Bước tới nội dung

Menkauhor Kaiu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Menkauhor Kaiu (còn được gọi là Ikauhor, tiếng Hy Lạp cổMencherês, Μεγχερῆς)[16] là một vị pharaon của Ai Cập cổ đại thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Ông là vị vua thứ bảy của Vương triều thứ Năm, triều đại của ông tồn tại vào khoảng cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỷ 24 TCN.

Menkauhor có thể đã trị vì tám hoặc chín năm, ông đã kế vị vua Nyuserre Ini, và sau này được Djedkare Isesi kế vị. Mặc dù Menkauhor đã được chứng thực thông qua các ghi chép lịch sử, chỉ còn sót lại rất ít các hiện vật có niên đại thuộc về vương triều của ông cho đến ngày nay. Bởi vậy, mối quan hệ huyết thống của ông với vị vua tiền nhiệm và vị vua kế nhiệm hiện vẫn chưa rõ ràng, và cũng chưa có bất cứ người con nào của ông được biết đến. Khentkaus III có thể là thân mẫu của Menkauhor, theo như những bằng chứng được phát hiện trong ngôi mộ của bà vào năm 2015.

Ngoài việc xây dựng các công trình kiến trúc, chúng ta chỉ biết được duy nhất một hoạt động đã diễn ra dưới vương triều của Menkauhor đó là một cuộc viễn chinh đến các mỏ đồng và ngọc lam ở Sinai. Menkauhor đã ra lệnh xây dựng một ngôi đền mặt trời, được gọi là "Akhet-Ra" nghĩa là "Chân Trời của Ra". Đây là ngôi đền mặt trời cuối cùng được xây dựng, tuy nhiên ngôi đền này chỉ được nhắc đến thông qua các dòng chữ khắc được tìm thấy trong những ngôi mộ thuộc về các vị tư tế của nó, vị trí của nó cũng chưa được xác định. Menkauhor đã được chôn cất trong một kim tự tháp nhỏ ở Saqqara, nó được người Ai Cập cổ đại gọi tên là Netjer-Ipet Menkauhor, "Ngôi nhà thiêng liêng của Menkauhor". Ngày nay, nó được biết đến với tên gọi là Kim tự tháp không đầu, tàn tích của nó đã bị cát vùi lấp cho đến khi được phát hiện lại vào năm 2008.

Menkauhor còn là hình tượng trung tâm của một sự thờ cúng tang lễ tồn tại lâu dài cho đến tận giai đoạn cuối thời kỳ Cổ vương quốc, với ít nhất bảy điền trang nông nghiệp sản xuất các hàng hoá cho các nghi lễ hiến tế cần thiết. Menkauhor được thờ cúng như một vị thần, được biết đến với danh hiệu "Vị Thần hùng mạnh của Hai vùng đất, Menkauhor Công Bằng" đã lặp lại trong suốt thời kỳ Tân Vương quốc (khoảng 1550 - 1077 TCN), và kéo dài ít nhất là cho đến vương triều thứ Mười Chín (khoảng năm 1292 - khoảng năm 1077 TCN), khoảng 1200 năm sau khi ông qua đời.

Chứng thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Menkauhor được chứng thực thông qua ba nguồn ghi chép bằng chữ tượng hình, tất cả đều có niên đại thuộc về giai đoạn nửa sau của thời kỳ Tân Vương quốc. Tên của ông được ghi lại trong mục thứ 31 của bản Danh sách Vua Abydos, vốn được khắc trên các bức tường của một ngôi đền dưới triều đại của Seti I (1290-1279 trước Công nguyên). Ông cũng được đề cập trên phiến đá Saqqara (mục 30)[17] và trên cuộn giấy cói Turin (cột thứ ba, hàng thứ 23),[18] cả hai đều được viết dưới thời trị vì của vua Ramses II (1279-1213 trước Công nguyên).[19] Cuộn giấy Turin ghi lại rằng triều đại của Menkauhor kéo dài trong tám năm.[1] Cả ba nguồn trên đều cho rằng Menkauhor đã kế vị Nyuserre Ini và được kế vị bởi Djedkare Isesi, do đó ông là vị pharaon thứ bảy của vương triều thứ Năm.[20]

Menkauhor có thể cũng đã được nhắc đến trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm ghi chép lại lịch sử của Ai Cập được vị tư tế người Ai Cập là Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới thời trị vì của vua Ptolemaios II (283-246 TCN), tuy nhiên không còn bản chép nào của tác phẩm này còn tồn tại cho đến ngày nay, và chúng ta chỉ biết đến nó thông qua tác phẩm sau này của Sextus Julius Africanus và Eusebius. Africanus ghi lại rằng Aegyptiaca đề cập đến một vị pharaon "Mencherês" đã trị vì trong chín năm và là vị vua thứ bảy của vương triều thứ Năm.[21] Mencherês được cho là một cách viết theo tiếng Hy Lạp của Menkauhor, và con số chín năm của Africanus cũng gần phù hợp với con số tám năm trị vì của Menkauhor theo như cuộn giấy cói Turin,[19] con số thứ hai này còn được một số nhà Ai Cập học bao gồm Hartwig Altenmüller xem là chính xác hơn.[22]

