Tiếng Đường Uông
Tiếng Đường Uông | |
---|---|
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Cam Túc |
Tổng số người nói | 20.000 |
Phân loại | Hỗn hợp tiếng Quan thoại–tiếng Đông Hương |
Hệ chữ viết | Chữ Ả Rập, chữ Latinh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | Không |
IETF | crp-u-sd-cngs |
Glottolog | tang1373 [1] |
Tiếng Đường Uông được phân loại là ngôn ngữ bị đe dọa.[2] |
Tiếng Đường Uông (tiếng Trung: 唐汪话; bính âm: Tángwànghuà) là một dạng tiếng Quan Thoại chịu ảnh hưởng lớn từ ngôn ngữ Mông Cổ Đông Hương. Ngôn ngữ này được nói ở khoảng hơn chục ngôi làng ở huyện tự trị Đông Hương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Nhà ngôn ngữ học Mei W. Lee-Smith gọi ngôn ngữ creole này là "tiếng Đường Uông" (tiếng Trung: 唐汪话), dựa theo tên của hai ngôi làng lớn nhất (Đường Gia 唐家 và Uông Gia 汪家, một phần của trấn Đường Uông) nơi nó được sử dụng.[3]
Người sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Lee-Smith (1996), tiếng Đường Uông được nói bởi khoảng 20.000 người sống ở phía đông bắc của huyện tự trị Đông Hương (trấn Đường Uông), những người này tự nhận mình là người Đông Hương (Santa) hoặc Hồi. Người nói tiếng Đường Uông không nói tiếng Đông Hương.[3]
Miêu tả
[sửa | sửa mã nguồn]Ngôn ngữ Đường Uông chủ yếu sử dụng các từ và hình vị tiếng Quan Thoại với ngữ pháp Đông Hương. Bên cạnh những từ mượn Đông Hương, tiếng Đường Uông còn có một lượng đáng kể từ mượn tiếng Ả Rập và Ba Tư.[3]
Giống như tiếng Quan Thoại tiêu chuẩn, Đường Uông là một ngôn ngữ có thanh điệu. Tuy nhiên, các tiểu từ không mang thanh điệu. Chúng thường được vay mượn từ tiếng Quan Thoại nhưng sử dụng theo cách mà các hình vị Đông Hương sẽ được sử dụng trong tiếng Đông Hương.[3]
Ví dụ: trong khi hậu tố số nhiều tiếng Quan thoại -men (们) chỉ được sử dụng rất hạn chế (nó có thể được dùng với đại từ nhân xưng và một số danh từ liên quan đến người), tiếng Đường Uông sử dụng nó ở dạng -m phổ biến, theo cách mà tiếng Đông Hương sẽ dùng -la. Đại từ tiếng phổ thông ni (你) có thể được sử dụng trong tiếng Đường Uông như một hậu tố sở hữu (có nghĩa là "của bạn").
Không giống như tiếng Quan Thoại, nhưng giống như Đông Hương, tiếng Đường Uông cũng có các cách ngữ pháp (nhưng chỉ có bốn thay vì tám ở Đông Hương).[3]
Trật tự từ của tiếng Đường Uông giống như dạng chủ–tân–động của tiếng Đông Hương.
Tiếng Đường Uông kết hợp các đặc điểm của tiếng Quan Thoại và tiếng Mông Cổ Đông Hương.[4] Ngôn ngữ lai ghép này là biểu tượng của sự pha trộn ngôn ngữ. Theo Lee-Smith, sự pha trộn là do Con đường tơ lụa gây ra.[3]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tangwang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Moseley, Christopher biên tập (2010). Atlas of the World's Languages in Danger. Memory of Peoples (ấn bản thứ 3). Paris: UNESCO Publishing. ISBN 978-92-3-104096-2. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2015.
- ^ a b c d e f Lee-Smith, Mei W. (1996). “The Tangwang Language”. Trong Wurm, Stephen A.; Mühlhäusler, Peter; Tyron, Darrell T. (biên tập). Atlas of Languages of Intercultural Communication in the Pacific, Asia, and the Americas, Volume 2, Part 1. Berlin: Mouton de Gruyter. tr. 875–882. ISBN 978-3-11-013417-9.
- ^ Wurm, S. A. (1995). “The Silk Road and Hybridized Languages in North-Western China”. Diogenes. 43 (171): 53–62. doi:10.1177/039219219504317107. S2CID 144488386.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Zhong, Jinwen 钟进文 (2007). 唐汪话. Gān-Qīng dìqū tèyǒu mínzú yǔyán wénhuà de qūyù tèzhēng 甘青地区特有民族语言文化的区域特征 [Đặc điểm khu vực về ngôn ngữ và văn hóa thiểu số chỉ có ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải] (bằng tiếng Trung). Beijing Shi: Zhongyang minzu daxue chubanshe. ISBN 978-7-81108-462-7.
- Xu, Dan 徐丹 (2014). Tángwānghuà yánjiū 唐汪话研究 [Nghiên cứu về tiếng Đường Uông] (bằng tiếng Trung). Beijing Shi: Minzu chubanshe. ISBN 978-7-105-13288-1.
- Djamouri, Redouane (2022). “Lexique tangwang-français-chinois” [Từ điển Đường Uông-Pháp-Trung] (bằng tiếng Pháp). HAL. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)