Bước tới nội dung

Họ Mai vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Họ Mai vàng
Mai tứ quý (Ochna serrulata)
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Ochnaceae
DC., 1811[1]
Chi điển hình
Ochna
L., 1753
Các chi

Xem văn bản

Họ Mai (các tên gọi khác: họ Mai vàng, họ Lão mai), danh pháp khoa học Ochnaceae là một họ thực vật có hoa trong bộ Malpighiales[2], bao gồm chủ yếu là các cây gỗ hay cây bụi, ít thấy cây thân thảo. Các loài trong họ này được tìm thấy trong các khu vực cận nhiệt đớinhiệt đới. Chúng có đại diện nhiều nhất tại khu vực Nam Mỹ, trung tâm đa dạng thứ hai là tại nhiệt đới châu Phi[3]. Họ này có khoảng 26-35 chi và khoảng 495-600 loài, tùy theo hệ thống phân loại[3][4][5][6].

Các loài trong họ Ochnaceae đều có các lá có cuống và thường xanh, đôi khi bóng như da (ở chi Ochna). Các lá nói chung là dạng lá đơn, mọc so le, nhưng cũng có thể mọc thành chùm, chùy hay dạng lông chim. Các lá dạng lông chim là điển hình ở chi Godoya. Về mặt sinh sản, chúng là các thực vật lưỡng tính. Phần lớn các loài thụ phấn nhờ ong[7]. Một số loài trong chi Ochna được trồng làm cây cảnh[8].

Các hóa thạch được gán cho họ Ochnaceae được biết đến từ đầu thế EocenMississippi[9] Niên đại của họ này được ước tính là khoảng 100 triệu năm[10].

Trong tiếng Việt có những loại cây cũng được gọi là mai nhưng không thuộc họ thực vật này, chẳng hạn mai trắng (hay mai mơ - Prunus mume) thuộc họ Hoa hồng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Ochnaceae được Augustin Pyramus de Candolle dựng lên năm 1811.[11][12] Vào thời gian đó, ông mô tả Elvasia như là chi mới trong họ và gộp cùng 3 chi khác là Ochna, WalkeraGomphia.[13] Walkera được Johann Christian Daniel von Schreber mô tả năm 1789, nhưng hiện không còn được công nhận nữa. Loài điển hình của nó là Gomphia serrata do Andrias Kanis đặt năm 1968,[14] nhưng hiện nay nó được đặt trong chi Ouratea. Gomphia trong một thời gian dài là nguồn gây lộn xộn[15] và nó không được công nhận trong phần lớn các sửa đổi gần đây đối với họ Ochnaceae.[4]

GodoyaSauvagesia đã được biết đến từ trước năm 1811, khi de Candolle lập ra họ Ochnaceae, nhưng ông đặt chúng trong các họ khác. Trong Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis, ông đặt Godoya trong họ sau này là Clusiaceae.[16] Ông coi Lauradia/Lavradia là tách biệt với Sauvagesia và đặt cả hai trong họ Violaceae. Ông bổ sung chi Castela vào Ochnaceae, nhưng hiện nay nó là một phần của họ Simaroubaceae.[17] De Candolle tin rằng Simaroubaceae có quan hệ họ hàng gần với Ochnaceae, nhưng hiện nay thì họ này xếp trong bộ Sapindales.[18] Một vài tác giả khác lại đặt Godoya, Sauvagesia và một vài chi khác trong họ Sauvagesiaceae cho tới tận đầu thế kỷ 21.[19] Các tác giả khác, như Adolf Engler, lại gộp chúng trong Ochnaceae.

Năm 1874, Engler chia Ochnaceae thành 2 nhóm dựa trên sự có/không có nội nhũ trong hạt thuần thục.[20] Nhóm không nội nhũ tương ứng với khái niệm Ochnaceae của de Candolle và tương ứng với tông Ochneae trong phân loại gần đây. Nhóm có nội nhũ hiện nay được biết là cận ngành và bao gồm các tông Testuleeae, Luxemburgieae và Sauvagesieae.

