Bước tới nội dung

Perl

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Perl
Phát triển bởiLarry Wall
Phiên bản ổn định
5.24.0 / Tháng năm 9, 2016
Kho mã nguồn
Hệ điều hànhđa nền
Thể loạiNgôn ngữ lập trình
Giấy phépGNU General Public License, Artistic License
Websitehttp://www.perl.org

Perl (viết tắt của Practical Extraction and Report Language - ngôn ngữ kết xuất và báo cáo thực dụng) được Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích chính là tạo ra một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn dữ liệu và cho phép xử lý dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm.

Perl là ngôn ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản trị hệ thống và xử lý các trang Web do có các ưu điểm sau:

  • Có các thao tác quản lý tập tin, xử lý thông tin thuận tiện
  • Thao tác với chuỗi ký tự rất tốt
  • Đã có một thư viện mã lệnh lớn do cộng đồng sử dụng Perl đóng góp (CPAN).

Cú pháp lệnh của Perl khá giống với C, từ các ký hiệu đến tên các hàm, do đó, nhiều người (đã có kinh nghiệm với C) thấy Perl dễ học. Perl khá linh hoạt và cho phép người sử dụng giải quyết với cùng một vấn đề được đặt ra theo nhiều cách khác nhau.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Wall bắt đầu thiết kế Perl vào năm 1987 lúc đang làm lập trình viên cho Unisys và cho ra đời phiên bản 1.0 trên comp.sources.misc vào ngày 18 tháng 12 năm 1987. Ngôn ngữ được mở rộng một cách nhanh chóng vài năm sau đó. Phiên bản 2 của Perl, được công bố năm 1988, có tính năng tốt hơn cho biểu thức chính quy. Phiên bản 3, công bố năm 1989, với hỗ trợ cho các dữ liệu dạng nhị phân.

Cho đến năm 1991, trang man là tài liệu duy nhất của Perl. Năm 1991, cuốn sách Programming Perl đã được xuất bản và trở thành cuốn cẩm nang tra cứu của ngôn ngữ Perl. Cùng lúc đó, phiên bản 4 ra đời, đánh dấu sự thay đổi quan trọng của ngôn ngữ, và là phiên bản đầu tiên được viết trong sách.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, ngôn ngữ này có tên là "Pearl" (ngọc trai), được đặt tên theo "Parable of the Pearl" trong sách phúc âm. Larry đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm tên cho ngôn ngữ mới. Ông đã thử xem xét (và bỏ qua) tất cả các từ 3,4 ký tự trong tự điển. Cuối cùng, ông đã đặt tên Pearl. Nhưng trước ngày phiên bản chính thức đầu tiên của Perl ra đời, Larry phát hiện ra đã có một ngôn ngữ cũng có tên là PEARL, nên ông quyết định đổi tên ngôn ngữ mình thành Perl.

Ngày nay, Perl trở thành tên chính thức của một trong những ngôn ngữ thông dịch mạnh mẽ được nhiều người sử dụng trên thế giới.

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Programming Perl, xuất bản bởi O'Reilly Media, đã đưa ra nơi trang bìa bức ảnh một con lạc đà. Từ đó, lạc đà trở thành biểu tượng của ngôn ngữ Perl, cũng như quyển sách đó còn được biết đến dưới cái tên The Camel Book.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, Perl được tạo ra cho mục đích xử lý chuỗi. Nhưng dần dần, tính năng của ngôn ngữ được mở rộng ra cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm: quản trị hệ thống, thiết kế web, lập trình mạng, phát triển ứng dụng GUI,...

Các tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểu dữ liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Perl có ba kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn[1] là kiểu vô hướng (scalar), kiểu mảng của các phần tử vô hướng và kiểu mảng kết hợp của các phần tử vô hướng, thường được gọi là "bảng băm" (hash).

Một thực thể dữ liệu vô hướng là một chuỗi chiều dài bất kỳ (chiều dài bị giới hạn bởi giới hạn bộ nhớ), hoặc một con số, hay một tham khảo trỏ đến một phần tử dữ liệu khác.

Một thực thể dữ liệu mảng thông thường là một danh sách có thứ tự chứa các phần tử vô hướng được đánh chỉ mục, bắt đầu từ 0.

Bảng băm là một tập không thứ tự các giá trị vô hướng được đánh chỉ mục bởi các chuỗi giá trị khóa kết hợp của chúng.

Cấu trúc điều khiển

[sửa | sửa mã nguồn]

Subroutine

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, Perl cho phép người dùng định nghĩa thêm các subroutine (hàm con). Các subroutine có thể đặt bất cứ nơi đâu trong chương trình chính, hoặc tải về từ các tập tin khác bằng cách dùng các từ khóa do, require hoặc use, hoặc được tạo ra tức thì bởi từ khóa eval hay các subroutine vô danh.

Biểu thức chính quy

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao diện với các hệ cơ sở dữ liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tối ưu hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]