Nguồn đương thời

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh nhân cách hóa điền trang nông nghiệp của Menkauhor, ngôi mộ của Ptahhotep, Saqqara[23]

Chỉ còn lại tương đối ít các bằng chứng khảo cổ học có niên đại thuộc về triều đại của Menkauhor còn tồn tại đến ngày nay so với của các vị vua khác thuộc vương triều thứ Năm.[19] Tuy nhiên, tên của Menkauhor lại xuất hiện nhiều trong tên và tước vị của các tư tế và quan lại của vương triều thứ Năm cũng như trong tên của các điền trang nông nghiệp có liên quan đến giáo phái tang lễ của ông.[24] Những hiện vật có niên đại thuộc về triều đại của Menkauhor mà còn tồn tại cho tới ngày nay bao gồm hai chiếc bình đá được chạm khắc tên của ông đến từ ngôi đền tang lễ của Neferefre -chúng có thể là những món quà mà Menkauhor ban tặng cho giáo phái tang lễ của Neferefre[25]- cũng như một vài vết dấu triện đến từ ngôi đền thờ này[26][27] và từ một khu vực được gọi là "Nghĩa trang gia đình của Djedkare" ở Abusir.[28] Những vết dấu trục lăn cho thấy rõ tên Horus của Menkauhor hoặc tên kim tự tháp của ông cũng đã được khai quật tại khu phức hợp tang lễ của Nyuserre Ini,[29] và trong khu nghĩa trang của Giza và Gebelein.[1]

Một con dấu trục lăn bằng vàng có khắc đồ hình của Menkauhor cũng như một phần trong tên gọi kim tự tháp của ông cùng với serekh của Djedkare Isesi ngày nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.[c][30] Con dấu này được phát hiện ở gần thung lũng sông Pactolus nằm ở miền tây Anatolia,[31] điều này có thể giúp chứng thực cho các mối quan hệ thương mại rộng mở đã diễn ra trong suốt thời kỳ vương triều thứ Năm,[22] tuy nhiên nguồn gốc của nó hiện vẫn chưa thể xác minh.[d][33]

Chỉ có duy nhất một bức tượng khắc họa chân dung của nhà vua có niên đại thuộc về thời kỳ Cổ vương quốc, hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Bức tượng thô bằng đá thạch cao tuyết hoa này vẫn đang còn trong tình trạng dang dở, nó miêu tả cảnh Menkauhor đang ngồi trên ngai vàng và khoác một chiếc áo choàng nghi lễ của lễ hội Heb-sed[e][2][27] Bức tượng này được phát hiện trong một hố chôn giấu bí mật, nó được xây dựng vào giai đoạn cuối thời kỳ Tân vương quốc, và ở phía bên dưới sàn một căn phòng nằm về hướng phía tây của hồ nước thiêng trong ngôi đền PtahMemphis.[34] Nhà Ai Cập học Jocelyn Berlandini đưa ra giả thuyết cho rằng một bức tượng khác,[f] mà vốn thường được cho là của Teti, thực ra lại là của Menkauhor Kaiu. Giả thuyết của Berlandini dựa trên nền tảng phong cách, sự tương đồng với bức tượng ngồi của Menkauhor, cũng như vị trí của bức tượng thứ hai vốn được tìm thấy ở phía đông của kim tự tháp Teti và lại nằm sát gần với kim tự tháp của Menkauhor.[36]

Các công trình tưởng niệm được chứng thực của Menkauhor lại chỉ bao gồm có một bản khắc đá tại Wadi MagharehSinai với tước hiệu của ông và một tấm bia đá thô kệch được chạm khắc cùng với đồ hình của ông đến từ Mastaba 904 tại Saqqara.[19][37]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản vẽ con dấu trụ lăn của Menkauhor Kaiu[38]

Tên gọi của Menkauhor là một sự khác biệt so với của những vị vua khác thuộc vương triều thứ Năm. Tên của Menkauhor có nghĩa là "Vĩnh Cửu khi là các Ka của Horus", ông là vị pharaon đầu tiên sau 80 năm có tên không đề cập đến thần mặt trời Ra. Thay vào đó, tên gọi của Menkauhor lại có sự tương đồng với tên gọi của một số vị hoàng tử của vương triều thứ Năm, ví dụ như hoàng tử Khentykauhor "Sức mạnh của Horus nằm tại phía trước", một người con trai của Nyuserre Ini,[39] và hoàng tử Neserkauhor, con trai của Djedkare Isesi.[40]

Dòng dõi

[sửa | sửa mã nguồn]

