Gia tộc Mountbatten-Windsor
Mountbatten-Windsor | |
---|---|
Ảnh chụp lễ đăng quang của Elizabeth II và Philip, tháng 6 năm 1953 | |
Gia đồng trước đây house | Nhà Glücksburg Nhà Windsor |
Quốc gia | Anh Quốc |
Thành lập | 1960 |
Người sáng lập | Elizabeth II Vương tế Philip |
Người đứng đầu hiện tại | Charles III của Anh |
Gia tộc liên quan | Vương tộc Glücksburg Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha Gia tộc Battenberg Gia tộc Mountbatten |
Gia tộc Mountbatten-Windsor là một nhánh của gia đình hoàng gia Anh, theo dòng nam của các hậu duệ của Elizabeth. Gia tộc này được hình thành từ sự kết hợp giữa Vương tộc Windsor và Gia tộc Mountbatten. Tên gọi này xuất hiện sau khi Nữ hoàng Elizabeth II kết hôn với Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, người mang họ Mountbatten sau khi nhập tịch Anh vào năm 1947. Gia tộc Mountbatten-Windsor bao gồm các thành viên trực tiếp của gia đình hoàng gia Anh, cùng những hậu duệ mang tên gọi này, đặc biệt là con cái của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip, áp dụng cho hậu duệ dòng dõi nam của Nữ hoàng Elizabeth II và tước hiệu hoàng gia.[1]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vương thất Anh mang họ Sachsen-Coburg và Gotha, một vương tộc có nguồn gốc từ Đức, thông qua cuộc hôn nhân của Nữ hoàng Victoria và Vương tế Albert. Tuy nhiên, trong bối cảnh của chiến tranh, khi mối quan hệ giữa Anh và Đức càng trở nên căng thẳng, làn sóng bài Đức đang cao trào (mà hầu hết các thành viên trong vương thất lại là người Đức), vua George V đã quyết định đổi tên gia tộc hoàng gia thành Windsor vào năm 1917, lấy tên từ Lâu đài Windsor, một biểu tượng của nền quân chủ Anh.
Dòng họ Mountbatten bắt nguồn từ Gia tộc Battenberg, một nhánh của gia tộc quý tộc Hessen ở Đức. Gia tộc Battenberg đã có sự nghiệp quân sự lâu dài và nổi bật trong quân đội Đức, đặc biệt trong Hải quân. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thế giới, những thành viên trong gia tộc Battenburg đang sống ở Anh quyết định thay đổi họ thành Mountbatten vào năm 1917, với mục đích cắt đắt mọi liên kết với Đức trong chiến tranh, các thành viên đã được vua George V, phong tước lại những tước hiệu khác cho họ.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 1947, Công chúa Elizabeth kết hôn với người chú họ của mình là Vương tôn Philippos của Hy Lạp. Vào ngày 18 tháng 3 cùng năm, Philip đã tuyên thệ sẽ từ bỏ quyền thừa kế ngai vàng Hy Lạp và mọi tước vị của hoàng gia Hy Lạp, đồng thời đổi họ của mình và lấy họ của bên ngoại ông là Mountbatten.
Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi vào ngày 6 tháng 2 năm 1952, theo thông lệ, hậu duệ của một Nữ vương sẽ mang họ của chồng và phải cải tên vương tộc đang trị vì quốc gia đó. Bá tước Mountbatten, đã đề việc vương thất Anh nên đổi tên vương tộc khi hậu duệ của Elizabeth lên ngôi trong tương lai. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một số thành viên trong gia đình hoàng gia, đặc biệt là Thái hậu Mary. Thái hậu Mary đã bày tỏ sự không hài lòng với việc gia đình hoàng gia có thể mang họ Mountbatten, vì bà cho rằng nó sẽ làm suy yếu danh tiếng của vương tộc Windsor. Bà tỏ ra lo ngại rằng việc thay đổi họ có thể tạo ra sự không ổn định trong bản sắc hoàng gia và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa gia đình hoàng gia và công chúng. Bà thậm chí còn gây áo lực lên Thủ tướng Winston Churchill đệ trình dự luật lên Quốc hội để duy trì họ và tên triều đại của con cháu Elizabeth vẫn giữ nguyên là Windsor và nó vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay với vị quân chủ đương nhiệm Charles III.
