Bước tới nội dung

Mika Häkkinen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mika Häkkinen
Häkkinen tại một sự kiện vào năm 2016
SinhMika Pauli Häkkinen
28 tháng 9, 1968 (56 tuổi)
Vantaa, Uusimaa, Phần Lan
Quốc tịchFinnish
Phối ngẫu
  • Erja Honkanen
    (cưới 1998⁠–⁠ld.2008)
  • Markéta Remešová (cưới 2016)
Con cái5
Sự nghiệp Công thức 1
Những năm tham gia19912001
TeamsLotus, McLaren
Động cơJudd, Ford, Peugeot, Mercedes
Số chặng đua tham gia165 (161 lần xuất phát)
Vô địch2 (1998, 1999)
Chiến thắng20
Số lần lên bục trao giải51
Tổng điểm420
Vị trí pole26
Vòng đua nhanh nhất25
Chặng đua đầu tiênGiải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ 1991
Chiến thắng đầu tiênGiải đua ô tô Công thức 1 Châu Âu 1997
Chiến thắng gần nhất/cuối cùngGiải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ 2001
Chặng đua gần nhất/cuối cùngGiải đua ô tô Công thức 1 Nhật Bản 2001

Mika Pauli Häkkinen (tiếng Phần Lan: [ˈmikɑ ˈhækːinen]  ( nghe), sinh ngày 28 tháng 9 năm 1968 tại Vantaa) là một cựu tay đua người Phần Lan. Từ năm 1991 đến 2001, ông đã tham gia Công thức 1 và giành chức vô địch hai lần trong suốt thời gian đó. Sau ba năm nghỉ ngơi, Häkkinen đã tham gia giải đua DTM cho Mercedes-Benz với tư cách là tay đua chính vào năm 2005 trước khi giải nghệ vào cuối năm 2007. Trong Công thức 1, ông là tay đua thành công nhất vào cuối những năm 1990 cùng với đối thủ lâu năm người Đức Michael Schumacher. Cách cư xử của ông được công chúng coi là dè dặt, khiêm tốn và thân thiện. Điều đó khiến ông trở thành một trong những tay đua nổi tiếng nhất, đặc biệt là ở Đức[1].

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Häkkinen sinh ra vào ngày 28 tháng 9 năm 1968 ở Helsingin maalaiskunta, Phần Lan. Cha mẹ của ông là Harri, một nhà điều hành đài phát thanh sóng ngắn và một tài xế taxi bán thời gian, và Aila Häkkinen, một cựu thư ký. Ông có một chị gái, Nina. Bà đã điều hành một trang web dành cho người hâm mộ cho ông cho đến khi dừng hoạt động vào năm 1998[2]. Häkkinen sống cùng khu phố với Mika Salo và sau này cả hai trở thành bạn[3]. Khi còn nhỏ, Häkkinen chơi khúc côn cầu trên băng và bóng đá[4].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Công thức 1 (1991-2001)

[sửa | sửa mã nguồn]

Team Lotus (1991-1992)

[sửa | sửa mã nguồn]
1991: Mùa giải đầu tiên trong Công thức 1
[sửa | sửa mã nguồn]

Häkkinen đã thực hiện buổi thử nghiệm đầu tiên trên chiếc xe Công thức 1 với đội Benetton. Ông đã lái 90 vòng quanh trường đua Silverstone và lập thời gian nhanh hơn so với tay đua chính Alessandro Nannini. Ông cảm thấy khó ngồi vừa chiếc xe đó nhưng lại thích cảm giác lái và phản ứng chân ga. Mặc dù vậy, ông đã không được mời làm tay đua chính tại Benetton và do vậy quyết định ký hợp đồng với đội Lotus cho mùa giải 1991[5].