Do có quá ít các ghi chép đương thời về Menkauhor, cho nên mối quan hệ của ông với vị tiên vương Nyuserre Ini và vị vua kế vị ông, Djedkare Isesi, không thể được xác định một cách chắc chắn ngoài sự nghi ngờ.[39][41] Menkauhor có thể là một người con trai của Nyuserre Ini; quả thực thì chúng ta biết được rằng Nyuserre Ini là cha của hoàng tử Khentykauhor nhờ vào một bức phù điêu có đề cập đến vị hoàng tử này, bức phù điêu này đến từ khu phức hợp tang lễ của vương hậu Khentkaus II, thân mẫu của Nyuserre Ini.[42] Sự tương đồng giữa tên gọi của Khentykauhor với tên của Menkauhor đã khiến cho các nhà Ai Cập học như Miroslav Verner và Vivienne Callender đưa ra giả thuyết cho rằng cả hai đều là cùng một người và Khentykauhor đã lấy tên là "Menkauhor" sau khi lên ngôi.[41] Giả thuyết này có thể mâu thuẫn với một dòng chữ được phát hiện vào năm 2008 trong mastaba của Werkaure, người con trai cả của một vị vua vô danh. Dòng chữ này đề cập đến một "Menkauhor", nhưng lại không có bất cứ biểu trưng hoàng gia nào đi kèm dành cho ông ta. Các nhà Ai Cập học như Hana Vymazalová và Filip Coppens cho rằng điều này có thể là một sự ám chỉ đối với vị pharaon tương lai Menkauhor Kaiu tại thời điểm ông vẫn còn là một vị hoàng tử. Họ giải thích rằng Menkauhor có thể đã ban tặng những khối đá có chất lượng tốt này để xây dựng ngôi mộ dành cho người thân (có thể) của ông, và vì thế sẽ lý giải cho dòng chữ trên.[43] Điều này lại mâu thuẫn với sự đồng nhất của Menkauhor với Khentykauhor; Vymazalová và Coppens lập luận rằng Khentykauhor và Menkauhor là anh em ruột của nhau và đều là con trai của Nyuserre Ini.[44]

Danh tính người mẹ của Menkauhor hiện cũng chưa được rõ ràng. Vào tháng 1 năm 2015, ngôi mộ thuộc về "Người vợ của đức vua" và "Người mẹ của Vua", vương hậu Khentkaus III, đã được một nhóm các nhà khảo cổ học người Séc phát hiện trong khu nghĩa trang nằm phụ cận với kim tự tháp của Neferefre ở Abusir. Dấu niêm phong bùn trong ngôi mộ này chỉ ra rằng Khentkaus III đã được chôn cất dưới thời trị vì của Nyuserre Ini.[15] Bởi vì chúng ta biết được rằng Khentkaus II là mẹ của Nyuserre Ini,[45] do đó có thể bà là mẹ của Menkauhor Kaiu.[15] Vị trí ngôi mộ của bà lại nằm gần với kim tự tháp của Neferefrem, điều này có thể chỉ ra rằng bà là vợ của vị vua trên và do đó Neferefre là cha của Menkauhor.[46]

Hôn phối

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có vị vương hậu nào của Menkauhor được xác định một cách chắc chắn. Nhà Ai Cập học Wilfried Seipel đã đề xuất rằng Khuit I là một vị vương hậu của Menkauhor. Dựa vào niên đại của những ngôi mộ nằm xung quanh khu lăng mộ của Khuit, Seipel lập luận rằng bà đã sống vào giai đoạn giữa vương triều thứ Năm. Bằng phương pháp loại trừ, ông ta quy cho mỗi một vị hoàng hậu đã được nhận biết tương ứng với mỗi một vị vua của thời kỳ này, chỉ còn lại duy nhất Menkauhor như là một ứng viên cho Khuit.[12] Tuy nhiên, những lập luận này đã bị nhà Ai Cập học người Áo tên là Michel Baud chỉ trích, ông ta đã nhận xét rằng các pharaon có thể có nhiều hơn một vương hậu.[47]

Còn có giả thuyết khác cho rằng vương hậu Meresankh IV cũng là một người vợ của Menkauhor dựa trên niên đại và vị trí ngôi mộ của bà ở Saqqara.[48][g] Tuy nhiên, bà có thể là vợ của Djedkare Isesi.[48]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện không có bằng chứng nào về việc khẳng định hoặc chống lại giả thuyết cho rằng vị vua kế vị Menkauhor, Djedkare Isesi, là con trai của ông. Hai vị hoàng tử được cho rằng là con trai của Menkauhor: hoàng tử Raemka[h] và Kaemtjenent,[i] cả hai cũng đều được coi là những người con của Meresankh IV. Tuy nhiên, giả thuyết này chủ yếu lại dựa trên niên đại và vị trí tổng thể ngôi mộ của họ ở Saqquara. Và vì thế, họ cũng có thể là con trai của Djedkare Isesi.[49]

Triều đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Niên đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Phù điêu của Menkauhor Kaiu đến từ Wadi Maghareh[j][51][52]

