Tiếng Miến Điện
Tiếng Miến Điện | |
---|---|
Tiếng Myanmar | |
မြန်မာစာ (tiếng Miến viết) မြန်မာစာစကား (tiếng Miến nói) | |
Phát âm | [mjəmàzà] [mjəmà zəɡá] |
Sử dụng tại | Myanmar, Bangladesh (Chittagong Hill Tracts) |
Tổng số người nói | 33,2 triệu Ngôn ngữ thứ hai: 10 triệu (không có ngày tháng chính xác)[1] |
Dân tộc | Người Miến |
Phân loại | Hán-Tạng
|
Ngôn ngữ tiền thân | Tiếng Miến Cổ
|
Hệ chữ viết | Chữ Miến Braille Miến |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Myanmar
Bangladesh |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | Bangladesh được nói ở Rangamati, Bandarban, Khagrachari, Cox's Bazar & Patuakhali |
Quy định bởi | Ủy ban ngôn ngữ Myanmar |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | my |
bur (B) mya (T) | |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:int – Inthatvn – các phương ngữ Tavoyantco – các phưong ngữ Taungyorki – tiếng Rakhine ("Rakhine")rmz – Marma ("မရမာ") |
Glottolog | nucl1310 [2] |
Linguasphere | 77-AAA-a |
Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Myanmar |
---|
Lịch sử |
Dân tộc |
Ẩm thực |
Tôn giáo |
Tiếng Miến Điện, hay tiếng Miến (tên tiếng Miến Điện: မြန်မာဘာသာ, MLCTS: myanma bhasa, IPA: [mjəmà bàðà]), còn gọi là tiếng Myanmar, là ngôn ngữ chính thức của Myanmar. Dù Hiến pháp Myanmar cho rằng tên tiếng Anh chính thức của ngôn ngữ này là "Myanmar language",[3] đa phần người nói tiếng Anh gọi tiếng Miến là "Burmese". Tính tới năm 2007, đây là ngôn ngữ thứ nhất của 34 triệu người, chủ yếu gồm người Miến và các dân tộc liên quan, và là ngôn ngữ thứ hai của 10 triệu người, gồm các dân tộc thiểu số khác ở Myanmar.
Tiếng Miến Điện là một ngôn ngữ thanh điệu,[4] chủ yếu gồm các từ đơn âm tiết và có tính phân tích, với cấu trúc chủ–tân–động (SOV). Đây là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Hệ chữ Miến, xuất phát từ hệ chữ Brāhmī, là hệ chữ viết được dùng để viết ngôn ngữ này.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Miến thuộc nhóm ngôn ngữ Miến của ngữ hệ Hán-Tạng. Tiếng Miến là ngôn ngữ phi Hán có đông người nói nhất hệ Hán-Tạng.[5] Đây là ngôn ngữ Hán-Tạng thứ năm có chữ viết riêng, sau tiếng Hán, tiếng Pyu, tiếng Tạng và tiếng Tangut.[5]
Phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Đa số người nói tiếng Miến sống ở vùng thung lũng sông Irrawaddy dùng một số phương ngữ tương tự nhau, còn những phương ngữ khác biệt hơn hiện diện ở vùng sâu vùng xa của đất nước. Điển hình cho những ngôn ngữ "lệch chuẩn" nhất là:
- Vùng Tanintharyi: Mergui (Myeik, Beik), Tavoyan (Dawei), và Palaw
- Vùng Magway: Yaw
- Bang Shan: Intha, Taungyo và Danu
Arakan (Rakhine) ở bang Rakhine và Marma ở Bangladesh thì tuỳ theo quan điểm mà được xem là phương ngữ tiếng Miến hay ngôn ngữ riêng.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Burmese tại Ethnologue (ấn bản 15, 2005)
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Burmese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Constitution of the Republic of the Union of Myanmar (2008), Chapter XV, Provision 450
- ^ Chang 2003.
- ^ a b Bradley 1993, tr. 147.