Ra mắt lần đầu tiên tại giải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ cùng với Julian Bailey, Häkkinen vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 13 và trong cuộc đua ngày sau đó, động cơ trong chiếc xe đua Lotus của ông bị hỏng ở vòng đua 60. Ông đã lấy điểm lần đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 và lần duy nhất trong mùa giải này khi cán đích vị trí thứ năm ở giải đua ô tô Công thức 1 San Marino. Kết quả của ông sa sút khi ông phải bỏ cuộc liên tiếp trong hai cuộc đua tiếp theo do bị rò rỉ dầu ở Monaco[6] và xoay xe ở Canada[7]. Trước thềm chặng đua ở Canada, Bailey mất chỗ đua tại Lotus do thiếu kinh phí. Do vậy, ông đua cùng hai đồng đội mới là Johnny HerbertMichael Bartels cho đến hết mùa giải[8].

Ông kết thúc mùa giải đầu tiên ở vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng các tay đua với 2 điểm.

1992: Mùa giải cuối cùng với Lotus
[sửa | sửa mã nguồn]

Häkkinen ở lại Lotus vào năm 1992 với đồng đội Herbert[9]. Tại chặng đua mở màn của mùa giải ở Nam Phi, Häkkinen cán đích ở vị trí thứ chín. Sau đó, ông lấy điểm đầu tiên của mùa giải ở Mexico. Ông tiếp tục về đích ở Brazil nhưng không vượt qua vòng phân hạng ở giải đua ô tô Công thức 1 San Marino và phải bỏ cuộc liên tiếp trong hai cuộc đua tiếp theo[10]. Ở Monaco, Lotus giới thiệu chiếc xe mới của họ với tên gọi Lotus 107. Häkkinen sau đó đã lấy được nhiều điểm liên tiếp trong hai cuộc đua tiếp theo trước khi bỏ cuộc tại giải đua ô tô Công thức 1 Đức do hỏng động cơ[11]. Ông kết thúc mùa giải sau khi về đích ở vị trí thứ bảy ở Úc.

Trong mùa giải này, ông vướng vào một vụ tranh chấp hợp đồng. Mặc dù ông có hợp đồng với Lotus, ông đã chọn Williams để tham gia vào mùa giải tiếp theo. Tuy nhiên, Williams đã không gửi lời mời của họ cho mùa giải 1993 và do vậy ông không thể tham gia. Ông sau đó đã tiếp cận đội đua Équipe Ligier mặc dù hợp đồng của ông có một điều khoản mà người quản lý của ông, nhà vô địch năm 1982, Keke Rosberg không đồng ý. Sau đó, ông đã tiếp cận ông chủ đội McLaren, Ron Dennis, để ký hợp đồng được soạn thảo tại sân bay Courchevel. Cuối cùng thì ban quản lý của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) đã quyết rằng ông đựoc phép tham gia đội McLaren cho mùa giải 1993[12].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Beliebter Altmeister: Häkkinen-Festspiele in München”. Der Spiegel (bằng tiếng Đức). 16 tháng 1 năm 2005. ISSN 2195-1349. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Legender: Michael Schumacher”. www.bmf1.dk. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ “Latest Formula 1 Breaking News - Grandprix.com”. www.grandprix.com. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Legends of F1”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 19 tháng 12 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023
  5. ^ “Lunch with... Mika Häkkinen”. Motor Sport Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “1991 Monaco GP - ChicaneF1.com”. www.chicanef1.com. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “1991 Canadian GP - ChicaneF1.com”. www.chicanef1.com. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ “We are the Champions”. atlasf1.autosport.com. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ “Farewell Johnny Herbert!”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ “Mika Hakkinen • Career & Character Info | Motorsport Database”. Motorsport Database - Motor Sport Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ “Latest Formula 1 Breaking News - Grandprix.com”. www.grandprix.com. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ “1993 and Hakkinen - What Really Happened?”. atlasf1.autosport.com. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Thành tích
Tiền nhiệm
David Brabham
Nhà vô địch giải đua Công thức 3 của Anh
1990
Kế nhiệm
Rubens Barrichello
Tiền nhiệm
Jacques Villeneuve
Nhà vô địch Công thức 1
19981999
Kế nhiệm
Michael Schumacher