Bước tới nội dung

Thu Cẩn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thu Cẩn
秋瑾
Chân dung nữ anh hùng, Giám Hồ nữ hiệp Thu Cẩn, trang phục Nhật Bản trong thời gian du học.
Chân dung nữ anh hùng, Giám Hồ nữ hiệp Thu Cẩn, trang phục Nhật Bản trong thời gian du học.
SinhQuang Tự nguyên niên, ngày 8 tháng 11 năm 1875.
Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.
MấtQuang Tự thứ ba mươi ba, ngày 15 tháng 7 năm 1907.
Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.[1]
Bút danhGiám Hồ nữ hiệp
Cạnh Hùng
Thu Thiên
Nữ nhi Hán hiệp
Nghề nghiệp Phụ trách Đồng minh Hội Chiết Giang
Sáng lập Trung Hoa nữ báo
Giảng dạy Đại Thông học đường
Quốc tịch Đại Thanh
Dân tộcHán
Giai đoạn sáng tácCổ điển và hiện đại
Thể loạiTiểu thuyết
Thi ca
Chủ đềVăn hóa
Lịch sử
Cải cách Trung Quốc
Trào lưuCách mạng dân chủ
Giải phóng nữ quyền
Văn hóa và xã hội hiện đại
Tác phẩm nổi bậtThi từ Thu Cẩn (秋瑾诗词)
Dị cảo nữ hiệp (秋女士遗稿)
Tinh vệ thạch (精卫石)
Thu Cẩn dị tập (秋瑾遗集)
Thu Cẩn sử tích (秋瑾史迹)
Đỗ quyên hoa (杜鵑花)
Phối ngẫuVương Đình Quân (王廷钧)
(Kết hôn:1896. Ly hôn: 1904)
Con cáiVương Nguyên Đức (王沅德)
Vương Xán Chi (王灿芝)
Người thânBố: Thu Thọ Nam (秋寿南), Tri châu Quế Dương.

Ảnh hưởng bởi

Ảnh hưởng tới

Thu Cẩn[Ghi chú 1] (chữ Hán: 秋瑾; bính âm Hán ngữ: Qiū Jǐn; tiếng Latinh: Qiu Jin; Wade–Giles: Ch'iu Chin; 8 tháng 11 năm 1875 – 15 tháng 7 năm 1907) bút danh là Thu Thiên (秋千), Nữ nhi Hán hiệp (漢俠女兒) hay Bạch Bình (白萍), tên hiệu là Giám Hồ nữ hiệp (鉴湖女侠), là một nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng của Trung Quốc.[2][3] Vốn xuất thân là một người Hán nói riêng và người Hoa nói chung, bà sinh ra, lớn lên và dành cả cuộc đời đều trong những năm sau cùng của thời đại nhà Thanh, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bà lần lượt chứng kiến, đối mặt với những sự kiện trọng đại của Trung Quốc, thời kỳ cách mạng, nổi dậy chuyển đổi từ phong kiến sang tư bản của đất nước.

Thu Cẩn là một nhà hoạt động vì nữ quyền hiện đại, khao khát và cống hiến cho cuộc cách mạng thay đổi Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Bà hy sinh bởi sự đàn áp của triều đình nhà Thanh, góp phần thúc đẩy Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Hình ảnh và biểu tượng của Thu Cẩn luôn tồn tại suốt 100 năm qua, lần lượt được kính trọng suốt thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1912–1949), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949 đến nay) và được tôn vinh là một nữ anh hùng dân tộc Trung Hoa.[cần dẫn nguồn]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thu Cẩn sinh ngày 08 tháng 11 năm 1875 (tức ngày 11 tháng 10 Giáp Tuất, Quang Tự nguyên niên – 光绪元年, năm thứ nhất Quang Tự Đế Thanh Đức Tông) tại Hạ Môn,[Ghi chú 2] tỉnh Phúc Kiến, Đại Thanh, nguyên quán tại huyện Sơn Âm (山阴县), tỉnh Chiết Giang.[4] Sinh ra trong một gia đình tri thức họ Thu, với ông cố là Thu Gia Thừa (秋家丞), nguyên Huyện lệnh huyện Thượng Hải,[Ghi chú 3] ông nội là Thu Gia Hòa (秋嘉禾), nguyên Đồng tri trấn Lộc Cảng, Đài Loan,[Ghi chú 4] bố là Thu Thọ Nam (秋寿南), nguyên Tri châu Quế Dương, Sâm Châu, Hồ Nam. Các đời tổ tông đều là quan chức địa phương nhà Thanh, nhiều lần chuyển vị trí công tác, ảnh hướng lớn tới tuổi trẻ của Thu Cẩn. Vào tháng 09 năm 1881, khi Thu Cẩn sáu tuổi, ông nội của Thu Cẩn, Thu Gia Hòa rời Vân Tiêu, tỉnh Phúc Kiến, đến Đài Loan công tác. Năm sau, 1885, cha Thu Cẩn bắt đầu phục vụ tại Phủ Đề đốc tỉnh Phúc Kiến, bảo vệ Huyện lệnh, được phân công tới Đài Loan làm việc.[Ghi chú 5] Năm 1886, Thu Thọ Nam ở Đài Loan, nhờ người thân của mình chăm sóc các thành viên gia đình, đưa gia đình đến Đài Loan. Thu Cẩn đi qua Thượng Hải cùng với mẹ và anh chị em, bị trì hoãn vài tháng, sau đó đi trên một chiếc thuyền và đến Đài Bắc vài ngày sau. Ba tháng sau, Thu Cẩn trở về Hạ Môn cùng mẹ.[5] Từ lúc trẻ tuổi, Thu Cẩn đã được đi khắp các tỉnh thành vùng Hoa Nam, Hoa Đông cùng gia đình.

Bởi trong một gia đình tri thức, Thu Cẩn được dạy học đầy đủ về ngôn ngữ, thơ ca, văn học, lịch sử. Thu Cẩn tiếp thu học tập tốt và bắt đầu thể hiện khả năng văn chương, thi ca từ nhỏ. Trong những năm tháng đó, bà cũng yêu thích võ thuật, bắt đầu tập võ và kiếm pháp cùng các anh trai.

Lập gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
Nơi ở cũ của Thu Cẩn và gia đình ở Tương Đàm những năm 1896.

Năm 1894 (Quang Tự thứ hai mươi), cha của bà, Thu Thọ Nam được điều chuyển công tác ở huyện Tương Hương, tỉnh Hồ Nam. Cả gia đình cùng theo bố chuyển tới sống ở Hồ Nam. Thời gian này, Thu Cẩn được bố mẹ định lập gả làm thê tử của Vương Đình Quân, một thanh niên trong gia đình giàu có người Tương Đàm, Hồ Nam, cháu họ của đại thần lỗi lạc Tăng Quốc Phiên vào năm 1894, khi 19 tuổi. Năm 1894, ông nội Thu Gia Hòa qua đời, đám cưới của Thu Cẩn được hoãn, chịu tang ông. Năm 1896, (Quang Tự thứ hai mươi hai), Thu Cẩn kết hôn với Vương Đình Quân, lúc này Thu Cẩn 21 tuổi, chồng 17 tuổi.[Ghi chú 6] Vương Đình Quân mở hiệu cầm đồ Nghĩa Nguyên, hai vợ chồng cùng sống ở Tương Đàm và Thu Cẩn cũng thường trở về quê nhà. Năm 1897, bà sinh con trai đầu lòng là Nguyên Đức – 元德 (Vương Nguyên Đức).[Ghi chú 7] Năm 1901, bà hạ sinh con gái Quế Phân – 桂芬 (Vương Xán Chi).[Ghi chú 8] Vào ngày 26 tháng 11 năm 1901, cha là Thu Thọ Nam bị bệnh qua đời khi đang là Tri châu Quế Dương, Sâm Châu, Hồ Nam.

Trong những năm ở Hồ Nam, Thu Cẩn thân thiết với Đường Quần Anh (唐群英)[Ghi chú 9]Cát Kiện Hào (葛健豪)[Ghi chú 10]. Ba người thường cùng nhau giãi bầy, làm thơ và thân thiết như chị em gái. Họ được gọi là Tiêu Tương tam đại nữ hiệp (潇湘三女杰).[Ghi chú 11][6]

Biến cố Bắc Kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1900, bằng quan hệ họ hàng và tiền bạc, Vương Đình Quân được chuyển tới sống ở Bắc Kinh, với chức vụ Chủ sự của Bộ Hộ Đại Thanh.[Ghi chú 12] Thu Cẩn theo chồng lên thủ đô. Quãng thời gian này bắt đầu có những chuyển biến lớn đối với Thu Cẩn. Thu Cẩn được tiếp xúc với xu thế thay đổi xã hội Trung Quốc, các vấn đề trung tâm của đất nước, vào đúng thời điểm mà Liên quân tám nước chiếm lĩnh Bắc Kinh. Thu Cẩn hiểu thêm nội tại và khao khát bình đẳng nữ quyền, muốn giới phụ nữ tự chủ, được tự do ngang hàng với nam giới sau lịch sử lâu dài chịu sự chèn ép suốt phong kiến. Tư tưởng của Thu Cẩn được khai phát, khi mà bà mong mỏi người Trung Quốc trở nên mạnh mẽ, thay đổi triều Thanh, đối đầu với những khó khăn khi bị xâm lược, khống chế bởi ngoại quốc. Chẳng mấy chốc, Thu Cẩn và chồng gặp khủng hoảng hôn nhân, khi mà Vương Đình Quân là một người cổ hậu, phong kiến. Hai người ly thân.[Ghi chú 13]

Chặng đường cách mạng dân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới sự khuyên bảo và hỗ trợ của người bạn là Đường Quần Anh, tháng 05 năm 1904, Thu Cẩn đã bán đồ trang sức và gây quỹ, vượt qua lề lỗi phong kiến để đến Nhật Bản du học, bởi Nhật Bản là đế quốc hùng mạnh lúc này. Thu Cẩn liên tục tham gia Hội thảo tiếng Quan thoại (Hội thảo Nhật Bản) và Trường Thực hành Nữ sinh ở Chiyoda, Tokyo để học tiếng Nhật.[7] Trong thời gian ở Nhật Bản, Thu Cẩn đã tích cực tham gia vào các hoạt động cách mạng của sinh viên Trung Quốc học tập tại Nhật Bản, cùng với Trần Hiệt Phân (陈撷芬), Lưu Đạo Nhất (刘道一) tổ chức hoạt động thanh niên. Bà hướng về nỗ lực tìm đường cách mạng dân chủ và nhân quyền cho Trung Quốc.[Ghi chú 14]

Đại Thông học đường, Thiệu Hưng, Chiết Giang. Nơi Thu Cẩn và Quang phục Hội giảng dạy tổ chức.

Thu Cẩn cùng Phùng Tự Do (冯自由) và Lương Mộ Quang (梁慕光) phối hợp bộ ba hoạt động ở Yokohama, được Tôn Trung Sơn chỉ dẫn, được xem như hội quân sư. Bà cùng nhau phối hợp đoàn kết du học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản, phụ tá Tôn Trung Sơn tìm kiếm phương thức cải cách và cách mạng Trung Quốc. Đường lối thoát khỏi phong kiến nhà Thanh, hướng tới tự do, độc lập, nhân quyền nhân ái, nữ quyền khởi xướng là mục tiêu và hoạt động của Thu Cẩn. Thu Cẩn được Tôn Trung Sơn giao cho công việc tuyên truyền báo chí, bà đã áp dụng kinh nghiệm phương Tây, liên tục đưa ra những lời kêu gọi công khai: "Phụ nữ Trung Quốc đang vô cùng bị chèn ép, vô cùng yếu thế, và lẽ đó khiến Trung Quốc bại vong. Phong kiến lạc hậu, xấu xí, nữ quyền hãy đứng lên, đoàn kết cứu quốc!"[8]

Năm 1905, Thu Cẩn trở về nước. Vào tháng 05 và tháng 06, Từ Tích Lân (徐锡麟)[Ghi chú 15] đã giới thiệu Thu Cẩn gia nhập Quang phục Hội. Vào ngày 15 tháng 07, Thu Cẩn tới Nhật Bản một lần nữa phục vụ hoạt động. Vào tháng 08, bà được Hoàng Nguyên Tú (黃元秀) và Phùng Tự Do giới thiệu cùng Hoàng Hưng, gia nhập Trung Quốc Đồng minh Hội,[Ghi chú 16] tổ chức đoàn kết nhân dân Trung Quốc được thành lập bởi Tôn Trung Sơn nửa tháng trước đó. Tình hình cuộc cách mạng diễn ra nhanh chóng, tiến triển tốt những năm tháng này.[9]

Vào tháng 02 năm 1906, Thu Cẩn lại trở về nước, phản đối "Quy tắc cấm đối với sinh viên Đại Thanh học tập tại Nhật Bản" do Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành vào ngày 02 tháng 11 năm 1905. Trước khi trở về Trung Quốc, Thu Cẩn tham gia lễ tưởng niệm Trần Thiên Hoa.[10] Mang tư tưởng quyết tâm kêu gọi người Trung Quốc trở về quê hương vì đất nước, Thu Cẩn liên tục kêu gọi sinh viên. Bà thúc giục những người thanh niên hồi quốc, chống lại nhà Thanh vì đất nước mới.[Ghi chú 17]

Vào tháng 01 năm 1907, Trung Quốc nữ báo được thành lập tại Thượng Hải bởi Thu Cẩn và nhóm bằng hữu. Trung Quốc nữ báo (中国女报) chỉ có hai số được xuất bản.[11] Số đầu tiên được xuất bản vào ngày 14 tháng 01 năm 1907 và số thứ hai được xuất bản vào ngày 04 tháng 03 năm 1907. Cả hai số đều hướng về định hướng cách mạng dân chủ Trung Quốc và nữ quyền Trung Quốc. Thu Cẩn quyết liệt thể hiện ở Trung Quốc nữ báo: Thế giới phụ nữ đang thức tỉnh, loài sư tử tỉnh dậy, chúng ta là thủ lĩnh nền văn minh.[9]

Thu Cẩn trở lại nguyên quán Thiệu Hưng vào tháng 03, cùng với Từ Tích Lân thành lập Minh Đạo nữ sinh học đường (明道女子学堂). Ngay sau đó, cùng với Từ Tích Lân quản lý Đại Thông học đường (大通学堂. Được thành lập năm 1905 bởi Từ Tích Lân), trụ sở của Quang phục Hội Thiệu Hưng, tập trung giảng dạy tổ chức chuẩn bị cho cuộc nổi dậy An HuyChiết Giang.[12] Tôn Trung Sơn phân công Thu Cẩn lãnh đạo Đồng minh Hội nhánh Chiết Giang, bà cùng Từ Tích Lân mở rộng Đồng minh Hội, tăng cường giảng dạy, tạo tổ chức, lực lượng chuẩn bị cho thiết lập mục tiêu bắt đầu kháng chiến chống Thanh dọc sông Dương Tử.

Cao trào và hy sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 07 năm 1907, dưới lãnh đạo của Từ Tích Lân, cuộc nổi dậy chống Thanh của Đồng minh Hội bắt đầu, lần lượt tại An Khánh, Kim Hoa, nhưng tất cả đều khó khăn. Vào ngày 06 tháng 07, Tích Lân đã ám sát Tuần phủ An Huy là Ân Minh (恩铭) tại An Khánh. Ngay sau đó, ông bị quân Thanh bắt và giết, cuộc nổi dậy tại An Khánh đã thất bại, phong trào nổi dậy vùng An HuyChiết Giang bị dập tắt. Dưới tình hình đó, Thu Cẩn từ chối rời Thiệu Hưng trong tình thế nguy hiểm, đã nói rằng: "Cuộc cách mạng sẽ chỉ thành công nếu đổ máu. Tôi không rời Thiệu Hưng."[13] Bà tiếp tục giảng dạy tại Đại Thông học đường, tổ chức lại hệ thống Đồng minh Hội.

Ấn phẩm Nữ anh hùng Thu Cẩn, Nhà xuất bản Thượng Hải năm 1919.

Mấy ngày sau đó, Tuần phủ Chiết Giang Trương Tăng Dương (张曾敭) (chú của Trương Chi Động) đã lập tức điều quân điều tra vụ việc, niêm phong Đại Thông học đường. Với vị trí là thành viên Đồng minh Hội, lãnh đạo Đồng minh Hội nhánh Chiết Giang cũng như là đồng chí của Từ Tích Lân, dựa trên tình báo của những thành viên Quang phục Hội, Thu Cẩn trở thành mục tiêu cuộc đàn áp. Vào ngày 14 tháng 07 năm 1907, quân Thanh dưới chỉ huy bởi Huyện lệnh Sơn Âm Lý Chung Nhạc tại Thiệu Hưng, tới Đại Thông học đường mục tiêu bắt giữ người cách mạng để điều tra. Quân Thanh nhanh chóng phá vỡ cửa trường, dùng súng tiến vào truy lùng. Quân lính nhắm súng vào Thu Cẩn nhưng không bắn vì Huyện lệnh Hội Kê ngăn cản. Thu Cẩn và 08 học sinh đã bị bắt. Ngoài ra, một người bị chết đuối dưới sông trong lúc chạy trốn, một người ngã chết bên ngoài bức tường của trường. Cuộc bắt giữ kết thúc với nhiều viên đạn được tìm thấy.[14]

Thu Cẩn bị bắt tại Đại Thông học đường và bị giam tại nhà tù. Sau đó, các quan huyện trong đó có Lý Chung Nhạc tiến hành ba phiên xét xử, dưới lãnh đạo và quyết định của Tri phủ Thiệu Hưng Quý Phúc (贵福). Quý Phúc ra lệnh điều tra toàn diện cả hoạt động và nhân thân, ra lệnh truy lùng bắt gia quyến của Thu Cẩn. Lý Chung Nhạc đã che giấu và bỏ qua quá trình đó. Trong suốt xét xử, Thu Cẩn đã viết: 秋风秋雨愁煞人 (Thu phong Thu vũ sầu sát nhân),[Ghi chú 18] mong muốn bảo vệ người khác bằng lý tưởng cao cả. Sau đó, Lý Chung Nhạc đã đến Thiệu Hưng để báo cáo với Quý Phúc. Quý Phúc trở nên tức giận, tới Hàng Châu báo cáo với Trương Tăng Dương rằng Thu Cẩn đã thừa nhận tội ác bạo loạn.

Vào lúc 04 giờ sáng ngày 15 tháng 07 năm 1907, Thu Cẩn bị xử chém đầu ở đoạn đầu đài, lối vào ở cửa Cổ Hiên Đình (古轩亭口), Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Thu Cẩn qua đời khi mới 31 tuổi.[15]

Sau đó, thi hài của Thu Cẩn được những người ngưỡng mộ đem chôn ở núi Ngọa Long (卧龙山), Thiệu Hưng. Cuộc đàn áp phụ nữ và những người cách mạng tiếp tục được đẩy mạnh. Tại Thiệu Hưng, huyện lệnh Lý Chung Nhạc, người tham gia quá trình xử lý Thu Cẩn đã tự tử tháng 10 năm 1907, bởi hối hận xử tử bà.[16]

Ký sự về sau

[sửa | sửa mã nguồn]
Đài tưởng niệm nữ anh hùng Thu Cẩn ở cổng Cổ Hiên Đình, Thiệu Hưng, Chiết Giang.

Cái chết của Thu Cẩn đã trở thành một điểm nhấn đẩy mạnh mức độ và quy mô cách mạng một cách nhanh chóng. Năm 1908, Hồ Đạo Nam (胡道南), thành viên Quang phục Hội, người phản bội Thu Cẩn đã bị ám sát. Tôn Trung Sơn lãnh đạo các phân nhánh Đồng minh Hội khắp nơi nổi dậy, lấy hình dáng Thu Cẩn làm biểu tượng cho những người phụ nữ tự do, thành công Cách mạng Tân Hợi năm 1911.[17]

Mộ Thu Cẩn ở Hàng Châu, Chiết Giang.

Năm 1912, hài cốt của Thu Cẩn được chuyển về nghĩa trang Tây Hồ, Hàng Châu, được xây dựng lại khuôn viên bằng gạch đỏ.[18] Vào ngày 10 tháng 12 cùng năm, Tôn Trung Sơn đã thăm ngôi mộ, và viết một tiêu đề: "Những năm tháng Edo, chúng ta và lời thề Đồng minh Hội; Hiên Đình bích huyết, tôi xấu hổ trước nữ anh hùng."[19] Bên cạnh lăng mộ của Thu Cẩn, một bức hàng gió và mưa đã được xây dựng, đặt tên theo bài thơ: "Gió mùa Thu, mưa mùa thu và nỗi buồn".[20]

Năm 1936, con trai của Lý Chung Nhạc là Lý Giang Thu (李江秋), ký giả Nhật báo Dân Quốc (民国日报) đã đến Hàng Châu thăm mộ Thu Cẩn, gặp Thu Tông Chương, anh trai của Thu Cẩn. Thu Tông Chương nói với Lý Giang Thu rằng, chị gái của ông và Thu Cẩn sống gần nhau ở Thiệu Hưng, năm 1907 trong cuộc đàn áp, cả gia đình đều phải chạy trốn. Năm đó, Lý Chung Nhạc đã cố gắng bảo vệ gia đình ông và chị gái, không truy đuổi. Lý Chung Nhạc tử tự vì cảm nhận lỗi lầm trong cái chết của Thu Cẩn, thật đáng kính.

