Bước tới nội dung

Harar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Harar
ሓረር (tiếng Amhara), (tiếng Harar)
هرر (tiếng Ả Rập)
—  Thành phố  —
Harar cổ được jugol (tường thành) bao bọc
Harar cổ được jugol (tường thành) bao bọc
Hiệu kỳ của Harar
Hiệu kỳ
Tên hiệu: Thành phố của những vị thánh
Harar trên bản đồ Ethiopia
Harar
Harar
Vị trí tại Ethiopia
Quốc giaEthiopia
VùngHarari
ZoneZone Đông Hararghe
Độ cao1.885 m (6,184 ft)
Dân số (2012)
 • Tổng cộng151.977
Múi giờEAT (UTC+3)
Tên chính thứcHarar Jugol, Thị trấn pháo đài lịch sử
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iii, iv, v
Tham khảo1189
Công nhận2006 (Kỳ họp 30)
Diện tích48 ha

Harar (tiếng Harari: ሐረር),[a] còn được cư dân ở đây gọi là Gēy (tiếng Harar: ጌይ),[2] là một thành phố pháo đài ở miền đông Ethiopia. Đây là cựu thủ phủ của Đông Hararghe và nay là thủ phủ của vùng Harari. Thành phố nằm trên một đỉnh đồi ở phía đông Oromia ở độ cao 1.885 mét, cách thủ đô Addis Ababa khoảng 500 km. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương năm 2005, Harar có dân số ước tính là 122.000 người, trong đó 60.000 là nam và 62.000 là nữ.[3] Theo điều tra dân số năm 1994, thành phố có dân số 76.378 người.

Trong nhiều thế kỷ, Harar là một trung tâm thương mại lớn, được kết nối bởi các tuyến đường thương mại với phần còn lại của Ethiopia, toàn bộ vùng Sừng châu Phi, Bán đảo Ả Rập, và cả các hải cảng ngoại quốc, những vùng xa xôi. Harar Jugol, thành phố pháo đài cổ được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2006.[4] Đôi khi nó được biết đến trong tiếng Ả Rập là "thành phố của những vị thánh" (مدينة الأَوْلِيَاء, madinat al-awliyaʾ). Theo UNESCO, nó "được xem là thành phố linh thiêng thứ tư của người Hồi giáo" với 82 nhà thờ Hồi giáo, ba trong số đó đã có từ thế kỷ 10, và 102 đền thờ.[5][6]

Fath Madinat Harar đã ghi lại rằng, Abadir Umar ar-Rida và một số nhà tôn giáo khác đã định cư tại Harar từ năm 1216 (năm 612 AH).[7] Harar sau đó trở thành kinh đô mới của Vương quốc Hồi giáo Adal vào năm 1520 bởi Quốc vương Somalia Abu Bakr ibn Muhammad.[8] Thành phố suy giảm chính trị trong thời kỳ Tiểu vương quốc Harar, chỉ lấy lại được một số ý nghĩa trong thời kỳ Khalip của Ai Cập. Dưới thời Đế quốc Ethiopia, thành phố đã suy tàn nhưng vẫn duy trì một vị thế văn hóa nhất định. Ngày nay, nó là thủ phủ của vùng Harari.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tường thành Harar năm 2018

Có khả năng dân cư gốc của vùng là những người Harla.[9] Lịch sử ban đầu của nó là quãng thời gian thuộc liên minh các quốc gia Zeila.[10] Theo nhà du hành Do Thái thế kỷ 12 Benjamin của Tudela thì vùng Zeila là vùng đất của Havilah, tiếp giáp với Al-Habash ở phía tây.[11][12] Vào thế kỷ 9, Harar là một phần của triều đại Makhzumi.[13][14] Harar được gọi là Gēy ("thành phố") bởi những người Harar, Harar nổi lên như là trung tâm văn hóa và tôn giáo Hồi giáo ở vùng Sừng châu Phi vào cuối thời Trung Cổ.

Theo Fath Madinat Harar, một tài liệu lịch sử chưa được công bố của thành phố thì vào thế kỷ 13, Abadir Umar ar-Rida cùng một số nhà lãnh đạo tôn giáo khác đến từ bán đảo Ả Rập tới định cư ở Harar vào khoảng năm 1216. Ông đã gặp những người Harla, Gaturi và Argobba.[15] Fakr ad-Din là em trai của Abadir là người đã thành lập Vương quốc Hồi giáo Mogadishu.[16]

Theo biên niên sử thế kỷ 14 của Amda Seyon I, Gēt (Gēy) là thuộc địa của Ả Rập tại Harla.[17] Trong thời Trung Cổ, Harar là một phần của Vương quốc Hồi giáo Adal, trở thành kinh đô của vương quốc vào năm 1520 dưới thời quốc vương Abu Bakr ibn Muhammad. Thế kỷ 16 là thời kỳ hoàng kim nhất của thành phố này. Văn hóa địa phương phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà thơ đã sống và sáng tác ở đó. Nó cũng trở nên nổi tiếng với các mặt hàng cà phê, dệt, đan rổ và đóng sách.

Từ Harar, Ahmad ibn Ibrahim al-Ghazi còn được biết đến là "Gurey" và "Grañ" (đều có nghĩa là "Thuận tay trái") đã phát động một cuộc chiến tranh chinh phục trong thế kỷ 16 nhằm mở rộng lãnh thổ, đe dọa đến sự tồn tại của Đế quốc Kitô giáo Ethiopia láng giềng. Người kế vị ông là Nur ibn Mujahid đã xây dựng một bức tường bảo vệ xung quanh thành phố.[18] Với chiều cao bốn mét với năm cổng, cấu trúc này được gọi là Jugol vẫn còn nguyên vẹn và là biểu tượng của thị trấn đối với những cư dân ở đây. Những người Siltʼe, Wolane, Halaba và Harari vẫn sống ở Harar trong khi ba nhóm dân tộc cũ chuyển đến Gurage.[19]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Harar có khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới (phân loại khí hậu Köppen Cwb).

