Bước tới nội dung

Maharishi Mahesh Yogi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maharishi Mahesh Yogi
Maharishi Mahesh Yogi năm 1978
SinhMahesh Prasad Varma
12 tháng 1 năm 1918
Jabalpur, Ấn Độ (hiện tại là Madhya Pradesh, India)
Mất5 tháng 2 năm 2008(2008-02-05) (90 tuổi)
Vlodrop, Limburg, Hà Lan
Quốc tịchẤn Độ
Chức danh/Vinh danhMaharishi
Sáng lậpPhong trào Thiền siêu việt
Global Country of World Peace
GuruBrahmananda Saraswati
Triết họcThiền siêu việt
Đồ đệ nổi tiếngThe Beatles, The Beach Boys, Ravi Shankar và những người khác

Maharishi Mahesh Yogi (12 tháng 1 năm 1918[1] – 5 tháng 2 năm 2008), tên khai sinh Mahesh Prasad Varma và trở nên nổi tiếng như là một Maharishi (nghĩa là "nhà tiên tri vĩ đại")[2][3]Yogi.[4][5] Ông đã phát triển các kỹ thuật Thiền siêu việt và là nhà lãnh đạo và guru của phong trào Thiền siêu việt toàn cầu. Tổ chức này vừa được coi là một phong trào tôn giáo mới vừa được coi như tổ chức phi tôn giáo.[6][7][8]

Maharishi Mahesh Yogi là đệ tử và trợ lý của Swami Brahmananda Saraswati, Shankaracharya (lãnh đạo tinh thần) của JyotirmathHimalaya thuộc Ấn Độ. Maharishi thừa nhận Brahmananda Saraswati đã truyền cảm hứng cho những lời dạy của ông. Trong năm 1955, Maharishi bắt đầu giới thiệu phương thức Thiền sâu siêu việt của mình (sau đổi tên thành Thiền siêu việt) đến công chúng Ấn Độ, và sau đó là đến toàn thế giới. Chuyến du lịch truyền bá thiền toàn cầu đầu tiên của ông bắt đầu vào năm 1958.[9] Các tín đồ của ông gọi ông là Đấng Thiêng liêng,[10] và bởi vì ông thường cười trong các cuộc phỏng vấn ông còn được gọi là "Guru hay cười khúc khích".[11][12][13]

Trong những năm 1960 và cuối năm 1970, Maharishi trở nên nổi tiếng với tư cách thiền sư dạy thiền cho The Beatles, The Beach Boys và nhiều người nổi tiếng khác. Vào cuối năm 1970, ông bắt đầu chương trình TM-Sidhi  với tuyên bố giúp các học viên khả năng bay lên không trung và tạo ra hòa bình trên thế giới.[14] Đảng Quy luật Tự nhiên của Maharishi đã được thành lập vào năm 1992, và chạy chiến dịch quảng bá tại hàng chục quốc gia. Ông chuyển đến gần Vlodrop, Hà Lan, trong năm đó.[15] Vào năm 2000, ông đã tạo ra Global Country of World Peace, một tổ chức phi lợi nhuận và bổ nhiệm lãnh đạo của tổ chức này. Trong năm 2008, ông thông báo nghỉ hưu, ngừng tất cả hoạt động quản lý, im lặng hoàn toàn cho đến khi mất ba tuần sau đó.[16]