Do sự khan hiếm các bằng chứng đương thời dành cho Menkauhor, các nhà Ai Cập học ngày nay cho rằng triều đại của ông có lẽ đã kéo dài trong khoảng 8 hoặc 9 năm, giống với những gì được ghi lại trong các ghi chép lịch sử sau này.[19][53][54][55] Bức tượng nhỏ miêu tả Menkauhor đang ngồi và khoác chiếc áo choàng của lễ hội Sed[19] có thể gợi ý cho chúng ta về một triều đại lâu dài hơn, bởi vì lễ hội này thường được tổ chức chỉ sau khi nhà vua đã cai trị được 30 năm. Tuy nhiên, nhà Ai Cập học Hartwig Altenmüller cho rằng giả thuyết này không có thực.[22] Việc chỉ khắc họa lễ hội này không nhất thiết ngụ ý về một triều đại dài lâu; ví dụ như bức phù điêu miêu tả pharaon Sahure mặc áo dài của lễ hội Sed được tìm thấy trong ngôi đền tang lễ của ông ta,[56][57] mặc dù các ghi chép lịch sử và bằng chứng khảo cổ đều cho thấy Sahure đã cai trị Ai Cập không quá 14 năm.[10][58][59]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Do có quá ít các hiện vật và những dòng chữ khắc có liên quan đến triều đại của Menkauhor, cho nên chúng ta biết rất ít về những sự kiện diễn ra dưới triều đại của ông. Menkauhor đã phái một đoàn viễn chinh tới Sinai để khai thác các mỏ ngọc lamđồngWadi Maghareh.[19] Cuộc viễn chinh này được chứng thực nhờ vào một bản khắc đá đã bị hư hại có khắc vương hiệu của Menkauhor, nó là một trong số ít các bằng chứng có niên đại thuộc về giai đoạn trị vì của ông.[51][52] Các khu mỏ của Sinai đã được khai thác bắt đầu từ thời kỳ vương triều thứ Ba (2686 TCN - 2613 TCN), và ngay cả tiên vương của Menkauhor là Nyuserre Ini cùng với vị vua kế vị Djedkare Isesi cũng đã tiến hành các cuộc viễn chinh tới Wadi Maghareh.[60]

Công trình xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng ta biết được rằng Menkauhor Kaiu đã ra lệnh xây dựng hai công trình quan trọng trong thời kỳ trị vì của ông: một ngôi đền mặt trời để nhằm tôn kính thần Ra và một kim tự tháp dành cho việc chôn cất của ông, nó được biết đến ngày nay với tên gọi là "Kim tự tháp không đầu".[61]

Ngôi đền Mặt trời

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôi đền Mặt trời của Menkauhor viết bằng chữ tượng hình
N5G25Aa1 t
N17
O25
[k]
3ḫ.t-Rˁ
Akhet-Ra

Nối tiếp truyền thống được bắt đầu bởi Userkaf, vị vua sáng lập ra vương triều thứ Năm, Menkauhor đã xây dựng một ngôi đền dành cho thần mặt trời Ra. Ông là vị pharaon cuối cùng còn xây dựng công trình này.[63] Những vị vua kế vị của ông, Djedkare IsesiUnas, đã từ bỏ[64][65] truyền thống này bởi vì sự sùng bái thần Ra đã suy tàn[66] do sự trỗi dậy của sự sùng bái thần Osiris.[65] Do sự khan hiếm các văn kiện có liên quan đến ngôi đền mặt trời của Menkauhor, có thể nó chỉ thực hiện chức năng của mình trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có lẽ nó không bao giờ được hoàn thành.[64][67]

Ngôi đền mặt trời của Menkauhor được gọi là Akhet-Ra, nó có thể được dịch theo các cách khác nhau như "Chân Trời của Ra" hoặc "Vùng đất nơi mà Ra bước ra".[64][68] Vị trí của ngôi đền này đến nay vẫn chưa được xác định và có thể nó đang nằm bên dưới lớp cát của Saqqara hoặc Abusir.[69] Chúng ta chỉ biết đến sự tồn tại của nó nhờ vào những dòng chữ được tìm thấy trong các ngôi mộ của những vị quan lại thuộc vương triều thứ Năm và thứ Sáu, họ từng là các vị tư tế của Ra ở ngôi đền này.[70][71] Họ bao gồm Hemu, được an táng ở Giza, và Neferiretptah[72] cùng Raemankh,[73] cả hai đều được an táng ở phía bắc Saqqara.[63] Ngoài việc phụng sự tại ngôi đền Akhet-Ra, Neferiretptah còn là một vị tư tế phụng sự trong kim tự tháp của Menkauhor và giữ chức quan trông coi "đồ trang sức hoàng gia", chịu trách nhiệm về các đồ vật quý báu trong cung điện của nhà vua.[74]

Bên cạnh đó, một dấu triện khác[l][29] có khắc tên Akhet Ra cũng đã được tìm thấy từ ngôi mộ của công chúa Khamerernebti, nằm gần ngôi đền tang lễ của Niuserre ở Abusir. Dấu triện này nằm trên một chiếc bình đá lớn và nó chỉ ra cho chúng ta biết được rằng nguồn thực phẩm được dành cho các ngôi mộ của những thành viên thuộc hoàng gia vốn được đưa đi từ ngôi đền của Menkauhor tới khu phức hợp kim tự tháp của Niuserre.[70]

Kim tự tháp

[sửa | sửa mã nguồn]
Kim tự tháp của Menkauhor (Lepsius XXIX) đã được xây dựng trên trục Nam-Tây Bắc-Đông[75] kết nối kim tự tháp Djoser, Userkaf và cả Unas và Teti sau khi Menkauhor chết lại với nhau.[76]

Menkauhor Kaiu đã xây dựng một kim tự tháp nằm ở phía Bắc Saqqara, và vì thế đã từ bỏ khu nghĩa trang hoàng gia ở Abusir, vốn là nơi an táng các vị vua của vương triều thứ Năm bắt đầu từ triều đại của Sahure, khoảng 80 năm trước đó.[77] Lý do cho sự lựa chọn này có thể là vì cao nguyên Abusir đã trở nên quá chật chội vào giai đoạn đầu triều đại của Menkauhor.[78]

Người Ai Cập cổ đại ban đầu gọi tên nó là Netjer-isut-Menkauhor, có nghĩa là "Vùng đất thiêng liêng của Menkauhor". Ngày nay, kim tự tháp này được biết đến với tên gọi là Lepsius XXIX[79] theo cách đánh số của nhà khảo cổ học Karl Richard Lepsius, ông ta là người đã khám phá ra kim tự tháp này vào năm 1843. Do tình trạng đổ nát của công trình này, người Ả Rập đặt tên cho nó là "Kim tự tháp không đầu", tên gọi này vẫn được sử dụng cho tới ngày nay.[80][81] Vào đầu thế kỷ thứ 20, kim tự tháp này đã bị vùi lấp dưới những lớp cát của sa mạc và việc xác định nó là của Menkauhor đã gây nên những cuộc tranh cãi.[82] Thay vào đó, người ta cho rằng Kim tự tháp không đầu là của Merikare, một công trình có niên đại thuộc về thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất và vẫn chưa được tìm thấy.[83] Vào năm 2008, một nhóm các nhà khảo cổ học dưới sự chỉ đạo của Zahi Hawass đã tiến hành tái khai quật lại cấu trúc được xác định bởi Lepisus này và thông các cuộc khai quật tại địa điểm trên, các nhà khảo cổ học đã nhanh chóng xác định được niên đại của nó là thuộc về vương triều thứ Năm dựa trên các kỹ thuật xây dựng được sử dụng trong quá trình xây dựng công trình này. Dẫu cho các cuộc khai quật đã không thể giúp tìm ra được tên của vị vua xây dựng nên kim tự tháp này, thế nhưng nhờ vào phương pháp loại trừ và bởi vì Menkauhor là vị pharaon duy nhất có kim tự tháp được tìm ra, các nhà khảo cổ học và Ai Cập học đã chính thức thừa nhận rằng Kim tự tháp không đầu là của Menkauhor.[84]

Người ta ước tính rằng chiều dài mỗi cạnh đáy của kim tự tháp này là từ 50–60 m (160–200 ft),[80][85] và vì thế công trình này sẽ có chiều cao khoảng từ 40–50 m (130–160 ft) vào thời điểm nó được xây dựng, điều này khiến cho nó trở thành một trong những kim tự tháp hoàng gia nhỏ nhất thuộc thời kỳ Cổ vương quốc.[m] Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy rằng Menkauhor đã có thời gian để hoàn thành kim tự tháp của ông, vì vậy kích thước nhỏ bé của nó sẽ phù hợp với thời gian trị vì ngắn ngủi của ông là từ 8 đến 9 năm.[27]

Ở phía bắc của nó, có một lối vào dẫn xuống hệ thống các căn phòng chôn cất ngầm, lối vào này đã bị chặn lại bằng hai khung đá granite qua đó chỉ ra cho chúng ta biết được rằng quá trình an táng đã diễn ra tại đây. Một chiếc nắp quan tài vỡ bằng đá bazan xám xanh[87] đã được Cecil Mallaby Firth tìm thấy tại căn phòng chôn cất trong các cuộc khai quật kim tự tháp của ông ta vào năm 1930.[88][89]

Sự thờ cúng tang lễ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phác họa Ḥwt điền trang của Menkauhor đã ghi: "Menkauhor với diện mạo hoàn hảo", Mộ Ptahhotep.[23]

Thời Cổ vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi qua đời, Menkauhor đã có được một sự thờ cúng tang lễ tập trung xung quanh khu phức hợp kim tự tháp của ông. Sự thờ cúng này đã kéo dài ít nhất cho đến giai đoạn nửa sau của vương triều thứ Sáu, gần 150 năm sau đó. Nguồn lương thực cung cấp cho sự thờ cúng này đã được sản xuất ra trong các điền trang nông nghiệp riêng biệt vốn được thiết lập dưới triều đại của Menkauhor. Các sản vật của những điền trang này đã được đưa đến ngôi đền mặt trời và ngôi đền tang lễ của Menkauhor, tại đó chúng được phân phát cho các vị tư tế của sự thờ cúng này, họ có thể sử dụng chúng để nuôi sống bản thân mình hoặc dành cho sự thờ cúng tang lễ của riêng họ.[63] Trên các bức tường trong những mastaba của các vị tư tế này có vẽ những hình ảnh mang tính nhân cách hóa đại diện cho những điền trang nông nghiệp của Menkauhor và họ đang mang theo các đồ tế lễ. Hầu hết các bức vẽ này đều nằm ở phía Bắc Saqqara,[54] và nằm gần phức hợp Kim tự tháp Djoser.[63] Khu vực này gồm có các ngôi mộ của Neferiretptah,[90] Raemankh, Duare, Iti, Sekhemnefer, Snofrunefer, Akhethotep, Ptahhotep và Qednes,[63] tất cả các vị tư tế này đã từng phụng sự trong giáo phái tang lễ của Menkauhor. Những ngôi mộ của các vị tư tế khác thuộc sự thờ cúng này cũng đã được tìm thấy ở phía Nam Abusir, cùng với mastaba của Isesiseneb và Rahotep[91] và ở Giza.[63]

