Bước tới nội dung

Tiếng Tây bồi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Tây bồi
Sử dụng tạiViệt Nam
Mất hết người bản ngữ vào1980
Phân loạiPidgin dựa trên tiếng Pháp
  • Tiếng Tây bồi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tas
Glottologtayb1240[1]

Tiếng Tây bồi là một loại tiếng pha tạp hay tiếng lai (pidgin) từng được sử dụng tại Việt Nam có gốc từ tiếng Pháp. Ngôn ngữ này xưa đã được dùng khắp nơi tại Đông Dương; tiếng Tây bồi đã được dùng từ năm 1884, khi Pháp xâm chiếm Nam kỳ. Ngoài ảnh hưởng từ tiếng Pháp, tiếng Tây bồi còn có ảnh hưởng từ những ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Javatiếng Bồ Đào Nha[cần dẫn nguồn]. Tiếng Tây bồi không những thông dụng tại Đông Dương mà còn được sử dụng bởi những người Việt ở Pháp[cần dẫn nguồn]. Từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương ngôn ngữ này đã bị "tuyệt chủng".

Từ bồi trong tiếng Tây bồi bắt nguồn từ tiếng Pháp boy /bɔj/.[2][3]

Tây Bồi Pháp chuẩn Việt sát nghĩa Việt chuẩn
Moi faim J'ai faim Tôi đói Tôi đói bụng
Moi tasse Ma tasse Tôi tách Cái tách của tôi
Lui avoir permission repos Il a la permission de se reposer Hắn có phép sự nghỉ ngơi Hắn được nghỉ có phép
Demain moi retour campagne Demain, je retourne à la campagne Mai tôi chuyến về quê Mai tôi về quê
Vous pas argent moi stop travail Si vous ne me payez pas, j'arrêterai de travailler Anh không tiền tôi ngừng làm Anh không trả tiền, tôi nghỉ làm
Monsieur content aller danser Monsieur est content d'aller danser Ông ấy vui đi buổi nhảy đầm Ông ấy vui khi đi nhảy đầm
Lui la frapper Il la frappe Anh ta cô ấy đánh Anh ta đánh cô ấy
Bon pas aller Bon, n'y vas pas Tốt, không phải đi Tốt, đừng đi
Pas travail Je ne travaillerai pas Không phải công việc Tôi không làm việc nữa
Assez, pas connaître Assez, je n'en sais rien Đủ rồi, không phải biết Đủ rồi, tôi không biết
Moi compris toi parler J'ai compris ce que tu as dit Tôi hiểu anh nói Tôi hiểu những gì anh nói

(Bickerton 1995: 163) [1] Lưu trữ 2007-02-27 tại Wayback Machine

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tay Boi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ An Chi, Bồi trong 'bồi bếp' có gốc Tây, không phải gốc Hán, Thanh niên, truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 65.