Tiếng Romansh
Tiếng Romansh | |
---|---|
Rumantsch, Rumàntsch, Romauntsch, Romontsch | |
Phát âm | [rʊˈmantʃ], [ʁoˈmɔntʃ], [rʊˈmɛntʃ], [rʊˈmaʊ̯ntʃ], [rʊˈmœntʃ] |
Sử dụng tại | Thụy Sĩ |
Khu vực | Graubünden |
Tổng số người nói | 36.600 (thành thạo) 60.000 (nói thường xuyên) (2000)[1] |
Dân tộc | Người Romansh |
Phân loại | Ấn-Âu
|
Dạng chuẩn |
Putèr
Sutsilva
Surmeira
Surselva
Vallader |
Phương ngữ | |
Hệ chữ viết | Latinh |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Thụy Sĩ |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | rm |
ISO 639-2 | roh |
ISO 639-3 | roh |
Glottolog | roma1326 [2] |
Linguasphere | 51-AAA-k |
Vùng nói tiếng Romansh ở Thụy Sĩ (lục đậm) | |
ELP | Romansch |
Tiếng Romansh (cũng được gọi là Romansch, Rumantsch, hay Romanche; tiếng Romansh: ⓘ, rumàntsch, ⓘ or ⓘ) là một ngôn ngữ Rôman được nói chủ yếu tại đông nam bang Graubünden của Thụy Sĩ, nơi nó cùng với tiếng Đức và tiếng Ý, là ngôn ngữ giảng dạy tại trường học. Tiếng Romansh cũng được công nhận là một ngôn ngữ quốc gia của Thụy Sĩ từ năm 1938, và là ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Ý từ năm 1996. Nó thường được xếp chung với tiếng Ladin và tiếng Friuli thành nhóm ngôn ngữ Rhaetia-Rôman.
Tiếng Romansh là một hậu thân của tiếng Latinh bình dân, từng hiện diện tại Đế quốc La Mã, mà vào khoảng thế kỷ thứ 5 đã thay thế các ngôn ngữ Celt và tiếng Raethia được nói trước đó trong vùng. Tiếng Romansh chịu ảnh hưởng nặng bởi tiếng Đức về mặt từ vựng và hình thái.
Theo thống kê năm 2000, có 35.095 người (trong đó 27.038 người sống tại Graubünden) xem tiếng Romansh là ngôn ngữ mà mình "nói tốt nhất", và 61.815 "thường xuyên nói" ngôn ngữ này.[3] Năm 2010, Thụy Sĩ chuyển sang cách khảo sát hàng năm dựa trên sự kết hợp số liệu của các khu tự quản và một số thống kê.[4] Theo khảo sát này, số người trên 15 tuổi báo cáo rằng tiếng Romansh là ngôn ngữ chính là 36.622 (năm 2012).[5] Với số người nói chỉ chiếm 0,9% dân số, tiếng Romansh là ngôn ngữ ít phổ biến nhất trong số các ngôn ngữ quốc gia của Thụy Sĩ và, về tổng thể, là ngôn ngữ phổ biến thứ mười một.[6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Die aktuelle Lage des Romanischen, Kommentar zu den Volkszählungsresultaten. (PDF). Truy cập 2012-02-28.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Romansh”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ “Linguistic geography”. Lia Rumantscha. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007.
- ^ Swiss Federal Statistical Office - Die neue Volkszählung - Das System (tiếng Đức) (tiếng Pháp) accessed ngày 14 tháng 8 năm 2014
- ^ “Population résidante permanente âgée de 15 ans ou plus, selon la langue principale”. Federal Statistical Office (Switzerland). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
- ^ Gross 2004. p. 35
Liên kết
[sửa | sửa mã nguồn]Có sẵn phiên bản Tiếng Romansh của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở |
Để có danh sách các từ liên quan đến Romansh, xem thể loại các từ ngữ liên quan đến Romansch language tại Wiktionary, từ điển mở. |
- In Multilingual Switzerland, One Tongue Struggles, NewYorkTimes 28/09/2010
- Romansh language, alphabet and pronunciation
- Grammatica d'instrunziun dal rumantsch grischun
- Information about the Romansh language Lưu trữ 2007-11-02 tại Wayback Machine
- Ethnologue report for Romansch
- Website of the Lia Rumantscha organization
- Dictionaries
- An Account of the Romansh Language by Joseph Planta FRS, originally published in the 1776 Philosophical Transactions of the Royal Society. This paper was read to the Royal Society on ngày 10 tháng 11 năm 1775.
- Series of articles about Romansh from swissinfo Lưu trữ 2007-02-18 tại Wayback Machine
- Introduction to the Romansh language bằng các tiếng Đức, Pháp, và Ý trong quyển Từ điển lịch sử Thụy Sĩ.
- Google Directory - about the Romansh language Lưu trữ 2010-08-19 tại Wayback Machine
- Content
- Radio Televisiun Rumantscha
- Lexicon Istoric Retic (LIR) - Encyclopedia about Switzerland. Partial translation of the Historical Dictionary of Switzerland in Romansh with additional articles.
- Google Rumantsch