Phả hệ các hậu duệ theo dòng nam của Elizabeth II và Philip
[sửa | sửa mã nguồn]Elizabeth II (1926–2022) và Philip, Công tước xứ Edinburgh (1921–2021) – kết hôn năm 1947
- Charles III (sinh năm 1948)
- (1) William, Thân vương xứ Wales (sinh năm 1982)
- (2) Vương tôn George xứ Wales (sinh năm 2013)
- (3) Vương tôn nữ Charlotte xứ Wales (sinh năm 2015)
- (4) Vương tôn Louis xứ Wales (sinh năm 2018)
- (5) Vương tử Harry, Công tước xứ Sussex (sinh năm 1984)
- (6) Vương tôn Archie xứ Sussex (sinh năm 2019)
- (7) Vương tôn nữ Lilibet xứ Sussex (sinh năm 2021)
- (1) William, Thân vương xứ Wales (sinh năm 1982)
- (8) Vương tử Andrew, Công tước xứ York (sinh năm 1960)
- (9) Vương tôn nữ Beatrice xứ York (sinh năm 1988) kết hôn với Edoardo Mapelli Mozzi
- (11) Vương tôn nữ Eugenie xứ York (sinh năm 1990), kết hôn với Jack Brooksbank
- (14) Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh (sinh năm 1964)
- (15) Công nữ Louise Mountbatten-Windsor[2] (sinh năm 2003)
- (16) James Mountbatten-Windsor, Bá tước Wessex (sinh năm 2007)
- (17) Anne, Vương nữ Vương thất (sinh năm 1950)
- Charles III (sinh năm 1948)
Gia phả
[sửa | sửa mã nguồn]Bảng phả hệ của gia tộc Battenberg, Mountbatten và Mountbatten-Windsor
Ghi chú
[sửa mã nguồn]- ^ "Huy hiệu này được ghi nhận trong cuốn Heraldry of the Royal Families of Europe - "Huy hiệu của các Gia đình hoàng gia châu Âu" của Jiri Louda và Michael Maclagan, Clarkson N. Potter, Inc. Publishers, New York, 1981, trang 216, bảng 109. Mặc dù huy hiệu này gần như giống hệt với huy hiệu của thành phố Mainz, nhưng theo một quy luật phổ biến trong huy hiệu học, việc sở hữu huy hiệu giống nhau là được phép khi người mang huy hiệu là của các quốc gia khác nhau, nhưng trong một quốc gia thì điều này không được phép (xem các vụ việc ở Anh, Warbelton v Gorges và Scrope v Grosvenor).". Tuy nhiên, Wikipedia lại ghi nhận một bộ phù hiệu cánh tay khác cho gia đình này trong bài viết về Hauke-Bosak (. Tuy nhiên, những huy hiệu này là của gia đình ở Nga, và tài liệu tham khảo được đưa ra là một trang đã hết hạn trên Wikipedia tiếng Ba Lan. Không có tài liệu tham khảo nào cho gia đình này trong Bộ Huy hiệu Tổng quát Rietstap - Rietstap Armorial General.
- ^ Đệ nhất Đô đốc Hải quân, Hải quân Hoàng gia
GCB, GCVO, KCMG, PC
Đệ nhất Đô đốc Hải quân, Hải quân Hoàng gia (1912–1914) - ^ Đệ nhất Đô đốc Hải quân, Hải quân Hoàng gia
KG GCB OM GCSI GCIE GCVO DSO PC FRS
Tư lệnh Các Hoạt động Hợp nhất, Ủy ban Các Tư lệnh Bộ Tổng tham mưu (Anh) và Tư lệnh Bộ Tổng tham mưu Hợp nhất (Hoa Kỳ và Anh)(1941–1943)
Tư lệnh Tối cao Các Lực lượng Đồng minh, Tư lệnh Đông Nam Á(1943–1946)
Phó vương và Toàn quyền Ấn Độ(1947)
Toàn quyền Ấn Độ(1947–1948)
Tư lệnh Tối cao, Hạm đội Địa Trung Hải, Hải quân Hoàng gia Anh (1952–1954)
Đệ tứ Đô đốc Hải quân, Hải quân Hoàng gia (1950–1952)
Đệ nhất Đô đốc Hải quân, Hải quân Hoàng gia (1955–1959)
Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng (1959–1965) - ^
Hoàng thân Philip sinh ra là thành viên của Hoàng gia Đan Mạch và Hy Lạp Glucksborg và được biết đến với tên gọi Vương tôn Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch.
Khi kết hôn, ông đã trở thành công dân Anh nhập tịch, từ bỏ các tước hiệu Hy Lạp và Đan Mạch của mình, và lấy họ nhũ danh của mẹ là Mountbatten làm họ của mình. Theo ghi chép trong các bài viết về gia tộc Mountbatten và Mountbatten-Windsor, tên triều đại của Hoàng gia Anh vẫn là Windsor. Tuy nhiên, họ cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II và hậu duệ dòng dõi nam của Hoàng thân Philip không mang tước hiệu hoàng gia là Mountbatten-Windsor (ví dụ: James Mountbatten-Windsor, Bá tước xứ Wessex và Công nữ Louise Mountbatten-Windsor).
Philip được phong làm Công tước xứ Edinburgh sau khi kết hôn. Năm 1957, Nữ hoàng Elastizabeth phong cho ông tước hiệu Vương tử Anh.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The Royal Family name”. The British Monarchy. 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
- ^ Petre, Jonathan (27 tháng 11 năm 2003). “Lady Louise heralds return for Mountbattens” (bằng tiếng Anh). The Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022. Đã bỏ qua tham số không rõ
|deadlink=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp)