Bước tới nội dung

Thủy ngân(II) bromide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thủy ngân(II) bromide
Cấu trúc của thủy ngân(II) bromide
Danh pháp IUPACMercury(II) bromide
Tên khácMercuric bromide
Thủy ngân đibromide
Nhận dạng
Số CAS7789-47-1
PubChem24612
Số RTECSOV7415000
UNIIP986675T8V
Thuộc tính
Công thức phân tửHgBr2
Khối lượng mol360,398 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng
Khối lượng riêng6,03 g/cm³
Điểm nóng chảy 237 °C (510 K; 459 °F)
Điểm sôi 322 °C (595 K; 612 °F)
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tanrất ít tan trong ete
tạo phức với amonia, hydrazin, thiosemicacbazit, selenourê
MagSus-94,2·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi
Các nguy hiểm
Phân loại của EURất độc T+ (T+)
Nguy hiểm cho môi trường N (N)
NFPA 704

0
3
2
 
Chỉ dẫn RR26/27/28, R33, R50/53
Chỉ dẫn S(S1/2), S13, S28, S45, S60, S61
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácThủy ngân(II) fluoride
Thủy ngân(II) chloride
Thủy ngân(II) iodide
Cation khácKẽm bromide
Cadmi(II) bromide
Thủy ngân(I) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Thủy ngân(II) bromide hay bromide thủy ngân là một hợp chất hóa học bao gồm thủy ngân và brom với công thức HgBr2, tồn tại dưới dạng một chất rắn tinh thể màu trắng, dùng làm chất phản ứng trong phòng thí nghiệm. Như thủy ngân(II) chloride, đây là một hợp chất cực kỳ độc.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(II) bromide có thể được tạo ra bằng cách: thêm kali bromide vào một dung dịch muối thủy ngân và cho kết tinh, tinh thể hóa; bằng kết tủa dùng thủy ngân(II) nitrat và dung dịch natri bromide; bằng cách hòa tan thủy ngân(II) oxide trong dung dịch acid bromhydric. Cũng vậy, thủy ngân(II) bromide có thể được tạo ra từ phản ứng của thủy ngân với brom.

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(II) bromide được dùng làm thuốc thử trong phản ứng Koenigs–Knorr, để tạo ra glyxidea liên kết trên cacbohydrat.[1][2]

Nó cũng được sử dụng để kiểm tra sự tồn tại của asen, theo hướng dẫn trong cuốn Dược điển (Pharmacopoeia).[3] Asen trong mẫu thử nghiệm đầu tiên được biến thành khí arsin bằng cách xử lý với hydro. Arsin phản ứng với thủy ngân(II) bromide:[4]

AsH3 + 3HgBr2 → As(HgBr)3 + 3HBr

Thủy ngân(II) bromide màu trắng sẽ đổi thành màu vàng, nâu, hoặc đen nếu asen tồn tại.[5]

Thủy ngân(II) bromide phản ứng dữ dội với inđi nguyên tố ở nhiệt độ cao[6] và khi tiếp xúc với kali, có thể tạo thành hỗn hợp nhạy nổ.[7]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

HgBr2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như HgBr2·2NH3 là bột màu trắng.[8]

HgBr2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như HgBr2·N2H4 là chất rắn màu trắng.[8]

HgBr2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như HgBr2·2CSN3H5 là tinh thể không màu, D = 2,98 g/cm³.[9]

HgBr2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như HgBr2·2CSe(NH2)2 là tinh thể cỡ micromet, màu trắng.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Horton, Derek (2004), Advances in Carbohydrate Chemistry and Biochemistry, Amsterdam: Elseveir Academic Press, tr. 76, ISBN 0-12-007259-9, truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008
  2. ^ Stick, Robert V. (2001), Carbohydrates: The Sweet Molecules of Life, San Diego: Academic Press, tr. 125, ISBN 0-12-670960-2, truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008
  3. ^ Pederson, Ole (2006), Pharmaceutical Chemical Analysis, Boca Raton, FL: CRC Press, tr. 107, ISBN 0-8493-1978-1, truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008
  4. ^ Odegaard, Nancy; Sadongei, Alyce (2005), Old Poisons, New Problems, Rowman Altamira, tr. 58, ISBN 0-7591-0515-4, truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008
  5. ^ Townsend, Timothy G.; Solo-Gabriele, Helena (2006), Environmental Impacts of Treated Wood, Boca Raton, FL: CRC Press, tr. 339, ISBN 0-8493-6495-7, truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008
  6. ^ Bretherick, L.; Urben, P. G.; Pitt, Martin John (1999), Bretherick's Handbook of Reactive Chemical Hazards, Elseveir Academic Press, tr. 110, ISBN 0-7506-3605-X
  7. ^ Bretherick, L.; Urben, P. G.; Pitt, Martin John (1999), Bretherick's Handbook of Reactive Chemical Hazards, Elseveir Academic Press, tr. 1276, ISBN 0-7506-3605-X
  8. ^ a b Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 754. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 17 thg 12, 2014 - 1815 trang), trang 1484. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Inorganic Syntheses, Tập 16 (John Wiley & Sons, 22 thg 9, 2009 - 223 trang), trang 86–87. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.