Năm 1876, trong Flora của Brasil, Engler mô tả nhiều loài mới trong Ochnaceae, đặc biệt là trong chi lớn nhất của nó là Ouratea.[21] Ông mô tả 85 loài trong Ouratea, 17 trong số đó được ông đặt là loài mới vào thời gian đó. Ông cũng chuyển 63 loài từ các chi khác sang Ouratea.

Các chi QuiinaTouroulia đã được biết đến từ năm 1775, khi chúng được Jean Baptiste Aublet mô tả,[22] và chúng được phân loại khác nhau bởi các nhà phân loại học thế kỷ 19. Jacques Denys Choisy dựng lên họ Quiinaceae (như là Quiinacées) cho chúng vào năm 1849,[23] nhưng ông không đảm bảo các yêu cầu cho việc công bố hợp lệ tên gọi thực vật. Tên gọi Quiinaceae được Engler hợp lệ hóa trong Flora Brasiliensis năm 1888.[12][24]

Chi Medusagyne được John Gilbert Baker mô tả năm 1877 trong hệ thực vật MauritiusSeychelles,[25] nhưng tới tận năm 1924 thì nó mới được tách riêng thành họ đơn chi của chính nó.[26]

Năm 1893, Ernest Friedrich Gilg bao hàm họ Ochnaceae và Adolf Engler bao hàm họ Quiinaceae cho ấn bản đầu tiên của Die Natürlichen Pflanzenfamilien (DNP).[27][28] Engler viết phần mô tả cho Medusagyne trong phần bổ trợ cho ấn bản lần 1 của Die Natürlichen Pflanzenfamilien năm 1897.[29] Ông đặt Medusagyne dưới tiêu đề "Zweifelhafte, möglicherweise zu den Guttiferae gehörige Gattung" (Đáng ngờ, có thể là chi thuộc về Guttiferae). Guttiferae là tên gọi lỗi thời của Clusiaceae.

Năm 1902, Philippe van Tieghem công nhận 6 họ trong cái mà hiện nay coi là phân họ Ochnoideae.[30] Chúng bao gồm Luxemburgiaceae, Sauvagesiaceae, Wallaceaceae, Euthemidaceae, Lophiraceae và Ochnaceae. Ba trong số này (Wallaceaceae, Euthemidaceae và Lophiraceae) là đơn chi và được van Tieghem dựng lên vào thời gian đó. Luxemburgiaceae của ông bao gồm các nhánh cơ sở của cái hiện nay coi là tông Sauvagesieae. Van Tieghem đặt một lượng lớn tên chi vào năm 1902 với giới hạn của chúng rất hẹp. Trong cái hiện nay là phân tông Ochninae, ông vạch ra tới 53 chi. Phần lớn các sửa đổi gần đây về các nhóm này chỉ phân chia chúng ra thành 6 chi.

Năm 1925 trong ấn bản lần 2 của Die Natürlichen Pflanzenfamilien, Engler và Gilg đã tương ứng mở rộng xử lý của họ cho Quiinaceae và Ochnaceae khi so với những gì họ đã viết năm 1893.[31][32] Medusagynaceae cũng được Adolf Engler và Hans Melchior bao hàm trong cùng quyển này của DNP.[33]

Trong ấn bản lần 2 của DNP, Engler công nhận 2 chi QuiinaTouroulia trong Quiinaceae. LacunariaFroesia được phát hiện và đặt tên muộn hơn, tương ứng vào các năm 1925 và 1948.

Trong cùng quyển này Gilg chia Ochnaceae của ông (tương ứng với Ochnoideae hiện nay) thành 21 chi, bao gồm các chi như Indovethia, Leitgebia, VausagesiaLauradia (như là Lavradia) mà hiện nay coi là đồng nghĩa của Sauvagesia.[4] Tám chi hiện tại công nhận (gồm Philacra, Krukoviella, Fleurydora, Tyleria, Adenarake, Indosinia, PerissocarpaIdertia) bao gồm các loài thực vật chưa được biết đến vào thời gian đó. Gilg đặt Rhytidanthera như là đồng nghĩa của Godoya nhưng hiện nay thì Rhytidanthera lại được công nhận như là chi tách biệt. Ông gộp CampylospermumRhabdophyllum trong Gomphia và đặt Gomphia như là đồng nghĩa của Ouratea. Trong sửa đổi của mình về Ochnaceae, Gilg cung cấp một xem xét tổng quan về phân loại của van Tieghem cũng như về phân loại của chính ông.[32] Ba chi của van Tieghem (Campylospermum, RhabdophyllumRhytidanthera) hiện nay vẫn được công nhận.[4]

