Bước tới nội dung

Trần Kiến Nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Kiến Nhân

陳建仁
Chân dung chính thức, năm 2024
Thủ tướng thứ 51 Trung Hoa Dân Quốc
Nhiệm kỳ
31 tháng 1 năm 2023 – 20 tháng 5 năm 2024
Tổng thốngThái Anh Văn
Tiền nhiệmTô Trinh Xương
Kế nhiệmTrác Vinh Thái
Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Nhiệm kỳ
20 tháng 5 năm 2016 – 20 tháng 5 năm 2020
Tổng thốngThái Anh Văn
Tiền nhiệmNgô Đôn Nghĩa
Kế nhiệmLại Thanh Đức
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Quốc gia Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc
Nhiệm kỳ
25 tháng 1 năm 2006 – 19 tháng 5 năm 2008
Cấp phóDương Hoằng Đôn
Tiền nhiệmNgô Mậu Côn
Kế nhiệmLý La Quyền
Bộ trưởng Bộ Y tế
Nhiệm kỳ
18 tháng 5 năm 2003 – 1 tháng 2 năm 2005
Thủ tướngDu Tích Khôn
Tiền nhiệmĐồ Tỉnh Triết
Kế nhiệmVương Tú Hồng (quyền)
Hầu Thắng Mậu
Thông tin cá nhân
Sinh6 tháng 6, 1951 (73 tuổi)
Kỳ Sơn, huyện Cao Hùng, Đài Loan (nay là một phần của thành phố Cao Hùng)
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Tiến bộ(Tự năm 2022)[3]
Phối ngẫuLa Phụng Tần (羅鳳蘋)
Alma materĐại học quốc lập Đài Loan
Đại học Johns Hopkins
Chuyên mônNhà dịch tễ học
Trần Kiến Nhân
Phồn thể陳建仁
Giản thể陈建仁

Trần Kiến Nhân (tiếng Trung: 陳建仁, sinh ngày 6 tháng 6 năm 1951) là cựu Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Ông là nhà dịch tễ học được đào tạo và nguyên Phó Chủ tịch Academia Sinica, tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Đài Loan.[4] Ông cũng là thành viên Hội đồng quản trị Đại học Công giáo Phụ Nhân.[5]

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Kiến Nhân sinh năm 1951 tại Kỳ Sơn, huyện Cao Hùng, là một trong tám người con.[6] Cha của ông, Trần Tân An, từng là Huyện trưởng huyện Cao Hùng từ năm 1954 đến năm 1957.[7] Mẹ của Trần Kiến Nhân là Trần Ngụy Liên Chỉ quản lý một nhà trẻ.[6] Trần Kiến Nhân kết hôn với La Phụng Tần,[8] có gia đình đến từ Nam Kinh.[9]

Sự nghiệp nhà nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Kiến Nhân đạt được bằng thạc sĩ về y tế công cộng từ Đại học quốc lập Đài Loan và nhận được bằng Tiến sĩ khoa học về di truyền học và dịch tễ học của con người từ Đại học Johns Hopkins vào năm 1977 và năm 1982, tương ứng.[7][10] Ông bắt đầu sự nghiệp y học bằng cách nghiên cứu bệnh viêm gan siêu vi B và giúp nâng cao nhận thức về tiêm chủng cho bệnh ở Đài Loan.[7] Trần Kiến Nhân nghiên cứu xa hơn nữa về nguy cơ ung thư gan của người bị viêm gan siêu vi B.[11] Ông cũng phát hiện ra một liên kết từ asen đến bệnh blackfoot.[7][12] Nghiên cứu asen dẫn đến việc sửa đổi các tiêu chuẩn y tế quốc tế đối với phơi nhiễm asen.[11]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Kiến Nhân giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế từ năm 2003 đến 2005. Với tư cách là Bộ trưởng Y tế, ông được khen ngợi vì đã quản lý một cách hiệu quả dịch SARS thông qua các thủ tục kiểm dịch và sàng lọc,[11] mặc dù Đài Loan không phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới làm phức tạp sự phối hợp của các nỗ lực nghiên cứu.[13] Trần Kiến Nhân là Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Quốc gia từ năm 2006 đến năm 2008.

Bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc năm 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 11 năm 2015, Trần Kiến Nhân được xác nhận là ứng cử viên Phó Tổng thống của Thái Anh Văn trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2016[14] sau sự suy đoán của truyền thông đại chúng vào đầu tháng.[15][16] Trong chiến dịch, Trần Kiến Nhân trở nên nổi tiếng bởi tên hiệu Đại nhân ca (大仁哥), do một nhân vật do Trần Bách Lâm đóng vai trên dòng phim lãng mạn bi kịch Có lẽ anh sẽ không yêu em (In Time with You).[17] Trần Kiến Nhân là ứng cử viên Phó Tổng thống Công giáo đầu tiên tại Đài Loan. Ngày 16 tháng 1 năm 2016, Thái Anh Văn và Trần Kiến Nhân chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống trong sự thắng phiếu lớn. Ông đảm nhận chức vụ Phó Tổng thống vào ngày 20 tháng 5 năm 2016.[18]

s • tl Tóm tắt kết quả bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 16 tháng 1 năm 2016
Đảng Ứng cử viên Phiếu bầu Tỷ lệ phần trăm
Tổng thống Phó Tổng thống
Đảng Dân chủ Tiến bộ Thái Anh Văn Trần Kiến Nhân 6,894,744 56.12%
 
Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân Vương Như Huyền 3,813,365 31.04%
 
Đảng Thân dân Tống Sở Du Từ Hân Oánh 1,576,861 12.84%
 
Tổng cộng 12,284,970 100%

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “八位新封聖大額我略爵士” (PDF). 天主教會台灣地區主教團. ngày 5 tháng 8 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ “【禮儀】11/14 耶路撒冷聖墓騎士冊封大典”. 耶穌會中華省. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “民進黨「最強活棋」低調入黨!蔡英文親邀推薦 後小英時代要角”. ETtoday (bằng tiếng Trung). 22 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Vice President Chien-Jen Chen, Academia Sinica, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2018
  5. ^ The 18th Session of the Board of Trustees
  6. ^ a b “Chen Chien-jen: Vice President of the Republic of China” (PDF). Taiwan Today. ngày 29 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.[liên kết hỏng]
  7. ^ a b c d Hsu, Elizabeth (ngày 16 tháng 1 năm 2016). “Chen Chien-jen vows to be more than just figurehead vice president”. Central News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ Lu, Hsin-hui; Hou, Elaine (ngày 5 tháng 8 năm 2016). “Taiwan's VP to attend Dominican Republic's presidential inauguration”. Central News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ Strong, Matthew (ngày 26 tháng 12 năm 2015). “Chen calls for end to party polarization”. Taiwan News. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ Chang, Yun-ping (ngày 17 tháng 5 năm 2003). “Yu accepts DOH chief's resignation”. Taipei Times. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ a b c Cyranoski, David (ngày 13 tháng 1 năm 2016). “Taiwan's SARS hero poised to be vice-president”. Nature. 529 (7585): 136–137. doi:10.1038/529136a. PMID 26762435.
  12. ^ Tseng, Chin-Hsiao; Chong, Choon-Khim; Tseng, Ching-Ping; Centeno, José A. (tháng 2 năm 2007). “Blackfoot Disease in Taiwan: Its Link with Inorganic Arsenic Exposure from Drinking Water”. Ambio. 36 (1): 82–84. doi:10.1579/0044-7447(2007)36[82:bditil]2.0.co;2. JSTOR 4315790.
  13. ^ Cyranoski, David (ngày 17 tháng 4 năm 2003). “Taiwan left isolated in fight against SARS”. Nature. 422 (652). doi:10.1038/422652a. PMID 12700727.
  14. ^ Hsu, Stacy (17 tháng 11 năm 2015). “DPP's Tsai picks Chen Chien-jen”. Taipei Times. tr. 1.
  15. ^ 副手是陳建仁?蔡英文:宣布了就知道 (bằng tiếng Trung), United Daily News
  16. ^ “Academia Sinica VP confirmed as running mate of Tsai Ing-wen”. Focus Taiwan. Central News Agency. ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2015.
  17. ^ Tseng, Wei-chen (20 tháng 12 năm 2015). “Reporter's Notebook: DPP's Chen in demand, KMT's Wang shunned”. Taipei Times. tr. 3.
  18. ^ Austin Ramzy: Tsai Ing-wen Sworn In as Taiwan’s President, as China Watches Closely. In: The New York Times, ngày 19 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]