Bước tới nội dung

Người Melanesia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Melanesia
Hai cô gái Vanuatu.
Khu vực có số dân đáng kể
Indonesia: 11.000.000
New Guinea: 159.000
Australia: 26.000
Quần đảo Solomon: 17.900
Vanuatu: 6.600
New Caledonia: 2.100
Hoa Kỳ: 1.200
Ngôn ngữ
Nhóm ngôn ngữ Melanesia
Tôn giáo
Kitô giáo (chủ yếu)
Sắc tộc có liên quan
Molucca, Papua

Người Melanesia là những cư dân chính của vùng Melanesia. Hầu hết họ nói một trong các ngôn ngữ Papua, mặc dù một vài nhóm như Molucca, MotuFiji nói các tiếng thuộc họ ngôn ngữ MicronesiaPolynesia của ngữ hệ Nam Đảo.

Người Melanesia xuất hiện đã chiếm lĩnh các đảo từ Đông Indonesia và xa về phía đông đến các đảo chính trong quần đảo Solomon, bao gồm đảo Makira và có thể là cả các đảo nhỏ xa hơn về phía đông.[1]

Người Melanesia và thổ dân Úc là những sắc tộc duy nhất có da màu với mái tóc vàng. Ở một số vùng thì người Melanesia có biến thể đặc biệt của hồng cầu. Nó xuất hiện để bảo vệ con người khỏi bị nhiễm trùng sốt rét.[2]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình từ Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết đã có vốn được chấp nhận rộng rãi, gọi là "Mô hình từ Đài Loan", cho rằng người Austronesia hiện đại có nguồn gốc từ Đài Loan phát tán đến vào quãng giữa 5 và 3 Ka BP. Giả thuyết này dựa trên các bằng chứng khảo cổ và ngôn ngữ, trong đó các ngôn ngữ Nam Đảo hiện được phân loại thành 10 chi, thì đã có 9 là các chi Formosa chỉ gặp ở Đài Loan.

Mô hình Sundaland

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên các nghiên cứu di truyền học mới, và được nêu là "Mô hình Sundaland" đang phản bác lại mô hình trên. Soares et al. (2008) dựa trên nghiên cứu DNA ty thể đã cho rằng họ có nguồn gốc từ vùng thềm Sunda (Sundaland) thời tiền-Holocene cổ hơn[a], và họ đã phát triển trong khoảng thời gian dài ở đó[3]. Gần đây là nghiên cứu từ Đại học Leeds và được xuất bản năm 2011 trong tạp chí Sinh học phân tử và tiến hóa (Molecular Biology and Evolution), xác định rằng kiểm tra dòng DNA ty thể cho thấy rằng họ đã phát triển trong vòng đảo Đông Nam Á (ISEA) cho một khoảng thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây. Tổ tiên của người Polynesia đến các quần đảo Bismarck của Papua New Guinea ít nhất là từ 6 đến 8 Ka BP.[4] Những kết luận này phù hợp với thuyết một nguồn gốc của loài người, hay mô hình Out-of-Africa (Xem: Các đường phát tán loài người tại Nhóm đơn bội)

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tất cả con người bên ngoài châu Phi thừa kế một số gen từ người Neanderthal, và rằng Melanesia là người hiện đại được biết đến là có tổ tiên thời tiền sử có lai giống với Hominin Denisova[b], chia sẻ 4% - 6% hệ gen với người anh em họ xưa của người Neanderthal. Nghiên cứu công bố tháng 5/2010 thì cho rằng bộ gen này có khoảng 4,8 ± 0,5 % gen Denisova, và 2,5 ± 0,6 % gen người Neanderthal[5].

Biểu hiện tóc vàng ở người Melanesia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các chủng tộc thuộc đại chủng Âu thì tóc vàng có biểu hiện ở người Melanesia. Nó phát triển một cách độc lập ở người Melanesia tại một số đảo, cùng với một số thổ dân Úc. Điều này đã được truy nguồn từ một allele của TYRP1 đặc trưng riêng cho những người này, và nó không phải là cùng một gen gây ra mái tóc vàng ở người da trắng.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Melanesia chiếm lĩnh châu Đại dương, gồm quần đảo Maluku (Moluccas) ở Đông Indonesia, New Guinea và các đảo phụ cận, quần đảo Solomon, VanuatuFiji. Tại New Caledoniaquần đảo Loyalty gần đó thì trong lịch sử dân số Melanesia chiếm phần lớn, nhưng nay đã giảm xuống do người nhập cư. Papua New Guinea là nước lớn nhất và đông người Melanesia nhất. Các thành phố lớn nhất ở Melanesia là Port MoresbyPapua New Guinea với khoảng 300.000 người, chủ yếu là hậu duệ của tổ tiên Melanesia.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lúc đó mực nước biển thấp hơn hiện nay cỡ 120m, vùng Sundaland lộ lên là đất liền, cho phép các loài thú lớn như voi, tê giác, trâu,... phát tán đến các vùng hiện nay là vòng đảo Đông Nam Á.
  2. ^ Người Denisova xác định từ di cốt của một cá thể tìm thấy tại hang Denisova (vùng Altai, Nga), và được định tuổi là 41 Ka.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Woher die Ur-Australier kamen. in: Bild der Wissenschaft Online-Ausgabe, Mai 2007.
  2. ^ Wo Malaria nicht haftet FAZ, 22. 2003. Truy cập 15/09/2015.
  3. ^ Martin Richards. Climate Change and Postglacial Human Dispersals in Southeast Asia. Oxford Journals. Truy cập 15/09/2015.
  4. ^ DNA Sheds New Light on Polynesian Migration. New York Times, 2011. Truy cập 15/09/2015.
  5. ^ Siberian Fossils Were Neanderthals’ Eastern Cousins, DNA Reveals. New York Times, 22. Dec. 2010.