Hoa Mộc Lan
Hoa Mộc Lan | |
---|---|
Binh nghiệp | |
Cấp bậc | không rõ |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Nơi sinh | Bạc Châu |
Giới tính | nữ |
Nghề nghiệp | người lính, nhà thơ |
Quốc tịch | nhà Hán, nhà Tấn, Bắc Ngụy, nhà Lương, nhà Tùy, nhà Đường |
Hoa Mộc Lan | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 花木蘭 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 花木兰 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Hoa Mộc Lan (Phồn thể: 花木蘭; giản thể: 花木兰; bính âm: Huā Mùlán; Wade–Giles: Hua1 mu4 lan2) là một nhân vật nữ anh hùng trong truyền thuyết dân gian của Trung Quốc. Nhân vật này xuất hiện lần đầu trong một truyện thơ mang tên Mộc Lan thi (木蘭詩).
Trong bài thơ này, Mộc Lan vẫn không có họ, quê quán thậm chí cũng không đề cập đến niên đại của nhân vật. Cái họ tên đầy đủ 「"Hoa Mộc Lan"」 trở nên phổ biến cũng bắt đầu từ "Tứ thanh viên" (四聲猿) của học giả đời nhà Minh là Từ Vị. Hình tượng Hoa Mộc Lan đi vào văn hóa Trung Quốc biểu thị một ý nghĩa lý tưởng cao thượng, nói về một thiếu nữ yếu đuối thay cha già đi giả nam để tòng quân. Do đó, cô được lưu truyền rộng rãi qua truyền thuyết và những tác phẩm thiên về thơ ca hoặc sân khấu. Truyền thuyết về Hoa Mộc Lan đã được làm thành phim, cả phim hoạt hình lẫn phim do người đóng, bởi hãng Walt Disney (Mỹ).
Giai thoại
[sửa | sửa mã nguồn]Thời Bắc Ngụy, có một cô gái tên Hoa Mộc Lan, mồ côi mẹ, sống cùng cha là Hoa Hồ. Ngay từ nhỏ, Hoa Mộc Lan đã xinh đẹp, lại rất thông minh nên được cha yêu quý, vì vậy Mộc Lan được cha cho học cả thơ văn võ thuật.
Sở dĩ cha mẹ của cô lấy tên "Mộc Lan" là vì cha mẹ đi cầu tự trên núi Mộc Lan ở quê nhà, sau đó sinh ra cô. Riêng về võ nghệ, Mộc Lan được nhà sư chùa Đại Ngô truyền dạy các môn đao kiếm, lại giảng cho cả binh pháp, nên mới 10 tuổi, mà Mộc Lan đã có tài nghệ khác thường (vị sư này chính là Ngũ Vân Thiệu, một võ tướng vì thất thủ thành Nam Xương, nên bỏ trốn rồi đổi họ tên đi tu). Năm Hoa Mộc Lan 18 tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm phạm biên cảnh khiến quân tình khẩn cấp, toàn dân Bắc Nguỵ lên đường ra trận. Hoa Mộc Lan không muốn cha già cực khổ nên lén chuốc rượu cha và âm thầm lên đường tòng quân len lỏi vào đám nam nhân để giết giặc. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Hoa Mộc Lan trở về quê nhà và trở lại thân phận một cô gái hiếu thảo. Sau cùng, Mộc Lan được gả cho chàng trai tên Vương Lang.
Khảo cứu
[sửa | sửa mã nguồn]Bài thơ "Mộc Lan từ" là nguồn khởi đầu của nhân vật Hoa Mộc Lan, cho đến nay vẫn không có đề cập Mộc Lan họ gì và quê quán ở đâu. Căn cứ câu 「"Đán từ Hoàng Hà khứ, Mộ túc Hắc sơn đầu"」, rồi 「"Đãn văn Yên sơn Hồ kỵ thanh thu thu"」 thì địa điểm chinh chiến có lẽ tọa lạc ở Hoàng Hà và hai vùng Hắc Sơn cùng Yên Sơn.