Vào năm 1956 và 1964, Mao Trạch Đông hai lần chỉ thị xây dựng lại khu nghĩa trang Tây Hồ, Hàng Châu bởi có quá nhiều ngôi mộ ở đây.[21] Vào ngày 28 tháng 01 năm 1965, Ban Quản lý vườn Hàng Châu đã đem hài cốt và di vật của Thu Cẩn đặt ở ngôi mộ mới, núi Cát Khánh (吉庆山).

Vào năm 1981, ngôi mộ của Thu Cẩn đã được xây dựng lại ở đầu kia của cầu Tây Linh (西泠桥), Tây Hồ, Hàng Châu. Bức tượng chân dung của Thu Cẩn được đúc toàn bộ bằng ngọc trắng Trung Quốc, cao 2,7 mét với dòng chữ viết: "Nữ anh hùng cân quắc" (巾帼英雄) của Tôn Trung Sơn.[22] Từ đó cho đến nay, ngôi mộ của Thu Cẩn được đặc biệt quan tâm, bảo vệ và chăm sóc tại Hàng Châu, là một nơi nổi tiếng được đông đảo người dân tới thăm, kính viếng các dịp hằng năm.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
Nơi ở cũ của Thu Cẩn những năm tại Thiệu Hưng 1907.
  • Ông nội: Thu Gia Hòa (秋嘉禾), Đồng tri trấn Lộc Cảng, Đài Loan.
  • Bà nội: Dư thị (余氏 – phụ nữ họ Dư).
    • Bố: Thu Thọ Nam (秋寿南), Tri châu Quế Dương, Sâm Châu, Hồ Nam.
    • Mẹ: Thiện thị (单氏 – phụ nữ họ Thiện).
    • Mẹ hai: Tôn thị (孙氏 – phụ nữ họ Tôn).
      • Anh trai: Thu Dự Chương (秋誉章).
      • Chị gái: Thu Khuê Trình (秋闺珵).
      • Anh trai, con mẹ hai: Thu Tông Chương (秋誉章).
      • Chồng: Vương Đình Quân (王廷钧).
        • Con trai: Vương Nguyên Đức (王沅德).
        • Con gái: Vương Xán Chi (王灿芝).

Văn thơ và những đặc điểm hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Thu Cẩn là một nhà văn, nhà thơ với các tác phẩm như: Cảm hoài (感怀), Cảm thời (感时), Thi từ Thu Cẩn (秋瑾诗词), Dị cảo nữ hiệp (秋女士遗稿), tiểu thuyết Tinh vệ thạch (精卫石), Thu Cẩn dị tập (秋瑾遗集), Thu Cẩn sử tích (秋瑾史迹).

Một số tác phẩm thơ của Thu Cẩn.

Bài: Gió mùa Thu, mưa mùa Thu và nỗi buồn (秋风秋雨愁煞人), tác phẩm của Đào Tông Lượng với tên gọi là Thu mộ khiến hoài (秋暮遣怀), biết đến nhiều với Thu Cẩn.

Chữ Hán phồn thể[23] Phiên âm Hán – Việt Dịch nghĩa tiếng Việt
人生天地一葉萍,利名役役三秋草。

秋草能為春草新,蒼顏難換朱顏好。

籬前黃菊未開花,寂寞清樽冷懷抱。

秋風秋雨愁煞人,寒宵獨坐心如搗。

出門拔劍壯槃遊,霜華拂處塵氛少。

朝淩五嶽暮三洲,人世風波豈能保。

不如歸去臥糟丘,老死蓬蒿事幽

Nhân sinh thiên địa nhất diệp bình,

Lợi danh dịch dịch tam thu thảo.

Thu thảo năng vị xuân thảo tân,

Thương nhan nan hoán chu nhan hảo.

Li tiền hoàng cúc vị khai hoa,

Tịch mịch thanh tôn lãnh hoài bão.

Thu phong Thu vũ sầu sát nhân,

Hàn tiêu độc tọa tâm như đảo.

Xuất môn bạt kiếm tráng bàn du,

Sương hoa phất xử trần phân thiếu.

Triều lăng Ngũ Nhạc mộ Tam Châu.

Nhân thế phong ba khởi năng bảo.

Bất năng quy khứ ngọa tao khiêu,

Lão tử bồng hao sự u thảo.

Cuộc đời suốt trời đất như một là bèo,

Theo đuổi lợi danh như ba lá cỏ mùa thu.

Cỏ mùa thu có thể là cỏ mới mùa xuân,

Nhưng khuông mặt cũ khó trở về diện mạo trẻ.

Hoa cúc vàng trước hàng rào không nở,

Người cô đơn cầm ly rượt lạnh uống một mình.

Gió mùa Thu, mưa mùa Thu buồn bã,

Ngồi một mình giữ mùa Thu lạnh lẽo.

Mở cửa ra và vung lên mũi kiếm,

Sương muối quét sạch và ít khí bụi.

Để xem Ngũ Nhạc buổi tối, để thấy Tam Châu,[24]

Làm sao để tránh được sóng, gió thế giới này.

Không thì trở về nằm ngủ trên chiếc giường vỡ,

Chết trên nền cỏ tần ô.

Bài: Tuyệt mệnh từ (絕命詞), một trong những bài thơ của Thu Cẩn.[25]

Chữ Hán phồn thể Phiên âm Hán – Việt Bản dịch tiếng Việt[26]
莽莽神州慨胯沉,

救時無計愧偷生。

搏沙有願興亡禁,

博浪無稚擊暴秦。

國破方知人種賤,

義高不礙客囊貧。

經營恨未酬同志,

把劍悲歌涕淚橫。

Mãng mãng Thần Châu khái khoá trầm,

Cứu thì vô kế quý thâu sinh.

Bác sa hữu nguyện hưng vong cấm,

Bác Lãng vô trĩ kích bạo Tần.

Quốc phá phương tri nhân chủng tiện,

Nghĩa cao bất ngại khách nang bần.

Kinh dinh hận vị thù đồng chí,

Bả kiếm bi ca thế lệ hoành.

Bát ngát Thần Châu khí khái chìm

Cứu thời không cách sống chi ham

Sa trường có nguyện hưng vong cấm

Bác Lãng không chuỳ đánh bạo Tần

Nước phá mới hay nòi giống kém

Nghĩa cao không ngại khách nghèo nàn

Hận chưa đền đáp bao đồng chí

Nắm kiếm bi ca nước mắt tràn

Bài: Đỗ quyên hoa (杜鵑花), một trong những bài thơ của Thu Cẩn.[27]

Chữ Hán phồn thể Phiên âm Hán – Việt Bản dịch tiếng Việt[28]
杜鹃花发杜鹃啼,

似血如朱一抹齐。

应是留春留不住,

夜深风露也寒凄。

Đỗ quyên hoa phát đỗ quyên đề,

Tự huyết như chu nhất mạt tề.

Ưng thị lưu xuân lưu bất trú,

Dạ thâm phong lộ dã hàn thê.

Đỗ quyên hoa nở, đỗ quyên gào

Như máu, như son cũng giống nhau

Muốn níu hồn xuân, xuân chẳng ở,

Đêm khuya, sương gió lạnh lùng sao.

