Bước tới nội dung

Nhân Nguyên Vương hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân Nguyên vương hậu
Vương hậu Triều Tiên
Vương phi nhà Triều Tiên
Tại vị1702 - 1720
Tiền nhiệmNhân Hiển Vương hậu
Kế nhiệmTuyên Ý Vương hậu
Vương đại phi nhà Triều Tiên
Tại vị1720 - 1724
Tiền nhiệmHiển Liệt Đại phi
Kế nhiệmKính Thuần Đại phi
Đại vương đại phi nhà Triều Tiên
Tại vị1724 - 1757
Tiền nhiệmTừ Ý Đại vương đại phi
Kế nhiệmDuệ Thuận Đại vương đại phi
Thông tin chung
Sinh3 tháng 11, năm 1687
Dưỡng Chính trai (养正斋), Thuận Hóa phường (顺化坊)
Mất13 tháng 5, năm 1757 (69–70 tuổi)
Cảnh Phúc điện (景春殿), Xương Đức cung
An tángMinh Lăng (明陵), thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi
Phu quânTriều Tiên Túc Tông
Tôn hiệu
Huệ Thuận Từ Kính Hiển Liệt Quang Tuyên Hiển Dực Khang Thánh Trinh Đức Thọ Xương Vĩnh Phúc Long Hóa Huy Tinh Đại vương đại phi
(惠顺慈敬献烈光宣显翼康圣贞德寿昌永福隆化徽精大王大妃)
Thụy hiệu
Huệ Thuận Từ Kính Hiển Liệt Quang Tuyên Hiển Dực Khang Thánh Trinh Đức Thọ Xương Vĩnh Phúc Long Hóa Huy Tinh Chính Vận Định Ý Chương Mục Nhân Nguyên Vương hậu
(惠顺慈敬献烈光宣显翼康圣贞德寿昌永福隆化徽精正运定懿章穆仁元王后)
Tước hiệuHuệ Thuận Vương phi
(惠順王妃)
Thân phụKim Trụ Thần
Thân mẫuLâm Xuyên Triệu thị

Nhân Nguyên Vương hậu (chữ Hán: 仁元王后; Hangul: 인원왕후, 3 tháng 11, năm 1687 - 13 tháng 5, năm 1757), còn gọi Huệ Thuận Đại phi (惠順王妃), là Vương phi thứ tư và cuối cùng được lập của Triều Tiên Túc Tông. Bà xuất thân cao quý hơn Vương hậu đầu tiên của Túc Tông là Nhân Kính vương hậu Kim thị, nhưng lại thua xa người tiền nhiệm trước đó là Nhân Hiển vương hậu Mẫn thị.

Sau khi được phong làm Vương phi, bà có vai trò lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ Triều Tiên Anh tổ. Về sau Anh Tổ lên ngôi không thể không kể đến công lao của bà, nên nhà vua tôn kính dâng hiệu Đại vương đại phi, dâng tôn hiệu hơn 10 chữ. Vì thế, bà là Vương hậu của Triều Tiên có thụy hiệu nhiều chữ nhất từng có (30 chữ).

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân Nguyên Vương hậu thuộc gia tộc Khánh Châu Kim thị (庆州金氏), một dòng họ phồn vinh có thủy tổ xuất xứ từ nước Tân La tên là Kim Át Trí (金阏智). Bà sinh ngày 29 tháng 9 (tức ngày 3 tháng 11 dương lịch), năm Túc Tông thứ 13 (1687), tại Dưỡng Chính trai (养正斋) là tư đệ của gia đình bà ở Thuận Hóa phường (顺化坊)[1]. Bà là con gái của Khánh Ân phủ viện quân Kim Trụ Thần (慶恩府院君金柱臣; 김주신) và Gia Lâm phủ phu nhân Triệu thị ở Lâm Xuyên (嘉林府夫人林川趙氏).

Bà có 2 em trai là Kim Hậu Diễn (金後衍) và Kim Cửu Diễn (金九衍); một người chị gái kết hôn với Quận thủ Lý Đức Lân (郡守李德隣), một em gái kết hôn với Doãn Miễn Giáo (尹勉教).

Quốc mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1702, bà được phong làm Vương phi, sau khi Nhân Hiển Vương hậu Mẫn thị bạo bệnh qua đời. Bà rất nhân từ độ lượng, cử chỉ đoan trang, đối với các người con của Túc Tông vô cùng tình cảm, đặc biệt là Diên Nhưng quân (tức Anh Tổ đại vương). Năm 1713, do cảm mến tính tình hiền huệ, Túc Tông đặc biệt phong hiệu cho bà thành Huệ Thuận Vương phi (惠順王妃)[2].