Năm 1968, Andrias Kanis công bố một bài viết có ảnh hưởng lớn tới các công trình sau này về Ochnaceae, cho tới tận sửa đổi năm 2014.[14] Claude Henri Léon Sastre đặt tê cho nhiều loài trong Ochnaceae trong một số bài báo từ năm 1970 tới năm 2003.[3]

Năm 1991 một phân tích mô tả nhánh được công bố cho Ochnaceae.[34] Trong cùng năm này, Neckia, chi thứ 28 cho Ochnoideae, được phục hồi trong một nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử dựa vào 4 locus DNA lạp lụcITS ribosom nhân.[3] 79 loài Ochnaceae đã được lấy mẫu và phân loại mới đã được đưa ra. Bên cạnh đó, Testulea cũng được loại khỏi tông Sauvagesieae và đặt trong tông đơn chi Testuleeae.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến cuối thế kỷ 20, Ochnaceae từng được coi là một họ khá kỳ dị, khó để đặt vị trí với mức độ chắc chắn cao. Ngay trong thế kỷ 21 thì một số tác giả vẫn coi chi Strasburgeria như là họ hàng gần nhất của Ochnaceae, và một số tác giả thậm chí còn đặt chi này trong họ Ochnaceae.[19] Trong hệ thống APG III thì Strasburgeria được gộp nhóm cùng chi Ixerba để tạo thành họ Strasburgeriaceae trong bộ Crossosomatales.[18]

Ít hơn thì chi Diegodendron cũng từng được coi là gần với Strasburgeria và Ochnaceae. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử có độ hỗ trợ mạnh cho việc gộp Diegodendron trong bộ Malvales, và nó đôi khi được coi là họ đơn chi trong bộ đó.[35] Ngoài ra nó cũng từng được đặt trong họ Bixaceae, dù có lý do để cho rằng nó có thể có quan hệ họ hàng gần với Sphaerosepalaceae hơn.[18]

Tất cả các chi đề cập trên đây cũng như chính họ Ochnaceae trong một thời gian dài từng được coi là các đơn vị phân loại dị thường với mối quan hệ họ hàng không chắc chắn. Từng có thời tất cả chúng đều được đặt gần với họ Theaceae, một họ mà hiện nay được gộp trong bộ thuộc nhánh cúc cơ sở là bộ Ericales.[18]

Năm 2012, một phân tích DNA lạp lục đã dung giải Ochnaceae như là đơn vị phân loại chị em với một nhóm gồm 5 họ được biết đến như là clusioids.[36] Kết quả này chỉ có độ hỗ trợ tự khởi động yếu. Nhóm clusioids từng có thời được coi là nhóm gồm 4 họ,[37] nhưng Clusiaceae đã được phân chia năm 2009[5] và tên gọi Calophyllaceae được phục hồi cho một trong các chia tách sinh ra từ đó.[1][38]

Chỉ có một ít đặc trưng hình thái để liên kết clusioids với Ochnaceae. Sự sắp xếp cánh hoa trong chồi hoa thường là vặn ở clusioids cũng như ở Ochnaceae. Ở cả hai nhóm thì các hoa thường có có nhiều nhị còn kiểu đính noãn ở bầu nhụy chủ yếu là gắn trụ. Trong các noãn thì phôi tâm thường mỏng, và vỏ bọc ngoài thường dày hơn vỏ bọc trong của phôi tâm.[39]

Họ này theo nghĩa hẹp được APG II năm 2003 chia ra thành 3 phân họ là Luxemburgoideae, Ochnoideae, Sauvagesioideae. Tuy nhiên, APG III năm 2009 chia họ Mai theo nghĩa rộng ra thành các nhóm như sau[1].

