Bước tới nội dung

Núi Sinai

28°32′21,9″B 33°58′31,5″Đ / 28,53333°B 33,96667°Đ / 28.53333; 33.96667
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Núi Sinai
tiếng Ả Rập Ai Cập: جَبَل مُوسَىٰ, đã Latinh hoá: Gabal Mūsā
tiếng Ả Rập: جَبَل مُوْسَى, đã Latinh hoá: Jabal Mūsā
tiếng Syriac cổ điển: ܛܘܪܐ ܕܣܝܢܝ Ṭūrāʾ Dsyny
tiếng Hy Lạp cổ: Ὄρος Σινά
tiếng Latinh: Mons Sinai
tiếng Hebrew: הַר סִינַי‬, đã Latinh hoá: Har Sīnay
Đỉnh của núi Sinai
Độ cao2.285 m (7.497 ft)
Vị trí
Núi Sinai trên bản đồ Ai Cập
Núi Sinai
Núi Sinai
Nam Sinai, phần châu Á của Ai Cập
Tọa độ28°32′21,9″B 33°58′31,5″Đ / 28,53333°B 33,96667°Đ / 28.53333; 33.96667

Núi Sinai (tiếng Hebrew: הַר סִינָֽי Har Sīnay; Aramaic: ܛܘܪܐ ܕܣܝܢܝ Ṭūrāʾ dəSīnăy) còn được biết đến là Jabal Musa (tiếng Ả Rập: جَبَل مُوسَىٰ nghĩa là "Núi của Moses" là một ngọn núi nằm tại Bán đảo Sinai của Ai Cập. Đây là một trong một số địa điểm được cho là Núi Sinai trong Kinh Thánh, nơi mà theo theo Cựu Ước, Kinh ThánhKinh Qur'an, Moses tiếp nhận Mười Điều Răn.

Núi Sinai cao 2.285 mét (7.497 ft) nằm gần thành phố Saint Catherine, trong khu vực ngày nay được gọi là Bán đảo Sinai. Nó được bao quanh tứ phía bởi các đỉnh núi cao hơn trong dãy núi mà nó là một phần. Cạnh đó là Núi Catherine, ở độ cao 2.629 m hay 8.625 ft, là đỉnh cao nhất ở Ai Cập.[1]

Địa chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chất của nó hình thành trong giai đoạn cuối của quá trình kiến tạo Vách chắn Ả Rập-Nubia. Ngọn núi là một tổ hợp đài vòng gồm đá granit kiềm xâm lấn vào nhiều loại đá khác, trong đó có cả đá núi lửa. Đá granit có thành phần là Syenogranit cho đến Felspat kiềm.

Ý nghĩa trong tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Do Thái giáo và Kitô giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay phía bắc ngọn núi là Tu viện Thánh Catarina có từ thế kỷ thứ 6. Đỉnh núi có một Nhà thờ Hồi giáo vẫn còn được sử dụng và một Nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp được xây dựng vào năm 1934 trên tàn tích của một nhà thờ thế kỷ 16, hiện không mở cửa cho công chúng. Nhà nguyện bao quanh tảng đá được coi là nguồn gốc của Các tấm bia Lề luật trong Kinh Thánh.[2] Trên đỉnh còn có "hang động của Moses", được cho là nơi mà Moses đã nhận Mười Điều Răn.

Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọn núi gắn liền với nhà tiên tri Musa. Đặc biệt, có nhiều tài liệu tham khảo về Jabal Musa trong Kinh Qur'an,[3][4] trong đó nó được gọi là Ṭūr Saināʾ,[5] Ṭūr Sīnīn,[6], aṭ-Ṭūr[7][8]al-Jabal (cả hai đều có nghĩa là "núi").[9] Còn đối với Wād Ṭuwā (Thung lũng của Tuwa) liền kề, nó được coi là muqaddas[10][11] (linh thiêng),[12][13] và một phần của nó được gọi là Al-Buqʿah Al-Mubārakah ("Nơi may mắn"). Đó là nơi Musa nói chuyện với Thượng Đế.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sinai Geology”. AllSinai.info. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2006.
  2. ^ “Mount Sinai, Egypt”. Places of Peace and Power.
  3. ^ Sharīf, J.; Herklots, G. A. (1832). Qanoon-e-Islam: Or, The Customs of the Moosulmans of India; Comprising a Full and Exact Account of Their Various Rites and Ceremonies, from the Moment of Birth Till the Hour of Death. Parbury, Allen, and Company. koh-e-toor.
  4. ^ Abbas, K. A. (1984). The World is My Village: A Novel with an Index. Ajanta Publications.
  5. ^ Bản mẫu:Qref
  6. ^ Bản mẫu:Qref
  7. ^ Bản mẫu:Qref
  8. ^ Bản mẫu:Qref
  9. ^ Bản mẫu:Qref
  10. ^ Bản mẫu:Qref
  11. ^ Bản mẫu:Qref
  12. ^ Ibn Kathir (1 tháng 1 năm 2013). Dr Mohammad Hilmi Al-Ahmad (biên tập). Stories of the Prophets: [قصص الأنبياء [انكليزي. Dar Al Kotob Al Ilmiyah (tiếng Ả Rập: دَار الْـكُـتُـب الْـعِـلْـمِـيَّـة). ISBN 978-2745151360.
  13. ^ Elhadary, Osman (8 tháng 2 năm 2016). “11, 15”. Moses in the Holy Scriptures of Judaism, Christianity and Islam: A Call for Peace. BookBaby. ISBN 978-1483563039.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]