Bước tới nội dung

Phóng viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phóng viên (Nhà báo hay Ký giả) là người làm việc cho Đài phát thanh, Đài truyền hình, Hãng thông tấn, báo, tạp chí... với vai trò, nhiệm vụ chính là viết tin, bài và ký tên cho bài báo bằng chính tên người viết hay bằng bút danh. Đôi khi họ còn là những nhà quay phim, chụp hình...

Tác nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Để có được một sản phẩm truyền hình, phóng viên, biên tập viên và quay phim luôn kết hợp với nhau để có hình ảnh và tư liệu tốt nhất làm tác phẩm. Họ luôn làm việc theo một ê kíp: biên tập, quay phim, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng... Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp phóng viên truyền hình phải làm việc một mình với một máy quay phim.

Yêu cầu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Có khả năng viết nhanh, tính chất rõ ràng, đúng, khách quan, chính xác, đầy đủ, gọn
  • Kiến thức sâu, rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống
  • Quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự

Tùy từng đài truyền hình, phóng viên có thể được phân công ở những mảng nội dung khác nhau, ví dụ: Phóng viên thể thao, phóng viên kinh tế, phóng viên văn hoá xã hội.v.v...

Làm phóng viên là một nghề luôn phải đi, phải tìm hiểu, phải giao tiếp và phải hoàn thành tác phẩm đúng thời hạn để phát sóng.

Các thiết bị truyền hình kỹ thuật số ngày nay gọn nhẹ hơn trước thuận tiện cho xu hướng đơn giản khi tác nghiệp.

Phóng viên truyền hình phải học nhiều kỹ năng, từ tri thức cuộc sống, khả năng phát hiện vấn đề đến kỹ năng nghề nghiệp.

Các đài truyền hình hiện tuyển phóng viên từ nhiều nguồn khác nhau, họ có thể học báo chí hoặc các chuyên ngành khác. Hiện ở Việt Nam chỉ có Học viện Báo chí và Tuyên truyền có khoa Phát thanh - Truyền hình đào tạo riêng về chuyên ngành truyền hình, tại đây sinh viên được đào tạo sâu về kỹ năng của phóng viên truyền hình.

Thể loại tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng viên không biên giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng viên chiến trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng viên truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng viên truyền hình là người làm nội dung ở một đài truyền hình, họ trực tiếp đi thu thập tài liệu, đến hiện trường để có những tin bài mới nhất phát sóng.

Phóng viên ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng viên tự do

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng viên nghiệp dư

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]