Bước tới nội dung

Sự mở rộng của NATO

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự mở rộng nước thành viên của NATO tại châu Âu từ năm 1949 đến năm 2023.
北約歐洲地圖
Quan hệ của các nước châu Âu và NATO vào năm 2020.

Sự mở rộng của NATO (tiếng Anh: Enlargement of NATO), hoặc gọi sự mở rộng về phía đông của NATO, chỉ việc NATO kết nạp các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và các nước Trung - Đông Âu vào tổ chức đó, đây là điều tất yếu của thời kì chuyển biến cấu trúc và đường lối chiến lược của châu Âu sau chiến tranh Lạnh. Sau chiến tranh Lạnh không lâu, các nước Trung - Đông Âucác nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ nối tiếp nhau gõ cửa NATO, trình bày lí do xin chính thức gia nhập NATO.

Tháng 3 năm 1999, NATO lần đầu tiên chấp thuận Séc, HungaryBa Lan kết nạp làm thành viên. Tháng 3 năm 2004, bảy nước bao gồm Slovakia, Bulgaria, Romania, Slovenia cùng với các nước ven bờ biển BalticEstonia, LatviaLithuania, trở thành nước thành viên chính thức của tổ chức NATO. Từ 12 nước sáng lập vào năm 1949, trước mắt đã mở rộng đến 30 nước thành viên, trong đó đa số là các nước Trung - Đông Âu gia nhập sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tính đến năm 2021, NATO chính thức công nhận ba nước biểu thị ý nguyện làm thành viên gồm: Bosnia và Herzegovina, GeorgiaUkraine.[1] Gia nhập NATO là vấn đề tranh luận của một số nước khác nằm ngoài liên minh NATO như Thuỵ Điển, Phần LanSerbia. Tại Ukraine, việc ủng hộ hoặc phản đối tư cách thành viên có liên quan đến ý thức hệ dân tộc và chủ nghĩa dân tộc. Sự gia nhập của các nước cựu Khối phía Đôngcác nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ là một trong những nguyên nhân gia tăng mãnh liệt cục thế cấp bách giữa NATONga. Sự mở rộng của NATO là một trong những lí do khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin xuất quân xâm lược Ukraine vào năm 2022.[2]

Phân tích của học giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự mở rộng về phía đông của NATO sau chiến tranh Lạnh, thường được coi là cuộc đối đầu của các nước phương Tây lấy Hoa Kỳ làm nước đứng đầu và Nga. Nhà quan sát Hoa Kỳ Thomas Friedman cho biết, chính sách mở rộng hướng vào Nga của NATO là ngu ngốc, vào lúc Nga có lịch sử dân chủ nhất, ít bị đe doạ nhất, việc phá hoại các hiệp ước khiến cho sự mở rộng về phía đông của NATO liên tục không ngừng nhằm đè nén trói buộc Nga, dẫn đếm cảm giác bất an và bị sỉ nhục của dân chúng Nga, từ đó đặt nền móng cho sự trỗi dậy của Putin.[3][4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Enlargement”. The North Atlantic Treaty Organization. 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Why is Russia invading Ukraine and what does Putin want?”. BBC News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Thomas Friedman (7 tháng 3 năm 2014). “Không thể để cho Putin muốn làm gì thì làm” (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ Uwe Klußmann, Matthias Schepp and Klaus Wiegrefe (26 tháng 11 năm 2009). “Did the West Break Its Promise to Moscow?” (bằng tiếng Anh). Spiegel Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.