Tên gọi đầy đủ của ít nhất bảy điền trang nông nghiệp thuộc về sự thờ cúng tang lễ của Menkauhor là như sau:[92] "Ikauhor là đặc ân hoàn hảo"[n] và "Đặc ân của Ikauhor",[o] cả hai đều được nhắc đến trong các ngôi mộ của Ptahhotep và Akhethotep; "Ikauhor là cuộc đời hoàn hảo",[p] từ ngôi mộ của Ptahhotep II; "Horus Qemaa ban cho Ikauhor được sống",[q] "Ikauhor mạnh mẽ",[r] "Seshat yêu quý Ikauhor"[s] và "Matyt yêu quý Ikauhor"[t] từ những ngôi mộ của các vị tể tướng Senedjemib Inti,[96] Senedjemib Mehi và Hemu ở Giza. Ngoài ra còn có điền trang Ḥwt của vua, nó bao gồm cả các vùng đất[97] thuộc về ngôi đền tang lễ của Menkauhor, có tên gọi là "Menkauhor với diện mạo hoàn hảo".[u][63][93]

Thời kỳ Tân vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Menkauhor hiện diện trên một tấm bia đá đến từ ngôi mộ của Ameneminet, Louvre

Sự thờ cúng Menkauhor đã được phục hưng trở lại trong thời kỳ Tân Vương quốc (1550-1077 TCN).[98][99] Trong giai đoạn này, Menkauhor đã được tôn thờ như là một vị thần địa phương của khu nghĩa trang Saqqara, đóng vai trò như là một người thay mặt các vị thần[100] và được gọi là "Vị Thần hùng mạnh của Hai vùng đất, Menkauhor Công Bằng".[v][101] Sự thờ cúng này đã được chứng thực nhờ vào những bức phù điêu miêu tả Menkauhor được phát hiện trong các ngôi mộ của viên "Trưởng quan của thợ thủ công và thợ trang sức" Ameneminet và viên thái y Thuthu ở phía Bắc Saqqara, cả hai đều sống vào giai đoạn cuối của vương triều thứ Mười Tám (1550-1292 TCN),[102] dưới các triều đại của Tutankhamun, AyHoremheb.[103]