Những điểm đặc biệt của Thu Cẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Người phụ nữ song hành văn – võ: thời niên thiếu đi khắp nơi cùng gia đình, Thu Cẩn chăm chỉ học hỏi kiến thức, khám phá điều mới. Bà yêu thích võ thuật, là một người phụ nữ mạnh mẽ, cứng cỏi. Bà am hiểu và kỹ năng sử dụng vũ khí, đặc biệt là kiếm tốt, thường vượt qua các anh trai về võ thuật.[29] Khi sang Nhật Bản, Thu Cẩn không ngừng học tập, luyện võ, mang theo thanh kiếm kỷ niệm của mình. Trong các tác phẩm tưởng nhớ, miêu tả đều thể hiện khả năng phi thường của Thu Cẩn.

Người phụ nữ dũng cảm và hiện đại: có thể kể tới bắt đầu của Thu Cẩn ở Bắc Kinh. Được chạm những điều mới mẻ, Thu Cẩn mong muốn tìm hiểu. Bởi vì phụ nữ không được bình đẳng, bị cấm nhiều việc, Thu Cẩn đã liên tục giả dạng nam giới để trải nghiệm. Như lễ hội Trung thu, Thu Cẩn mặc quần áo nam để xem một bộ kịch trong nhà hát. Trong cuộc sống gia đình, Thu Cẩn được bố mẹ quyết định hôn nhân với Vương Đình Quân, người giàu có trong gia đình họ hàng quan lớn. Thu Cẩn cam chịu và kết hôn, chịu đựng cuộc sống kiểu phong kiến, người chồng cổ hậu, khác biệt với Thu Cẩn. Nhiều lần chịu mắng chửi, đánh đập hay mệnh lệnh. Những năm tiếp theo, Thu Cẩn cố gắng thuyết phục Vương Đình Quân theo hướng hiện đại, thay đổi mới nhưng đều không được. Thu Cần từng cất tiếng mắng nam giới phong kiến lạc hậu: "Thân bất đắc, nam nhi liệt. Tâm tức bỉ, nam nhi liệt" rồi quyết định ly hôn, bước vào chặng đường mới.[30] Sau thời điểm đó, Thu Cẩn vứt bỏ tất cả quy tắc phong kiến cũ.

Người phụ nữ mạnh mẽ: Thu Cẩn thường kiên quyết làm những gì mình muốn. Một lần tại Nhật Bản, vì mong muốn kêu gọi sinh viên Trung Quốc về nước, Thu Cẩn đã rút thanh kiếm mang theo người, chỉ thẳng vào Lỗ Tấn, Hứa Thọ Thường (许寿裳), các sinh viên phản đối việc trở về Trung Quốc, quát: "Đầu hàng chính là tù nhân. Nếu bán bạn bè vì vinh quang, nếu chèn ép người Hán, hãy nhận lấy nhát kiếm này."[31] Thu Cẩn khi sang Nhật Bản đã đổi biệt danh thành Cạnh Hùng (竞雄), mang ý nghĩa tranh tài cùng anh hùng nam giới, từng nói bình đẳng nam nữ: "Nhân quyền thiên phú nguyên vô biệt, Nam nữ hoàn tu nhất lệ đàm".[32] Các biệt danh Giám Hồ nữ hiệp, Nữ nhi Hán hiệp thể hiện tính cách mạnh mẽ suốt cuộc đời Thu Cẩn.

Trong cuộc đàn áp Thiệu Hưng, lúc bị giam cầm và xét xử tình thế cách mạng, Thu Cẩn nói trước lúc hy sinh: Việc cách mạng không phải hỏi nhiều. Có giết thì cứ giết![33]

Thành tựu và đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng sáp Thu Cẩn ngồi tại bàn ở quê nhà, tại Bảo tàng Thiệu Hưng.

Thu Cẩn là nữ liệt sĩ đầu tiên hy sinh cho cách mạng Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời của mình, bà đã đấu tranh cho việc giành quyền của phụ nữ, kháng Thanh, kháng phong kiến, cách mạng thành lập đất nước mới, kết hợp phong trào phụ nữ với phong trào cách mạng.[34] Thu Cẩn thích nghi với phong trào của thời đại, trở thành nhà cách mạng tiên phong của phụ nữ Trung Quốc hiện đại, một nhân vật lịch sử đại diện cho phụ nữ của cách mạng Trung Quốc hiện đại.

Thu Cẩn đi theo đường lối của Tôn Trung Sơn, cùng Đồng minh Hội mở màn các cuộc nổi dậy cách mạng. Năm 1907, bà hy sinh, gián tiếp góp phần thúc đẩy cao trào Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Thu Cẩn bằng vào chặng đường tiên phong, kêu gọi, đại diện cho những người phụ nữ đã khiến cho phụ nữ Trung Quốc được giải phóng mãnh liệt.

Thu Cẩn đại diện cho phụ nữ hiện đại. Bà theo đuổi học vấn cả văn hóa, lịch sử, âm nhạc hay cả võ thuật. Thu Cẩn nhiều lần giả trai để có thể tiếp cận sâu sắc xã hội, quyết định du học Nhật Bản để tìm kiếm con đường mới, học hỏi phương Tây mong muốn thay đổi đất nước.[35] Thu Cẩn thường mặc trang phục nam phương Tây, tập luyện võ thuật.[36]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Thu Cẩn được ghi nhớ, tôn trọng bởi nhân dân Trung Quốc cho đến tận ngày nay. Các tác phẩm về Thu Cẩn đều thể hiện rằng hình tượng của Thu Cẩn là bất diệt. Thu Cẩn không chỉ được quý mến, kính trọng trong nước mà còn là quốc tế. Năm 2018, The New York Times đăng cáo phó Thu Cẩn, mệnh danh bà là nữ nhà thơ, nhà cách mạng dũng cảm, như là Jeanne d'Arc của Trung Quốc.[37]

Một số lời đánh giá về Thu Cẩn:

Các tác phẩm về Thu Cẩn phong phú, gồm cả tiểu thuyết, thoại kịch, tạp kịch, bi kịch, phim truyền hình, phim điện ảnh, sách, báo, nghiên cứu. Đặc biệt tiểu thuyết, kịch và điện ảnh thường miêu tả Thu Cẩn như một người phụ nữ dũng cảm, hiện đại và mới mẻ.

Tiểu thuyết và kịch về Thu Cẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi Thu Cẩn qua đời, tạp chí Rừng tiểu thuyết (小说林) đã xuất bản một loạt tiểu thuyết và kịch với chủ đề Thu Cẩn. Các tiểu thuyết bao gồm Bức màn bích huyết (碧血幕) của Bao Thiên Tiếu (包天笑), tạp kịch Hiên Đình Thu (轩亭秋), Bia bích huyết (碧血碑) của Ngô Mai (吴梅) và Long Thiền cư sĩ (龙禅居士), truyền kỳ Hiên Đình huyết (轩亭血) của Khiếu Lô (啸卢). Các tiểu thuyết khác liên quan đến chủ đề này bao gồm Sương tháng Sáu (六月霜), Nữ đồng tượng (女铜象) của Tĩnh Quan Tử (静观子), Mười năm du học (十年游学记) của Hồng Diệp (红叶), Hiên Đình hận (轩亭恨) của Ai Dân (哀民). Các vở kịch tạp kịch, bi kịch có Thu hải đường (秋海棠), Thương ưng kích (苍鹰击), Hiên Đình oan (轩亭冤).

Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc, hai nhóm kịch gồm đoàn Tiến Hoa (进化团), Xuân Dương (春阳社), lần lượt biểu diễn các vở kịch về Thu Cẩn. Sau đó, các đoàn kịch khác như Tân Dân (新民社), Dân Minh (民鸣社), Khai Dương (开阳社), Khải Minh (启明社) đều biểu diễn.

Vào tháng 04 năm 1919, Lỗ Tấn viết tác phẩm Thuốc (药) và một phần biên soạn bộ Gào thét (Niệt hàm – 呐喊),[43] tiểu thuyết về tình thế xã hội u mê, lạc hậu của Trung Quốc và hình ảnh người cách mạng. Nhân vật chính là Hạ Du (夏瑜), Hạ ứng với Thu, Du ứng với Cẩn, nêu bật tư tưởng vĩ đại và cuộc đời bi kịch của Thu Cẩn. Trong truyện, nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp, tất cả được miêu tả thông qua nhân vật khác: Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc. Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, mọi người không hiểu Hạ Du, đều cho rằng Hạ Du là kẻ điên, là thằng khốn nạn. Hạ Du bị chém, chôn ở nghĩa địa của những kẻ tù và người người nghèo. Cuối truyện, những thấu hiểu về Hạ Du mới bắt đầu biết.[44] Thuốc thể hiện tình cảnh u ám, tàn mê, thiếu hiểu của Trung Quốc thời đầu thế kỷ XX, đồng thời tôn vinh nữ anh hùng Thu Cẩn.[45]

Vào mùa đông năm 1936, Hạ Diễn (夏衍) viết kịch bản của Hoa tự do (自由花), sau này được đổi tên thành Truyện Thu Cẩn (秋瑾传) vào những năm 1940. Quốc tế phụ nữ ngày 08 tháng 03 năm 1940, kịch Thu Cẩn đã được trình diễn tại Diên An, Thiểm Tây.

Năm 1981, nhân dip kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tân Hợi, những ký ức về Thu Cẩn được thể hiện sôi nổi, đông đảo tại những sân khấu nhà hát Trung Quốc, như: vở Mưa gió nghìn Thu (Phong vũ thiên Thu – 风雨千秋) với Đoàn kịch thứ hai của Nhà hát kinh kịch Bắc Kinh; vở Gió mưa mùa Thu (Thu phong Thu vũ – 秋风秋雨) tại Nhà hát Nghệ thuật Nhân Dân Thượng Hải; vở Thu Cẩn (秋瑾) của Đoàn ca vũ Chiết Giang; vở Thu Cẩn của Nhà hát Kịch Hàng Châu; vở Giám Hồ nữ hiệp của Đoàn kịch Giang Tô; vở Giám Hồ nữ hiệp của Đoàn kịch Thiên Tân; vở Giám Hồ bích huyết (鉴湖碧血) của Đoàn kịch An Huy cùng hàng loạt vở kịch khác khắp các tỉnh của Trung Quốc.[46]