  • Ochnoideae Burnett: 28 chi, 495 loài. Nhiệt đới, đặc biệt tại Brasil và Guayna thuộc Venezuela. Ochneae (Ochnoideae nghĩa hẹp) + Sauvagesioideae: Các nhị lép tách biệt, tạo thành một đĩa phân thùy hay ống dạng tràng hoặc không; phấn hoa với màng ngoài có sọc.
    • Testuleeae Horaninow: 1 loài tại nhiệt đới Tây Phi (Testulea gabonensis).
    • Luxembergieae Horaninow: Bộ nhị đối xứng hai bên xiên ở chồi, chỉ có phần bộ nhị hướng trục là phát triển, chỉ nhị hợp sinh nhiều hay ít, bao phấn hợp sinh hoặc không, màng ngoài phấn hoa với các hàng xoi nhỏ; bộ nhụy 3; n = ?, 2 chi với 22 loài, trong đó chi Luxemburgia có 18 loài. Phân bố tại Venezuela và Brasil. Đồng nghĩa: Luxemburgiaceae van Tieghem.
    • Ochneae Bartling: Lá 2 tầng; khoang trong vách mạch/nhu mô không kép một bên; (các lá kèm bán-trong cuống lá ở chi Ouratea); sự phát triển bộ nhị hướng tâm; bộ nhụy 2-10, (cuống nhụy ngắn; vòi nhụy nở đế, đế hoa nở rộng); một noãn/ngăn, áo hạt đơn [= 2 hợp nhất, ngoại trừ đôi khi ở đỉnh], 7-17 tế bào bề ngang; quả không nứt, thông thường dạng quả hạch; bộ nhị bền; vỏ ngoài hột với các bó mạch, không có lớp tế bào tạo pha lê nhỏ, vỏ ngoài dạng sợi 0; nội nhũ 0; n = 12-14. Khoảng 9 chi và 390 loài. Các chi đa dạng nhất là Ouratea (bao gồm cả Gomphia: 200 loài), Ochna (cận ngành?: 85 loài), Campylospermum (65 loài). Phân bố tại vùng nhiệt đới, đặc biệt tại Brasil. Đồng nghĩa: Gomphiaceae Schnizlein, Lophiraceae Loudon.
    • Sauvagesieae de Candolle: Cây thảo; lá mọc vòng, gập đôi phẳng (kép ở Rhytidanthera); (hoa đối xứng đơn, tính đối xứng đơn phát triển muộn, bao gồm cả bộ nhị và bộ nhụy; các phần ngoài của đài hoa nhỏ hơn phần còn lại; màng ngoài phấn hoa với các hàng lỗ răng cưa nhỏ); bộ nhụy 2, 3 hay 5, khi 3 thì thành viên ở giữa đính trục; hạt có cánh hoặc không; vỏ ngoài với các tế bào lớn, tách riêng nhiều hay ít; nội nhũ với aleuron; n = 18. Khoảng 16 chi và 82 loài. Các chi đa dạng nhất là: Sauvagesia (40 loài). Liên nhiệt đới, chỉ có 2 loài tại châu Phi, phần lớn các chi ở Nam Mỹ. Đồng nghĩa: Euthemidaceae Solereder, Sauvagesiaceae Dumortier, Wallaceaceae van Tieghem.
  • Medusagynoideae: Chứa tanin; thực vật nhẵn nhụi; libe phân tầng; có quản bào thật sự; mắt 5:5 + 2 bó libe; các bó cuống cong hình cung, định hướng khác nhau; có các tế bào màng nhầy dưới da; không sáp cutin; lá mọc đối, gân lá mắt lưới, không lá kèm; cụm hoa đầu cành, dạng xim hoa, đơn tính cùng gốc đực; đài hoa hợp sinh gốc; bộ nhị dạng vòng xoắn, bao phấn đính lưng, phấn hoa có lỗ dọc; bộ nhụy [16-25], gắn vào trục trung tâm, khoảng 5 noãn/lá noãn, cuống noãn dài, vòi nhụy tách biệt, trên vai ngoài của lá noãn, đầu nhụy hình đầu; quả là quả nang cắt vách có gân như hột cơm, các lá noãn xé ra hướng ngọn và mở hướng trục, trụ giữa bền; hạt có cánh; vỏ hạt ngoài hơi dày lên; n = ?. Gồm 1 chi, 1 loài: Medusagyne oppositifolia. Có tại Seychelles, rất hiếm. Đồng nghĩa: Medusagynaceae Engler & Gilg.
  • Quiinoideae Luersson: Cây gỗ (dây leo); có quản bào thật sự; bó cuống lá hình khuyên, thường phức tạp; khí khổng bất đẳng bào; lá mọc đối, đơn (kép; nguyên), gân lá thức cấp rõ nét, gần, gân lá tam cấp mịn, lá kèm không lông, liên cuống, lớn, bền nhiều hay ít; (thực vật đơn tính khác gốc đực); đài hoa 4-5, không lông, tràng hoa 4-5(-8), thường xếp lợp, bộ nhị hợp sinh gốc hoặc không (hợp sinh tới gốc của tràng hoa), các túi bao phấn khác biệt, màng ngoài bao phấn với các lỗ răng cưa nhỏ; bộ nhụy 3 [2-13], 2 noãn gốc/lá noãn, có vòi nhụy, tách biệt, đầu nhụy mở rộng xiên; quả là quả mọng (quả đại), có khía khi khô, vỏ quả ngoài với kẽ hở; hạt 1-4, thường có lông tơ; nội nhũ phát triển?; n = ?. Gồm 4 chi, 46 loài. Các chi đa dạng nhất là: Quiina (32 loài). Phân bố tại vùng nhiệt đới châu Mỹ. Đồng nghĩa: Quiinaceae Engler.
    • Froesia: 1 chi, 5 loài.
    • Quiineae: 3 chi, 43 loài, trong đó chi Quiina có 32 loài.