Một khối đá chạm khắc có niên đại thuộc về giai đoạn sau của thời kỳ Ramesses (1292-1077 trước Công nguyên) và ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai Cập ở Berlin,[w] đã được Lepsius khám phá ra trong một ngôi nhà ở Abusir[104], nó cho thấy Menkauhor ngồi trên ngai vàng bên cạnh bốn vị vua được phong thần khác của thời kỳ Cổ vương quốc: tên của vị vua đầu tiên đã bị mất một phần nhưng có lẽ là Sneferu, sau đó lần lượt là Djedefre, Menkaure, Menkauhor và cuối cùng là Neferkare. Còn vị chủ nhân của ngôi mộ này thì lại đang cúng bái ở ngay trước mặt của các vị vua.[105] Một bức phù điêu khác có niên đại thuộc về thời kỳ này cũng miêu tả một hoạt cảnh tương tự. Nó được chạm khắc trên rầm đỡ của nhà nguyện trong ngôi mộ của Mahy nằm ở phía Bắc Saqqara. Bốn vị vua được miêu tả ở đây tất cả đều đã xây dựng kim tự tháp tại Saqqara: Djoser, Teti, Userkaf và Menkauhor. Sự thờ cúng Menkauhor còn tiếp tục trong giai đoạn từ cuối vương triều thứ Mười Tám đến vương triều thứ Mười Chín có thể là do vị trí kim tự tháp của vị vua này; nó nằm trên con đường dẫn đến nghĩa địa của những vị thần bò Apis, nơi sau này trở thành đền Serapeum.[104]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tượng này nằm ở Bảo tàng Ai Cập và có số danh mục là CG40 và JdE 28579.[1]
  2. ^ Các khoảng thời gian khác nhau được đưa ra về thời gian mà Menkauhor Kaiu cai trị là: 2444–2436 TCN,[3] 2422–2414 TCN,[4] 2421–2414 TCN,[5][6][7] 2414–2405 TCN,[8] 2389–2380 TCN,[9] 2373–2366 TCN[10]
  3. ^ Con dấu vàng có số danh mục là 68.115.[30]
  4. ^ Nhà khảo cổ học Karin Sowada thậm chí còn nghi ngờ tính xác thực của con dấu.[32]
  5. ^ Cao 47,5 cm (18,7 in), bức tượng cho thấy nhà vua đang đội vương miện trắng của Thượng Ai Cập, đôi mắt của ông trang trí bằng Kohl và với một bộ râu giả hiện đã bị hỏng. Menkauhor được xác định bởi một dòng chữ ghi tên ông ở bên phải bàn chân tượng.[2]
  6. ^ Bức tượng này hiện đang nằm ở Bảo tàng Ai Cập Cairo, có số danh mục là JE 39013.[35]
  7. ^ Meresankh IV được chôn cất tại lăng một số S82.[48]
  8. ^ Hoàng tử Raemka được chôn cất tại lăng một số S80.[40]
  9. ^ Hoàng tử Kaemtjenent được chôn cất tại lăng một số S84.[40]
  10. ^ Dòng chữ đọc là "Horus Menkhau, vua của Thượng và Hạ Ai Cập Menkauhor, được ban cho cuộc sống, sự ổn định và [sự thống trị muôn đời]. Sự ủy thác được thực hiện bởi...". Dòng chữ khắc hiện được đặt trong Bảo tàng Ai Cập, Cairo, mang số danh mục JE 38566.[50]
  11. ^ Chữ tượng hình cuối cùng được ở đây là một phỏng chừng của biểu tượng chính xác cho thấy một obelisk ngồi trên một nền phẳng được gọi là ben-ben.[62]
  12. ^ Con dấu hiện nằm tại Bảo tàng Ai Cập Berlin với số danh mục là 16760
  13. ^ So với kích thước của các kim tự tháp hoàng gia khác thời Cựu Vương quốc theo Grimal.[86]
  14. ^ Trong tiếng Ai Cập, Nfr-ḥswt Ik3w-Ḥr được đọc là "Neferhesut Ikauhor".[93]
  15. ^ Trong tiếng Ai Cập, Ḥswt Ik3w-Ḥr được đọc là "Hesut Ikauhor".[93]
  16. ^ Nfr-ˁnḫ Ik3w-Ḥr được đọc là "Neferankh Ikauhor".[93]
  17. ^ Sˁnḫ Ḥr-ḳm3ˁ Ik3w-Ḥr nghĩa là "Sankh Hor-Qemaa Ikauhor".[93]
  18. ^ W3ḥ Ik3w-Ḥr nghĩa là "Wah Ikauhor"[93] được dịch là "Ikauhor hoa mỹ".[94]
  19. ^ Mr-Sš3t Ik3w-Ḥr được đọc là "Mer Sheshat Ikauhor".[93]
  20. ^ Mr-M3tjt Ik3w-Ḥr nghĩa là "Mer Matyt Ikauhor",[93] Matyt có thể là một biến thể của "Matit", một nữ thần sư tử được thờ trong thời kỳ Cổ Vương quốc tại Deir el-Gabrawi.[95]
  21. ^ Ḥwt nfr-ḫ3w Mn-k3w-Ḥr được đọc là "Hewet neferkhau Menkauhor".[93]
  22. ^ Danh hiệu được tìm thấy trong lăng một của Thuthu, đọc là là wsir nb t3wy Mn-k3w-Ḥr m3ˁ ḫrw trong tiếng Ai Cập cổ.[101]
  23. ^ Khối đá chạm khắc này có số danh mục là Berlin NI 1116.[104]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Vymazalová & Coppens 2008, tr. 33.
  2. ^ a b c Borchardt 1911, tr. 37–38.
  3. ^ Verner 2001b, tr. 589.
  4. ^ a b Clayton 1994, tr. 60–61.
  5. ^ Malek 2000, tr. 100.
  6. ^ Rice 1999, tr. 107–108.
  7. ^ Sowada & Grave 2009, tr. 3.
  8. ^ Strudwick 2005, tr. xxx.
  9. ^ von Beckerath 1999, tr. 58–59 & 283.
