Bước tới nội dung

Kubo Toshiaki

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kubo Toshiaki Cửu đẳng
Kubo vào tháng 12 năm 2015 tại một sự kiện cờ người tại TP Himeji, Hyōgo
TênKubo Toshiaki (久保利明)
Ngày sinh27 tháng 8, 1975 (49 tuổi)
Ngày lên chuyên1 tháng 4, 1993(1993-04-01) (17 tuổi)
Số hiệu kì thủ207
Quê quánKakogawa, Hyōgo
Trực thuộcLiên đoàn Shogi Nhật Bản (Kantō cho đến tháng 3 năm 2003, Kansai từ tháng 4 năm 2003)
Sư phụAwaji Hitoshige Cửu đẳng
Sư đồSakaki Nana, Kubo Shōko
Đẳng cấpCửu đẳng
Hồ sơhttps://www.shogi.or.jp/player/pro/207.html
Thành tích
Tổng số danh hiệu7
Tổng số lần vô địch giải không danh hiệu6
Cập nhật đến ngày 18 tháng 10 năm 2024

Kubo Toshiaki ( () () (とし) (あき) (Cửu Bảo Lợi Minh)?) sinh ngày 27 tháng 8 năm 1975 tại TP Kakogawa, Hyōgo là một kỳ thủ shogi chuyên nghiệp người Nhật Bản với số hiệu kỳ thủ 207 và là môn hạ của Awaji Hitoshige Cửu đẳng. Ông thôi học trường cao học Kakogawaminami[1]. Ông hiện là phó chủ tịch Liên đoàn Shogi Nhật Bản (tháng 6 năm 2015 - nay).

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Kubo lọt vào top 4 Tiểu học Danh Nhân Chiến năm 1986 khi để thua Suzuki Daisuke (người sau đó vô địch giải đấu) tại bán kết. Cùng năm đó, ông gia nhập Trường đào tạo kỳ thủ.

Tháng 4 năm 1993, ông thăng lên Tứ đẳng khi mới 17 tuổi và trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. 10 năm sau đó, năm 2003, Kubo trở thành kỳ thủ hạng A, đồng thời thăng lên Bát đẳng. Trong mùa giải 1994, ông có tỷ lệ thắng cao nhất giới chuyên nghiệp và cao thứ 6 trong lịch sử khi đó là 80,95% (34 thắng - 8 thua). Kubo giành được chuỗi 6 ván thắng liên tiếp trong giải vô địch All-Stars mùa giải 1997 và có chức vô địch giải đấu không danh hiệu đầu tiên[chú thích 1].

Kubo tiến vào cửa ải gian nan nhất giới chuyên nghiệp, nơi chỉ có 4 trong 7 kỳ thủ tiến vào được trụ lại - vòng Xác định Khiêu chiến giả Vương Tướng Chiến lần đầu tiên tại kỳ 49 của giải đấu này. Tuy ông bị loại trong kỳ đó, ngay trong kỳ 50, ông thành công trở lại và trụ lại nơi đây đến kỳ 59[chú thích 2].

Tuy xuất thân từ Trường đào tạo Kansai, trong một khoảng thời gian sau khi lên chuyên, ông trực thuộc chi nhánh Kantō của Liên đoàn Shogi Nhật Bản và chỉ trở lại chi nhánh Kansai vào tháng 6 năm 2004. Khi đó, trên Tạp chí cờ vây - shogi, ông đã nói rằng "sẽ không có lần thứ hai tôi trở lại Kantō".

Bức tường Habu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy có đến 4 lần khiêu chiến danh hiệu tính đến mùa giải 2007, cả 4 lần đó Kubo đều phải đối mặt Habu Yoshiharu. Trùng hợp thay, trong những ván đấu mang tính cột mốc của Habu, có rất nhiều ván ông đối mặt Kubo.

  • Kubo tham gia loạt tranh ngôi đầu tiên tại Kỳ Vương Chiến kỳ 26 (mùa giải 2000) và thất bại 1-3. Tại cúp NHK lần thứ 50 cùng mùa giải đó, Kubo cũng thua Habu tại chung kết và giành ngôi á quân. Thành tích của Kubo trong mùa giải đó bao gồm 46 ván thắng và tỷ lệ thắng 74,19%, giúp ông nhận giải Tinh thần thi đấu trong mùa Đại Thưởng năm đó[chú thích 3].
  • Lần thứ 2 Kubo khiêu chiến Habu là tại Vương Tọa Chiến kỳ 49 (mùa giải 2001), nơi ông một lần nữa thất bại với cùng tỷ số 1-3.
  • Kubo đã vượt qua Habu để lên ngôi vô địch cúp NHK lần thứ 53 (mùa giải 2003)[chú thích 4]. Cùng với việc thành công trả thù Habu, đây cũng là chức vô địch đầu tiên của ông tại một giải đấu có toàn bộ kỳ thủ tham gia. Cho đến thời điểm đó, Habu đã chiến thắng tất cả các ván chung kết cúp NHK của mình, và kỷ lục bất bại tại chung kết cúp NHK của ông bị Kubo chấm dứt ở mốc 6 chiến thắng. Mùa giải 2003, Kubo nhận giải thưởng Kỳ thủ Xuất sắc tại Đại Thưởng.
  • Sau 6 năm, Kubo một lần nữa tham gia tranh ngôi tại Vương Tọa Chiến kỳ 55 (mùa giải 2007), và ông một lần nữa bị Habu đánh bại 3 ván không gỡ.
  • Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Kubo để thua Habu tại vòng 6 hạng A Thuận Vị Chiến kỳ 66, giúp Habu có ván thắng thứ 1000 trong sự nghiệp.
  • Lần thứ 4 ông gặp Habu là tại Vương Tướng Chiến kỳ 57 (mùa giải 2007), lần đầu tiên Kubo tham gia một loạt 7 ván thắng 4, với mỗi ván được tổ chức trong 2 ngày. Kubo bị đánh bại với tỷ số chung cuộc 1-4. Với lần bảo vệ danh hiệu Vương Tướng này, Habu đã đạt được cột mốc 100 chức vô địch các giải đấu danh hiệu và không danh hiệu. Thành tích đối đầu giữa Kubo và Habu trong mùa giải 2007 là 1-10. Ít lâu sau khi kết thúc loạt tranh ngôi Vương Tướng Chiến, ngày 3 tháng 3 năm 2008, ông chính thức bị giáng khỏi hạng A Thuận Vị Chiến. Tuy có 2 lần tham gia tranh ngôi, mùa giải 2007 vẫn là một mùa giải đầy cay đắng cho Kubo.

Danh hiệu đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỳ Vương Chiến kỳ 34 - Loạt tranh ngôi - Ván 2
▲11. X-75
Satō Yasumitsu Kỳ Vương
△ quân trên tay: Không
987654321 
  
     
  
       
       
         
 
       
 
▲ quân trên tay: Không
Kubo Toshiaki Bát đẳng

Mùa giải 2008 - mùa giải thứ 16 trong sự nghiệp của Kubo, khi ông tròn 33 tuổi là một mùa giải đặc biệt đối với ông.

Ngày 13 tháng 5, ông để thua Habu trong ván Xác định Khiêu chiến giả Kỳ Thánh Chiến. Chỉ 3 ngày sau đó, ông đánh bại Yashiki Nobuyuki tại bán kết tổ 2 Long Vương Chiến để giành quyền thăng lên tổ 1.

Ngày 14 tháng 2 năm 2009, tại Giải vô địch shogi Asahi mở rộng lần thứ 2, Kubo để thua trước Akutsu Chikara tại chung kết và bỏ lỡ cơ hội vô địch giải không danh hiệu thứ 2 của mình.

Tại Kỳ Vương Chiến kỳ 34, ông vượt qua Habu trong vòng Xác định Khiêu chiến giả, đồng thời trở lại từ nhánh thua và đả bại Kimura Kazuki để giành quyền khiêu chiến Satō Yasumitsu Kỳ Vương. Đây là lần đầu tiên ông tham gia tranh ngôi cùng một kỳ thủ không phải Habu. Trong loạt 5 ván thắng 3 này, Kubo thắng 2 ván đầu và để thua 2 ván sau đó, tuy nhiên tại ván 5 quyết định vào ngày 30 tháng 3 năm 2009, Kubo giành chiến thắng và giành danh hiệu đầu tiên của mình - Kỳ Vương. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2005 có một kỳ thủ Kansai sở hữu danh hiệu, sau khi Tanigawa Kōji để mất danh hiệu Kỳ Vương. Với thành tích 48 ván thắng trong tổng số 73 ván tổng cộng trong mùa giải 2008, Kubo nhận giải 4 hạng mục Tinh thần thi đấu - Nhiều ván thắng nhất - Nhiều ván đấu nhất - Giải Masuda Kōzō[chú thích 5].

Kubo nhận giải Masuda Kōzō nhờ nước ▲11. X-75 tại ván 2 Kỳ Vương Chiến (xem hình bên phải), lần đầu tiên nước đi này xuất hiện trong một loạt tranh ngôi. Ván đấu này diễn biến nhanh chóng, và tàn cuộc bắt đầu chỉ sau hơn 30 nước đi, và Kubo đã giành chiến thắng chỉ sau 57 nước đi.

Nhị quán vương

[sửa | sửa mã nguồn]

Kubo là Khiêu chiến giả Vương Tướng Chiến kỳ 59 trước Habu. Trong khoảng thời gian giữa ván 2 và ván 3, ngày 8 tháng 2 năm 2010, ông giành chiến thắng thứ 9 tại hạng B1 Thuận Vị Chiến kỳ 68 và giành suất thăng lên hạng A trước Toyokawa Takahiro. Sau đó, giữa ván 3 và 4, ông tham gia bán kết và chung kết Giải vô địch shogi Asahi mở rộng, và giành ngôi á quân năm thứ 2 liên tiếp khi thua Habu. Tuy nhiên, Kubo đã chiến thắng ván 6 tổ chức trong các ngày 16-17 tháng 3, qua đó chiến thắng chung cuộc 4-2 và giành danh hiệu Vương Tướng. Như vậy, sau 5 lần khiêu chiến, Kubo cuối cùng cũng vượt qua được bức tường Habu. Ông trở thành kỳ thủ Kansai đầu tiên sau 5 năm kể từ Tanigawa Kōji Vương Vị - Kỳ Vương và là kỳ thủ Chấn Phi Xa đầu tiên sau 37 năm kể từ Ōyama Yasuharu.

Tuy nhiên, song song với Vương Tướng Chiến, Kubo cũng phải tham gia bảo vệ danh hiệu Kỳ Vương trước đối thủ ông vừa đánh bại là Satō Yasumitsu. Khi loạt 7 ván Vương Tướng Chiến kết thúc, Kubo đang bị dẫn 1-2 tại Kỳ Vương Chiến. Ván 4 của loạt 5 ván này được tổ chức chỉ 2 ngày sau khi Vương Tướng Chiến khép lại, vào ngày 19 tháng 3 năm 2010. Nếu Kubo để thua, ông sẽ chỉ ở ngôi Nhị quán vỏn vẹn 2 ngày, ngắn hơn cả Minami Yoshikazu[chú thích 6] trong mùa giải 1990. Ông đã thành công trụ vững để kéo loạt tranh ngôi tới ván 5 quyết định tổ chức ngày 30 tháng 3 tại Hội quán Shogi Kansai, Fukushima, Ōsaka. Trong một tàn cuộc vô cùng căng thẳng, Kubo đã giành chiến thắng sau 190 nước đi và kéo dài thời gian Nhị quán của mình đến ít nhất là 1 năm sau đó. Cùng với đó, với danh hiệu thứ 3 của mình, Kubo được thăng lên Cửu đẳng cùng ngày. Ván 5 Kỳ Vương Chiến cũng được chọn làm Ván đấu của năm tại Đại Thưởng ngày hôm sau, đồng thời Kubo nhận giải Kỳ thủ Ưu tú lần đầu với thành tích tốt của mình.

Mất quán, vô địch liên tiếp Cúp JT

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 3 năm 2012, ông kết thúc Thuận Vị Chiến kỳ 70 với thành tích 2 thắng - 7 thua và bị giáng xuống hạng B1. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ thủ Nhị quán bị giáng hạng tại Thuận Vị Chiến[2].

Kubo để thua ván quyết định Vương Tướng Chiến kỳ 61 vào ngày 9 tháng 3, qua đó mất danh hiệu với tỷ số 1-4 vào tay Satō Yasumitsu Cửu đẳng (đây cũng là lần đầu tiên Kubo mất danh hiệu)[3]. Ngay sau đó, ông để thua ván 4 Kỳ Vương Chiến kỳ 37 vào ngày 17 tháng 3 và để Gōda Masataka Cửu đẳng đoạt danh hiệu Kỳ Vương với tỷ số 1-3, khiến Kubo mất hết quán[4]. Như vậy, chỉ trong tháng 3 năm 2012, Kubo đã bị giáng khỏi hạng A Thuận Vị Chiến, đồng thời mất 2 danh hiệu.

Tuy nhiên, tại cúp JT lần thứ 33, ông vượt qua Habu Yoshiharu Tam quán tại chung kết ngày 18 tháng 11 năm 2012 và giành chức vô địch giải đấu này tại trận chung kết thứ 3 của mình. Tại cúp JT tiếp theo, ông tiếp tục đánh bại Habu tại chung kết và bảo vệ chức vô địch của mình.

Từ playoff hạng A đến giáng xuống B1

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 1 năm 2013, với chiến thắng trước Hatakeyama Mamoru Thất đẳng tại hạng B1 Thuận Vị Chiến kỳ 71, Kubo chính thức thăng lên hạng A sớm 2 vòng với thành tích khi đó là 8 thắng - 2 thua. Cùng với việc thăng trở lại hạng A, Kubo nhận Giải thưởng Vinh dự Shogi với ván thắng thứ 600 của mình. Tại Thuận Vị Chiến kỳ 73 (mùa giải 2014), ông tham gia vòng playoff Xác định Khiêu chiến giả cùng Watanabe Akira, Hirose Akihito, và Namekata Hisashi - 3 kỳ thủ có cùng thành tích 6 thắng - 3 thua. Tuy ông đã vượt qua Hirose và Watanabe, Namekata đã đánh bại Kubo tại ván quyết định và giành quyền khiêu chiến Danh Nhân. Kubo kết thúc mùa Thuận Vị sau đó với thành tích 2 thắng - 7 thua và bị giáng xuống hạng B1 một lần nữa.

Phát động nghi vấn gian lận bằng phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 7 năm 2016, Kubo đã báo cáo nhầm lẫn rằng Miura Hiroyuki đã rời chỗ ngồi trong vòng 31 phút tại một ván đấu thuộc vòng Chung kết Long Vương Chiến. Dựa trên đó, tại cuộc họp hàng tháng của chi nhánh Kansai, ông đã đề xuất quản lý việc kỳ thủ sử dụng thiết bị điện tử trong khi thi đấu. Về sự việc của Miura, Kubo đã để ý rằng Miura rời chỗ ngồi hơn 30 phút và nghi ngờ. Khi không thấy Miura tại hội quán, Kubo đã báo cáo sự việc cho giám đốc điều hành Azuma Kazuo và chủ tịch Tanigawa Kōji. Vào ngày 10 tháng 10, trong một cuộc họp tại nhà riêng của giám đốc điều hành Shima Akira, sự việc ngày 26 tháng 7 đã được giải quyết khi Kubo nhận ra đã có nhầm lẫn[5].

Giành danh hiệu Vương Tướng, trở lại hạng A

[sửa | sửa mã nguồn]

Kubo về nhất vòng Xác định Khiêu chiến giả Vương Tướng Chiến kỳ 66 (mùa giải 2016) và giành quyền khiêu chiến Gōda Masataka Vương Tướng. Ông chiến thắng loạt tranh ngôi chung cuộc 4-2 và trở lại ngôi Vương Tướng sau 6 kỳ.

Ngày 16 tháng 2 năm 2017, Kubo đạt thành tích 8 thắng - 3 thua tại hạng B1 Thuận Vị Chiến kỳ 75, qua đó trở lại hạng A sớm 1 vòng. Cũng trong mùa giải này, ông đánh bại Habu Yoshiharu tại chung kết Ngân Hà Chiến kỳ 25 và lên ngôi vô địch. Tuy cả Kubo và Toyoshima Masayuki đều dẫn đầu hạng A Thuận Vị Chiến kỳ 75, cả hai người đều để thua ván cuối và rơi vào vòng playoff với tổng cộng 6 kỳ thủ tham gia (Toyoshima, Kubo, Satō Yasumitsu, Hirose Akihito, Habu Yoshiharu, và Inaba Akira). Kubo thua Toyoshima và bỏ lỡ cơ hội khiêu chiến Danh Nhân. Sau đó, ngày 15 tháng 3 năm 2018, ông bảo vệ thành công danh hiệu Vương Tướng trước Toyoshima khi chiến thắng ván 6 của loạt 7 ván Vương Tướng Chiến kỳ 67.

Mất Vương Tướng lần 2, rớt hạng Thuận Vị Chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải 2018, trước Khiêu chiến giả Watanabe Akira, Kubo thua trắng 0-4 và mất danh hiệu Vương Tướng. Mùa giải 2019, với thành tích 2 thắng - 7 thua, ông bị giáng khỏi hạng A Thuận Vị Chiến. Mùa giải 2020, tại ván Xác định Khiêu chiến giả Vương Tọa Chiến kỳ 68, Kubo vượt qua Watanabe và giành quyền khiêu chiến Nagase Takuya Vương Tọa - lần thứ 3 ông tham gia tranh ngôi Vương Tọa sau 13 năm vắng bóng. Ông để thua 2-3 chung cuộc. Tại Long Vương Chiến, Kubo tham gia vòng Chung kết liên tục 6 kỳ từ kỳ 29-34. Tuy nhiên, ông không có lần nào giành quyền khiêu chiến. Mùa giải 2022, tuy ông lọt vào vòng Xác định Khiêu chiến giả Vương Vị Chiến, với thành tích 2 thắng - 3 thua tại Bạch tổ, Kubo đã không thể trụ lại. Ông cũng kết thúc Thuận Vị Chiến kỳ 81 với thành tích 4 thắng - 8 thua ở hạng B1 và trở lại hạng B2 sau 23 năm.

Lối đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Kubo là một người chơi Chấn Phi Xa. Ông là một trong Chấn Phi Xa Ngự Tam Gia cùng Fujii TakeshiSuzuki Daisuke. Tuy nhiên, ông cũng chuộng lối đánh đối kháng, và đã nhiều lần chơi Cư Phi Xa trước các đối thủ sử dụng Chấn Phi Xa (giống Ōyama Yasuharu - tuy từng chơi Đôi Chấn Phi Xa, Kubo không có tỷ lệ thắng tốt, và bắt đầu chơi Cư Phi Xa đối kháng từ những năm 40 tuổi).

Lối chơi của Kubo chú trọng việc giải phóng các quân một cách linh hoạt, và ông thường được gọi là "Nghệ sĩ sabaki" hay "Người karusaba mạnh nhất Nhật Bản". Kubo học hỏi nhiều từ lối chơi Chấn của Ōno Gen'ichi.

Trước Anaguma Cư Phi Xa, với chiến thuật Tam Gian Phi Xa Cư Ngọc, Kubo sẽ chơi T-95 và T-73 để triển khai giống Hệ thống Fujii. Ngoài ra, ông cũng thường sử dụng Trung Phi Xa mời gọi cũng như chiến pháp Ishida tấn công thần tốc, hay Chấn Phi Xa đổi Tượng, hoặc Leo Vàng để đối mặt với Ishida. Những chiến pháp độc lạ này của ông thường được gọi chung là Hệ thống Kubo[6], và ông được coi là một trong những kỳ thủ góp công hồi sinh chiến pháp Ishida. Ngoài ra, khị đối mặt với Leo Vàng, Kubo thường không nhảy Mã để Xe di chuyển linh hoạt. Lối đánh này, được gọi là "kiểu Kubo" dần trở thành định thức.

Kubo cũng giúp phát triển chiến pháp 2. X-32 của Imaizumi Kenji, và tình yêu của ông dành cho Tam Gian Phi Xa là rất lớn. Nước 1. X-78 của ông tại ván 2 Vương Tướng Chiến kỳ 66 cũng là một chủ đề bàn luận.

Về mặt tâm lý, sau khi giành danh hiệu, Kubo chơi thoải mái, và khẩu hiệu của ông là "Tận hưởng những ván cờ căng thẳng". Trước đó, ông rất hiếu thắng, thường buộc bản thân phải chơi hoàn hảo, và không thể tha thứ bản thân khi thua cuộc. Sau khi chơi thoải mái hơn, Kubo đã có thể chơi tự nhiên hơn và không còn gánh nặng trên vai nữa.

"Kiểu Karusaba" của Kubo bao gồm tính kiên trì rất cao khi tình thế nghiêng về một bên, và là nguồn nội lực rất lớn của ông khi tranh ngôi[7]. Tuy Kubo đã giải thích rằng "Tôi phải kiên trì vì thế trận không tốt, và không phải là thứ đáng khen ngợi", ông có thể chơi một thứ shogi lầy lội có thể làm kể cả những kỳ thủ mạnh nhất phát điên[8].

Giai thoại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Rạng sáng ngày 6 tháng 12 năm 2006, Kubo đã cho dừng ván đấu của mình trước Gōda Masataka Cửu đẳng tại hạng A Thuận Vị Chiến kỳ 65 ở nước thứ 182 vì cho rằng Gōda đã không đi nước thứ 126 trong 1 phút còn lại của ông. Khi đó, phó chủ tịch Nakahara Makoto sau khi nhận tin đã quyết định rằng cáo buộc này không hợp lệ vì nước đi đã rồi và cho ván đấu tiếp tục. Ngay khi đó, Kubo xin thua và Gōda giành chiến thắng sau 182 nước đi.
  • Cuối tháng 7 năm 2016, Kubo là người đã khởi động cuộc điều tra gian lận bằng phần mềm khi cáo buộc Miura Hiroyuki gian lận.
  • Ngày 30 tháng 10 cùng năm, ông nhầm giờ thi đấu một ván đấu của ông tại Duệ Vương Chiến kỳ 2 trước Toyoshima Masayuki Thất đẳng ở Hội quán Shogi Shibuya từ 14 giờ thành 19 giờ. Khi ông nhận ra thì đã quá muộn vì ông vẫn đang ở nhà riêng tại Ōsaka. Sau khi hết 1 giờ đồng hồ thời gian suy nghĩ, vào lúc 15 giờ, Toyoshima được xử thắng. 18 giờ cùng ngày, trên một ván đấu khác của kênh truyền hình Niconico, Kubo đã gửi lời xin lỗi tới các người xem[9]. Ngày 18 tháng 12, Kubo đã đấu một trận biểu diễn với Toyoshima dành cho người hâm mộ trên Niconico và giành chiến thắng.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dẫn chương trình NHK Takase Kōzō là bạn cùng lớp của Kubo ở trường tiểu học và trung học Hiokaminami. Năm 2017, khi Fujii Sōta đạt kỷ lục 29 ván thắng liên tiếp, Kubo đã được Takase mời tham gia chương trình "NHK Chào buổi sáng Nhật Bản" ngay ngày hôm sau[10][11].
  • Kubo thăng lên Tam đẳng sau khi nhập học cao học. Đối mặt với những đối thủ như Yagura Norihiro hay Tateishi Kei (người đã rời Trường đào tạo), ông đã muốn bỏ học để chuyên tâm vào shogi và tạo cách biệt với 2 người này. Tuy bố mẹ ông phản đối, sư phụ Awaji Hitoshige của Kubo đã trực tiếp đàm phán với họ và Kubo bỏ học cao học sau 1 năm[12].
  • Là một người thuận tay trái, tại Danh Nhân Chiến tiểu học, ông đã từng đấu một ván đôi Chấn với Suzuki Daisuke, người cũng thuận tay trái (Kubo cầm Tiên chơi Tứ gian, Suzuki chơi Tam gian).
  • Khi còn trẻ, Kubo thích cắt tóc ngắn và để tóc mái cuộn lên trên. Về sau, ông bắt đầu để tóc dài hoặc bình thường.
  • Trong nửa cuối mùa giải 2014, Kubo tham gia dạy shogi trên chương trình "Kubo Cúp NHK và những bí mật của sabaki".
  • Kubo từng để thua trước Segawa Shōji (khi đó còn là nghiệp dư) tại Ngân Hà Chiến kỳ 12 trong một ván đấu mà ông bị đẩy vào thế bị động. Sau đó, Kubo trở thành giám khảo thứ 3 trong bài kiểm tra lên chuyên của Segawa. Trước đó, Kubo đã nói rằng "Segawa chắc chắn sẽ lên chuyên" và ký vào đơn kiến nghị của Segawa. Tuy nhiên, với tư cách là kỳ thủ hạng A, ông đã chơi toàn lực và chiến thắng Segawa với chiến thuật Ishida nhanh cùng việc chuyển từ thành Mino sang thành Anaguma - chiến thuật gần như chưa từng thấy.
  • Tuy là một kỳ thủ Chấn Phi Xa, thành yêu thích của ông là thành Tốt đầu Vua (một chiến thuật Cư Phi Xa). Kubo chơi Cư Phi Xa cho đến khi vào Trường đào tạo, và tiếp tục sử dụng thành này khi chơi Chấn.
  • Tính đến năm 2020, Kubo đã hâm mộ đội Hanshin Tigers được 35 năm[13].
  • Kubo trở thành người đầu tiên nhận Giải thưởng Vinh dự nhân dân TP Kakogawa vào tháng 4 năm 2009. Ông chính thức được thị trưởng Tarumoto Shōichi trao giải vào ngày 20 tháng 5 cùng năm tại lễ tựu vị Kỳ Vương kỳ 34[14]. Tarumoto cũng là trưởng hội người hâm mộ Kubo[15] tại TP Kakogawa, đồng thời là đại sứ du lịch của thành phố này.
  • Chùa Hạc Lâm tại TP Kakogawa là nơi ông đả bại Toyoshima Masayuki tại ván 4 Vương Tướng Chiến kỳ 60 vào các ngày 18-19 tháng 2 năm 2011. Đây cũng là nơi Kubo tham gia các cuộc thi vẽ tranh thời tiểu học[16].
  • Tại lễ tựu vị Vương Tướng kỳ 60, Kubo nhận được điện mừng từ nữ diễn viên Mizutani Yutaka[16].