Trong suốt cả năm, nhiệt độ ấm áp vào buổi chiều và mát mẻ vào buổi sáng. Mưa rơi từ giữa tháng 3 đến tháng 10 (đạt đỉnh vào tháng 8) trong khi các tháng còn lại thường khô hạn.

Dữ liệu khí hậu của Harar
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 25.3
(77.5)
26.3
(79.3)
27.1
(80.8)
26.9
(80.4)
27.0
(80.6)
25.5
(77.9)
23.8
(74.8)
22.6
(72.7)
23.9
(75.0)
26.1
(79.0)
25.8
(78.4)
25.8
(78.4)
25.5
(77.9)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 11.9
(53.4)
12.9
(55.2)
13.7
(56.7)
14.5
(58.1)
14.6
(58.3)
14.1
(57.4)
14.0
(57.2)
13.6
(56.5)
13.5
(56.3)
13.1
(55.6)
12.1
(53.8)
12.0
(53.6)
13.3
(56.0)
Lượng mưa trung bình mm (inches) 17
(0.7)
20
(0.8)
57
(2.2)
84
(3.3)
91
(3.6)
68
(2.7)
99
(3.9)
126
(5.0)
94
(3.7)
49
(1.9)
12
(0.5)
6
(0.2)
723
(28.5)
Nguồn: Climate-Data[20]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Harar kết nghĩa với:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trước đây được chuyển tự là Harrar,[1] những biến thể khác là HārerHarer.
  1. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Harrar” . Encyclopædia Britannica. 18 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 16.
  2. ^ Leslau 1959, tr. 276.
  3. ^ CSA 2005 National Statistics Lưu trữ 2007-08-13 tại Wayback Machine, Table B.4
  4. ^ “Panda sanctuary, tequila area join UN World Heritage sites”. Un.org. ngày 13 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ “Harar Jugol, the Fortified Historic Town”. World Heritage List. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009. It is considered 'the fourth holy city' of Islam, having been founded by a holy missionary from the Arabic Peninsula.
  6. ^ “Five new heritage sites in Africa”. BBC. ngày 13 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2006. Harar Jugol, seen as the fourth holiest city of Islam, includes 82 mosques, three of which date from the 10th Century, and 102 shrines.
  7. ^ Siegbert Uhlig, Encyclopaedia Aethiopica: He-N, Volume 3, (Otto Harrassowitz Verlag: 2007), pp.111 & 319.
  8. ^ Richard Pankhurst, History of Ethiopian Towns (Wiesbaden: Franz Steiner Verlag, 1982), p. 49.
  9. ^ Gebissa, Ezekiel (2004). Leaf of Allah: Khat & Agricultural Transformation in Harerge, Ethiopia 1875-1991. Ohio State University Press. ISBN 978-0-85255-480-7., page 36
  10. ^ Wehib, Ahmed (tháng 10 năm 2015). History of Harar and Harari (PDF). Harari people regional state, culture, heritage and tourism bureau. tr. 45. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ Adler, Elkan (ngày 4 tháng 4 năm 2014). Jewish Travellers. Routledge. tr. 61. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ Chandler, Richard (1868). “Abyssinia: Mythical and Historical”. The St. James's Magazine. 21. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ The Ethno-History of Halaba People (PDF). tr. 15. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017.
  14. ^ Østebø, Terje (ngày 30 tháng 9 năm 2011). Localising Salafism: Religious Change Among Oromo Muslims in Bale, Ethiopia. BRILL. tr. 56. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017.
  15. ^ Braukämper, Ulrich (2002). Islamic History and Culture in Southern Ethiopia: Collected Essays. LIT Verlag Münster. ISBN 978-3-8258-5671-7., page 107
  16. ^ Luling, Virginia (2001). Somali Sultanate: The Geledi City-state Over 150 Years. Transaction Publishers. tr. 272. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2017.
  17. ^ Budge, E.A (ngày 1 tháng 8 năm 2014). A History of Ethiopia: Volume I (Routledge Revivals): Nubia and Abyssinia. Routledge. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017.
  18. ^ Dr. Enrico Cerulli, Documenti arabi per la storia dell’Ethiopia, Memoria della Accademia Nazionale dei Lincei, Vol. 4, No. 2, Rome, 1931
  19. ^ Crass, Joachim (2001). “The Qabena and the Wolane: Two peoples of the Gurage region and their respective histories according to their own oral traditions”. Annales d'Éthiopie. 17 (1): 180. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2017.
  20. ^ “Climate-Data: Ethiopia”. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2013.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fritz Stuber, "Harar in Äthiopien - Hoffnungslosigkeit und Chancen der Stadterhaltung" (Harar in Ethiopia - The Hopelessness and Challenge of Urban Preservation), in: Die alte Stadt. Vierteljahreszeitschrift für Stadtgeschichte, Stadtsoziologie, Denkmalpflege und Stadtentwicklung (W. Kohlhammer Stuttgart Berlin Köln), Vol. 28, No. 4, 2001, ISSN 0170-9364, pp. 324–343, 14 ill.
  • David Vô Vân, Mohammed Jami Guleid, Harar, a cultural guide, Shama Books, Addis Abeba, 2007, 99 pages
  • Salma K. Jayyusi; và đồng nghiệp biên tập (2008). “Harar: the Fourth Holy City of Islam”. The City in the Islamic World. Leiden: Koninklijke Brill. tr. 625–642. ISBN 9789004162402.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]