  10. ^ a b Hornung 2012, tr. 491.
  11. ^ a b c Leprohon 2013, tr. 40.
  12. ^ a b Seipel 1980, tr. 214.
  13. ^ Baud 1999, tr. 537.
  14. ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 64–65 & 68.
  15. ^ a b c Charles University Press Release 2015.
  16. ^ Müller 2010, tr. 549.
  17. ^ Mariette 1864, tr. 15.
  18. ^ Gardiner 1959, Col. III num. 23.
  19. ^ a b c d e f g Baker 2008, tr. 198–199.
  20. ^ von Beckerath 1999, tr. 58–59.
  21. ^ Waddell 1971, Manetho, Loeb classical library, 350. Cambridge, London: Harvard University Press; W. Heinemann. OCLC 6246102. 51
  22. ^ a b c Altenmüller 2001, tr. 600.
  23. ^ a b Murray 1905, pl. IX.
  24. ^ Verner 2000, tr. 594.
  25. ^ Vlčková 2006, tr. 91.
  26. ^ Kaplony 1981, tr. 295–307.
  27. ^ a b c Verner 2001a, tr. 405.
  28. ^ Verner, Callender & Strouhal 2002, tr. 87 & 91.
  29. ^ a b Kaplony 1981, tr. 297.
  30. ^ a b Seal of office 68.115, BMFA 2015.
  31. ^ Young 1972, tr. 11.
  32. ^ Sowada & Grave 2009, tr. 146, chú thích 89.
  33. ^ Schulman 1979, tr. 86.
  34. ^ Morales 2006, tr. 322.
  35. ^ Berlandini 1979, tr. 27.
  36. ^ Berlandini 1979, tr. 27, pl. 4, A & B.
  37. ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 67.
  38. ^ Petrie 1917, seal 5.7 plate IX.
  39. ^ a b Vymazalová & Coppens 2008, tr. 38.
  40. ^ a b c Dodson & Hilton 2004, tr. 69.
  41. ^ a b Verner, Callender & Strouhal 2002, tr. 106.
  42. ^ Verner 1995, tr. 65.
  43. ^ Vymazalová & Coppens 2013, tr. 37–38.
  44. ^ Vymazalová & Coppens 2008, tr. 38–39.
  45. ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 66.
  46. ^ Verner 2014, tr. 58.
  47. ^ Baud 1999, tr. 537 & 484.
  48. ^ a b c Dodson & Hilton 2004, tr. 68.
  49. ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 68–69.
  50. ^ Strudwick 2005, tr. 136, "59. chữ khắc của Menkauhor tại Wadi Maghara".
  51. ^ a b Lepsius & Denkmäler II, tr. 39.
  52. ^ a b Gardiner, Peet & Černý 1955, Pl. VII num. 12.
  53. ^ Baud 1999, tr. 569.
  54. ^ a b Berlandini 1979, tr. 16.
  55. ^ Vercoutter 1992, tr. 302–303.
  56. ^ Borchardt 1913, Blatt 45.
  57. ^ Richter 2013.
  58. ^ Rice 1999, tr. 173.
  59. ^ von Beckerath 1999, tr. 283.
  60. ^ Mumford 1999, tr. 875–876.
  61. ^ Vymazalová & Coppens 2008, tr. 36 & 39.
  62. ^ Bard 2015, tr. 166.
  63. ^ a b c d e f g Vymazalová & Coppens 2008, tr. 36.
  64. ^ a b c Verner 2003, tr. 84.
  65. ^ a b Dorman 2015.
  66. ^ Verner 2001b, tr. 589–590.
  67. ^ Verner 2013, tr. 68.
  68. ^ Verner 1994, tr. 111.
  69. ^ Kanawati 2003, tr. 146.
  70. ^ a b Voß 2004, tr. 155.
  71. ^ Grimal 1992, tr. 78.
  72. ^ Voß 2004, tr. 157.
  73. ^ Voß 2004, tr. 156.
  74. ^ Baud 1999, tr. 448.
  75. ^ Berlandini 1979, tr. 4.
  76. ^ Kanawati 2003, tr. 186.
  77. ^ Vymazalová & Coppens 2008, tr. 39.
  78. ^ Goelet 1999, tr. 87, Abu Gurab/Abusir sau Vương triều Thứ Năm.
  79. ^ Lepsius & Denkmäler I, Pl. 33 & Text. I, p. 188.
  80. ^ a b Lehner 1997, tr. 165.
  81. ^ Vymazalová & Coppens 2008, tr. 35.
  82. ^ Berlandini 1979.
  83. ^ Malek 1994, tr. 203–214.
  84. ^ Wright 2008.
  85. ^ Berlandini 1979, tr. 9.
  86. ^ Grimal 1992, tr. 118, Table 3.
  87. ^ Berlandini 1979, tr. 12.
  88. ^ Firth 1930, tr. 188.
  89. ^ Berlandini 1979, tr. 8.
  90. ^ Mariette 1889, tr. 322.
  91. ^ Bárta, Černý & Strouhal 2001, tr. 70–71 & 134.
  92. ^ Jacquet-Gordon 1962, tr. 292, 299, 381, 390, 394, 400 & 412.
  93. ^ a b c d e f g h i Berlandini 1979, tr. 16, chú thích 77.
  94. ^ Brovarski 2001, tr. 152.
  95. ^ Fischer 1962, tr. 7.
  96. ^ Brovarski 2001, tr. 55, 69 & 152.
  97. ^ Brewer & Teeter 1999, tr. 52.
  98. ^ Berlandini 1979, tr. 18–19.
  99. ^ Rice 1999, tr. 108.
  100. ^ Berlandini-Grenier 1976, tr. 315–316.
  101. ^ a b Berlandini-Grenier 1976, tr. 315.
  102. ^ Vymazalová & Coppens 2008, tr. 32–39.
  103. ^ Berlandini 1979, tr. 19.
  104. ^ a b c Vymazalová & Coppens 2008, tr. 37.
  105. ^ Wildung 1969, tr. 197–198.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Nyuserre Ini
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Năm
Kế nhiệm
Djedkare Isesi