RIM-24 Tartar
RIM-24 Tartar | |
---|---|
Loại | Tên lửa đất đối không tầm trung |
Nơi chế tạo | Hoa Kỳ |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1962 |
Sử dụng bởi | Hải quân Hoa Kỳ, và một số nước đồng minh |
Lược sử chế tạo | |
Nhà sản xuất | General Dynamics (Convair) |
Thông số | |
Khối lượng | 1.310 lb (590 kg) |
Chiều dài | 180 in (460 cm) |
Đường kính | 13,5 in (34 cm) |
Đầu nổ | 130 lb (59 kg) continuous-rod |
Động cơ | tên lửa động cơ nhiên liệu rắn |
Chất nổ đẩy đạn | Nhiên liệu rắn |
Tầm hoạt động | 8,7 nmi (16,1 km; 10,0 mi) (RIM-24A) 16 nmi (30 km; 18 mi) (RIM-24B) 17,5 nmi (32,4 km; 20,1 mi) (RIM-24C) |
Trần bay | 50.000 ft (15 km) (RIM-24A) 65,000 ft (0,019812 km) (RIM-24B) |
Tốc độ | Mach 1.8 |
Hệ thống chỉ đạo | SARH |
Nền phóng | Surface ship |
RIM-24 Tartar là một loại tên lửa phòng không tầm trung sử dụng trên tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ do General Dynamics phát triển và chế tạo. Nó là một trong những thế hệ tên lửa phòng không đầu tiên trang bị trên tàu chiến của Mỹ. Tên lửa Tartar là loại tên lửa phòng không thứ 3 trong số 3 loại tên lửa phòng không hạm tàu được Mỹ triển khai trong những năm 1960s và 1970s, 2 loại còn lại là RIM-2 Terrier và RIM-8 Talos.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tên lửa Tartar ra đời do sự cần thiết phải phát triển một loại tên lửa phòng không nhỏ hơn để trang bị cho các tàu chiến cỡ nhỏ chống lại các mục tiêu trên không ở tầm gần. Ban đầu, tên lửa Tartar đơn giản là tên lửa RIM-2C Terrier mà không có tầng đẩy khởi tốc thứ 2.
Tên lửa phòng không Tartar không mang mã định danh dạng SAM-N-x mà nó được ký hiệu là hệ thống tên lửa Mk 15 cho đến khi Hệ thống định danh vũ khí Lục quân-Hải quân ra đời vào năm 1963.
Hệ thống phòng không hạm tàu Tartar được sử dụng trên nhiều loại tàu chiến của Mỹ. Ban đầu, Hải quân Mỹ sử dụng hệ thống giá phóng kép Mk 11; sau đó chuyển sang sử dụng loại giá phóng đơn Mk 22. Các phiên bản tên lửa đầu tiên tỏ ra thiếu độ tin cậy trong tác chiến. Các phiên bản nâng cấp sau đó được định danh là RIM-24C đã có tính năng tốt hơn rất nhiều. Các nâng cấp và cải tiến cho tên lửa Tartar đã bị huỷ bỏ sau khi Hải quân Mỹ đưa vào trang bị hệ thống tên lửa RIM-66 Standard. Tuy đã đưa loại tên lửa mới vào trang bị, nhưng các tàu chiến của Mỹ vẫn sử dụng hệ thống kiểm soát hoả lực của tên lửa Tartar.
Các phiên bản
[sửa | sửa mã nguồn]- RIM-24A: Phiên bản nguyên mẫu
- RIM-24B: Phiên bản cải tiến
- RIM-24C: Phiên bản cải tiến nâng cao độ tin cậy (TRIP)
Các tàu chiến trang bị hệ thống
[sửa | sửa mã nguồn]- destroyer lớp Audace (Italy)
- destroyer lớp Impavido (Italy)
- destroyer lớp Charles F. Adams / destroyer lớp Lütjens (Germany) / destroyer lớp Perth (Australia)
- cruiser lớp Albany
- destroyer lớp Mitscher (guided missile modification)
- destroyer lớp Forrest Sherman (guided missile modification)
- frigate lớp Brooke
- cruiser lớp California
- cruiser lớp Virginia
- destroyer lớp Kidd
- destroyer lớp T 47 (guided missile modification)
- frigate lớp Cassard
- frigate lớp Tromp with Mk 13 missile launcher (retired from service)
Vận hành
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Các hệ thống tên lửa phòng không tương tự
- M-1 Volna (S-125; SA-N-1 "Goa")
- Seaslug missile