Như vậy, họ Mai (nghĩa hẹp) bao gồm các chi:

  • Testuleeae
  • Luxemburgieae
    • Luxemburgia A.St.-Hil. (gồm cả Charidion Bong., Epiblepharis Tiegh., Hilairella Tiegh., Periblepharis Tiegh., Plectanthera Mart. & Zucc.)
    • Philacra Dwyer
  • Ochneae
    • Lophirinae
    • Elvasiinae
      • Elvasia DC. (gồm cả Hostmannia Planch., Trichovaselia Tiegh., Vaselia Tiegh.)
      • Perissocarpa Steyerm. & Maguire
    • Ochninae
      • Brackenridgea A.Gray (gồm cả Pleuroridgea Tiegh.)
      • Campylospermum Tiegh. (khi gộp cùng IdertiaRhabdophyllum là chi Gomphia Schreb., 1789 - đồng nghĩa muộn của Ouratea Aubl., 1775): Mai cánh lõm, mai sọc (lão mai).
      • Idertia Farron (khi gộp cùng CampylospermumRhabdophyllum là chi Gomphia)
      • Ochna L. (gồm cả Diporidium H.L.Wendl.)
      • Ouratea Aubl. (gồm cả Kaieteuria Dwyer)
      • Rhabdophyllum Tiegh. (khi gộp cùng CampylospermumIdertia là chi Gomphia)
    • Sauvagesieae

Họ Mai nghĩa rộng còn bao gồm cả hai họ QuiinaceaeMedusagynaceae[1][4][36]. Tuy nhiên, 2 họ nhỏ này không được APG IV (2016) công nhận.

Các họ sau được coi là đồng nghĩa của Ochnaceae:

Các họ sau bị loại ra khỏi Ochnaceae:

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo công trình công bố năm 2014[3]. Các nút có độ hỗ trợ yếu được coi như là các đa phân. Độ hỗ trợ tự trợ có khả năng cao nhất là > 75%, trừ những nơi có chỉ ra mức độ cụ thể. PerissocarpaIndosinia không được lấy mẫu DNA. Vị trí của chúng trong cây phát sinh chủng loài là dựa theo giải phẫu và hình thái học.

