Bước tới nội dung

Tuyên Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ hành chính năm 1967 cho biết địa giới tỉnh Tuyên Đức của Việt Nam Cộng Hòa.

Tuyên Đức là một tỉnh cũ thuộc Tây Nguyên, thời Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1976, tỉnh được sáp nhập vào tỉnh Lâm Đồng.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Tuyên Đức nằm trên độ cao 1.000 mét so với mực nước biển có vị trí địa lý:

Diện tích toàn tỉnh là 4.704 km². Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Đà Lạt.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn tỉnh Tuyên Đức là núi và rừng thông, các ngọn núi cao là Chu Yan Sin 2.405 mét, Bi Doup 2.267 mét, Lâm Viên (Lang Biang) 2.163 mét, Yan Cung Klang 2.000 mét, Dan Scha 1.956 mét, Hon Nga 1.948 thước, Chu Yên Du 1.913 mét...

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Do nằm ở vị trí cao nên thời tiết Tuyên Đức mát dịu quanh năm. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, tương đối lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều và ẩm ướt.

Sông ngòi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sông suối ở đây rất nhiều, đa phần chảy vào sông Đồng Nai. Những sông chính là sông Đa Nhim, sông Cam Ly, sông Đa Dungsông Krong Kno, ba sông này đều đổ vào sông Đồng Nai ở ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Tuyên Đức được thành lập theo Sắc lệnh số 261-NV ngày 19/5/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, trên cơ sở địa phận đô thị Đà Lạt và quận Dran của tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Tuyên Đức gồm 3 quận, 11 tổng, 28 xã (theo Nghị định số 592-BNV/NC7/NĐ ngày 30/10/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa):

  • Quận Đơn Dương (Dran cũ) có 4 tổng: Lạc Mỹ, Linh Nhân, Tu Trang, Xuân Lạc.
  • Quận Đức Trọng có 4 tổng: Dinh Tân, Mỹ Lệ, Ninh Thanh, Sơn Binh.
  • Quận Lạc Dương có 3 tổng: Đa Tân, Nhân Lạc, Phước Thọ.

Ngày 7/9/1967, tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức được dời khỏi thị xã Đà Lạt đến xã Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng.

Địa bàn tỉnh Tuyên Đức cũ hiện nay tương ứng với thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng (trừ xã Ninh Gia), Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông và một phần huyện Lâm Hà cùng thuộc tỉnh Lâm Đồng ngày nay.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba quốc lộ quan trọng đi ngang qua tỉnh là quốc lộ 21, 2011. Có sân bay Liên Khương.

Dân cư sống tại Tuyên Đức phần lớn là người Thượng, với các sắc tộc Koho, Chill, Sré, Mạ Churu và Eaglai

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tôn giáo chính là đạo Phật, Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành. Một số dân tộc Thượng vẫn thờ thần linh như Thần sông, núi, lửa, và vẫn giữ một số phong tục tập quán riêng.

Trồng lúa (lúa sạ, lúa cấy và lúa rẫy), hoa màu (rau cải, khoai lang, khoai tây, hành tây, cà rốt, su su, cải hoa, ngô, sắn, tỏi...), cây ăn trái (dâu tây, đu đủ, chuối, mận tây, xoài, bơ, chuối "la-ba" nổi tiếng ngon), cây công nghiệp (cà phê và trà, với số lượng sản xuất cao), hoa ôn đới (hoa hồng và hoa đào...).

Rừng Tuyên Đức có nhiều lâm sản quý giá như huỳnh đàn, trắc, bách diệp, cẩm lai, ngô tùng, sao, bạch tùng, thông tre, nhựa thông và thông ba lá dùng làm bột giấy....

Thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tuyên Đức có ba ngôi tháp cổ của người Chàm nằm trong rừng, thuộc quận Đơn Dương, đó là các tháp Kreyo, Sopmatronghay và Msré.
  • Hồ và đập Đa Nhim: thuộc quận Đơn Dương, cách Đà Lạt 36 cây số. Đập Đa Nhim là một công trình thủy điện quy mô do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xây trước năm 1975. Hồ Đa Nhim rộng khoảng 100 mẫu, có thể nuôi nhiều cá và cung cấp nước ngọt cho toàn vùng.
  • Đèo Ngoạn Mục: nằm trên dãy núi ngăn cách Phan Rang với tỉnh Tuyên Đức, dài 20 cây số trên quốc lộ 11. Đứng trên đèo có thể nhìn thấy cả bãi biển miền Trung.
  • Đập Suối Vàng: cách Đà Lạt 18 cây số, xây bằng đá theo vòng cung và có hồ chứa nước.
  • Thác Datania: trên quốc lộ 20, cách Đà Lạt ba cây số, gần thác Prenn.
  • Thác Prenn: cạnh quốc lộ 20, cách Đà Lạt 10 cây số.
  • Thác Liên Khương, gần sân bay Liên Khương.
  • Thác Gougah.
  • Thác Pongour.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]