Bước tới nội dung

Giải cờ vua Tata Steel

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giải cờ vua thép Tata / giải cờ vua Tata Steel là một giải đấu cờ vua thường niên được tổ chức vào tháng 1 tại Wijk aan Zee, Hà Lan. Nó được gọi là giải Hoogovens từ khi thành lập vào năm 1938 cho đến khi nhà tài trợ Koninklijke Hoogovens hợp nhất với British Steel để thành lập Tập đoàn Corus vào năm 1999, sau đó giải đấu được gọi là giải cờ Corus. Tập đoàn Corus trở thành Tata Steel Europe vào năm 2007. Mặc dù thay đổi tên, thứ tự giải vẫn được đánh số tuần tự từ phần đầu của Hoogovens; ví dụ, sự kiện năm 2011 được gọi là Giải cờ vua Tata Steel lần thứ 73.[1][2]

Các đại kiện tướng hàng đầu cạnh tranh trong giải đấu, nhưng những người chơi câu lạc bộ thường xuyên cũng được hoan nghênh thi đấu. Nhóm đại kiện tướng xếp mười bốn kỳ thủ giỏi nhất thế giới đấu với nhau trong một giải đấu vòng tròn tính điểm, và đôi khi được gọi là " Wimbledon của Cờ vua".[3][4] Kể từ năm 1938, đã có một danh sách dài những người chiến thắng nổi tiếng, bao gồm Max Euwe, Bent Larsen, Tigran Petrosian, Paul Keres, Lajos Portisch, Boris Spassky, Mikhail Botvinnik, Mikhail Tal, Viktor Korchnoi, Jan Timman, Anatoly Karpov, Vassily Ivanchuk, Vladimir Kramnik, Garry Kasparov, Viswanathan Anand, Veselin Topalov, Levon Aronian, Sergey KarjakinMagnus Carlsen. Trong số tám nhà vô địch cờ vua thế giới kể từ năm 1946, chỉ còn thiếu tên của Vasily SmyslovBobby Fischer. Năm 2001, chín trong số mười kỳ thủ hàng đầu thế giới đã tham gia giải này.

Magnus Carlsen giữ kỷ lục về số lần vô địch nhiều nhất tại giải đấu, với 7 lần vô địch. Viswanathan Anand là kỳ thủ duy nhất khác đã từng vô địch giải này từ 5 lần trở lên, đồng thời cũng giữ kỷ lục chơi nhiều ván liên tiếp nhất tại giải đấu mà không thua (70 ván - từ 1998 đến 2004).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Anand leads at Tata Steel Chess”. IndiaVoice. ngày 25 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ “Participants Tata Tournament announced”. ChessVibes. ngày 21 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ Barden, Leonard (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “Magnus Carlsen aims for strong showing at 'Wimbledon of chess' event”. The Guardian.
  4. ^ Staff writer(s) (ngày 29 tháng 1 năm 2018). “Magnus Carlsen wins Tata Steel Chess Tournament 2018”. FIDE. the Tata Steel Chess, often called as "Wimbledon of Chess", celebrated its 80th anniversary

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]