Ochnaceae
73

 Medusagyne 




 Froesia 




 Quiina 




 Touroulia 



 Lacunaria 







Testuleeae

 Testulea 



Luxemburgieae

 Philacra 



 Luxemburgia 




Ochneae
Lophirinae

 Lophira 



Elvasiinae

 Perissocarpa 



 Elvasia 



Ochninae

 Campylospermum 


66

 Ouratea 




 Idertia 



 Brackenridgea 




 Rhabdophyllum 


<50

 Ochna 





Sauvagesieae

 Blastemanthus 




 Godoya 



 Rhytidanthera 




 Krukoviella 



 Cespedesia 




67

 Fleurydora 





 Poecilandra 



 Wallacea 





 Neckia 


68
73

 Schuurmansia 


69

 Schuurmansiella 


56

 Euthemis 






 Tyleria 




 Adenarake 



 Indosinia 



 Sauvagesia 












MEDUSAGYNOIDEAE
QUIINOIDEAE
OCHNOIDEAE

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. (2007). ISBN 978-1-55407-206-4.
  3. ^ a b c d e Julio V. Schneider, Pulcherie Bissiengou, Maria do Carmo E. Amaral, Ali Tahir, Michael F. Fay, Marco Thines, Marc S.M. Sosef, Georg Zizka, and Lars W. Chatrou. 2014. "Phylogenetics, ancestral state reconstruction, and a new infrafamilial classification of the pantropical Ochnaceae (Medusagynaceae, Ochnaceae s.str., Quiinaceae) based on five DNA regions". Molecular Phylogenetics and Evolution 78:199-214. doi:10.1016/j.ympev.2014.05.018.
  4. ^ a b c d e Maria do Carmo E. Amaral, Volker Bittrich. 2014. "Ochnaceae". Tr. 253-268. doi:10.1007/978-3-642-39417-1_19 trong Klaus Kubitzki (chủ biên). 2014. The Families and Genera of Vascular Plants volume XI. Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg,, Germany. ISBN 978-3-642-39416-4 (print). ISBN 978-3-642-39417-1 (eBook). doi:10.1007/978-3-642-39417-1
  5. ^ a b Kenneth J. Wurdack; Charles C. Davis (2009), “Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life”, American Journal of Botany, 96 (8): 1551–1570, doi:10.3732/ajb.0800207, PMID 21628300
  6. ^ Christenhusz, M. J. M.; Byng, J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. Magnolia Press. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  7. ^ Paul A. De Luca and Mario Vallejo-Marin. 2013. "What's the buzz about? The ecology and evolutionary significance of buzz pollination". Current Opinion in Plant Biology 16(4):429-435. doi:10.1016/j.pbi.2013.05.002.
  8. ^ Anthony Huxley, Mark Griffiths, and Margot Levy (1992). The New Royal Horticultural Society Dictionary of Gardening. The Macmillan Press,Limited: London. The Stockton Press: New York. ISBN 978-0-333-47494-5 (set).
  9. ^ Daniel Danehy, Peter Wilf, Stefan A. Little. 2007. "Early Eocene macroflora from the red hot truck stop locality (Meridian, Mississippi, USA)". Palaeontologia Electronica 10(3):17A:31pages.
  10. ^ Susana Magallon, Khidir W. Hilu, Dietmar Quandt. 2013. "Land plant evolutionary timeline: Gene effects are secondary to fossil constraints in relaxed clock estimation of age and substitution rates". American Journal of Botany 100(3):556-573. doi:10.3732/ajb.1200416.
  11. ^ Ochnaceae trong International Plant Names Index (IPNI). (xem Liên kết ngoài).
  12. ^ a b James L. Reveal. 2008 onward. "A Checklist of Family and Suprafamilial Names for Extant Vascular Plants." Tại trang nhà của James L. Reveal và C. Rose Broome. (xem Liên kết ngoài).