Thời đại của nhân vật cũng không có đề cập, "Mộc Lan từ" cung cấp cực ít tin tức, đại khái họ và quê quán là có nhiều dị bản cùng tranh luận nhất. Còn về thời đại, ban đầu bài thơ này là nhạc phủ, được trích thấy ở "Cổ kim nhạc lục" (古今樂錄) thời Nam triều nhà Trần của thời Nam-Bắc triều, do địa danh trong thơ đại đa số ứng với phía Bắc nên rất dễ hình dung thời đại được đề cập là Bắc Ngụy, dù chẳng ai khẳng định điều này, vì thế có không ít dị bản nói thời đại của nhân vật là thời nhà Đường. Từ đó, "Mộc Lan từ" nổi tiếng và bắt đầu thêu dệt hình ảnh truyền kỳ, nhưng thực sự nổi tiếng là qua Thư Mộc Lan thế phụ tòng quân (雌木蘭替父從軍) của Từ Vị nhà Minh. Trong vở kịch này, Mộc Lan tự xưng:「"Thiếp thân họ Hoa, tên Mộc Lan, tổ tiên từ thuở Tây Hán là Lương gia tử của 6 quận, nhiều đời trú ngụ ở quận Ngụy thuộc Hà Bắc"; 妾身姓花名木蘭,祖上在西漢時,以六郡良家子,世住河北魏郡。」, cũng từ đây mà [Hoa Mộc Lan] mởi dần phổ biến và biến thành một hình tượng nữ tử nổi tiếng.
Sách Khúc hải tổng mục Đề yếu (曲海總目提要) khi nói về Hoa Mộc Lan có đánh giá:
“ |
木蘭事雖詳載古樂府。按明有韓貞女事,與木蘭相類,渭蓋因此而作也。木蘭不知名,記內所稱姓花名弧及嫁王郎事,皆係渭撰出。 . Câu chuyện của Mộc Lan tuy được ghi ở nhạc phủ tên "Mộc Lan từ", nhưng đời đầu Minh có chuyện Hàn Trinh Nữ giả nam trang tòng quân, cùng chuyện về Mộc Lan rất giống nhau, do vậy lấy đó mà viết kịch bản về Mộc Lan. Vốn dĩ không biết Mộc Lan họ gì, sau gọi cha của Mộc Lan họ Hoa tên Hồ, sau lại cho Mộc Lan gả cho Vương Lang, đều là chuyện xưa bịa đặt cả. |
” |
— "Khúc hải tổng mục Đề yếu" - Thư Mộc Lan |
Do "Hoa Mộc Lan" chỉ là một sản phẩm hư cấu, vô tình phổ biến của Từ Vị nên cái họ Hoa của Mộc Lan không có thực, cũng vì thế mà rất nhiều người đời Minh và đời Thanh cũng tự có một "phiên bản Mộc Lan" với đủ loại họ. Sách "Huyện chí" của huyện Hoàng Bi thời Khang Hi có ghi:「"Mộc Lan, con gái bổn huyện, mang họ Chu thị, sinh thời Đường,... giả nam tử thay cha tòng quân,... Đến nay nhà này vẫn còn ở dưới núi Mộc Lan";木蘭,本縣朱氏女,生於唐初,……假男子代父從軍,……至今其家猶在木蘭山下」. Người đời Minh là Lưu Duy Đức (刘惟德) có sáng tác "Hàn Mộc Lan truyện" (韓木蘭傳), có ghi:「"Thiếu nữ Mộc Lan, họ Hàn, nguyên tên là Nga, người Lãng Trung thuộc Tứ Xuyên"; 少女木蘭,姓韓,原名娥,四川閬中人」.
Bài thơ Mộc Lan
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyên văn bài thơ Mộc Lan từ (木蘭詩), thứ đã tạo nên hình tượng Hoa Mộc Lan:
|
|
|
Đây là bài quân ca nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nội dung bài thơ đơn giản, không có những chi tiết ly kỳ, không có những éo le làm xao xuyến lòng người. Bài thơ kể về câu chuyện một người thiếu nữ thay cha tòng quân. Nhà không có con trai lớn để nhập ngũ, cha già thì đã cao tuổi, người thiếu nữ ấy liền ăn mặc giả nam nhi để tòng quân thay cha. Nàng ở trong quân ngũ mười hai năm, lập được nhiều chiến công. Khi trở về triều đình, nhà vua muốn ban thưởng chức tước, nàng đều không nhận, chỉ xin ngựa tốt để trở về quê nhà. Về đến nhà, nàng lại mặc trang phục nữ nhi, trang điểm soi gương, trở lại với cuộc sống bình thường như trước khi nhập ngũ.
