Pemphis
Pemphis | |
---|---|
Pemphis acidula | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Myrtales |
Họ (familia) | Lythraceae |
Chi (genus) | Pemphis J.R.Forst & G.Forst[1] |
Pemphis là chi thực vật vùng hải dương trong họ Lythraceae. Chi này trước đây được coi là chỉ gồm một loài (loài điển hình, mô tả năm 1775, Pemphis acidula [2]) nhưng nay được nhìn nhận là gồm ít nhất hai loài.[3]
Pemphis có khả năng thích ứng cao. Tùy vào yếu tố môi trường, chúng có thể phân nhánh chằng chịt, mọc thành những bụi thấp mọc lan hay thành cây gỗ thấp. Lá có thể nhỏ, dày và mọng nước, hay lớn hơn và dẹp. Toàn thân cây phủ lông tơ mượt, trong suốt.[4] Cây ra trái và hoa quanh năm. Hạt nổi trên nước, và có thể được phân tán nhờ dòng nước.[5]
Môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]Pemphis sống ven rừng ngập mặn, cũng như ở chỗ tiếp giáp rừng biển; chúng mọc trên những bãi biển, bám vào sỏi, cát, đá ong hay đá vôi.[5]
Phân bố địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Chúng không phổ biến, nhưng có phân bố rộng, từ Đông Phi (trừ Seychelles,[6] và quần đảo Zanzibar[5]), những quốc gia khác giáp Ấn Độ Dương, đến Thái Bình Dương (Philippines,[7] quần đảo Cook[8], Đài Loan và quần đảo Lưu Cầu)[4] Những nơi khác mà Pemphis được ghi nhận gồm Thái Lan, Malaysia (Johore), Singapore, Indonesia (Papua, Sumatra, quần đảo Maluku, Madura và Java), Papua New Guinea, Hồng Kông và Úc.
Các loài
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách này theo The Plant List.[3] Những loài chưa giải quyết (chưa được chấp nhận hoặc là danh pháp đồng nghĩa) được đánh dấu sao đỏ (*).
- Pemphis acidula J.R.Forst. & G.Forst. (type)[2]
- Pemphis hexandra Mart. ex Koehne*
- Pemphis madagascariensis (Baker) Koehne
- Pemphis stachydifolia Mart. ex Koehne*
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Plant name details for Pemphis”. IPNI. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
- ^ a b Char. Gen. Pl. 34. 1775 “Plant Name Details for Pemphis acidula”. IPNI. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
- ^ a b “TPL, treatment of Pemphis”. The Plant List; Version 1. (published on the internet). Royal Botanic Gardens, Kew and Missouri Botanical Garden. 2010. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2013.
- ^ a b Wu Zheng-yi & P. H. Raven et al., eds. (1994). “Pemphis”. Flora of China (English edition). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b c Wim Giesen; Stephan Wulffraat; Max Zieren; Liesbeth Scholten (2006). “Part 2: Description - Trees & shrubs”. Mangrove Guidebook for Southeast Asia. Bangkok, Thailand: FAO, Regional Office for Asia and the Pacific; Wetlands International. ISBN 974-7946-85-8. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
- ^ Piggott, C.J. (1961). “Notes on Some of the Seychelles Islands, Indian Ocean” (PDF). Atoll Research Bulletin. 83: 1–10. doi:10.5479/si.00775630.83.1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2006.
- ^ “Kabantigi”. Herbarium Digital Library. Philippines National Herbarium. ngày 1 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
- ^ McCormack, Gerald (2007). “Pemphis acidula”. Cook Islands Biodiversity Database. Vers. 2007.2. Bishop Museum, Rarotonga: Cook Islands National Heritage Trust. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Pemphis tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Pemphis tại Wikispecies