Năm 1720, Túc Tông thăng hà, Cảnh Tông đại vương lên nối ngôi, bà trở thành Vương đại phi, gia tôn hiệu thành Huệ Thuận Từ Kính vương đại phi (惠順慈敬大王妃). Khi đó, phái Thiếu Luận (少论派) cực lực phản đối việc Diên Nhưng quân kế thừa vị trí Vương trữ (王储). Cảm thấy sinh mệnh khó bảo toàn, Diên Nhưng quân luôn tìm đến tẩm điện của Đại phi và được bà che trở.

Năm 1724, Diên Nhưng quân kế vị, tức Anh Tổ đại vương, tấn tôn Vương đại phi Kim thị trở thành Đại vương đại phi (大王大妃), dâng tôn hiệu Huệ Thuận Từ Kính Hiến Liệt Đại vương đại phi (献烈惠順慈敬大王大妃), trong thời gian đó còn gia tôn thêm 8 tôn hiệu nữa, mỗi lần đều 2 chữ. Anh Tổ đối với kế mẫu cực kỳ hiếu thuận như vậy, mỗi khi rảnh rỗi đều đến thỉnh an. Đặc biệt lễ mừng thọ đều được Anh Tổ tổ chức long trọng, như thể là sinh mẫu của nhà vua vậy.

Theo Hận Trung lục (恨中录), Đại vương đại phi tính tình ôn hậu cẩn trọng, đoan trang tuyệt thế, xử lý mọi việc ở Nội mệnh phụ đều chu toàn, không ai dám có ý đố kị. Bà khi đó rất yêu quý tôn tử là Trang Hiến Thế tử, dù Anh Tổ đại vương khi ấy đối với Thế tử cực kỳ lãnh đạm nghiêm khắc. Đại vương đại phi có vai trò lớn trong việc bảo bọc Thế tử, giúp Anh Tổ và Thế tử tình cảm cha con không bị rạn nứt.

Năm 1757, ngày 26 tháng 3 (tức ngày 13 tháng 5 dương lịch), Đại vương đại phi lâm bệnh nặng và qua đời ở Cảnh Phúc điện (景春殿) trong Xương Đức cung, hưởng thọ 70 tuổi. Bà được chôn cất tại tỉnh Kinh Kì, gần với mộ phần của Túc Tông đại vương và Nhân Hiển Vương hậu trong Minh lăng (明陵).

  • Cao tổ phụ: Thiêm tri trung Xu Phủ sự, tặng Lĩnh nghị chính, Ngao Nguyên quân Kim Thủ Liêm (金守廉, 1574~1651).
  • Cao tổ mẫu: Xương Ninh Thành thị (昌寧成氏; 1567 - 1648), tặng Trinh Kính phu nhân.
    • Tằng tổ phụ: Lễ tào Phán thư, Khánh Xuyên quân, tặng Tả tán thành Kim Nam Trọng (金南重, 1596 - 1663), thụy Trinh Hiếu công (貞孝公).
    • Tằng tổ mẫu: Toàn Châu Lý thị (全州李氏), con gái Lệ Nguyên chính Lý Thế Hiến (李世憲).
      • Tổ phụ: tặng Lĩnh nghị chính Kim Nhất Chấn (金一振, 1633 - 1665).
      • Tổ mẫu: Phong Nhưỡng Triệu thị (豊壤趙氏, 1633 - 1685), Nhụ nhân, tặng Trinh Kính phu nhân.
        • Thân phụ: Lĩnh Đôn Ninh phủ sự, tặng Tả tán thành Kim Trụ Thần (金柱臣, 1661 - 1721), tước Khánh Ân phủ viện quân (慶恩府院君), thụy Hiếu Giản công (孝簡公).
        • Thân mẫu: Lâm Xuyên Triệu thị (林川趙氏, 1660 - 1731), tước Gia Lâm Phủ phu nhân (嘉林府夫人). Con gái của Huyện lệnh của huyện Vĩnh Bình Triệu Cảnh Xương (趙景昌) và Hàn Sơn Lý thị (韓山李氏).
          • Chị gái: Khánh Châu Kim thị, tặng Trinh phu nhân (貞夫人), kết hôn với Quận thủ Lý Đức Lân (郡守李德隣).
          • Chị gái: Khánh Châu Kim thị, lấy Nghĩa Cấm phủ Đô sự Doãn Miễn Giáo (尹勉教).
          • Em trai: Kim Hậu Diễn (金後衍, 1694 - 1735), Hộ tào Tham nghị, tặng Tả tán thành. Kết hôn với Hải Bình Doãn thị (海平尹氏).
          • Em trai: Kim Cửu Diễn (金九衍, 1699 - 1743), Đôn Ninh tư phó tự Chủ bộ. Kết hôn với Phan Nam Phác thị (潘南朴氏).

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Được diễn bởi Kim Hae-sook trong phim điện ảnh Bi kịch triều đại (2015).

Được diễn bởi Oh Yeon-seo trong phim truyền hình Dong Yi (2010).

