Hisshi
Trong shogi, Hisshi (
Trong tiếng Anh, tình huống này gọi là Brinkmate, ngoài ra việc dọa chiếu hết (
Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Cả việc dọa chiếu hết (
Ví dụ
[sửa | sửa mã nguồn]Hai ví dụ dưới đây là hai trường hợp thường gặp và thường sử dụng để giải thích về khái niệm Hisshi:
Ví dụ 1 - Hình Hisshi chắc chắn △ quân trên tay: các quân còn lại
▲ quân trên tay: 金桂 |
Ví dụ 2 - Không phải hình Hisshi △ quân trên tay: các quân còn lại
▲ quân trên tay: 金桂 |
Ví dụ 1 đang đe dọa chiếu hết quân Vua của Hậu bằng nước ▲Vg*22 (▲2二金打) hoặc ▲Vg*32 (▲3二金打), nên theo phản xạ thông thường - Hậu sẽ tìm cách để đỡ lại hai nước thả quân này, tuy nhiên quân Vua này đã chắc chắn bị chiếu hết - kể cả khi họ có đỡ lại theo bất cứ cách nào, ví dụ:
- Nếu △B*31 (△3一銀) hay △Vg*31 (△3一金) - đáp trả bằng ▲M*33 (▲3三桂) - chiếu hết.
- Nếu △Vg*22 (△2二金), △Vg*32 (△3二金) hay △X*32 (△3二飛) - đáp trả bằng ▲M*33 (▲3三桂), sau đó:
- △Vgx hoặc Xx (△同金/△同飛), sau đó ▲Vg*22 (▲2二金打) chiếu hết.
- △V-31 (△3一玉) thì ▲Vg*41 (▲4一金) chiếu hết.
- Nếu △X*42 (△4二飛) thì ▲M*33 (▲3三桂) - △V-31 (△3一玉) - ▲Vg*21 (▲2一金) chiếu hết.
- Nếu △X*12 (△1二飛) hoặc từ 52 ~ 92: ▲M*33 (▲3三桂) - △V-31 (△3一玉) - ▲Vg*41 (▲4一金) chiếu hết.
- Hậu cũng có thể chiếu Vua của Tiên với những nước đi như M*16 (△1六桂) hay M*36 (△3六桂), Vg*18 (△1八金) cũng có thể được đưa ra, tuy nhiên không tạo ra sự nguy hiểm cho nó - do vậy tình huống là không thay đổi.
Ví dụ 2 không phải là một Hisshi, khi mặc dù cũng đe dọa chiếu hết như ví dụ 1 và nếu sử dụng các nước đi để phòng thủ như ví dụ 1 - chiếu hết là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên bên Hậu có thể đi △Tg*67 (△6七角) để vừa chiếu quân Vua của Tiên - vừa bắt quân Kim Tướng, từ đó hóa giải được thế Hisshi.
Thường gặp
[sửa | sửa mã nguồn]
Hình Hisshi thường gặp 1 △ quân trên tay: các quân còn lại
▲ quân trên tay: 金 |
Hình Hisshi thường gặp 2 △ quân trên tay: các quân còn lại
▲ quân trên tay: không |
Trên đây là hai hình Hisshi thường gặp trong các ván đấu thực chiến.
Ở hình 1, không có cách nào để Vua có thể vừa đỡ được hai đe dọa chiếu hết là ▲V*62 (▲6二金打) và ▲V*42 (▲4二金打) từ hai bên trái - phải cả.
Ở hình 2 được gọi là Phúc Ngân (
Bài tập Hisshi
[sửa | sửa mã nguồn]Các bài tập Hisshi cũng giống dạng với các bài tập chiếu hết, nhưng thay vì nước đi nào cũng phải là một nước chiếu - chỉ cần chuỗi nước đi đó thành công tạo ra được Hisshi - bài tập đó được giải đúng; tuy nhiên chuỗi các nước đi để giải bài tập nên là những nước đi bắt buộc và tốt nhất. Độ dài của các bài tập này thường nhiều nhất là 5 nước - rất ít bài tập Hisshi trong 7 nước. Người ta cũng thường cho rằng bài tập Hisshi 1 nước thường có độ khó ngang bằng bài tập chiếu hết trong 7 nước.[1]
Bài tập dưới đây là một ví dụ về bài Hisshi trong 3 nước, xin hãy ngẫm nghĩ để giải trước khi xem đáp án:
Đáp án: ▲Xx41+ - △Vx - ▲M-22+ (▲4一飛成 △同玉 ▲2二桂成)
9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | |
飛 | 金 | 王 | 桂 | 香 | 一 | ||||
と | 銀 | 二 | |||||||
歩 | 歩 | 歩 | 歩 | 歩 | 三 | ||||
桂 | 歩 | 四 | |||||||
五 | |||||||||
六 | |||||||||
七 | |||||||||
八 | |||||||||
九 |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tanigawa Koji (Tháng 3 năm 2009). “月下推敲”. Thế giới Shogi.