Tiếng Bình
Bình thoại | |
---|---|
平話 / 平话 | |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Quảng Tây |
Tổng số người nói | hơn 2 triệu (2016)[1] |
Phân loại | Hán-Tạng
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | Không |
Glottolog | ping1244 |
Pinghua | |||||||||||
Phồn thể | 平話 | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 平话 | ||||||||||
Latinh hóa Yale tiếng Quảng Châu | Pìhng Wá | ||||||||||
Bính âm Hán ngữ | Píng Huà | ||||||||||
| |||||||||||
Tên tiếng Trung thay thế | |||||||||||
Phồn thể | 廣西平話 | ||||||||||
Giản thể | 广西平话 | ||||||||||
Latinh hóa Yale tiếng Quảng Châu | Gwóngsāi Pìhng Wá | ||||||||||
Bính âm Hán ngữ | Guǎngxī Píng Huà | ||||||||||
|
Tiếng Bình hay Bình thoại (giản thể: 平话; phồn thể: 平話; bính âm: Pínghuà; Yale: Pìhng Wá; đôi khi được gọi là 廣西平話/广西平话) là một nhóm phương ngữ tiếng Trung Quốc được nói ở chủ yếu tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, với một số người nói tại Vân Nam. Tiếng Bình là ngôn ngữ giao thương tại vài vùng thuộc Quảng Tây. Một bộ phận người nói tiếng Bình được xác định là người Tráng và có những điểm khác biệt với người Hán chiếm đa số.[2] Nhóm phương ngữ bắc tiếng Bình tập trung tại Quế Lâm và nhóm nam tập trung tại Nam Ninh. Nam Bình thoại có nhiều đặc điểm đáng chú ý như có 4 nhập thanh khác nhau (入声), nhiều từ mượn tiếng Tráng, và từ wei ở cuối câu mệnh lệnh.
Lịch sử và phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Nghiên cứu tại Quảng Tây vào thập niên 1950 đã ghi nhận những phương ngôn mà khi đó được gộp vào nhóm Việt (Yue, tiếng Quảng Đông), song khác biệt với các phương ngôn nói tại Quảng Đông. Bình thoại được xác định là một nhóm phương ngữ riêng, tách biệt với Việt ngữ, bởi Viện Khoa học xã hội Trung Quốc vào thập niên 1980[3] và từ đó được nhìn nhận như thế từ đó đến nay.[4]
Vì đã được công nhận là một nhóm phương ngữ riêng, Bình Thoại ngày một được tập trung nghiên cứu. Năm 2008 một báo cáo của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ghi nhận sự tăng lên về số lượng tài liệu nghiên cứu và thẩm tra Bình Thoại, từ 7 trước khi phát hành Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập năm 1987, đến 156 trong thời gian từ đó đến 2004.[5]
Vào thập niên 1980, số người nói được liệt kê là hơn 2 triệu.[6]
Tiếng Bình được chia làm hai phân nhóm:[1]
- Quế Bắc (Guìběi 桂北) tại bắc Quảng Tây, quanh thành phố Quế Lâm, gần với vùng nói các phương ngữ Quan thoại Tây Nam.
- và cũng có thể ở một số nơi ở Hồ Nam, chẳng hạn như tiếng Bình Thông Đạo.
- Ưu Niệm
- Quế Nam (Guìnán 桂南) tại nam Quảng Tây, quanh thành phố Nam Ninh. Những phương ngữ này tạo thành một dãy phương ngữ với các phương ngữ tiếng Quảng Đông tại đây.[7] Yu Jin chia nhóm này thành ba loại:[8]
Âm vị học
[sửa | sửa mã nguồn]Bình thoại Nam Ninh có âm xát bên vô thanh [ɬ], tương đương với /s/ và /z/ trong tiếng Hán trung cổ (/ɬam/ "ba" và /ɬi/ "bốn").[9][10] Điều này khác với tiếng Quảng Đông chuẩn nhưng giống với các phương ngữ Quảng Đông khác như tiếng Đài Sơn.
Thanh điệu
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Bình phía nam có 6 thanh ở âm tiết mở, và bốn trong âm tiết đóng,[11] giống trong những phương ngôn Quảng Đông lân cận như phương ngữ Bác Bạch.
Tên | Bình píng 平 |
Thượng shàng 上 |
Khứ qù 去 |
Nhập rù 入 | |
---|---|---|---|---|---|
Âm yīn 陰 |
高 | 52 - ˥˨ | 33 - ˧˧ | 55 - ˥˥ | 5 - ˥ |
低 | 3 - ˧ | ||||
Dương yáng 陽 |
高 | 21 - ˨˩ | 24 - ˨˦ | 22 - ˨˨ | 23 - ˨˧ |
低 | 2 - ˨ |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Chappell, Hilary; Li, Lan (2016). “Mandarin and other Sinitic languages”. Trong Chan, Sin-Wai (biên tập). The Routledge Encyclopedia of the Chinese Language. Routledge. tr. 605–628. ISBN 978-1-317-38249-2. p. 624.
- ^ Pinghua population as an exception of Han Chinese's coherent genetic structure http://www.springerlink.com/content/e803426681664g43/[liên kết hỏng]
- ^ 现代汉语 "Modern Chinese" ISBN 7-04-002652-X page 15
- ^ Kurpaska, Maria (2010). Chinese Language(s): A Look Through the Prism of "The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects". Walter de Gruyter. tr. 55–56, 76. ISBN 978-3-11-021914-2.
- ^ cass report by 王宏宇[liên kết hỏng] (in Chinese), April 2008
- ^ 现代汉语 "Modern Chinese" ISBN 7-04-002652-X page 21
- ^ de Sousa, Hilário (2016). “Language contact in Nanning: Nanning Pinghua and Nanning Cantonese”. Trong Chappell, Hilary M. (biên tập). Diversity in Sinitic Languages. Oxford University Press. tr. 157–189. ISBN 978-0-19-872379-0. p. 162.
- ^ de Sousa (2016), p. 160.
- ^ Yan, Margaret Mian (2006). Introduction to Chinese Dialectology. LINCOM Europa. tr. 204. ISBN 978-3-89586-629-6.
- ^ http://www.glossika.com/en/dict/vocab/numbers.htm#pinghua
- ^ Tan, Yuanxiong 覃远雄; Wei, Shuguan 韦树关; Bian, Chenglin 卞成林 (1997). Nánníng Pínghuà cídiǎn 南宁平话词典 [Nanning Pinghua Dictionary]. Nanning: Jiangsu jiaoyu chubanshe. tr. 6. ISBN 978-7-5343-3119-0.
|script-title=
không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp) (part of the Great Dictionary of Modern Chinese Dialects, edited by Li Rong)
- Xie Jianyou [谢建猷], et al. 2007. Studies on the Han Chinese dialects of Guangxi [广西汉语方言研究]. Nanning: Guangxi People's Publishing House [广西人民出版社].
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Classification of Pinghua Dialects Lưu trữ 2009-09-11 tại Wayback Machine