Thụy hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hyesun Jagyeong Heonryeol Gwangseon Hyeonik Kangseong Jeongdeok Suchang Yeongbok Yunghwa Hwijeong Jeongwoon Jeongui Jangmok Nhân Nguyên Wanghu.
  • 혜순자경헌렬광선현익강성정덕수창영복융화휘정정운정의장목인원왕후.
  • 惠顺慈敬献烈光宣显翼康圣贞德寿昌永福隆化徽精正运定懿章穆仁元王后.
  • Huệ Thuận Từ Kính Hiển Liệt Quang Tuyên Hiển Dực Khang Thánh Trinh Đức Thọ Xương Vĩnh Phúc Long Hóa Huy Tinh Chính Vận Định Ý Chương Mục Nhân Nguyên Vương hậu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 來源英祖89卷, 33年(1757丁丑 / 청 건륭(乾隆)22年) 3月26日(丁巳)
    ○上親製大行大王大妃行錄。…惟我大行慈聖,卽我聖考肅宗大王之繼妃也,姓金氏,本慶州,始祖閼智,追尊世祖。二十七代孫傅,高麗封敬順王。其後智允贈忠勤亮節贊化功臣知(文化)〔門下〕府事判都評議事。子稛入我朝,開國功臣左贊成鷄林君,諡齊肅。孫從舜,被選淸白,諡恭胡,歷事世宗、文宗、端宗、世祖、睿宗、成宗。六代祖萬勻,文科壯元,都憲,贈勳領議政月城府院君,生父千齡文科壯元,官至直提學。五代祖命元,以宣廟朝名勳左議政慶林府院君,諡忠翼。高祖守廉,贈領議政鰲原君。曾祖南重,禮曹判書慶川君,贈左贊成,諡貞孝。祖一振,贈領議政,考慶恩府院君柱臣,贈領議政,諡孝簡。妣嘉林府夫人趙氏。始祖天赫,仕高麗,爲嘉林伯,九代祖連城,始入我朝,知洪州事。高祖瑗司馬壯元,文科承旨,曾祖希逸,司馬壯元,文科重試,官至參判。祖錫馨,司馬壯元,贈參判,考景昌,小子嗣服三十一年,遵昔年故事,特贈左贊成。丁卯九月二十九日丑時,我慈聖誕降于順化坊私第之養正齋,卽希逸之舊第也。壬午冊封王妃,仍行嘉禮。聖后幼時,從祖母權氏見而異之曰,‘步履安詳,擧止端正,必也非常’云,…禮陟越七日,議徽號曰定懿章穆,六月十三日上諡曰仁元,七月十二日奉葬于明陵右罔辛向原,春秋七十一歲。祔葬,卽昔年之遺敎,慈聖之至願也,而適因舊標坐向之有忌,幸卜此罔。昔之隔遠者,今爲密邇。丁閣仍舊,三榻儼然,神理人情,俱爲洽然,此豈非陟降之眷佑,慈誠之攸曁耶?從今以後,小子有欣幸歸拜之顔,哀慕之中,庶慰此心矣。下玄宮銘旌、梓宮上字、表石前後面,皆躬自敬寫,少伸哀慕之懷。今者行錄,只擧實事,而猶不能悉,何敢以繁文剩語,負慈聖Bản mẫu:PUA日撝謙之德意乎?令都監以此文仍作誌文,一片微誠,盡載于此,呼寫以畢,血淚被面。我聖考三十九年癸巳受尊號曰惠順,皇兄二年壬寅又上尊號曰慈敬,小子嗣服二年丙午又上尊號曰獻烈,十六年庚申又上尊號曰光宣,同年又上尊號曰顯翼,二十三年丁卯又上尊號曰康聖,二十七年辛未又上尊號曰貞德,二十八年壬申又上尊號曰壽昌,二十九年癸酉又上尊號曰永福,三十二年丙子又上尊號曰隆化。嗚呼! 揄揚慈德,止於此耶?小子有二男,長孝章世子,初封敬義君,嗣服元年,冊封,娶豐陵府院君趙文命女,卽孝純賢嬪也。次初封元子,丙辰冊封世子,娶判書洪鳳漢女。有十二翁主,第二和順翁主下嫁月城尉金漢藎,卽議政奉朝賀興慶子。第三和平翁主下嫁錦城尉朴明源,卽參判贈議政師正子,繼子相喆文科庭試,娶縣令金簡行女。第八和協翁主下嫁永城尉申光綏,卽右議政晩子,有繼子年幼。第九和緩翁主下嫁日城尉鄭致達,贈諡孝敏,卽右議政羽良子,有小主。第十和柔翁主下嫁昌城尉黃仁點,卽參判梓子。第十一十二尙幼。世子有四男,長懿昭世孫,次元孫,皆嬪所誕也。與二王孫俱年幼,有二郡主而年亦幼焉。兼附行錄,永垂千億云爾。【自禮陟越七日以下追後足成。】
  2. ^ 肅宗53卷:亥/大臣二品以上會賓廳,議定尊號,上大殿徽號曰顯義光倫睿聖英烈,永昭殿光烈,敬寧殿孝敬,中宮殿惠順。