Maharishi được cho là đã đào tạo được hơn 40.000 giáo viên dạy các kỹ thuật Thiền siêu việt, đưa môn thiền này đến với "hơn năm triệu người" và thành lập hàng ngàn trung tâm dạy thiền và hàng trăm trường đại học và trung học,[17][18][19] trong khi trang web Thiền siêu việt nói rằng hàng chục ngàn học viên đã được học chương trình thiền TM-Sidhi của ông. Nỗ lực của ông đã tạo ra các trường học và đại học thiền với cơ sở ở nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ.[20] Maharishi, gia đình và cộng sự gần gũi với ông đã tạo ra hàng loạt các tổ chức từ thiện và doanh nghiệp thu lợi nhuận, bao gồm các phòng khám, công ty bán thuốc bổ chức năng qua thư đặt hàng, và trang trại bán rau quả sạch. Báo cáo tài chính các tổ chức của Maharishi năm 2008 cho thấy giá trị của các tổ chức này dao động từ hàng triệu đến hàng tỷ đô la Mỹ. Năm 2008, các tổ chức Maharishi tự định giá tài sản tại Mỹ của mình vào khoảng 300 triệu USD.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Picture of Yogi's passport
  2. ^ Weidmann, K.T. (1999). “Maharishi Mahesh Yogi”. Trong von Dehsen, Christian (biên tập). Philosophers and Religious Leaders: An Encyclopedia of People Who Changed the World. Greenwood. tr. 120. ISBN 978-1573561525.
  3. ^ Koppel, Lily (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Maharishi Mahesh Yogi, Spiritual Leader, Dies”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ Mason, Paul (1994). The Maharishi—The Biography of the Man Who Gave Transcendental Meditation to the World. Shaftsbury, Dorset: Element Books Ltd. tr. 28. ISBN 1-85230-571-1.
  5. ^ Goldberg, Philip (2010). American Veda: from Emerson and the Beatles to yoga and meditation. Harmony Books, Crown Publishing/Random House. tr. 362.
  6. ^ Beckford, James A. (1985). Cult controversies: the societal response to new religious movements. Tavistock Publications. tr. 23. ISBN 978-0-422-79630-9.
  7. ^ Parsons, Gerald (1994). The Growth of Religious Diversity: Traditions. The Open University/Methuen. tr. 288. ISBN 978-0-415-08326-3.
  8. ^ Chryssides George D. Defining the New Spirituality http://www.cesnur.org/conferences/riga2000/chryssides.htm"One possible suggestion is that religion demands exclusive allegiance: this would ipso facto exclude Scientology, TM and the Soka Gakkai simply on the grounds that they claim compatibility with whatever other religion the practitioner has been following. For example, TM is simply – as they state – a technique. Although it enables one to cope with life, it offers no goal beyond human existence (such as moksha), nor does it offer rites or passage or an ethic. Unlike certain other Hindu-derived movements, TM does not prescribe a dharma to its followers – that is to say a set of spiritual obligations deriving from one's essential nature."
  9. ^ Oates, Robert M. (1976). Celebrating the dawn: Maharishi Mahesh Yogi and the TM technique. New York: G.P. Putnam's Sons. tr. 40. ISBN 978-0-399-11815-9.
  10. ^ Carlton, Jim (ngày 15 tháng 4 năm 1991). “For $1,500 a Head, Maharishi Promises Mellower Inmates --- Transcendental Meditation Goes to Prison as Backers Try to Lock Up Contracts”. Wall Street Journal. New York, N.Y. tr. A.1.
  11. ^ Shankar, Jay (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Maharishi Mahesh Yogi”. Bloomberg. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  12. ^ Richardson, Mark (ngày 12 tháng 10 năm 1993). “A leap of faith”. The Ottawa Citizen. tr. A.1.
  13. ^ Woo, Elaine (ngày 6 tháng 2 năm 2006). “Maharishi Mahesh Yogi”. Los Angeles Times.
  14. ^ Warren, Jenifer (ngày 27 tháng 10 năm 1995). “Party Asks Voters to Put Their Faith in Meditation; Politics: Skeptics scoff at Natural Law Party's answer to nation's ills, but backers say they have more to offer”. Los Angeles Times. tr. 1.
  15. ^ Koppel, Lily (ngày 8 tháng 10 năm 2006). “Encounter: Outer Peace”. The New York Times.
  16. ^ Srinivasan, 2008. Hinduism For Dummies. John Wiley & Sons.
  17. ^ a b Koppel, Lily (ngày 8 tháng 2 năm 2008) Maharishi Mahesh Yogi, Spiritual Leader, Dies The New York Times
  18. ^ Hudson, Alexandra (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Beatles Indian Guru Maharishi Mahesh Yogi”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  19. ^ Page, Jeremy; Hoyle, Ben (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Maharishi Mahesh Yogi Dies a Recluse”. The Times. London. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2016.
  20. ^ “Gifts of the Global Country of World Peace: Education Products Services”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]