Môn đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nữ lưu Kỳ sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Ngày thăng lên Nữ lưu Nhị cấp Đẳng cấp, thành tích chính
Sakaki Nana 1 tháng 5 năm 2022 Nữ lưu Nhị cấp
Kubo Shoko 1 tháng 10 năm 2022 Nữ lưu Nhất cấp

(tính đến ngày 22 tháng 10 năm 2024)

Lịch sử thăng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
Đẳng cấp Ngày Ghi chú
Lục cấp (6-kyu) 10 tháng 10, 1986(1986-10-10) (11 tuổi) Gia nhập Trường đào tạo kỳ thủ
Ngũ cấp (5-kyu) 20 tháng 5, 1987(1987-05-20) (11 tuổi)
Tứ cấp (4-kyu) 10 tháng 9, 1987(1987-09-10) (12 tuổi)
Tam cấp (3-kyu) 20 tháng 12, 1987(1987-12-20) (12 tuổi)
Nhị cấp (2-kyu) 20 tháng 5, 1988(1988-05-20) (12 tuổi)
Nhất cấp (1-kyu) 25 tháng 8, 1988(1988-08-25) (12 tuổi)
Sơ đẳng (1-dan) 20 tháng 5, 1989(1989-05-20) (13 tuổi)
Nhị đẳng (2-dan) 10 tháng 12, 1990(1990-12-10) (15 tuổi)
Tam đẳng (3-dan) 10 tháng 12, 1991(1991-12-10) (16 tuổi) Tham gia Tam đẳng League từ lần thứ 11
Tứ đẳng (4-dan) 1 tháng 4, 1993(1993-04-01) (17 tuổi) Lên chuyên - xếp thứ 2 Tam đẳng League lần thứ 12
Ngũ đẳng (5-dan) 1 tháng 4, 1995(1995-04-01) (19 tuổi) Thăng lên hạng C1 Thuận Vị Chiến
Lục đẳng (6-dan) 25 tháng 11, 1998(1998-11-25) (23 tuổi) Thắng 120 ván chính thức sau khi thăng lên Ngũ đẳng
Thất đẳng (7-dan) 1 tháng 4, 2001(2001-04-01) (25 tuổi) Thăng lên hạng B1 Thuận Vị Chiến
Bát đẳng (8-dan) 1 tháng 4, 2003(2003-04-01) (27 tuổi) Thăng lên hạng A Thuận Vị Chiến
Cửu đẳng (9-dan) 30 tháng 3, 2010(2010-03-30) (34 tuổi) Giành 3 kỳ danh hiệu

Thành tích chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu giành được

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu Mùa giải giành được Tham gia tranh ngôi Số kỳ giành được Liên tiếp Vĩnh thế/ghi chú
Long Vương 0
Danh Nhân 0
Vương Vị 0
Vương Tọa 3 lần
Kỳ Vương 2008-2010 5 lần 3 kỳ 3 kỳ
Duệ Vương 0
Vương Tướng 2009-2010、2016-2017 7 lần 4 kỳ 2 kỳ
Kỳ Thánh 0
Tham gia tổng cộng 15 loạt tranh ngôi, giành 7 kỳ danh hiệu

Vô địch giải đấu không danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu Mùa giải Số lần vô địch
Cúp NHK 2003 1
Giải vô địch Shogi trực tuyến 2010 1
Cúp JT 2012-13 2
All-Stars 1997 1
Ngân Hà Chiến 2017 1
Cộng 6

Đại Thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần thứ Mùa giải Các hạng mục
22 1994 Tỷ lệ thắng cao nhất
26 1998 Chuỗi thắng dài nhất
28 2000 Tinh thần thi đấu
31 2003 Kỳ thủ xuất sắc
36 2008 Tinh thần thi đấu - Nhiều ván đấu nhất - Nhiều ván thắng nhất - Giải Masuda Kōzō (X-75, ván 2 Kỳ Vương Chiến kỳ 34)
37 2009 Kỳ thủ ưu tú - Ván đấu của năm (ván 5 Kỳ Vương Chiến kỳ 35) - Nhiều ván đấu nhất
38 2010 Kỳ thủ ưu tú
41 2013 Ván đấu đặc biệt của năm (vòng 9 hạng A Thuận Vị Chiến kỳ 72)
44 2016 Tinh thần thi đấu

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kỳ thủ Nhị quán đầu tiên bị giáng khỏi hạng A Thuận Vị Chiến: 2 tháng 3 năm 2012 (khi đó Kubo giữ Kỳ Vương - Vương Tướng)
  • Kỳ thủ không giữ danh hiệu tham gia vòng Chung kết Long Vương Chiến nhiều nhất (6 lần - 2016-21)

Giải thưởng khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 11 tháng 1 năm 2013: Giải thưởng Vinh dự Shogi (600 ván thắng chính thức)
  • 5 tháng 11 năm 2021: Giải thưởng Tinh thần thi đấu Vinh dự Shogi (800 ván thắng chính thức)

Thăng/giáng hạng/tổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng thăng/giáng hạng/tổ Long Vương chiến/Thuận Vị chiến qua từng năm
Đầu
mùa giải
Thuận Vị chiến Long Vương chiến
Kỳ Danh Nhân Hạng A Hạng B Hạng C Free Class Kỳ Long Vương Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 1 Tổ 2
1993 52 C254 7 Tổ 6
1994 53 C224 8 Tổ 5
1995 54 C120 9 Tổ 4
1996 55 C106 10 Tổ 4
1997 56 C109 11 Tổ 4
1998 57 C104 12 Tổ 4
1999 58 C110 13 Tổ 3
2000 59 B220 14 Tổ 3
2001 60 B112 15 Tổ 3
2002 61 B104 16 Tổ 3
2003 62 A 09 17 Tổ 2
2004 63 A 08 18 Tổ 2
2005 64 A 03 19 Tổ 2
2006 65 A 07 20 Tổ 3
2007 66 A 07 21 Tổ 2
2008 67 B101 22 Tổ 1
2009 68 B105 23 Tổ 1
2010 69 A 10 24 Tổ 1
2011 70 A 08 25 Tổ 1
2012 71 B102 26 Tổ 1
2013 72 A 10 27 Tổ 2
2014 73 A 08 28 Tổ 1
2015 74 A 03 29 Tổ 1
2016 75 B102 30 Tổ 1
2017 76 A 09 31 Tổ 1
2018 77 A 05 32 Tổ 1
2019 78 A 06 33 Tổ 1
2020 79 B102 34 Tổ 1
2021 80 B106 35 Tổ 1
2022 81 B110 36 Tổ 1
2023 82 B201 37 Tổ 1
2024 83 B217 38 Tổ 1
 Chữ đóng khung  tại Thuận Vị chiến và Long Vương chiến biểu thị Khiêu chiến giả.
Số nhỏ tại Thuận Vị chiến là Thuận Vị. (xĐiểm giáng hạng có sẵn / *Điểm giáng hạng phải nhận / +Điểm giáng hạng được xóa)
"F" tại Thuận Vị chiến biểu thị Free Class (FX: Kỳ thủ được xếp vào Free Class / FT: Kỳ thủ tự nguyện chuyển xuống Free Class)
Chữ đậm tại Long Vương chiến biểu thị chiến thắng tổ, số tổ kèm (chữ nhỏ) biểu thị kỳ thủ không chuyên.