Trong kho tàng dân ca nhạc phủ phong phú của dân tộc Trung Quốc, "Mộc Lan từ" và "Khổng tước đông nam phi" đời Đông Hán được đánh giá là hai bài dân ca hay vào bậc nhất. Nhưng hai tác phẩm này hoàn toàn khác nhau. Nếu "Khổng tước đông nam phi" là bài tình ca diễm lệ bi thảm mang theo tình điệu của người phương Nam, thì "Mộc Lan từ" là bài quân ca hùng tráng khảng khái thể hiện khí chất của người phương Bắc. Bản "Mộc Lan từ" còn lưu truyền ngày nay là bản đã qua bút pháp của các thi nhân đời nhà Đường, tuy nhiên vẻ hào hùng đẹp đẽ nguyên thủy vẫn còn được thể hiện rõ ràng.
Hình ảnh văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Kịch
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiếng Trung: vở kinh kịch và các thể loại ca kịch Trung Quốc khác đã xây dựng nhiều vở kịch về Hoa Mộc Lan
- Tiếng Việt: sân khấu cải lương Sài Gòn thời Việt Nam cộng hòa đã có nhiều vở cải lương về đề tài nhân vật này.
Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Phim Hoa Mộc Lan ra trận năm 1939, diễn viên Trần Vân Thường (陈云裳) thủ vai.
- Phim Nữ tướng quân Hoa Mộc Lan năm 1964, diễn viên Lăng Ba thủ vai.
- Phim Hoa Mộc Lan năm 2009 của đạo diễn Mã Sở Thành, diễn viên Triệu Vy thủ vai.
- Phim Mộc Lan năm 2011 của đạo diễn Jan de Bont, kịch bản phim John Blickstead với sự tham gia diễn xuất của ngôi sao màn bạc Hoa ngữ Chương Tử Di. Tuy nhiên hiện nay dự án vẫn chưa được thực hiện.[cần dẫn nguồn]
- Phim Mulan năm 2020, diễn viên Lưu Diệc Phi thủ vai: Hoa Mộc Lan (phim 2020)
- Phim Hoa Mộc Lan Vô Song năm 2020, diễn viên Lưu Vịnh Hi thủ vai Hoa Mộc Lan
Truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]- Phim Thiên Địa Kỳ Anh Hoa Mộc Lan 1996 của Đài Loan, với diễn xuất của Dương Lệ Thanh
- Phim Hoa Mộc Lan năm 1998 tại Hồng Kông của hãng TVB, với diễn xuất của Trần Diệu Anh.
- Phim Hoa Mộc Lan năm 1999 của Đài Loan, do Viên Vịnh Nghi thủ vai.
- Phim Hoa Mộc Lan Truyền Kỳ năm 2012 của đạo diễn Ngụy Đào, diễn viên Hầu Mộng Dao (侯梦瑶) thủ vai.
Hoạt hình
[sửa | sửa mã nguồn]- Phim hoạt hình Hoa Mộc Lan năm 1998 và phần 2 năm 2005 của hãng Walt Disney Pictures
- Phim hoạt hình Bí mật Hoa Mộc Lan của đạo diễn Peter Fernande
Trò chơi
[sửa | sửa mã nguồn]- Nữ tướng Hoa Mộc Lan trong trò chơi Vương Giả Vinh Diệu (2015).
Truyện tranh
[sửa | sửa mã nguồn]- Truyện Ô Long Viện (tập 5): Nữ tướng Hoa Mộc Lan.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Kwa, Shiamin; Idema, Wilt L. (2010), Mulan: Five Versions of a Classic Chinese Legend with Related Texts, Hackett Publishing, ISBN 1603848711
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Ode to Mulan The original poem in Chinese and English side-by-side translation.
- The poem in Chinese calligraphy (images), simplified characters, traditional characters, and an English translation
- The poem in printed Chinese, with hyperlinks to definitions and etymologies
- The female individual and the empire: A historicist approach to Mulan and Kingston's woman warrior Lưu trữ 2010-04-18 tại Wayback Machine
- Mulan in Legends Lưu trữ 2011-11-12 tại Wayback Machine
- The Legend of Mu Lan: A Heroine of Ancient China Lưu trữ 2019-05-24 tại Wayback Machine A bilingual Chinese/English picture book of the Mulan legend