  13. ^ Augustin Pyramus de Candolle. 1811. Nouveau bulletin des sciences par la Société philomathique de Paris 2(40):208. (xem Liên kết ngoài).
  14. ^ a b Andrias Kanis. 1968. "A revision of the Ochnaceae of the Indo-Pacific area". Blumea 16(1):1-83.
  15. ^ Werner Greuter & Rosa Rankin Rodríguez. 2014. "A type for Gomphia (Ochnaceae) – once again". Taxon 63(5):1122-1123. doi:10.12705/635.5
  16. ^ Augustin Pyramus de Candolle. 1824. "Violaceae" (as Violarieae), trang 287-316; Clusiaceae (as Guttiferae), trang 557-564; "Ochnaceae", trang 735-738. Trong Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis. Quyển 1. (xem Liên kết ngoài).
  17. ^ Joshua W. Clayton. 2011. "Simaroubaceae". Trang 408-423 trong Klaus Kubitzki (chủ biên). 2011. The Families and Genera of Vascular Plants. Quyển X. Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-642-14396-0 (sách in). ISBN 978-3-642-14397-7 (eBook). doi:10.1007/978-3-642-14397-7
  18. ^ a b c d Peter F. Stevens (2001 onwards). "Ochnaceae" tại website của Angiosperm Phylogeny trong website của Vườn Thực vật Missouri. (xem Liên kết ngoài)
  19. ^ a b Armen L. Takhtajan (Takhtadzhian). Flowering Plants ấn bản lần 2 (2009). Springer Science + Business Media. ISBN 978-1-4020-9608-2. ISBN 978-1-4020-9609-9 doi:10.1007/978-1-4020-9609-9. (xem Liên kết ngoài).
  20. ^ H. G. Adolf Engler, 1874. "Ueber Begrenzung und systematische Stellung der natürlichen Familie der Ochnaceae". Nova Acta Academieae Caesarieae Leopoldino - Carolinae Germanicae Naturae Curiosorum 37(2):1-28. (xem Liên kết ngoài).
  21. ^ H. G. Adolf Engler, 1876. "Ochnaceae" trong Carl F.P. von Martius & August Wilhelm Eichler (chủ biên). Flora Brasiliensis 12(2):297-366. (xem Liên kết ngoài).
  22. ^ Jean Baptiste C.F. Aublet. 1775. Histoire des Plantes de la Guiane Françoise: · · ·. Quiina: Supplement to volumes 1 and 2, trang 19; Touroulia: 1:492; Ouratea: 1:397. (xem Liên kết ngoài).
  23. ^ Jacques Denys Choisy. 1849. Description des Guttiferes de l'Indie, · · ·:12.
  24. ^ H. G. Adolf Engler, 1888. "Quiinaceae". Trang 475-486 và bảng 109-110 trong Carl F.P. von Martius & August Wilhelm Eichler (chủ biên). Flora Brasiliensis 12(1). (xem Liên kết ngoài).
  25. ^ John Gilbert Baker, 1877. Flora of Mauritius and the Seychelles: 16. L. Reeve & Co.: London, Vương quốc Anh. (xem Liên kết ngoài).
  26. ^ H. G. Adolf Engler & Ernest F. Gilg, 1924. Syllabus der Pflanzenfamilien: eine Übersicht · · · neunte und zehnte auflage: 280. (Đề cương các họ thực vật: Tổng quan·· · ấn bản 9 và 10, trang 280.)
  27. ^ Ernest F. Gilg. 1893. "Ochnaceae". Trang 131-153 trong H. G. Adolf Engler & Karl A. E. Prantl (chủ biên), 1895. Die Natürlichen Pflanzenfamilien. Ấn bản lần 1: Teil III, Abteilung 6 (Quyển 3, phần 6). Verlag von Wilhelm Engelmann: Leipzig, Đức. (xem Liên kết ngoài).
  28. ^ H. G. Adolf Engler. 1893. "Quiinaceae". Trang 165-167 trong H. G. Adolf Engler & Karl A. E. Prantl (chủ biên). 1895. Die Natürlichen Pflanzenfamilien. Ấn bản lần 1: Teil III, Abteilung 6 (Quyển 3, phần 6). Verlag von Wilhelm Engelmann: Leipzig, Đức. (xem Liên kết ngoài).
