Bước tới nội dung

Phim truyện truyền hình Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Phim truyền hình Thái Lan)
Bộ phim Trận chiến của những thiên thần

Phim truyền hình Thái Lan (tiếng Anh: Thai television soap opera; tiếng Thái: ละครโทรทัศน์ไทย, lakhon thorathat thai) hay lakorn (tiếng Thái: ละคร) là một dòng phim dạng kịch xà phòng phổ biến ở Thái Lan. Thường thường, các bộ phim này được phát sóng từ 20h30 tối. Mỗi một bộ phim lakorn là một câu chuyện có kết thúc hoàn chỉnh, tuy nhiên cũng có thể có các phần tiếp theo.[1]

Những bộ phim có kinh phí đầu tư lớn, được mong đợi cao sẽ phát sóng vào khung giờ tối, trong khi đó những phim ít nổi bật hơn sẽ được chiếu vào khoảng chiều tối từ 17:00–18:00 giờ.[2] Các bộ phim chủ yếu phát sóng khung giờ tối và khung giờ vàng qua các kênh CH7, CH3, OneHD (tiền thân là CH5), CH9, CH8, GMM 25,...

Nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bộ phim truyền hình Thái Lan thường có các tuyến nhân vật rõ ràng. Nhân vật nam chính diện được gọi là phra ek (พระเอก), nữ chính diện gọi là nang ek (นางเอก), nữ phản diện goi là nang rai (นางร้าย). Cốt truyện thường thấy của phim đó là kể về hành trình nam chính và nữ chính tìm đến nhau. Kết thúc phim thường là có hậu, hai nhân vật chính sống bên nhau, trong khi đó nhân vật phản diện bị trừng trị.[3][4]

Thể loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết phim lakorn Thái Lan thuộc thể loại tình cảm lãng mạn, hài hoặc xen lẫn hành động, bí ẩn, kinh dị. Nhiều phim có nội dung nói về tình yêu và hành trình để hai nhân vật chính đến với nhau. Một số mô-típ thường thấy trong phim đó là: hoàn cảnh trái ngược (nam giàu - nữ nghèo); các nhân vật nữ tranh giành người đàn ông về mình; nam và nữ chính ban đầu có thù ghét, sau đó nảy sinh tình cảm; v.v.

Đánh giá và nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử truyền hình Thái Lan từng chứng kiến một vài trường hợp bộ phim gây tranh cãi trong dư luận khi được phát sóng.

Năm 2008, các tiếp viên hãng hàng không Thai Airways kiến nghị giới chức ngừng phát sóng phim Trận chiến của những thiên thần vì các vai tiếp viên nữ trong phim này mặc đồng phục ngắn và có những cảnh xô xát nhau. Thai Airways chỉ trích bộ phim làm hình ảnh của tiếp viên hàng không trở nên tiêu cực.[5]

Làn gió Thái Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

T-wind (Làn gió Thái Lan) là một thuật ngữ được dùng để mô tả hiện tượng văn hóa đại chúng Thái Lan trên thị trường quốc tế, như là lakorn (phim truyền hình), âm nhạc hay phim điện ảnh. Thuật ngữ này được tạo ra để so sánh với Làn sóng Hàn Quốc (tiếng Anh: Korean Wave hay K-wave).[6] Trong giai đoạn kể từ năm 2000, Thái Lan đã và đang xuất khẩu nhiều hình thức sản phẩm văn hóa sang nhiều quốc gia đặc biệt là trong khối ASEAN.[7] Chúng rất phổ biến tại Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia hay thậm chí là cả Trung Quốc đại lục.[8]

Danh sách một số phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1980

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim hợp tác với Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phim Tình xa (2004) do VFC Việt Nam với Kantana Thái Lan có nội dung kể về chuyện tình giữa một nữ diễn viên múa người Việt Nam (Hà Hương) và một chàng trai người Thái Lan (Atsadawut Luengsuntorn). Phim được phát sóng trên VTV1 và kênh 7 của Truyền hình Thái Lan.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Fredrickson, Terry. “Thai Soap's Still The Viewers Favourite”. Bangkok Times. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ “ละครเย็น...ขุมทรัพย์ใหม่ "วิก3" ขึ้นค่าโฆษณาพรวด”. Prachachat (bằng tiếng Thái). ngày 24 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ “ละคร แย่งสามี...แย่งภรรยา มาแร้งส์ส์ส์ ผู้จัดช่วงชิง ซื้อบทประพันธ์”. Mthai.com (bằng tiếng Thái). ngày 22 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “รวมมิตรนางร้ายละครไทย: รสชาติ-สีสันที่ขาดไม่ได้?”. ASTV Manager (bằng tiếng Thái). ngày 19 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ “แอร์รุมกรี๊ดจี้แบน สงครามนางฟ้า”. Teenee.com (bằng tiếng Thái). ngày 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Nhật Linh (theo Straits Times) (ngày 17 tháng 10 năm 2023). “Liệu các nước châu Á có thay thế được làn sóng Hallyu của Hàn Quốc?”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ Lê Phong Lê (2012). “Vi-rút từ xứ sở "nụ cười". Hoa Học Trò. Báo Sinh viên Việt Nam. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2022. Cơn sốt này đang lây lan với tốc độ tên bắn với triệu chứng: khiến teen nhà mình bắt đầu ghiền xem phim Thái, nghe nhạc Thái tới mê mệt các ca sĩ, diễn viên có nụ cười cứ gọi là "tỏa nắng". Vi-rút này đã bắt đầu có mặt trong rất nhiều bảng xếp hạng nhạc, phim châu Á. Mời bạn tham khảo bảng "chẩn đoán".
  8. ^ TS. Amporn Jirattikorn (ngày 26 tháng 11 năm 2015). “ละครไทยในอาเซียน (Phim truyền hình Thái Lan tại ASEAN)”. Bangkokbiz (bằng tiếng Thái).
  9. ^ Việt Hoài (12 tháng 11 năm 2003), Tình xa: phim truyền hình hợp tác Việt - Thái đầu tiên[liên kết hỏng], Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]