Bước tới nội dung

Hàm Yên

22°4′38″B 104°58′57″Đ / 22,07722°B 104,9825°Đ / 22.07722; 104.98250
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hàm Yên
Huyện
Huyện Hàm Yên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhTuyên Quang
Huyện lỵthị trấn Tân Yên
Phân chia hành chính1 thị trấn, 17
Địa lý
Tọa độ: 22°4′38″B 104°58′57″Đ / 22,07722°B 104,9825°Đ / 22.07722; 104.98250
MapBản đồ huyện Hàm Yên
Hàm Yên trên bản đồ Việt Nam
Hàm Yên
Hàm Yên
Vị trí huyện Hàm Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích907 km²
Dân số (2009)
Tổng cộng109.739 người [1]
Mật độ121 người/km²
Khác
Mã hành chính074[2]
Biển số xe22-Y1
Websitehamyen.tuyenquang.gov.vn

Hàm Yên là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Hàm Yên nằm ở phía tây của tỉnh Tuyên Quang, nằm cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 174 km, có vị trí địa lý:

Huyện Hàm Yên có diện tích 907 km², dân số năm 2019 là 120.000 người.

Huyên Hàm Yên gồm có các dân tộc sau: Kinh, Tày, Nùng, dao, H'Mông...

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đi qua đang được xây dựng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hàm Yên xưa là huyện Sóc Sùng, đời Minh là huyện Văn Yên, sau nhập vào huyện Khoáng. Đời Lê sơ gọi là huyện Sùng Yên sau đổi là Phúc Yên. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) kị húy chữ Phúc, đổi là Hàm Yên. Năm Duy Tân thứ 7 (1913) chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn.

Tháng 12 năm 1975, hợp nhất hai tỉnh Tuyên QuangHà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, Hàm Yên là một huyện của tỉnh Hà Tuyên.[3]

Năm 1991, khi tách trở lại thành Tuyên Quang và Hà Giang, Hàm Yên trở lại là huyện của tỉnh Tuyên Quang.[4]

Sau năm 1954, huyện Hàm Yên bao gồm 17 xã: Bạch Xa, Bằng Cốc, Bình Xa, Đức Ninh, Hành Mai, Hùng Đức, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Nhân Mục, Phù Lưu, Thái Hòa, Thái Sơn, Tân Thành, Thành Long, Tự Do và Yên Hương.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, hợp nhất xã Tự Do và xã Hành Mai thành xã Yên Thuận.[5]

Ngày 19 tháng 11 năm 1985, thành lập thị trấn Tân Yên (thị trấn huyện lỵ huyện Hàm Yên) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Nhân Mục.[6]

Ngày 15 tháng 7 năm 1999, chia xã Yên Hương thành 2 xã: Yên Lâm và Yên Phú.[7]

Huyện Hàm Yên có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Hàm Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Yên (huyện lỵ) và 17 xã: Bạch Xa, Bằng Cốc, Bình Xa, Đức Ninh, Hùng Đức, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Nhân Mục, Phù Lưu, Thái Hòa, Thái Sơn, Tân Thành, Thành Long, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận.

Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như trồng cam, lúa,... nuôi cá và các loại gia súc như trâu bò, dê,... Cây công nghiệp có chè; cây lâm nghiệp có keo.

  • Thắng cảnh Động Tiên
  • Đền Bắc mục tại km 43 nằm bên bờ sông lô thờ tướng Trần Hưng Đạo
  • Đền thác cái tại km 61 Quốc lộ A2 là một nơi thu hút được đông đảo người đến lễ bái với truyền thuyết" ái cội"
  • Hội chọi trâu Hàm Yên
  • Du lịch sinh thái Cao Đường - xã Yên Thuận được ví như Đà lạt của Tuyên Quang
  • Hang Bạch Xà với tượng Đức Mẹ - Xã Bạch Xa
  • Thác Mạ Héc - Xã Phù Lưu

Ngoài ra còn có các lễ hội tại các xã như: Hội cầu đình của xã Bạch Xa, lễ hội đón xuân của người H'mông tại thôn Cao Đường với nhiều trò chơi dân tộc như đi cà kheo, đánh quay, tung còn,...

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.8.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  4. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  5. ^ Quyết định số 82-BT năm 1970
  6. ^ Quyết định số 267-HĐBT năm 1985
  7. ^ “Nghị định 56/1999/NĐ-CP năm 1999 về việc giải thể các thị trấn nông trường Tân Trào, Sông Lô, Tháng 10 Và thành lập các xã thuộc các huyện Na Hang, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.