  29. ^ H. G. Adolf Engler, 1897. Medusagyne. Trang 250 trong H. G. Adolf Engler, 1897. "Guttiferae". Trang 247-250 trong H.G. Adolf Engler & Karl A. E. Prantl, 1897. Die Natürlichen Pflanzenfamilien: Nachträge [I] zum II-IV Teil. (Các họ thực vật tự nhiên: Bổ trợ 1 cho các quyển 2-4). (xem Liên kết ngoài).
  30. ^ Philippe E. L. van Tieghem, 1902. "Sur les Ochnacées". Annales des Sciences Naturelles – botanique, séries 8 16:161-416.
  31. ^ H. G. Adolf Engler, 1925. "Quiinaceae". Trang 106-108 trong H. G. Adolf Engler & Karl A. E. Prantl (chủ biên). 1925. Die Natürlichen Pflanzenfamilien: zweite auflage 21 Band. (Các họ thực vật tự nhiên: ấn bản lần 2, quyển 21). Verlag von Wilhelm Engelmann: Leipzig, Đức.
  32. ^ a b Ernest F. Gilg, 1925. "Ochnaceae". Trang 53-87 trong H. G. Adolf Engler & Karl A. E. Prantl (chủ biên). 1925. Die Natürlichen Pflanzenfamilien: zweite auflage 21 Band. (Các họ thực vật tự nhiên: ấn bản lần 2, quyển 21). Verlag von Wilhelm Engelmann: Leipzig, Đức.
  33. ^ Hans Melchior, 1925. "Medusagynaceae". Trang 50-52 trong H. G. Adolf Engler & Karl A. E. Prantl (chủ biên). 1925. Die Natürlichen Pflanzenfamilien: zweite auflage 21 Band. (Các họ thực vật tự nhiên: ấn bản lần 2, quyển 21). Verlag von Wilhelm Engelmann: Leipzig, Đức.
  34. ^ Maria do Carmo E. Amaral, 1991. "Phylogenetische Systematik der Ochnaceae". Botanische Jahrbücher für Systematik, Pflanzengeschichte, und Pflanzengeographie 113(1):105-196.
  35. ^ Clemens Bayer. 2003. Diegodendron. Trang 175-177 trong Klaus Kubitzki (chủ biên). 2003. The Families and Genera of Vascular Plants. Quyển V. (chủ biên: K. Kubitzki và C. Bayer). Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-540-42873-2 (sách in) ISBN 978-3-662-07255-4 (eBook). doi:10.1007/978-3-662-07255-4.
  36. ^ a b Zhenxiang Xi, Brad R. Ruhfel, Hanno Schaefer, André M. Amorim, Manickam Sugumaran, Kenneth J. Wurdack, Peter K. Endress, Merran L. Matthews, Peter F. Stevens, Sarah Mathews, and Charles C. Davis. 2012. "Phylogenomics and a posteriori data partitioning resolve the Cretaceous angiosperm radiation Malpighiales". PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America) 109(43):17519-17524. doi:10.1073/pnas.1205818109
  37. ^ Peter F. Stevens. 2007. "Clusiaceae – Guttiferae". Trang 48-66 trong Klaus Kubitzki (chủ biên). 2007. The Families and Genera of Vascular Plants. Quyển IX. (chủ biên: K. Kubitzki cộng tác cùng C. Bayer và P.F. Stevens). Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-540-32214-6, ISBN 978-3-540-32219-1, doi:10.1007/978-3-540-32219-1.
  38. ^ Brad R. Ruhfel, Peter F. Stevens & Charles C. Davis. 2013. "Combined morphological and molecular phylogeny of the clusioid clade (Malpighiales) and the placement of the ancient rosid macrofossil Paleoclusia". International Journal of Plant Sciences. 174(6):910–936. doi:10.1086/670668.
  39. ^ Peter K. Endress, Charles C. Davis & Merran L. Matthews. 2013. "Advances in the floral structural characterization of the major subclades of Malpighiales, one of the largest orders of flowering plants". Annals of Botany 111(5): 969–985. doi:10.1093/aob/mct056. (xem Liên kết ngoài).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]