Sách đã xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 久保流四間飛車 - Tứ gian Phi Xa của Kubo (2 phần, Mainichi Communications, ISBN 4895636828)
  • 最強四間飛車マニュアル 急戦編- Tuyển tập hướng dẫn Tứ gian Phi Xa tấn công nhanh mạnh nhất (tháng 12 năm 2002, Liên đoàn Shogi Nhật Bản, ISBN 4-8197-0368-4)
  • 久保利明のさばきの極意 - Bí mật sabaki của Kubo Toshiaki (tháng 9 năm 2005, NHK, ISBN 4140161361
  • 久保利明の振り飛車の手筋1 さばきの四間飛車・急戦編 - Thủ thuật Tứ gian Phi Xa của Kubo Toshiaki phần 1: Sabaki và tấn công nhanh (tháng 11 năm 2007, Sankaidō, ISBN 9784381023247)
  • 久保の石田流 - Chiến pháp Ishida của Kubo (tháng 3 năm 2011, Mainichi Communications, ISBN 9784839937256)
  • 久保の中飛車 - Trung Phi Xa của Kubo (tháng 10 năm 2013, Mynavi, ISBN 9784839949303)
  • 久保流 最強先手振り飛車 - Chấn Phi Xa kiểu Kubo mạnh nhất cho Tiên (tháng 7 năm 2014, Mynavi, ISBN 9784839952471)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kỳ thủ có chuỗi 5 ván thắng trở lên trong giải này được coi là đã vô địch.
  2. ^ Trong đó có thành tích trụ lại tại kỳ 55 với thành tích 2 thắng - 4 thua.
  3. ^ Cùng với các thành tích tại Kỳ Vương Chiến và cúp NHK, tỷ lệ thắng của Kubo trong mùa giải này cao thứ 2 (sau Habu), và 46 ván thắng của ông là số ván thắng trong một mùa giải cao thứ 3 trong lịch sử (sau Habu - 68 và Tanigawa Kōji - 51).
  4. ^ Ván này Habu cầm Tiên và chơi Đôi Chấn Phi Xa.
  5. ^ Ông là người thứ 3 trong lịch sử nhận 4 giải trong 1 kỳ Đại Thưởng, sau Habu và Nakahara Makoto Thập lục thế Danh Nhân.
  6. ^ Người giữ Nhị quán trong vòng chưa đến 1 tuần.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhật báo Mainichi bản Harima-Himeji, ngày 7 tháng 4 năm 2009
  2. ^ Murase Shin'ya. “久保二冠と丸山九段が降級へ 将棋A級順位戦” [Kubo Nhị quán và Maruyama Cửu đẳng bị giáng hạng - Hạng A Thuận Vị Chiến Shogi]. Asahi Shimbun Digital (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ “将棋:第61期王将戦 第5局 佐藤10期ぶり返り咲き 4勝1敗、久保の3連覇阻む” [Shogi: Ván 5 Vương Tướng Chiến kỳ 61: Satō trở lại sau 10 kỳ - Kubo không thể bảo vệ danh hiệu 3 kỳ liên tiếp]. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “将棋:棋王戦 挑戦者の郷田真隆九段が勝利 棋王位を獲得” [Shogi: Kỳ Vương Chiến: Khiêu chiến giả Gōda Masataka Cửu đẳng chiến thắng, đoạt danh hiệu Kỳ Vương]. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). 17 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ https://www.shogi.or.jp/news/investigative_report_1.pdf
  6. ^ Kubo, Toshiaki (2012). 久保利明の最強振り飛車戦略: 角交換振り飛車の久保システム [Chiến lược Chấn Phi Xa mạnh nhất của Kubo Toshiaki: Hệ thống Kubo - Chấn Phi Xa đổi Tượng] (bằng tiếng Nhật). Nhà sách Kimoto. ISBN 9784904808030.
  7. ^ “asahi.com(朝日新聞社):久保棋王が二冠防衛 粘りで逆転 - 将棋”. www.asahi.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ Number. Bungeishunju: 41. 11 tháng 9 năm 2020. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  9. ^ “久保利明九段、異例の遅刻で不戦敗 相手の豊島将之七段に「良い人すぎる」の声【将棋】”. ハフポスト (bằng tiếng Nhật). 31 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ “おはよう日本出演者ブログ:NHKブログ | キャスター | ついに共演!”. web.archive.org. 12 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ “NHK高瀬アナと久保王将、小中同級生だった おはよう日本で共演/デイリースポーツ online”. デイリースポーツ online (bằng tiếng Nhật). 21 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ 葉月, 福島 (23 tháng 2 năm 2021). “藤井聡太二冠「高校中退」同じ道を選んだ先輩棋士たちの"その後". Smart FLASH/スマフラ[光文社週刊誌] (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ https://twitter.com/toshiaki_kubo
  14. ^ “久保利明棋王が「加古川市民栄誉賞」の初めての受賞者に” [Kubo Toshiaki Kỳ Vương trở thành người đầu tiên nhận Giải thưởng Vinh dự nhân dân TP Kakogawa]. Liên đoàn Shogi Nhật Bản (bằng tiếng Nhật). 22 tháng 5 năm 2009.
  15. ^ “「さばきのアーティスト」の訪問(平成21年4月10日)” [Đến thăm "Nghệ sĩ sabaki" (ngày 10 tháng 4 năm 2009)]. TP Kakogawa (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  16. ^ a b “久保利明王将・棋王3冠へ意欲!水谷豊からも祝電!” [Kubo Toshiaki Vương Tướng - Kỳ Vương nhắm đến Tam quán và nhận được điện mừng từ Mizutani Yutaka!]. Sponichi Annex (bằng tiếng Nhật). 23 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012.