britain. London: Leicester University Press. ISBN 0-7185-1314-2.
- Zatta, J (1999). “The 'Vie Seinte Osith': Hagiography and Politics in Anglo-Norman England”. Studies in Philology. 96 (4): 367–393. eISSN 1543-0383. ISSN 0039-3738. JSTOR 4174650.
Đường dẫn ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ubba. |