Tác phẩm điện ảnh về Thu Cẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
  1. ^ Bà có tên khai sinh là Khuê Cẩn (闺瑾), nhũ danh là Ngọc Cô (玉姑), tự Tuyền Khanh (璿卿), hiệu Đán Ngô (旦吾), đổi tên đi học tại Nhật BảnCẩn (瑾), biệt danh là Cạnh Hùng (竞雄), tên hiệu là Giám Hồ nữ hiệp (鉴湖女侠 hay Woman Knight of Mirror Lake trong tiếng Anh). Giám Hồ (鉴湖) là một khu hồ nổi tiếng, danh lam thắng cảnh ở Thiệu Hưng, Chiết Giang. Đây là nguyên quán của Thu Cẩn, quê quán Lỗ Tấn và Chu Ân Lai, đặt làm biệt danh của Thu Cẩn.
  2. ^ Hạ Môn (chữ Hán: 厦门, bính âm: Xià Mén, tên thường gọi theo tiếng Trung La Mã hóa là Amoy) những năm cuối thế kỷ XX là khu vực phức tạp mối quan hệ giữa Đại Thanh, Anh và Nhật Bản. Đây từng là trụ sở lãnh sự quán của Anh, phụ thuộc Anh sau Chiến tranh Nha phiến. Từ năm 1988, Hạ Môn được nâng cấp thành thành phố phó tỉnh, một vị trí đặc biệt quan trọng của Trung Hoa.
  3. ^ Nay là thành phố trực hạt thị Thượng Hải.
  4. ^ Giai đoạn 1683 – 1885, Đài Loan thuộc về Nhà Thanh sau Hải chiến Bành Hồ, là một phủ của tỉnh Phúc Kiến. Đài Loan được tách thành một tỉnh giai đoạn 1885 – 1895, thuộc về Nhật Bản giai đoạn 1895 – 1945 và trở thành Đài Loan hiện đại từ 1945 đến nay.
  5. ^ Lúc này, Đài Loan chính thức tách khỏi Phúc Kiến, trở thành một tỉnh mới của Đại Thanh.
  6. ^ Thu Cẩn không hoàn toàn hài lòng với cuộc hôn nhân này. Vương Đình Quân là một thanh niên phong lãng, gia đình giàu có và quan chức. Thu Cẩn phải nghe theo quyết định của bố, mẹ theo phong tục phong kiến. Lúc này Thu Cẩn còn trẻ, chưa thay đổi tư tưởng hiện đại.
  7. ^ Vương Nguyên Đức (chữ Hán: 王沅德, bính âm: Wáng Yuán Dé), sinh ngày 27 tháng 06 năm 1897, mất ngày 16 tháng 05 năm 1955, danh Nguyên Thâm (元深), tự Nghệ Đàm (艾潭), là một giáo viên, thương nhân, con cả của Thu Cẩn và Vương Đình Quân, sống cả đời ở Tương Đàm, Hồ Nam.
  8. ^ Vương Xán Chi (chữ Hán: 王灿芝, bính âm: Wáng Càn Zhī), sinh ngày 07 tháng 10 năm 1901, mất năm 1967, tự là Xán Chi (灿芝), biệt danh là Tiểu Hiệp (小侠), là một người nghiên cứu văn hóa và võ thuật, con gái của Thu Cẩn và Vương Đình Quân.
  9. ^ Đường Quần Anh (唐群英. Nữ. 1871 – 1937), một nhà hoạt động cách mạng thế kỷ XX của Trung Quốc. Bà là đảng viên nữ đầu tiên của Đồng minh Hội, phụ tá Tôn Trung Sơn trong cuộc cách mạng Trung Quốc.
  10. ^ Cát Kiện Hào (葛健豪. Nữ. 1865 – 1943), một nhà giáo dục, nhà cách mạng của Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Bà là mẹ của Thái Sướng (蔡畅), chính khách, Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc.
  11. ^ Tiêu Tương (潇湘) là tên gọi địa phương các khu vực dòng Dương Tử ở Hồ Nam.
  12. ^ Chủ sự (thời nhà Thanh): quan chức lãnh đạo một bộ phận cấp ty của Bộ Hộ, thường mang hàm Chánh lục phẩm, Tòng lục phẩm. Chủ sự là quan chức cấp dưới của Lang trung, Viên ngoại lang trong một bộ. Bởi sự tương tự với quan chức học hỏi của Việt Nam thời nhà Nguyễn, xem: Đỗ Văn Ninh (2001), Viện Sử học Việt Nam. Từ điển chức quan Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh niên (2002).
  13. ^ Thu Cẩn và Vương Đình Quân ly thân. Thu Cẩn sang Nhật Bản, bắt đầu chặng đường cách mạng, không còn liên lạc với chồng. Về sau, anh trai của bà thay mặt bà ly hôn với Vương Đình Quân.
  14. ^ Thu Cẩn (1904). Đa đa thiên (Trời đa đa – 鹧鸪天) (chữ phồn thể). Có ghi: "Quê hương ta cần thay đổi, ngoại quốc kiếm giấc mộng. Nhìn giang sơn, nhìn tứ phương, trôi dạt hy sinh cho nước nhà."
  15. ^ Từ Tích Lân (徐錫麟. Nam. 1873 – 1907), người Hán, nhà cách mạng Trung Quốc. Ông là một người phụ tá của Tôn Trung Sơn, đồng đội Thu Cẩn, thành viên của Trung Quốc Đồng minh Hội, lãnh đạo và tổ chức cuộc nổi dậy kháng Thanh ở An Huy – Chiết Giang. Ông bị nhà Thanh bắt và giết năm 1907.
  16. ^ Trung Quốc Đồng minh Hội (中国同盟会), tổ chức được thành lập bởi Tôn Trung SơnTống Giáo Nhân, lãnh đạo phong trào kháng Thanh, đi theo Chủ nghĩa Tam Dân. Đồng minh Hội hợp nhất Quang phục Hội, Hưng Trung Hội, Hoa hưng Hội, chỉ huy Cách mạng Tân Hợi 1911. Đồng minh Hội về sau được cải tổ và là tiền thân của Trung Quốc Quốc dân Đảng.
  17. ^ Xem sách Nhớ Thu Cẩn (忆秋瑾) của Từ Song Vận (徐双韵), nữ bằng hữu của Thu Cẩn. Từ Song Vận là một nhà hoạt động cách mạng đầu thế kỷ XX, một thành viên của Báo Phụ nữ Trung Quốc.
  18. ^ Thu phong Thu vũ sầu sát nhân (Gió mùa Thu, mưa mùa Thu và nỗi buồn – 秋风秋雨愁煞) là một bài thơ được nhiều người cho là của Thu Cẩn. Nhưng đây là một tác phẩm của Đào Tông Lượng (陶宗亮. Nam. 1763 – 1855), nhà thơ tử tế, liêm chính.
Tham khảo
  1. ^ Giai đoạn 1889 – 1912, nhà Thanh đổi hình ảnh Đại Thanh Đế kỳ
  2. ^ Vương Triết (王喆) (ngày 21 tháng 9 năm 2011). “秋瑾 (Thu Cẩn)”. Mạng Nhân Dân Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ “秋瑾 (Thu Cẩn)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Huyện Sơn Âm (山阴), một huyện thuộc tỉnh Chiết Giang, được sáp nhập vào phủ Thiệu Hưng năm 1912, khởi đầu Trung Hoa Dân Quốc. Ngày nay là địa cấp thị Thiệu Hưng (绍兴市), tỉnh Chiết Giang.
  5. ^ Hạ Diễn (夏衍). Truyện Thu Cẩn, phụ lục I. Nhà xuất bản Văn hóa quốc tế, 1989.
  6. ^ “秋瑾故居 (Nơi ở cũ của Thu Cận)”. Hồ Nam daily. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ Ono, Kazuko (1989). Chinese Women in a Century of Revolution, 1850-1950 (Những nhà cách mạng phụ nữ Trung Quốc tế kỷ, 1850 – 1950). Nhà xuất bản Đại học Stanford. tr. 61. ISBN 9780804714976.
  8. ^ Vương Chương (王章). “《秋瑾·鹧鸪天》原文赏析 (Thu Cẩn, Đa đa thiên. Nguyên văn)”. Phẩm Thi Văn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ a b “秋瑾:妇女解放运动的先驱 (Thu Cẩn: tiên phong phong trào giải phóng phụ nữ)”. CCTV. ngày 29 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ Trần Thiên Hoa (陈天华. 1875 – 1905. Nam), một nhà hoạt động cách mạng người Trung Quốc, phụ tá Tôn Trung Sơn thành lập Đồng minh Hội, bị giết hại tại Nhật Bản bởi tổ chức Đế quốc.
  11. ^ “中国女报 (Trung Quốc nữ báo hay Báo phụ nữ Trung Quốc)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ “绍兴大通学堂 (Thiệu Hưng Đại Thông học đường)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ Trương Nghiên (张研), Vãng sự Đế quốc (1908) (1908帝國往事). Nhà xuất bản Trùng Khánh bản 2007, trang 40: 革命要流血才会成功.
  14. ^ “[山东往事]秋瑾与山东安丘籍县官李钟岳 (Vãng sự Sơn Đông, Thu Cẩn và Lý Chung Nhạc)”. Tân Hoa xã. ngày 12 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ Dương Đình Giao (ngày 27 tháng 10 năm 2015). “Giám Hồ nữ hiệp Thu Cẩn”. Ông giáo làng. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ “秋瑾被杀上海传媒如何为正义张目 (Thu Cẩn bị giết, Truyền thông Thượng Hải đòi lại công lý như thế nào?)”. Du lịch Đông phương. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ Vương Khả Văn. [1998] (1998). Modern China: An Encyclopedia of History, Culture, and Nationalism. Nhà xuất bản Taylor & Francis. ISBN 0-8153-0720-9, ISBN 978-0-8153-0720-4. trang 287.
