Bước tới nội dung

Trận Petersburg thứ hai

37°13′16″B 77°22′42″T / 37,2211°B 77,3782°T / 37.2211; -77.3782
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Petersburg thứ hai
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Cuộc chiến tại Virginia - quân đoàn 18 tràn ngập một đồn quân sự bên phải phòng tuyến quân phiến loạn phía trước Petersburg, ngày 15 tháng 6,
tranh minh họa bởi Edwin Forbes
Thời gian1518 tháng 6 năm 1864
Địa điểm
Kết quả Liên minh miền Nam chiến thắng, cuộc vây hãm của quân miền Bắc bắt đầu
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Ulysses S. Grant
Hoa Kỳ George G. Meade
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ P.G.T. Beauregard
Lực lượng
13.700–62.000
(4 ngày có tăng viện)[1][2]
5.400–38.000[1][2]
Thương vong và tổn thất
11.386[3]
(1.688 chết
 8.513 bị thương
 1.185 bị bắt/mất tích)
4.000[3]
(200 chết
 2.900 bị thương
 900 bị bắt/mất tích)

Trận Petersburg thứ hai, hay còn gọi là Cuộc công kích Petersburg, diễn ra trong các ngày 15–18 tháng 6 năm 1864, vào giai đoạn đầu của chiến dịch Richmond-Petersburg. Các lực lượng Liên bang miền Bắc dưới quyền chỉ huy của trung tướng Ulysses S. Grant đã cố gắng đánh chiếm Petersburg, Virginia trước khi Binh đoàn Bắc Virginia của đại tướng Liên minh miền Nam Robert E. Lee có thể kịp đến tăng viện cho thành phố.

Trận chiến kéo dài bốn ngày với nhiều cuộc công kích lặp đi lặp lại của quân miền Bắc nhằm vào lực lượng về căn bản nhỏ hơn nhiều của miền Nam do đại tướng P.G.T. Beauregard chỉ huy. Các vị trí phòng thủ vững chắc của Beauregard cùng với sự phối hợp yếu kém của các tướng lĩnh miền Bắc (đặc biệt là thiếu tướng William F. "Baldy" Smith, người đã bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng tốt nhất tỏng ngày 15 tháng 6) giúp bù đắp lại sự chênh lệnh lực lượng giữa hai bên. Đến ngày 18 tháng 6, các lực lượng tăng viện đáng kể của tướng Lee đã tiếp cận chiến trường và làm cho việc mở các cuộc tấn công tiếp theo trở nên không còn thực tế nữa. Thất bại của quân miền Bắc trong việc đánh bại đối phương ở trận này đã dẫn đến sự khởi đầu của cuộc vây hãm kéo dài 10 tháng xung quanh Petersburg.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]


Trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

15 tháng 6

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 - 17 tháng 6 năm 1864, tướng Grant luồn qua vòng đai của tướng Lee, vượt sông James, kéo về Petersburg tiếp ứng Butler, bắt đầu cuộc tấn công thứ nhì.

Lữ đoàn bộ binh của William Farrar Smith dẫn đầu cuộc tấn công. Petersburg chỉ có 4.500 lính do P.G.T. Beauregard chỉ huy chống giữ. Quân của Smith tiến chậm quá nên khi đến nơi thì quân tiếp ứng của tướng Lee đã về kịp. Tuy vậy, Smith xua quân tràn sang, giành được vòng chiến hào đầu tiên.

16 tháng 6

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 6, có thêm quân của Winfield Scott Hancock kéo đến yểm trợ Smith, đánh lui quân miền Nam trong vòng chiến hào thứ nhì. Một lữ đoàn khác được kéo đến và giành được vòng chiến hào thứ ba. Nhưng quân miền Bắc không đủ sức đánh rấn tới. Beauregard lùi khỏi các chiến hào phòng thủ vùng Bermuda Hundred.

17 tháng 6

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hai ngày 17 - 18 tháng 6, quân miền Bắc cố gắng đánh nhưng không phá nổi tuyến phòng thủ sau cùng của tướng Lee và Beauregard, lại bị hao binh tổn tướng thê thảm.

18 tháng 6

[sửa | sửa mã nguồn]
Joshua Chamberlain

Ngày 18 tháng 6, quân tiếp ứng của tướng Lee kéo đến yểm trợ, đánh bật nhiều đợt tấn công của quân miền Bắc. Đại tá Joshua Chamberlain chỉ huy lữ đoàn V miền bắc bị bắn trọng thương, báo chí ở nhà đã đăng tin ông chết, nhưng sau đó ông hồi phục và trở lại quân ngũ và được tướng Grant thăng lên chức tướng.

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân miền Bắc mất cơ hội chiếm Petersburg nhưng bù lại quân miền Nam không đủ sức đánh đuổi. Do đó quân miền Bắc lập dựng căn cứ bên ngoài, đào 30 dặm chiến hào khu đông-nam vào uy hiếp Petersburg trong 10 tháng. Hai bên cù cưa đánh nhau qua lại nhiều lần. Quân miền Nam tại Richmond thiếu tiếp viện từ Petersburg dần dần cũng suy yếu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Eicher, trg 689-690
  2. ^ a b Esposito, chữ trong bản đồ 138.
  3. ^ a b Bonekemper, trg 313. Tác giả dẫn con số thương vong từ rất nhiều nguồn và đưa ra tính toán tốt nhất của mình. Trudeau, trg 55, đồng ý với con số tổn thất 4.000 bên phe miền Nam, nhưng chỉ ra rằng số người chết và bị thương của miền Bắc là 8.150, cộng với số 1.814 mất tích. Kennedy, trg 353, dẫn thương vong là 9.964–10.600 cho miền Bắc, 2.974–4.700 cho miền Nam; Salmon, trg 406, dẫn là 8.150 bên miền Bắc và 3.236 bên miền Nam.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]