  18. ^ Akutagawa Ryūnosuke, Du lịch Trung Quốc (China Travels) 1991. Thư cục Trung Hoa 2007. ISBN 9787101053487.
  19. ^ “In Tokyo We Did Vow”. Chinese poetry in english verse. ngày 4 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  20. ^ “赏风雨亭荷花缅怀秋瑾烈士 (Hoa sen và gió, tưởng nhớ Thu Cẩn)”. Mạng Thiệu Hưng. ngày 24 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  21. ^ “1964:西湖墓冢的集体生活 (1964: Lăng mộ Tây Hồ Hàng Châu)”. New Sina. ngày 30 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  22. ^ “秋瑾墓 (Mộ Thu Cẩn)”. Cục Văn vật tỉnh Chiết Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ “秋风秋雨愁煞人 (Thu phong Thu vũ sầu sát nhân)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020.
  24. ^ Ngũ Nhạc: tên gọi chung của năm ngọn núi lớn trong văn hóa Trung Quốc, biểu tượng Trung Quốc, gồm: Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn. Tam Châu là tên gọi đặc biệt từ ngữ về trái tim dòng chảy, trái tim ngọn núi.
  25. ^ Lê Xuân Khải (ngày 5 tháng 10 năm 2008). “Tuyệt mệnh từ 絕命詞”. Thi viện Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  26. ^ Dịch giả Lê Xuân Khải.
  27. ^ “杜鹃花 (Đỗ quyên hoa. Thu Cẩn)”. Mạng SC Mingju. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  28. ^ Bản dịch Đỗ quyên hoa của dịch giả văn thơ Phạm Thanh Cải (1955), Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ dịch Hà Nội.
  29. ^ Schatz Kate, Klein Stahl Miriam (2016). Rad women worldwide: artists and athletes, pirates and punks, and other revolutionaries who shaped history. Nhà xuất bản Berkeley: Ten Speed. Trang 13.
  30. ^ “婚姻不幸激使秋瑾投身革命 (Hôn nhân bất hạnh là một lý do khiến Thu Cẩn tham gia cách mạng)”. Mạng Đại Hà. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  31. ^ Xem Truyện Nữ hiệp Thu Cẩn – Cạnh Hùng (秋瑾——竞雄女侠传). Trích đoạn: "投降满虏,卖友求荣。欺压汉人,吃我一刀."
  32. ^ “秋瑾全集笔注 (Thu Cẩn toàn tập bút chú)”. Mạng Quang Minh. ngày 3 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020.
  33. ^ “忍痛杀秋瑾,他负疚自缢 (Nỗi đau khi giết Thu Cẩn)”. Mạng tân văn Duy Phường (返回潍坊新闻网). ngày 14 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020.
  34. ^ Dương Bích Ngọc (杨碧玉). Nghiên cứu tư tưởng chính trị của Thu Cẩn. Thư cục Chính Trung, Đài Bắc, năm 1989.
  35. ^ “Nữ anh hung Thu Cẩn”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  36. ^ Ashby Ruth, Gore Ohrn, Deborah (1995). Herstory: Women Who Changed the World (Những người phụ nữ thay đổi thế giới). Nhà xuất bản New York. Trang 181.
  37. ^ “Obituary of Qiu Jin (Cáo phó Thu Cẩn)”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  38. ^ Vương Khứ Bệnh, Trần Đức Hòa. Trang 1-4.
  39. ^ Vương Khứ Bệnh, Trần Đức Hòa. Trang 5-7.
  40. ^ Quách Mạt Nhược, lời nói đầu sự tích Thu Cẩn.
  41. ^ Quách Mạt Nhược, lời nói đầu sự tích Thu Cẩn. Trang 2.
  42. ^ Vương Học Trần (王学东) (ngày 4 tháng 2 năm 2018). “秋瑾家事 (Thu Cẩn gia sự)”. Cách mạng Tân Hợi. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  43. ^ Lỗ Tấn (1922), Gào thét (呐喊). Bản tiếng Trung hiện đại, Nhà xuất bản Bắc Kinh, 1983. Bản tiếng Anh: Call to Arms. Nhà xuất bản Ngoại ngữ Trung Quốc, 2000.
  44. ^ Tóm tắt cơ bản nội dung bốn chương (I, II, III, IV) của tiểu thuyết ngắn: Thuốc. Lỗ Tấn.
  45. ^ Bằng tiểu thuyết Thuốc và bộ Gào thét, Lỗ Tấn thể hiện sự kính trọng đối với cuộc đời Thu Cẩn. Một phần hàn đáp lại chuyện nhiều năm trước ở Nhật Bản, khi mà Thu Cẩn rút kiếm, nói lời mạnh mẽ kêu gọi những người sinh viên Trung Quốc quay về vì nước.
  46. ^ Ngụy Thiệu Xương (魏绍昌). Hình ảnh nghệ thuật của Thu Cẩn đã bất tử, từ tiểu thuyết cho đến kịch và truyền hình. Bản tài liệu nghiên cứu Thu Cẩn. Nhà xuất bản Giáo dục Sơn Đông, 1987.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Lâm Dật (林逸). Niên phổ về Thu Cẩn (秋瑾年谱). Nhà xuất bản Thương mại Đài Loan, tháng 07 năm 1985.
  2. Quách Trường Hải (郭长海). Các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc – Thu Cẩn. Nhà xuất bản Tân Lôi, 1993.
  3. Keisuke Nagata. Tiểu sử của nữ anh hùng: Thu Cẩn. Bản tiếng Nhật. Nhà xuất bản Quần ngôn, 2007.
  4. Quách Trường Hải (郭长海) chủ biên và các tác già. Nghiên cứu về hành động của Thu Cẩn. Nhà xuất bản Đại học Đông Bắc, 1987.
  5. Quách Trường Hải (郭长海), Quách Quân Hề (郭君兮). Bộ sưu tập các tác phẩm hoàn chỉnh của Thu Cẩn. Ghi chú Báo chí Văn học và Lịch sử Cát Lâm, 2003.
  6. Quách Trường Hải (郭长海). Tuyển tập thơ Thu Cẩn. Nhà xuất bản sách cổ Chiết Giang, 2013.
  7. Dương Bích Ngọc (杨碧玉). Nghiên cứu tư tưởng chính trị của Thu Cẩn. Thư cục Chính Trung, Đài Bắc, năm 1989.
  8. Trích đoạn Phim Cạnh Hùng nữ hiệp – Thu Cẩn (竞雄女侠·秋瑾), bản tiếng Anh: The Woman Knight of Mirror Lake.
  9. Nadolny, Kevin John (2009). Capturing Chinese: Short Stories from Lu Xun's Nahan (Truyện ngắn Lỗ Tấn). English and Chinese Edition. Nhà xuất bản Capturing Chinese (2009). ISBN 978-0-9842762-0-2. ISBN 0-9842762-0-3.
  10. Yan Haiping (2006). Chinese women writers and the feminist imagination, 1905-1948. Nhà xuất bản New York. ISBN 0415232880. ISBN 9780415232883.
  11. Ono Kazuko (1989). Chinese Women in a Century of Revolution, 1850-1950 (Những nhà cách mạng phụ nữ Trung Quốc tế kỷ, 1850 – 1950). Nhà xuất bản Đại học Stanford. ISBN 9780804714976.
  12. Ashby Ruth, Gore Ohrn, Deborah (1995). Herstory: Women Who Changed the World (Những người phụ nữ thay đổi thế giới). Nhà xuất bản New York.
  13. Kuhn Annette, Radstone, Susannah (1976). The Women's Companion to International Film. Nhà xuất bản Đại học California. ISBN 0520088794.
  14. Schatz Kate, Klein Stahl Miriam (2016). Rad women worldwide: artists and athletes, pirates and punks, and other revolutionaries who shaped history. Nhà xuất bản Berkeley: Ten Speed. ISBN 978-0399578861. ISBN 9780399578861.
  15. Chang Kang-i Sun; Saussy Haun (1999). Women Writers of Traditional China: An Anthology of Poetry and Criticism. Nhà xuất bản Đại học Stanford.
  16. Spence, Jonathan D. (1981). The Gate of Heavenly Peace. Nhà xuất bản Penguin.
  17. Mair, Victor H. (2001). The Columbia history of Chinese literature. Nhà xuất bản Đại học Columbia.
  18. Browne Nick, Pickowicz Paul G, Yau Esther (eds.). New Chinese Cinemas: Forms, Identities, Politics. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 0 521 44877 8.
  19. Vương Khứ Bệnh (王去病), Trần Đức Hòa (陈德和).Thu Cẩn sử tập 《秋瑾史集》. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Văn hóa.北京, năm 1989. Tông Trung Sơn và Thu Cẩn 《孙中山六论秋瑾》.
  20. Quách Mạt Nhược (郭沫若), Thu Cẩn sự tích (秋瑾史迹). Thượng Hải: Nhà xuất bản Cổ Tịch. Quyển thủ.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]